Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tác dụng của phác đồ FOLFIRI trong điều trị ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Quân y 103

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.8 KB, 6 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017

TÁC DỤNG CỦA PHÁC ĐỒ FOLFIRI TRONG ĐIỀU TRỊ
UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Nguyễn Văn Bằng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá tác dụng phác đồ FOLFIRI điều trị ung thư đại trực tràng (UTĐTT) sau
phẫu thuật tại Bệnh viện Quân y 103. Đối tượng và phương pháp: 31 bệnh nhân (BN) chẩn
đoán xác định UTĐTT (5 BN giai đoạn Dukes B, 11 BN giai đoạn Dukes C, 15 BN giai đoạn
Dukes D); có hồ sơ bệnh án đầy đủ; hợp tác, đồng ý tham gia nghiên cứu; tuổi ≥ 18; được phẫu
thuật sau đó điều trị hóa chất bổ trợ theo phác đồ FOLFIRI; đánh giá tác dụng phác đồ
FOLFIRI: chất lượng cuộc sống, nồng độ CEA, CA 19-9, tình trạng thiếu máu của BN. Kết quả:
28 BN điều trị đủ 12 liệu trình (1 BN tử vong khi điều trị liệu trình 4, 2 BN điều trị liệu trình 9);
chất lượng cuộc sống BN sau điều trị hóa chất: tốt (sau 3 liệu trình: 38,7%; sau 12 liệu trình:
64,3%), trung bình (sau 3 liệu trình: 48,4%; sau 12 liệu trình: 32,1%), kém (sau 3 liệu trình:
12,9%, sau 12 liệu trình: 3,6%); BN có tăng CEA, CA 19-9 máu trước điều trị (16,1%; 9,7%),
sau 12 liệu trình tỷ lệ BN tăng CEA, CA 19-9 là 3,6%; BN có thiếu máu: sau 3 liệu trình là
29,0%, sau 12 liệu trình thiếu máu giảm xuống còn 14,3%. Kết luận: chất lượng cuộc sống BN
được nâng lên sau điều trị hóa chất.
* Từ khóa: Ung thư đại trực tràng; Phác đồ FOLFIRI; CEA; CA 19-9.

The Effect of FOLFIRI Regime in Treatment of Colorectal Cancer
Patients in 103 Hospital
Summary
Objectives: Studying regime FOLRILI in treatment of colorectal cancer (CRC) patients after
operation in 103 Hospital. Subjects and methods: 31 CRC patients (5 patients stage Dukes B,
11 patients stage Duke C, 15 patients Dukes D); patients had all complete clinical records; to
cooperate and take part in the study, age over 18; patients were operated after chemotherapy
by FOLFIRI regime, the effect of FOLFIRI: the quality of life, blood CEA, CA 19-9, aneamia.
th
Results: 28 patients completed 12 course of therapy (one patients died after 4 chemotherapy,


two patients treated 9 times of chemotherapy); the quality of life of patients after chemotherapy:
good (after 3 times: 38.7%; after 12 times: 64.3%), average (after 3 times: 48.4%; after 12
times: 32.1%), bad (after 3 times: 12.9%; after 12 times: 3.6%); patients increased blood CEA,
CA 19-9 before chemotherapy (16.1%; 9.7%), after treatment 12 times of chemotherapy,
patients increased blood CEA, CA 19-9 was 3.6%; after 3 times treated chemotherapy, 29.0%
of the patients have anaemia after 12 times, anaemia decreased to 14.3%. Conclusion: The quality
of life of patients was improved after chemotherapy.
* Key words: Colorectal cancer; FOLFIRI; CEA; CA 19-9.
* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Văn Bằng ()
Ngày nhận bài: 16/01/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 13/03/2017
Ngày bài báo được đăng: 21/03/2017

166


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm
triệu chứng thường không điển hình: có
thể đau bụng mơ hồ, không rõ vị trí đau
hoặc đau dọc theo khung đại tràng, rối
loạn đại tiện (táo lỏng thất thường), phân
có thể có nhày máu, gày sút cân... Ở Việt
Nam, nhiều trường hợp UTĐTT đến khám
khi đã có triệu chứng rõ ràng như sờ thấy
khối u ở bụng, đại tiện ra máu, đau bụng,
gày sút cân, có hạch ngoại vi, hoặc đã có
biến chứng như tắc ruột, thủng đại tràng

gây viêm phúc mạc, di căn xa. Một trong
số các nguyên nhân là do hiểu biết của
người dân về triệu chứng bệnh còn hạn
chế, điều kiện kinh tế xã hội thấp, hệ
thống y tế dự phòng chưa đáp ứng
được... Do vậy, chẩn đoán UTĐTT
thường muộn, ảnh hưởng đến phương
pháp điều trị, thời gian sống còn, chất
lượng cuộc sống của BN. Phẫu thuật là
phương pháp điều trị chính, các biện
pháp hóa trị, xạ trị, điều trị đích, miễn dịch
liệu pháp rất cần thiết trong điều trị
UTĐTT sau phẫu thuật. Trong nghiên cứu
này, BN được chọn là những trường hợp
chẩn đoán UTĐTT ở giai đoạn Dukes B,
C và D được phẫu thuật, sau đó điều trị
bổ trợ hóa chất theo phác đồ FOLFIRI.
Theo khuyến cáo của NCCN (National
Comprehensive Cancer Network), phác đồ
FOLFIRI là phác đồ chuẩn và ưu tiên
hàng đầu trong điều trị UTĐTT giai đoạn
muộn, có di căn. Nghiên cứu nhằm mục
tiêu: Đánh giá tác dụng phác đồ FOLFIRI
điều trị UTĐTT tại Bệnh viện Quân y 103.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.
- Đối tượng: 31 BN chẩn đoán UTĐTT
(5 BN giai đoạn Dukes B, 11 BN giai đoạn


Dukes C, 15 BN giai đoạn Dukes D),
được phẫu thuật tại Khoa Ngoại bụng,
Bệnh viện Quân y 103. BN có chỉ định,
đồng ý và điều trị hoá chất theo phác đồ
FOLFIRI sau khi phẫu thuật; có hồ sơ
bệnh án đầy đủ; hợp tác, đồng ý tham gia
nghiên cứu; tuổi ≥ 18; không có các bệnh
mạn tính (suy tim, suy gan, viêm gan mạn
tính đang hoạt động, viêm phế quản, viêm
đường tiết niệu, viêm khớp, bệnh lý dạ
dày tá tràng mạn tính…), đang mắc bệnh
cấp tính hoặc các bệnh ung thư khác
kết hợp.
- Vật liệu nghiên cứu: chỉ số hoá sinh
máu, huyết học thực hiện trên máy
Olympus AU640; XT4000i (Sysmex, Nhật
Bản), hóa chất do hãng cung cấp; mô
bệnh học thực hiện theo phương pháp
nhuộm hematoxylin - eosin (HE) tại Khoa
Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Quân y 103;
hoá chất điều trị UTĐTT: irinotecan (Hãng
Frizer); 5 FU, leucovorin (Hãng EBEWE)
do Khoa Dược, Bệnh viện Quân y 103
cung cấp.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, vừa hồi
cứu và tiến cứu. Thời gian thu thập số
liệu từ tháng 02 - 2012 đến 6 - 2016.
Chia giai đoạn UTĐTT theo Dukes
(Dukes A: u từ lớp niêm mạc xâm lấn lớp

dưới niêm mạc, lớp cơ dưới niêm mạc,
cơ trơn; Dukes B: u xâm lấn sát thanh
mạc; u xâm lấn vượt thanh mạc; Dukes
C: u xâm lấn lớp cơ, di căn hạch vùng, u
xâm lấn thanh mạc, di căn hạch trung
gian, u xâm lấn vượt thanh mạc, di căn
hạch; Dukes D: có di căn xa).
BN sau khi phẫu thuật từ 3 - 4 tuần,
được điều trị hóa chất theo phác đồ
FOLFIRI: irinotecan (180 mg/m2) truyền
167


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017

tĩnh mạch trong 2 giờ ngày thứ 1, leucovorin
(400 mg/m2) truyền tĩnh mạch trong 2 giờ
ngày 1, sau đó 5 FU (400 mg/m2) bolus
ngày 1, tiếp theo là truyền 5 FU (2.400
mg/m2), truyền liên tục trong 46 giờ. Lặp
lại chu kỳ truyền sau mỗi 2 tuần.

loạn tiêu hóa, chỉ làm được việc nhẹ); xấu
(ăn kém, thường xuyên bị rối loạn tiêu
hóa, có biến chứng như đau bụng, bán
tắc ruột, tái phát, di căn).
Xét nghiệm CEA, CA 19-9, công thức
máu ngoại vi trong các liệu trình điều trị
(đánh giá giảm lượng hemoglobin máu:
độ 1: Hb ≥ 100 g/L; độ 2: 80 ≤ Hb < 100;

độ 3: 65 ≤ Hb < 80; độ 4: Hb < 65 g/l [2, 6].

Đánh giá chất lượng cuộc sống BN
theo 3 mức độ: tốt (ăn uống, đại tiểu tiện
bình thường, trở lại làm việc và sinh hoạt
bình thường, không tái phát); trung bình
(hồi phục sức khỏe chậm, có thể có rối

* Xử lý số liệu: bằng phần mềm Excel,
đảm bảo đạo đức trong nghiên cứu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
31 BN sau phẫu thuật được điều trị hóa chất theo phác đồ FOLFIRI, 28 BN điều trị
đủ 12 liệu trình hóa chất, 1 BN tử vong ở liệu trình thứ 4; 2 BN điều trị 9 liệu trình hóa
chất sau đó bỏ trị.
1. Chất lượng cuộc sống BN sau điều trị hóa chất.
Bảng 1:
Chất lượng cuộc sống
Thời điểm

Tốt

Trung bình

n

Tỷ lệ %

Sau 3 liệu trình (n = 31)


12

38,7%

Sau 6 liệu trình (n = 30)

15

Sau 9 liệu trình (n = 30)
Sau 12 liệu trình (n = 28)

n

Kém

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

15

48,4%

4

12,9%

50,0%


12

40,0%

3

10%

17

56,7%

12

40,0%

1

3,3%

18

64,3%

9

32,1%

1


3,6%

2. Biến đổi nồng độ CEA, CA 19-9 của BN UTĐTT sau điều trị hóa chất.
Bảng 2: Biến đổi nồng độ CEA huyết tương sau điều trị hóa chất.
Nồng độ CEA
Thời điểm

Tăng

Không tăng

n

Tỷ lệ %

Trước khi điều trị hóa chất (n = 31)

5

16,1%

26

83,9%

Sau 3 liệu trình (n = 31)

3


9,7%

28

90,3%

Sau 6 liệu trình (n = 30)

4

13,3%

26

86,7%

Sau 9 liệu trình (n = 30)

2

6,7%

28

93,3%

Sau 12 liệu trình (n = 28)

1


3,6%

27

96,4%

168

n

Tỷ lệ %


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017

Bảng 3: Biến đổi nồng độ CA 19-9 huyết tương sau điều trị hóa chất.
Nồng độ CA19-9

Tăng

Không tăng

Thời điểm

n

Tỷ lệ %

n


Tỷ lệ %

Trước điều trị hóa chất (n = 31)

3

9,7%

26

90,3%

Sau 3 liệu trình (n = 31)

1

3,2%

28

96,8%

Sau 6 liệu trình (n = 30)

2

6,7%

26


93,3%

Sau 9 liệu trình (n = 30)

2

6,7%

28

93,3%

Sau 12 liệu trình (n = 28)

1

3,6%

27

96,4%

3. Biến đổi lượng hemoglobin của BN sau điều trị hóa chất.
Bảng 4: Biến đổi Hb của BN điều trị hóa chất.
Thời điểm điều trị

Giảm Hb độ 1

Giảm Hb độ 2


Giảm Hb độ 3

Giảm Hb độ 4

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

Sau 3 liệu trình

8

25,8%

1

3,2%


0

0%

0

0%

Sau 6 liệu trình

5

16,7%

1

3,3%

0

0%

0

0%

Sau 9 liệu trình

7


23,3%

2

6,7%

0

0%

0

0%

Sau 12 liệu trình

3

10,7%

1

3,6%

0

0%

0


0%

BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu, chất lượng cuộc
sống BN sau điều trị 12 liệu trình hóa chất
tăng rõ rệt (từ 38,7% lên 64,3%). Trần
Văn Hạ và CS (2014) [2] nghiên cứu 74 BN
UTĐTT phẫu thuật triệt căn hoặc tạm
thời, điều trị hóa chất phác đồ FOLFOX4:
sau 6, 12 liệu trình, 63,5% và 63,6% BN
có chất lượng cuộc sống tốt, ổn định; Ngô
Thị Tính và CS (2014) [5] đánh giá điều trị
UTĐTT giai đoạn muộn bằng phác đồ
IRINOX (trong phác đồ có irinotecan) thấy
kết quả đáp ứng tốt và cải thiện được thời
gian sống thêm; Trần Thắng và CS
(2010) [4] nghiên cứu 116 BN UTĐTT giai
đoạn II, III được phẫu thuật và hóa trị bổ
trợ 6 đợt phác đồ 5 FU (425 mg/m2) và
leucovorin (20 mg/m2/ngày) thấy có hiệu
quả trong dự phòng tái phát khối u và cải
thiện thời gian sống thêm; Saltz L.B và CS

(2000) [8] nghiên cứu 683 BN UTĐTT di
căn: 231 BN được điều trị hóa chất với
irinotecan, fluorouracil, leucovorin; 226 BN
điều trị với fluorouracil, leucovorin; 226 BN
điều trị bằng irinotecan đơn chất: kết quả
cho thấy phác đồ điều trị bằng irinotecan,
fluorouracil, leucovorin có thời gian sống

thêm không bệnh dài hơn so với phác đồ
điều trị bằng fluorouracil, leucovorin (7,0
tháng so với 4,3 tháng; p = 0,004); thời
gian sống thêm toàn bộ cũng dài hơn
(14,8 tháng so với 12,6 tháng; p = 0,04).
Kết quả điều trị của hai nhóm điều trị
bằng fluorouracil, leucovorin và irinotecan
đơn chất không có sự khác biệt.
Vamvakas L và CS (2002) [9] nghiên cứu
54 BN UTĐTT tiến triển, điều trị theo phác
đồ irinotecan (CPT-11) phối hợp với 5 FU
và leucovorin (de Gramont), đạt kết quả
điều trị 16 BN (31%), bệnh tiến triển 13
BN (25%), sau 11 tháng có 33 BN vẫn
169


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017

sống (61%), tác giả đề nghị đối với pha III,
trường hợp UTĐTT tiến triển sử dụng
phác đồ irinotecan (CPT-11) phối hợp với
5 FU và leucovorin là phác đồ điều trị
chuẩn (first line). Nguyễn Quang Trung và
CS (2014) nghiên cứu kết hợp phẫu thuật
với RFA trong mổ và hóa chất bổ trợ điều
trị ung thư tiêu hóa di căn gan, kết quả
cho thấy đây là phương pháp hiệu quả.
Như vậy, hóa chất điều trị bổ trợ BN
UTĐTT sau phẫu thuật giúp nâng cao

chất lượng cuộc sống BN, kéo dài thời
gian sống còn. Nghiên cứu của chúng tôi
cũng thấy rõ tác dụng của điều trị hóa
chất sau phẫu thuật UTĐTT.
Trong nghiên cứu, 16,1% BN có tăng
CEA trước khi điều trị; sau 3 liệu trình
điều trị là 9,7%; sau 12 liệu trình điều trị
chỉ còn 1 BN tăng CEA máu. Như vậy,
nồng độ CEA, CA 19-9 máu của BN giảm
sau các liệu trình điều trị. Ngô Thị Tính và
CS (2014) [5] đánh giá điều trị UTĐTT
giai đoạn muộn bằng phác đồ IRINOX
nhận thấy có đáp ứng về thay đổi nồng
độ CEA < 5 ng/ml sau điều trị chiếm
100%. Theo Mitchell E.P (1998), BN UTĐTT
có mối tương quan giữa giai đoạn bệnh
và lượng CEA trước mổ: CEA cao trước
mổ 3% đối với Dukes A, 25% Dukes B,
45% Dukes C, 66% Dukes D. Vương
Nhất Phương và CS (2015) [3] nghiên
cứu 19 BN hóa xạ tiền phẫu kết hợp phẫu
thuật trong điều trị UTĐTT không thể
phẫu thuật triệt để và chỉ làm hậu môn
nhân tạo, sau đó hóa xạ kết hợp hóa trị
tăng nhạy xạ bằng hóa chất (capecitabine
850 mg/m2 da x 2 lần/ngày, hoặc 5 FU
400 mg/m2 da/ngày và leucovorin 20
mg/m2 ngày), BN được phẫu thuật vào
tuần thứ 6 - 8 sau khi ngưng xạ trị; 17/19
trường hợp xét nghiệm CEA tăng 85%,

14/19 trường hợp xét nghiệm CA 19-9
170

máu tăng 21,4%. Theo Phạm Hùng Cường
và CS (2015) [1], CEA máu trước mổ
có tương quan với giai đoạn bệnh
(p = 0,008), CEA trước mổ cao không
phải là yếu tố tiên lượng xấu ở BN
UTĐTT, tuy nhiên đây có thể là yếu tố
tiên lượng sống còn ngắn ở các BN
UTĐTT Dukes C (p = 0,437); 42% BN có
CEA cao trước mổ Dukes B, 58% ở giai
đoạn Dukes C, không có BN giai đoạn
Dukes A có CEA cao (> 4 ng/ml). Trần
Thắng và CS (2010) [4] nghiên cứu
116 BN UTĐTT gặp 26,8% BN tăng CEA
trước phẫu thuật. Phạm Cẩm Phương và
CS (2012) nghiên cứu 65 BN UTĐTT giai
đoạn xâm lấn điều trị hóa xạ trị tiền phẫu:
94,4% BN có nồng độ CEA giảm sau điều
trị. Kết quả nghiên cứu của Perkin G.L và
CS (2003) [7] cho thấy CEA và CA 19-9 là
những marker ung thư có liên quan đến
tiên lượng của BN UTĐTT, kể cả BN có di
căn và không. Như vậy, nồng độ CEA,
CA 19-9 máu là một trong những yếu tố
đánh giá tiên lượng của BN UTĐTT.
Tỷ lệ BN thiếu máu giảm từ 29,0% sau
3 liệu trình điều trị xuống 14,3% sau 12
liệu trình điều trị, có thể sau phẫu thuật,

BN không bị mất máu qua khối ung thư,
ăn uống tốt hơn, tác dụng của hóa trị giải
phóng ức chế của khối u đối với tủy xương.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 31 BN UTĐTT điều trị
bổ trợ hóa chất theo phác đồ FOLFIRI
sau phẫu thuật, chúng tôi rút ra kết luận:
- Sau 3 liệu trình điều trị: 38,7% BN có
chất lượng cuộc sống tốt, 12,9% có chất
lượng cuộc sống kém; sau 12 liệu trình:
64,3% BN có chất lượng cuộc sống tốt,
chất lượng cuộc sống kém giảm xuống
3,6%.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017

- Trước điều trị hóa chất: 5 BN tăng
CEA máu, 3 BN tăng CA 19-9 máu
(16,1% và 9,7%); sau 12 liệu trình: 1 BN
tăng CEA, 3,6% tăng CA 19-9 máu.
- Sau 3 liệu trình điều trị: 29,0% BN có
thiếu máu; sau 12 liệu trình: BN có thiếu
máu giảm xuống 14,3%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Hùng Cường, Nguyễn Bá Trung.
Nhìn lại giá trị tiên lượng của kháng nguyên
CEA trong carcinoma trực tràng. Tạp chí Ung
thư học Việt Nam. 2015, 4, tr.251-257.
2. Trần Văn Hạ, Nguyễn Danh Thanh. Kết

quả điều trị hóa chất phác đồ FOLFOX 4 trên
BN UTĐTT sau phẫu thuật tại Bệnh viện
Quân y 103, Tạp chí Ung thư học Việt Nam.
2014, 4, tr.23-26.
3. Vương Nhất Phương, Bùi Chí Viết. Hoá
xạ tiền phẫu kết hợp phẫu thuật trong điều trị
ung thư trực tràng không thể phẫu thuật
được. Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 2015,
4, tr.241-250.
4. Trần Thắng, Phạm Duy Hiển, Đỗ Huyền
Nga và CS. Nghiên cứu áp dụng hoá trị liệu
hỗ trợ phác đồ FUFA sau phẫu thuật ung thư

biểu mô tuyến đại tràng. Tạp chí Ung thư học
Việt Nam. 2010, 1, tr.373-383.
5. Ngô Thị Tính. Đánh giá kết quả bước
đầu điều trị ung thư đại trực tràng giai đoạn
muộn bằng phác đồ IRINOX tại Trung tâm
Ung bướu Thái Nguyên từ 01 - 2011 đến
11 - 2013. Tạp chí Ung thư học Việt Nam.
2014, 4, tr.27-32.
6. Duffy M.J, Lamerz R, Haglund et al.
Tumor markers in colorectal cancer, gastric
cancer and gastrointestinal stromal cancers:
European group on tumor markers 2014
Guidelines Update. Intl J Cancer. 2014, 134,
pp.2513-2522.
7. Perkins G.L, Slater E.D, Sanders G.K et
al. Serum tumor markers. Am Fam Physician.
2003, 68, pp.1075-1082.

8, Saltz L.B, Cox J.V, Blanke C et al.
Irinotecan plus fluorouracil and leucovorin for
metastatic colorectal cancer. N. Engl. J. Med.
2000, 343 (13), pp.905-914.
9. Vamvakas L, Kakoliris S. Irinotecan
(CPT-11) in combination with infusional 5 FU
and leucovorin (de Gramont regimen) as first
line treatment in patients with advanced
colorectal cancer. Am J Clin Oncol. 2002, 25 (1),
pp.65-70.

171



×