Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm ở bệnh nhân tiêu chảy cấp người lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.72 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
XÉT NGHIỆM Ở BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY CẤP NGƢỜI LỚN
Hoàng Vũ Hùng và CS*
TÓM TẮT
Nghiên cứu 145 bệnh nhân (BN) tiêu chảy cấp (TCC) tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ƣơng
và Bệnh viện 103, kết quả cho thấy: 100% BN ỉa chảy với phân lỏng nƣớc, màu vàng; riêng nhóm
BN nhiễm V.cholerae còn có màu trắng đục. Đau bụng và nôn là triệu chứng hay gặp. Triệu chứng
sốt ở nhóm cấy phân dƣơng tính 41,67%; nhóm cấy phân âm tính 7,65%, sự khác biệt giữa hai
nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Trong nhóm cấy phân dƣơng tính, biểu hiện sốt chủ yếu do
nhiễm Salmonella và E. coli. 100% BN đều có dấu hiệu mất nƣớc, trong đó nhóm cấy phân dƣơng
tính chủ yếu mất nƣớc ở mức độ vừa và nặng. Tỷ lệ cấy phân dƣơng tính 60/145 BN (41,38%, trong
đó V.cholerae 24,83%, Salmonella 6,89%, E.coli 4,14% và một số vi khuẩn khác 5,52%. Số lƣợng
bạch đa nhân trung tính tăng > 80% gặp chủ yếu ở nhóm cấy phân dƣơng tính.
* Từ khóa: Têu chảy cấp; Đặc điểm lâm sàng; Ngƣời lớn.

SOME CLINICAL AND PARACLINICAL CHARACTERISTICS IN
ADULT PATIENTS WITH ACUTE DIARRHEA
Summary
Study on 145 adult patients with acute diarrhea in National Hospital of Tropical Diseases and 103
Hospital, the results showed that: 100% of the patients with the yellow watery stools but group of V.
cholerae having the muddy white stools. Stomachache and vomit were common. 41.67% had fever in
the group of positive stools culture whereas only 7.65% was found in the negative one (p < 0,05).
Salmonella and E. coli were the main causes of fever. 100% of the patients had dehydration signs, of
which medium and severe was observed in the group of positive stools culture. The rate of positive
stools culture were 41.38%, including: V.cholerae 24.83%, Salmonella 6.89%, E.coli 4.14% and the other
bacterria 5.52%. The quantity of neutrophile over 80% was mainly in the group of positive stools
culture.
* Key words: Acute diarrhea; Clinical and paraclinical characteristics; Adults.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nhiều thế kỷ qua, TCC là một
trong những bệnh phổ biến nhất trên toàn
thế giới. Mọi ngƣời, mọi lứa tuổi đều có thể
mắc bệnh, nhƣng chiếm tỷ lệ cao nhất là trẻ
em. Nguyên nhân tử vong do tiêu chảy
đứng hàng thứ 3 sau nhiễm trùng đƣờng hô
hấp và nhiễm HIV/AIDS [3, 7].
TCC do nhiều căn nguyên gây ra nhƣ vi
khuẩn, virut, ký sinh trùng… và liên quan chặt

chẽ đến nhiều vấn đề của cuộc sống nhƣ điều
kiện kinh tế - xã hội, vệ sinh môi trƣờng, tập
quán sinh hoạt, khí hậu. Bệnh tiêu chảy do
các căn nguyên này biểu hiện với mức độ
nặng nhẹ khác nhau và thƣờng khó chẩn
đoán bằng lâm sàng cũng nhƣ xét nghiệm
chuyên biệt nên đƣợc gọi chung là TCC.

* Bệnh viện 103
Người phản hồi (Corresponding): Hoàng Vũ Hùng ()
Ngày nhận bài: 15/8/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 8/9/2013
Ngày bài báo được đăng: 16/9/2013

101


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013
Bệnh có thể gặp ở nhiều nơi, mọi lứa tuổi và
dễ lây lan thành dịch. Nếu BN TCC không

đƣợc điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả
nghiêm trọng nhƣ: suy thận cấp, hội chứng
ure huyết, huyết tán, suy dinh dƣỡng... [2, 7].
Ở nƣớc ta, những năm gần đây, TCC
có xu hƣớng tăng và diễn biến phức tạp
hơn, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức
khỏe ngƣời dân. Cụ thể cuối năm 2007
đầu 2008 tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Tây,
Thanh Hóa.. số lƣợng lớn BN mắc bệnh
tiêu chảy. Điều đáng nói là khi vào bệnh
viện, tình trạng BN đã khá trầm trọng.
Phần lớn những BN này đều ở độ tuổi lao
động và đều do ăn uống mất vệ sinh [3].
Nhằm nâng cao chất lƣợng chẩn đoán,
theo dõi, điều trị và hạn chế tỷ lệ tử vong
do TTC, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
nhằm: Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng
và xét nghiệm ở BN TCC người lớn.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
145 BN đƣợc chẩn đoán TCC, nằm điều trị
ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ƣơng và
Bệnh viện 103 từ 7 - 2010 đến 7 - 2011. BN
đƣợc lựa chọn ở lứa tuổi từ 16 - 60, có triệu
chứng tiêu chảy > 3 lần/ngày, kéo dài 1 - 7
ngày, phân lỏng nhiều nƣớc. [6] Không đƣa
vào nhóm nghiên cứu những BN đã dùng
kháng sinh; BN tiêu chảy mạn, l trực khuẩn,
thƣơng hàn và ngƣời bệnh không hợp tác

trong quá trình nghiên cứu.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Theo phƣơng pháp hồi cứu, mô tả, BN
đƣợc chia làm 2 nhóm: nhóm cấy phân dƣơng
tính và nhóm cấy phân âm tính. Tiến hành so
sánh 2 nhóm về một số biểu hiện lâm sàng, xét
nghiệm với các bƣớc tiến hành nhƣ sau:

- Khám lâm sàng: mỗi BN đều đƣợc khám
và đánh giá kết quả theo mẫu thống nhất. Từ
những BN có triệu chứng cấp tính: đau bụng, ỉa
chảy, nôn, tiến hành khám lâm sàng, khai thác
tiền sử bệnh: hoàn cảnh mắc bệnh; thời gian
xuất hiện triệu chứng đầu tiên; đau bụng (tính
chất, vị trí, mức độ); ỉa chảy (số lần/24 giờ, tính
chất, màu sắc của phân); nôn (số lần/24 giờ,
tính chất); sốt (tính chất, mức độ sốt). Từ đó,
đánh giá mức độ nặng của bệnh theo mức độ
mất nƣớc (theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế) [3].
- Tiến hành làm các xét nghiệm:
+ Xét nghiệm phân: lấy phân ngay từ bãi
đầu tiên khi BN vừa vào viện bằng tăm bông vô
trùng (theo quy định của bệnh viện); hoặc dùng
tăm bông vô trùng nhúng vào nƣớc muối sinh lý
đƣa sâu vào trực tràng 3 cm ngoáy tròn 3600,
nhẹ nhàng rút nhanh, sau đó đƣa tăm bông vào
ống xét nghiệm vô khuẩn, gửi ngay về khoa xét
nghiệm để nuôi cấy, phân lập định dạng vi
khuẩn gây bệnh.
+ Xét nghiệm máu: công thức máu (hồng

cầu, huyết sắc tố, bạch cầu, công thức bạch
cầu, hematocrit); sinh hóa máu (Na+, K+, Cl-,
ure, creatinin, AST, ALT).
- Phân tích và xử lý số liệu theo các thuật
toán thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung.
Bảng 1: Phân bố BN theo nhóm tuổi và giới.
TUỔI

NAM

NỮ

TỔNG SỐ

< 20

1

2

3

20 - 29

31

22


53

30 - 39

18

16

34

40 - 49

8

11

19

> 50

29

7

36

Cộng

87


58

145

BN ở nhóm nghiên cứu có tuổi trung bình
36,92 ± 13,53 (thấp nhất 17 tuổi, cao nhất

103


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013
60 tuổi); chủ yếu gặp ở 3 nhóm: 20 - 29
tuổi, 30 - 39 tuổi và > 50 tuổi. Bệnh gặp ở
cả nam và nữ, trong đó, nam chiếm 60,0%, nữ:
40,0%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu
của Đỗ Tuấn Anh (2005) [1].

2. Đặc điểm lâm sàng.
Bảng 3: So sánh một số triệu chứng giữa 2
nhóm.
TRIỆU
CHỨNG CƠ
NĂNG

NHÓM CẤY PHÂN
(+)

NHÓM CẤY PHÂN
(-)


(n = 60)

(n = 85)

p

n

Tỷ lệ (%)

n

Tỷ lệ (%)

Ỉa lỏng

60

100

85

100

> 0,05

Mệt mỏi

58


96,67

83

97,65

> 0,05

Đau bụng

51

85

75

88,24

> 0,05

o

Sốt (> 37,5 C)

25

41,67

15


17,65

< 0,05

Khát nƣớc

37

61,67

44

51,76

> 0,05

Nôn

39

58,82

36

42,35

> 0,05

Ỉa lỏng là triệu chứng gặp ở 100% BN cả 2

nhóm. Tính chất phân: chủ yếu là lỏng nƣớc,
màu vàng; riêng nhóm BN nhiễm V.cholerae
còn có màu trắng đục.
Biểu đồ 1: Phân bố theo thời gian bị bệnh.
Bệnh gặp hầu hết các tháng trong năm,
trong đó, cao điểm ở các tháng 2, 3, 4, 5, 6,
7.
Bảng 2: Căn nguyên gây TCC.
KẾT QUẢ CẤY PHÂN
Dƣơng tính
- V. cholerae

n

%

60

41,38

36

24,83

- Salmonella

10

6,89


- E.coli

6

4,14

- Vi khuẩn khác

8

5,52

Âm tính

85

58.62

Tổng

145

100

Tỷ lệ cấy phân dƣơng tính chiếm
41,38% trong tổng số 145 BN nghiên cứu
(tƣơng đƣơng với số liệu của Chen CC và
CS [5]).

Các triệu chứng hay gặp khác: mệt mỏi; đau

bụng; khát nƣớc; nôn. So sánh giữa 2 nhóm
BN cho thấy: chỉ có BN sốt có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05). Theo David S và CS
[6]: ỉa lỏng là dấu hiệu thƣờng gặp trong TCC,
không phụ thuộc vào mức độ tiêu chảy. Các
dấu hiệu mệt mỏi, đau bụng, nôn tác giả gặp
tƣơng tự nhƣ trong nghiên cứu của chúng tôi.
Bảng 4: So sánh mức độ mất nƣớc giữa 2
nhóm.
MỨC
ĐỘ

NHÓM CẤY
PHÂN (+)
(n = 60)

NHÓM CẤY
PHÂN ( - )
(n = 85)

n

Tỷ lệ (%)

n

Tỷ lệ (%)

p


Nhẹ

41

68,33

66

77,65

> 0,05

Vừa

7

11,67

16

18,82

> 0,05

Nặng

12

20


3

3,53

< 0,05

Cộng

60

100

85

100

100% BN TCC có dấu hiệu mất nƣớc. Mức
độ nặng chủ yếu gặp ở nhóm cấy phân dƣơng
tính. Sự khác nhau về tình trạng mất nƣớc mức
độ nặng giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p
< 0,05). Kết quả này tƣơng tự nghiên cứu của
Trịnh Thị Xuân Hòa và CS (2010) [4].

104


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013
3. Đặc điểm cận lâm sàng.
Bảng 5: So sánh một số kết quả xét nghiệm giữa các mầm bệnh gây TCC.
NHÓM


SỐ LƢỢNG
HỒNG CẦU

SỐ LƢỢNG BẠCH CẦU
(g/l)

(T/L)

< 10 G/ L
V.cholerae

4,89  0,95

(n = 36)

> 10 G/ L

TỶ LỆ BẠCH CẦU ĐA
NHÂN TRUNG TÍNH
(%)

< 80 %

13

23

13


36,1%

63,9

36,1%

RỐI LOẠN

+

RỐI LOẠN NA

RỐI LOẠN
CL -

+

K

> 80 %

BT

23

10

63,9 (5) 27,8%

Hạ K+


BT

Hạ Na+

BT

Hạ Cl 0

26

27

9

36

72,2

75%

25%

100%

Salmonella
(n = 10)

4,91  0,957


4

6

3

7

3

7

9

1

10

0

E.coli

4,56  0,62

3

3

2


4

0

0

5

1

6

0

4,58  0,44

3

5

3

5

1

7

8


0

8

0

Tổng cộng nhóm
cấy phân dƣơng
tính (n = 60)

4,65  0,32

23

37

21

39

(1)

38,3%

61,7% ( 3 )

Nhóm cấy phân
âm tính (n = 85)

4,71  0,55


50

35

52

33

32

53

67

18

85

0

(2)

58,8%

41,2 ( 4 )

61,2%

38,8 (6)


37,6%

62,4

78,8 %

21,2

100%

p

p1 -2 > 0,05

(n = 6)
Vi khuẩn khác
(n = 8)

p3 - 4 > 0,05

Số lƣợng hồng cầu không thay đổi nhiều
trong TCC. Phần lớn nhóm cấy phân dƣơng
tính có số lƣợng bạch cầu tăng (61,7%),
trong khi nhóm cấy phân âm tính có tỷ lệ
bạch cầu tăng ít hơn (41,2%). Tuy nhiên,
sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê
(p > 0,05).
Đa số BN ở nhóm cấy phân dƣơng tính
có BC đa nhân trung tính (BCĐNTT) tăng >

80%, trong khi tỷ lệ này ở nhóm cấy phân
âm tính chỉ là 38,8%. Có sự khác biệt về tỷ
lệ tăng BCĐNTT giữa nhóm BN nhiễm
V.cholerae (63,9%) so với nhóm BN cấy
phân âm tính (38,8%) (p < 0,01).
Phần lớn BN ở cả 2 nhóm có hạ kali
máu, tuy nhiên, khác nhau chƣa có ý nghĩa
thống kê. Nồng độ Na và clo của 2 nhóm
đều ở mức bình thƣờng. David S và CS

p 5 -6 <
0,01

(2010) [6] nhận thấy kali máu giảm rõ ở BN
TCC mức độ vừa và nặng.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 145 BN TCC tuổi từ 16 60 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ƣơng
và Bệnh viện 103, chúng tôi rút ra một số
nhận xét:
1. Đặc điểm lâm sàng của BN TCC.
100% BN TCC có ỉa lỏng. Tính chất phân:
chủ yếu là lỏng nƣớc, màu vàng; riêng
nhóm BN nhiễm V.cholerae còn có màu
trắng đục.
Đau bụng: là triệu chứng hay gặp với
tỷ lệ 85% ở nhóm cấy phân dƣơng tính và
88,24% ở nhóm cấy phân âm tính.
Triệu chứng nôn gặp ở cả hai nhóm BN,
nhóm cấy phân dƣơng tính là 58,82%;
nhóm cấy phân âm tính là 42,35%.

105


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013
Sốt: nhóm cấy phân dƣơng tính có
25/60 BN (41,67%); nhóm cấy phân âm tính
có 15/85 BN (17,65%). Sự khác biệt giữa
hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Trong nhóm cấy phân dƣơng tính biểu hiện
sốt chủ yếu do nhiễm Salmonella và E. coli.
100% BN đều có dấu hiệu mất nƣớc,
trong đó nhóm cấy phân dƣơng tính chủ
yếu mất nƣớc ở mức độ vừa và nặng. Có
sự khác biệt giữa hai nhóm ở dấu hiệu mất
nƣớc nặng (p < 0,05).
2. Đặc điểm một số xét nghiệm của
BN TCC.
Tỷ lệ cấy phân dƣơng tính 60/145 BN
(41,38%, trong đó V.cholerae 24,83%,
Salmonella 6,89%, E.coli 4,14% và một số
vi khuẩn khác 5,52%.
Xét nghiệm máu: số lƣợng BCĐNTT
tăng > 80% gặp chủ yếu ở nhóm cấy phân
dƣơng tính. Có sự khác biệt về tỷ lệ tăng
BCĐNTT giữa nhóm BN nhiễm V.cholerae
(63,9%) so với nhóm BN cấy phân âm tính
(38,8%) (p < 0,01). Đa số BN TCC có hạ
kali máu nhƣng chƣa thấy sự khác biệt
giữa nhóm cấy phân dƣơng tính và âm tính.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Tuấn Anh. Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng và điều trị TCC do Campylobacter và
Enterotoxigenic Escherichia coli. Luận án Tiến
sỹ Y học. Học viện Quân y. 2005.
2. Bộ môn Truyền nhiễm, Häc viÖn Qu©n y.
Bệnh học truyền nhiễm và nhiệt đới. Học viện
Quân y. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội; 2008,
tr.75-82, 92-101.
3. Bộ Y tế. Hƣớng dẫn chẩn đoán, điều trị
bệnh TCC. Tạp chí Y học thảm họa và Bỏng. Số
4/2007; tr.24-27.
4. Trịnh Thị Xuân Hòa và CS. Nghiên cứu
một số đặc điểm lâm sàng và điều trị bệnh tả tại
bệnh viện 103 trong vụ dịch TCC năm 20072008. Tạp chí Y- Dƣợc học Quân sự. Học viện
Quân y. 2010 (3); tr.114-117.
5. Chen CC, Kong MS, Lai MW et al.
Probiotics have clinical, microbiologic and
immunologic efficacy in acute infectious
diarrhea. Pediatr Infec Dis J. 2010. 29 (2),
pp.135-138.
6. David S-lever, Edy Soffer. Acute diarrhea,
Publications: Diseases management Project. 2010.
7. Nathan M.Thielman. Acute Infectious
diarrhea. N. Engl J Med. 2004, 350, pp.38-40.

106


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013


107



×