Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu kết quả soi phế quản ống mềm tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.06 KB, 5 trang )

Hoàng Hà và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

89(01/2): 65 - 69

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ SOI PHẾ QUẢN ỐNG MỀM TẠI BỆNH VIỆN LAO
VÀ BỆNH PHỔI THÁI NGUYÊN NĂM 2011
Hoàng Hà*, Diệp Văn Cam
Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT
Mục tiêu: Phân tích các chỉ định, thao tác và đánh giá kết quả soi phế quản ống mềm.
Phương pháp: nghiên cứu mô tả 594 trường hợp soi phế quản ống mềm.
Kết quả và kết luận: các dấu hiệu lâm sàng hướng chỉ định soi phế quản thường gặp là có biểu
hiện phổi nhiễm khuẩn (38,05%), ho kéo dài (31,65%), X quang phổi thấy bất thường (20,20%);
dấu hiệu ít gặp là đờm có máu (5,39%). Kết quả AFB (+) rất thấp (8,48%). viêm ngoài lao
50,75%; ung thư phổi 11,94%. Có 19,36% bệnh nhân nôn ít và ọe dịch; bệnh nhân co thắt thanh
quản, khí quản, phế quản gặp 5,39%.
Khuyến nghị: cơ sở y tế có máy nội soi nên tiến hành soi phế quản cho các bệnh nhân trong chỉ
định, đặc biệt những trường hợp ho kéo dài nghi lao hoặc X quang phổi có hình ảnh bất thường.
Từ khóa: Soi phế quản, ống mềm, lao phổi. bơm rửa, sinh thiết.

ĐẶT VẤN ĐỀ*
Soi phế quản là kỹ thuật đưa một dụng cụ tới
phế quản để quan sát được lòng phế quản,
nhằm mục đích chẩn đoán và điều trị những
tổn thương trong lòng khí - phế quản. Đồng
thời có thể chọc xuyên qua thành phế quản để
sinh thiết và thăm dò các tổn thương ngoài
phế quản [1]. Hiện nay người ta đã chế tạo


các loại ống soi sợi, với đường kímh 2 – 6
mm, có gắn với video, kỹ thuật đã cho phép
thăm dò được tới các phế quản xa hơn và cho
nhiều người quan sát cùng một lúc [2]. Năm
2007 bệnh viện L&BP Thái Nguyên mới bắt
đầu triển khai nội soi phế quản. Đây là kỹ
thuật áp dụng công nghệ hiện đại có xâm
nhập hỗ trợ tốt cho chẩn đoán và điều trị bệnh
lý phổi tại tuyến cơ sở. Tuy vậy, ở Thái
Nguyên chưa có thống kê hay nghiên cứu nào
về nội soi phế quản. Chúng tôi tiến hành đề
tài nhằm các mục tiêu:
1) Mô tả những dấu hiệu lâm sàng và một
số thao tác trong soi phế quản.
2) Đánh giá kết quả soi phế quản ống mềm.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Thời gian và địa điểm
- Thời gian thực hiện từ 10/2010 – 10/2011,
tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên.
*

Tel: 0912211826

Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân soi phế quản
- Tiêu chuẩn chọn: các bệnh nhân có chỉ định
soi phế quản
Phương pháp nghiên cứu: mô tả
Cỡ mẫu: cỡ mẫu toàn bộ, chọn mẫu thuận

tiện, mẫu là bệnh nhân có CĐ soi phế quản
Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng hướng chỉ
định soi phế quản.
- Nghiên cứu về các thao tác chủ yếu trong
soi phế quản.
- Nghiên cứu về kết quả chẩn đoán qua soi
phế quản.
- Nghiên cứu về tai biến khi soi phế quản
ống mềm.
Kỹ thuật thu thập số liệu
* Kỹ thuật soi phế quản
- Chuẩn bị: người bệnh phải nhịn ăn uống ít
nhất 4 - 6 giờ trước, nếu phải uống nước thì
chỉ nên uống một cốc nhỏ; ngưng dùng các
thuốc nguy cơ xuất huyết trước 03 ngày (nếu
đang dùng); dùng thuốc an thần tối hôm trước.
- Tiến hành: sử dụng máy soi phế quản
Pentax của Nhật, dùng ống soi mềm; Trước
khi cho ống nội soi mềm vào thì bệnh nhân
được gây tê tại chổ bằng lidocain ở mũi và
65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Hoàng Hà và Đtg


Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

thành họng sau. Ống nội soi mềm sẽ được
đưa vào qua đường mũi hoặc họng. Khi ống
nội soi đã vào trong đường thở thì thuốc gây
tê sẽ được xịt thêm vào để gây tê tại chỗ giúp
bệnh nhân bớt khó chịu và giảm phản xạ ho;
lấy mẫu bệnh phẩm theo một số phương pháp sau:
+ Rửa sạch: bơm nước muối (salin) và phun
qua ống nội soi vào vùng cần sinh thiết, vùng
nhày mủ, sau đó hút dịch ra. Thực hiện bước
này vài lần. Sau đó đưa một bàn chải mềm
thông qua ống nội soi vào vùng cần sinh thiết
để chải lên và xuống. Các tế bào bong tróc
thu lượm được sẽ được gởi cho phòng xét
nghiệm để phân tích.
+ Sinh thiết bằng kim hút: kim nhỏ đưa vào
trong đường thở và đi xuyên qua thành của
đường thở để lấy mẩu sinh thiết.
+ Sinh thiết bằng kìm: dùng để sinh thiết tổ
chức khi nhìn thấy hình ảnh nghi ngờ tại lòng
đường thở hoặc một tổ chức của phổi.
Thủ thuật nội soi phế quản có thể kéo dài từ
15 - 60 phút.
- Kết quả: các dữ liệu, hình ảnh, mô tả tổn
thương được ghi vào phiếu soi phế quản.
* Các số liệu được thu thập vào bệnh án
nghiên cứu
Xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê y học
KẾT QUẢ

Một số đặc điểm lâm sàng

* Kết quả bảng 1 cho thấy:
- Bệnh nhân nam nhiều hơn hẳn so với bệnh
nhân nữ, với p <0,05.
- Tuổi trung bình của 2 giới là 50,75 ± 17,3,
có sự khác biệt về tuổi giữa 2 giới với p<0,05.
Bảng 2: Dấu hiệu lâm sàng hướng CĐ soi phế quản
Bệnh nhân
Dấu hiệu
Phổi nhiễm khuẩn
Ho kéo dài
Bất thường trên Xquang
Đờm có máu
Dấu hiệu khác

Giới
Số lượng

Tuổi TB

Nam
Nữ
Chung
n(%)
n(%)
n(%)
365
229 (38,55) 594 (100)
(61,45)

p <0,01
49,50 ±
52,0 ± 12,5 50,75 ± 17,3
15,0
p <0,05

n

(%)

226
188
120
32
28

38,05
31,65
20,20
5,39
4,71

* Qua bảng 2 cho thấy:
- Các dấu hiệu lâm sàng hướng chỉ định soi
phế quản thường gặp là có biểu hiện phổi
nhiễm khuẩn (38,05%), ho kéo dài (31,65%),
X quang phổi thấy bất thường (20,20%); dấu
hiệu hiếm gặp là đờm có máu (5,39%).
Thao tác trong quá trình soi phế quản
Bảng 3: Tần suất các kỹ thuật khi soi phế quản ở

bệnh nhân nghiên cứu
Bệnh nhân
Thao tác
Bơm rửa
Sinh thiết bằng kim hút
Sinh thiết bằng kìm
Mô tả hình thái
Lấy dị vật

Bảng 1: Đặc điểm tuổi và giới của bệnh nhân
BN

89(01/2): 65 - 69

n

(%)

524
44
23
587
0

88,22
7,41
3,87
98,82
-


* Bảng 3 cho thấy:
- Mô tả hình thái chiếm hầu hết các trường
hợp (98.82%). Thao tác bơm rửa là 88,22%.

Một số kết quả và tai biến của soi phế quản
Bảng 4: Liên quan giữa chỉ định nghi lao với kết quả AFB tại chỗ
Kết quả AFB
Tổn thương
Tổn thương nghi lao phổi (n=234)

AFB (+)

AFB (-)

OR, CI95%, p

21 (8,97%)

213 (91,03%)

Tổn thương không nghi lao (n-96)

7 (7,29%)

89 (92,71%)

1,25 (0,48 – 3,38)
p >0,05

Tổng


28 (8,48%)

302 (91,52%)

330

66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Hoàng Hà và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

89(01/2): 65 - 69

* Kết quả bảng 4 cho thấy:
Không có mối liên quan giữa chỉ định nghi tổn thương lao với nhuộm bệnh phẩm soi phế quản
tìm AFB. Kết quả tìm AFB rất thấp, chỉ có 8,48% (+).
được thực hiện nhận định hình thái soi phế
Bảng 5: Kết quả mô bệnh học bằng sinh thiết qua
quản, chỉ trừ số ít bệnh nhân bỏ cuộc. Việc
soi phế quản
mô tả và chụp hình tổn thương hiện nay vẫn
Bệnh nhân
n

%
còn
nhiều bàn cãi. Những nhận định một tình
Kết quả mô bệnh
trạng
lòng đường thở không thấy bất thường
Ung thư
8
11,94

thể
gây lúng túng cho bác sĩ điều trị, bởi vì
Viêm ngoài lao
34
50,75
chỉ định soi phế quản đôi khi là hy vọng cho
Không bệnh lý
25
37,31
hỗ trợ chẩn đoán của họ. Tuy nhiên để kỹ
Tổng số
67
100,0
thuật đạt hiệu quả cao cần có sự đảm bảo chất
* Kết quả mô bệnh ở bảng 5 cho thấy:
lượng của cả 2 phía: thầy thuốc lâm sàng ra
chỉ định và bác sĩ nội soi. Hiện nay các máy
Viêm ngoài lao chiếm chủ yếu (50,75%); ung
soi phế quản đều có chức năng video cho hội
thư phổi chiếm 11,94%

chẩn trực tiếp và gián tiếp.
Bảng 6: Một số tai biến khi soi phế quản
Hoàn toàn trái ngược với kết quả bình
Bệnh nhân
thường,
lòng phế quản có hình thái bất
n
(%)
Kỹ thuật
thường khi soi phế quản là dấu hiệu rất sáng
Chảy máu mũi
18
3,03
sủa để bác sĩ thực hiện thao tác phù hợp giúp
Nôn (ít), ọe dịch
115
19,36
điều trị và chẩn đoán.
Đờm có máu sau soi
12
2,02
* Bơm rửa là thao tác thường dùng trong soi
Co thắt TKPQ
32
5,39
phế quản. Kết quả ở bảng 3 cho thấy có tới
Không hợp tác
7
1,18
88,22% trường hợp thực hiện thao tác này.

Di ứng lindocain
0
Đây là phương pháp vừa có thể hỗ trợ cho
điều trị bít tắc, bơm rửa nhày mủ, làm thông
* Kết quả tại bảng 6 cho thấy:- Bệnh nhân
thoáng phế quản vừa lấy được những bệnh
nôn ít và ọe dịch xảy ra nhiều nhất 19,36%;
phẩm tại nơi thương tổn để giúp cho chẩn
Co thắt thanh quản, khí quản, phế quản chiếm
đoán được hiệu quả hơn. Quá trình bơm rửa,
5,39%; chảy máu mũi 3,03%.
chải rửa sẽ làm tham gia vào nhiều chức
BÀN LUẬN
năng: làm thông thoáng và sạch đường thở;
làm rõ vùng cần sinh thiết; làm bong tróc các
Một số đặc điểm lâm sàng
tế bào để thu lấy và gởi cho phòng xét nghiệm
Các dấu hiệu lâm sàng hướng chỉ định soi phế
để phân tích. Thủ thuật này được sử dụng khá
quản thường gặp là có biểu hiện phổi nhiễm
rộng rãi, và được bác sĩ nội soi quyết định
khuẩn (38,05%), ho kéo dài (31,65%), X
ngay khi đang tiến hành soi phế quản.
quang phổi thấy bất thường (20,20%); dấu
* Sinh thiết phế quản: nội soi phế quản là một
hiệu hiếm gặp là đờm có máu (5,39%). Kết
thủ thuật luôn được thực hiện bởi bác sĩ
quả này cho thấy hầu hết các bệnh nhân đều
chuyên khoa hô hấp hoặc bác sĩ phẩu thuật
trong trường hợp bệnh lý hô hấp đang xác

lồng ngực. Mặc dù không thể đánh giá mô
định nguyên nhân mặc dù đã được khám lâm
phổi một cách chính xác bằng nội soi phế
sàng và làm một số xét nghiệm liên quan, do
quản nhưng có thể dùng thủ thuật này để sinh
đó chỉ định soi phế quản cho họ là cần thiết.
thiết mẩu mô phổi và gởi đến phòng thí
Thao tác trong quá trình soi phế quản
nghiệm để xem xét. Sinh thiết phế quản là
một kỹ thuật được thực hiện trong khi soi phế
* Chụp hình và mô tả hình thái lòng phế quản
quản, nhằm cắt lấy được mảnh tổ chức ở nơi
khi soi phế quản là qui trình thường qui trong
tổn thương để xét nghiệm mô bệnh. Khi
soi phế quản. Vì vậy đề tài này có tới 98.82%
67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Hoàng Hà và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

không thể cắt được, người ta dùng kỹ thuật
chải phế quản hoặc chọc hút xuyên thành phế
quản để giúp chẩn đoán tế bào học. Qua bảng
3 cho thấy tỷ lệ sinh thiết bằng kim hút chiếm

7,41%, sinh thiết bằng kìm chiếm 3,87%. 2 tỷ
lệ này đều thấp dưới 10% trong tổng số bệnh
nhân soi phế quản, kết quả này cũng phù hợp
bởi đặc điểm thu nhập bệnh nhân của bệnh
viện L&BP TN chủ yếu là 2 nhóm lao và
bệnh phổi viêm nhiễm nên không có nhiều chỉ
định sinh thiết.
* Lấy dị vật hay nong phế quản đặt stent:
chưa có trường hợp nào
Một số kết quả và tai biến soi phế quản
* Chẩn đoán lao: qua bảng 4 cho thấy không
có mối liên quan giữa chỉ định nghi tổn
thương lao với nhuộm bệnh phẩm soi phế
quản tìm AFB với OR1,25 CI95% 0,48 – 3,38
với p >0,05. Khi lấy bệnh phẩm trực tiếp từ
soi phế quản ở bệnh nhân chỉ định nghi lao
không làm tăng khả năng phát hiện lao AFB
(+) đáng kể so các chỉ định khác. Như kết quả
bảng 2 cho thấy số bệnh nhân nghi ngờ bệnh
phổi với các dấu hiệu thiên về nghi lao chiếm
rất lớn: ho kéo dài (31,65%), X quang phổi
thấy bất thường (20,20%), chưa tính tới số có
dấu hiệu viêm ở phổi do sốt, do đau ngực, do
khó thở. Trong khi đó kết quả nhuộm bênh
phẩm tìm AFB (+) lại rất thấp (8,48%). Vì
vậy cần lưu ý các thầy thuốc lâm sàng về kết
quả không tương ứng này.
* Chẩn đoán mô bệnh học bằng sinh thiết qua
soi phế quản ở bảng 5 cho thấy trong số 67
bệnh nhân được gửi bệnh phẩm tỷ lệ viêm

phổi phế quản ngoài lao chiếm chủ yếu
(50,75%); ung thư phổi chiếm 11,94%, tỷ lệ
này tương đương với của Trần Văn Ngọc [4];
còn 37,31% không thấy bệnh lý.
* Các tai biến khi soi phế quản
Nội soi phế quản được xem là một thủ thuật
chẩn đoán rất an toàn [3]. Tuy nhiên, nó cũng
có thể gây ra một số tai biến như: chảy máu
mũi chiếm 3,03%; đờm có máu 2 – 3 ngày
sau soi chiếm 2,02%, nguyên nhân do có sinh
thiết; bệnh nhân nôn ít và ọe dịch xảy ra nhiều
nhất (19,36%). Tuy nhiên những dấu hiệu nêu
trên thường nhẹ và tự khỏi trong thời gian ngắn.

89(01/2): 65 - 69

Ống nội soi mềm thường ít gây đau và khó
chịu cho bệnh nhân. Bệnh nhân chỉ cảm thấy
muốn ho do đây là phản xạ khi có vật lạ nằm
trong đường thở. Cảm giác này cũng sẽ bị hạn
chế tối đa do bệnh nhân đã được cho thuốc
dãn cơ và gây tê tại chổ bằng lidocain trước
khi tiến hành thủ thuật.
Dấu hiệu co thắt thanh quản, khí quản, phế
quản chiếm còn gặp đáng kể (5,39%), vì vậy
cần lưu ý về liều thuốc an thần, dãn cơ, giảm
đau cho những người bệnh này cũng như theo
dõi tình trạng chung như thở oxy, theo dõi
mạch, huyết áp và tình trạng hô hấp qua bộ
cảm nhận gắn ở đầu ngón tay.

Không gặp trường hợp nào di ứng lindocain;
không gặp tràn khí màng phổi (gây ngộp thở);
không có khàn tiếng sau soi, sốt sau soi;
không có tử vong. Tỷ lệ tử vong do soi phế
quản khoảng 1/10.000- 1/20.000 [1]. Có 7
bệnh nhân không hợp tác do quá lo sợ.
KẾT LUẬN
Khảo sát soi phế quản ống mềm ở 594 bệnh
nhân nội trú tại bệnh viện L&BP, chúng tôi có
những kết luận sau:
Dấu hiệu lâm sàng và một số thao tác trong
soi phế quản
- Bệnh nhân soi phế quản nam nhiều hơn
bệnh nhân nữ (61,45% so với38,55%), p
<0,05. Tuổi của bệnh nhân là 50,75 ± 17,3,
không có sự khác biệt về tuổi giữa 2 giới,
p>0,05.
- Các dấu hiệu lâm sàng hướng chỉ định soi
phế quản thường gặp là có biểu hiện phổi
nhiễm khuẩn (38,05%), ho kéo dài (31,65%),
X quang phổi thấy bất thường (20,20%); dấu
hiệu ít gặp là đờm có máu (5,39%).
- Các thao tác: mô tả hình thái (98.82%); bơm
rửa (88,22%); sinh thiết kim hút (7,41%);
sinh thiết bằng kìm (3,87%).
Đánh giá kết quả soi phế quản ống mềm
- Không có mối liên quan giữa chỉ định nghi
tổn thương lao với nhuộm bệnh phẩm soi phế
quản tìm AFB với OR1,25 CI95% 0,48 – 3,38
với p >0,05; kết quả tìm AFB rất thấp, chỉ có

8,48% (+).

68

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Hoàng Hà và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

- Kết quả sinh thiết: viêm ngoài lao gặp
34/67(50,75%); ung thư phổi chiếm
8/67(11,94%).
- Bệnh nhân nôn ít và ọe dịch gặp 19,36%; co
thắt thanh quản, khí quản, phế quản gặp
5,39%.
KIẾN NGHỊ
Cơ sở y tế có máy nội soi phế quản nên tiến
hành soi phế quản cho các bệnh nhân trong
chỉ định, đặc biệt những trường hợp ho kéo
dài nghi lao hoặc X quang phổi có hình ảnh
bất thường, vì kỹ thuật này góp phần chẩn
đoán nhanh và chính xác cho người bệnh.

89(01/2): 65 - 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. />rticle.htm
[2]. Nguyễn Đình Tiến (2006), Giá trị của soi
phế quản ống mềm và một số xét nghiệm liên
quan trong chẩn đoán lao phổi AFB âm tính,
Bệnh viện 108.
[3]. Trần Văn Ngọc (2000), "Phương pháp soi
phế quản với ống soi mềm", Y Học TP Hồ Chí
Minh 2000, (phụ bản số 1, chuyên đề nội khoa),
Tr.149.
[4]. Trần Văn Ngọc (2000), "Vai trò của soi phế
quản ống mềm và sinh thiết trong chẩn đoán ung
thư phế quản." Y Học TP Hồ Chí Minh 2000, (phụ
bản số 1, chuyên đề nội khoa), Tr.132.

SUMMARY
RESEARCH RESULTS FLEXIBLE BRONCHOSCOPY
IN THAI NGUYÊN TUBERCULOSIS AND LUNG HOSPITAL IN 2011
Hoang Ha*, Diep Van Cam
Thai Nguyen University of Medicine and Phamarcy

Objective: to analyze the indications, operations and evaluate the results of flexible bronchoscopy.
Methods: descriptive study of 594 cases of flexible bronchoscopy.
Results and conclusions: the clinical signs direction indicated bronchoscopy are common signs of
lung infection (38,05%), cough (31,65%), X-ray found abnormalities (20,20%) was less common
signs of bloody sputum (5.39%). Results of AFB (+) was very low (8,48%). Non TB infection was
50,75%; Rate of lung cancer was 11,94%; 19,36% of patients have little nausea; trachea, bronchi
having 5,39%.
Recommendation: we suggest performing a bronchoscopy for patients with indications,
especially those suspected cases of tuberculosis cough or chest radiograph is abnormal images.
Keywords: bronchoscopy, flexible, tuberculosis, washing, brushing, biopsy.


*

Tel: 0912211826

69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





×