Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nhân một trường hợp u tuyến nước bọt trong xoang hàm và hốc mũi (T)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.2 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP U TUYẾN NƯỚC BỌT
TRONG XOANG HÀM VÀ HỐC MŨI (T)
Nguyễn Thị Thư*, Trần Anh Tuấn**

TÓM TẮT
Giới thiệu: u tuyến nước bọt là u tuyến lành tính thường gặp nhất ở vùng đầu mặt cổ. U tuyến nước bọt
của xoang hàm ít được đề cập đến trong y văn.
Mục tiêu: báo cáo 1 ca bệnh nhân có khối u mũi một bên có nguồn gốc từ trong xoang hàm với chẩn đoán mô
bệnh học là u tuyến nước bọt.
Ca báo cáo: bệnh nhân nam 59 tuổi, có chảy máu mũi (T) 5 – 6 tháng, nghẹt mũi, nội soi phát hiện u ở hốc
mũi (T), sinh thiết 3 lần cho kết quả khác nhau. Tiến hành mổ Caldwell- Luc xoang hàm (T) lấy bệnh phẩm gửi
giải phẫu bệnh và được chẩn đoán giải phẫu bệnh là u đa dạng tuyến nước bọt.
Kết luận: u tuyến nước bọt trong xoang hàm hốc mũi là thể hiếm gặp, lành tính, chỉ chẩn đoán xác định sau
xét nghiệm giải phẫu bệnh. Việc chẩn đoán phân biệt với các khối u khác vùng mũi xoang có chảy máu mũi và
nghẹt mũi rất khó khăn đặc biệt là ung thư sàng hàm.
Từ khóa:: u tuyến nước bọt trong xoang hàm.

ABSTRACT
PLEOMORPHIC ADENOMA OF NASAL CAVITY AND MAXILLARY SINUS
A CASE REPORT
Nguyen Thi Thu, Tran Anh Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 122 - 125
Introduction Pleomorphic adenoma is the most common head and neck benign glandular tumor.
Pleomorphic adenoma of the maxillary sinus has rarely been described in the literature.
Objective To report a case of a patient with a unilateral nasal mass, originated from the maxillary sinus with
histopathological diagnosis of pleomorphic adenoma.
Case report 59 year- old- male patient, who has been suffering from epistaxis for 5-6 months, nasal


obstruction in left side. There is a mass in the left nasal cavity on Endoscopic examination. This patient was
biopsied 3 times. The results are different. The patient was operated on maxillary sinus. The tumor was removed
and sent to pathologist. Histopathological diagnosis is pleomorphic adenoma.
Conclusion Pleomorphic adenoma is rare type of tumor, it is benign. Definite diagnosis is only achieved after
histopathological exam of surgical specimen. It should be differential diagnosis of other tumor associated to
epistaxis and nasal obstruction especially nasal sinus cancer.
Key words: Pleomorphic adenoma of the maxillary sinus.

ĐẶT VẤN ĐỀ
U tuyến nước bọt là loại u tuyến thường gặp
ở vùng đầu mặt cổ, thường là u lành tính.
* Bệnh Viện Đại học Y Dược Cơ sở 2
** Đại học Y Dược
Tác giả liên lạc: Bs Nguyễn Thị Thư

122

Vị trí thường gặp 80% ở tuyến nước bọt
chính tuyến mang tai, dưới hàm, dưới lưỡi), 8%
gặp ở tuyến nước bọt phụ (khẩu cái mềm, khẩu

ĐT: 0918425538

Email:

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
cái cứng), còn hiếm gặp ở nơi khác: mũi, vách

ngăn, trong xoang, khí quản, thực quản
Trong mũi vị trí thường gặp nhất là sụn tứ
giác, thành ngoài mũi nhất là phễu sàng. Những
ca u tuyến nước bọt trong xoang hàm hiếm khi
được mô tả trong y văn.
Mục đích của bài này là báo cáo một trường
hợp hiếm gặp, có khối u ở bên mũi (T) có nguồn
gốc từ xoang hàm, có chẩn đoán mô bệnh học là
u tuyến nước bọt.

Nghiên cứu Y học

thành hốc mắt (T), hủy xương hàm trên (T) và
các mảnh sàng (T). Dày niêm mạc xoang hàm (P)
và xoang trán (T).
Kết luận: theo dõi K sàng hàm (T), hủy thành
bên xoang hàm (T), bào mòn sàn hốc mắt (T),
hủy xương hàm trên (T) và các mảnh sàng (T).
Viêm xoang hàm (P) và xoang trán (T).

TÓM TẮT BỆNH ÁN
Bệnh nhân nam, 59 tuổi, quê quán Tây ninh,
nghề nghiệp: chăn nuôi heo.
Số hồ sơ: 11.01311
Nhập viện vì lý do chảy máu mũi (T).
Tiền sử: Phát hiện cao huyết áp 1 tuần trước
khi nhập viện.
Bệnh sử: Bệnh nhân bị bệnh khoảng 5 – 6
tháng, Chảy máu mũi bên (T), máu đỏ tươi, chảy
ri rỉ sau khi ăn thức ăn cứng, tự cầm, thường 1 –

2 lần/ tháng. Khám bệnh ở Bệnh viện Hòa Hảo
được sinh thiết mũi nhưng vẫn không rõ bệnh.
Trước vào viện 5 – 6 ngày, ngoài chảy máu mũi
bệnh nhân còn bị nghẹt mũi (T) liên tục. Bệnh
nhân không sốt, không sổ mũi, không nhức đầu
hay đau vùng mặt, không ù tai tới khám tại
ĐHYDCS2.
Sinh thiết hốc mũi (T) 3 lần: ngày 23/
5/2011: chỉ thấy chất nhày, hồng cầu tơ huyết.
Ngày 30/5/2011: polyp kèm viêm mạn và tăng
sinh tế bào niêm mạc. Ngày 17/6/2011: viêm
niêm mạc mũi.
Chẩn đoán: U hốc mũi và xoang hàm (T).
Phẫu thuật

Cận lâm sàng
Nội soi: Hốc mũi (T) ứ đọng nhày nhiều, sau
khi hút sạch thấy khe giữa (T) có một khối u mật
độ mềm, đụng vào dễ chảy máu.
CTscan: thương tổn mật độ mô mềm vùng
hàm sàng (T) bắt thuốc cản quang mạnh, không
đồng nhất, hủy thành bên xoang hàm, bào mòn

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

Caldwell-Luc: Rạch niêm mạc rãnh lợi môi
(T). Bóc tách bộc lộ mặt trước xoang hàm.Phá
thành trước xoang hàm thấy xương còn rất
mỏng, trong xoang có rất nhiều nhày ứ đọng=>
hút sạch nhày, thấy khối mô mềm, mủn, sắp xếp

thành chùm, đụng vào dễ chảy máu=> lấy sạch
mô, gửi giải phẫu bệnh, kiểm ta thấy thành sau

123


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

xoang hàm bị phá vỡ.Lấy phần mô khe giữa (T)
đường hốc mũi, nhét mèche cầm máu.

mũi được mô tả bởi Compagno và Wong không
có một ca nào u có liên quan với các xoang.
Trong báo cáo 2807 ca ung thư tuyến nước bọt
Spiro không mô tả bất cứ u lành tính nào của
xoang hàm, sàng. U tuyến nước bọt có thể gặp ở
bất cứ tuổi nào nhưng thường gặp là 30 – 60 tuổi,
không phân biệt chủng tộc, nữ > nam.
- Than phiền chính là: nghẹt mũi một bên
(71%), chảy máu mũi (56%). Các triệu chứng
khác của u hốc mũi chảy mũi, epiphora. U tuyến
nước bọt là khối u một bên, không đau, màu
trắng xám, giống như polyp, có vỏ bọc.
- CT Scan cho hình ảnh không đặc hiệu:
khối đồng tỷ trọng, giới hạn rõ, không có canxi
hóa. Tái tạo xương gợi ý quá trình lành tính
tiến triển chậm.


Hình ảnh CT- Scan sau phẫu thuật
Giải phẫu bệnh Gs Nguyễn Sào Trung đọc
ngày 01/7/2011: U gồm các tế bào thượng mô
tăng sản họp thành bè hoặc thành ống. Tế bào
thượng mô hình trụ cao có nơi chuyển sản gai và
tạo sừng. Các tế bào thượng mô hình đa diện
nhỏ nhân lệch bào tương ưa eosin. Mô đệm có
chuyển sản xương, sụn, nhày. Chẩn đoán: u
tuyến đa dạng của tuyến nước bọt (Pleomorphic
Adenoma).

BÀN LUẬN
Dịch tễ học
- U tuyến nước bọt thường gặp ở tuyến nước
bọt lớn (tuyến mang tai, dưới hàm, dưới lưỡi)
80%, ở tuyến nước bọt nhỏ 8%.
- U tuyến nước bọt hiếm gặp ở hốc mũi tỷ lệ
là 1%, lần đầu tiên được mô tả bởi Denker và
Kahler năm 1929, Stevenson(1932), và Weidlen
(1936). Từ đó một số ca được nhắc đến trong y
văn. Nơi thường gặp nhất ở phần sụn tứ giác >
thành mũi ngoài(nasal concha). Hầu hết u là từ
niêm mạc của xương và sụn vách ngăn.
- U tuyến nước bọt ở trong xoang còn hiếm
gặp hơn. Trong số 40 ca u tuyến nước bọt hốc

124

- MRI hình ảnh thay đổi. Thường cho hình
ảnh một khối ranh giới rõ giảm tỷ trọng ở T1,

trung gian và không đồng nhất ở T2.
- Chẩn đoán xác định sau sinh thiết có kết
quả mô bệnh học.

Chẩn đoán phân biệt
+ polyp mũi
+ U nhú đảo ngược.
+ U mạch máu.
+ Ung thư sàng hàm.

Điều trị
Phẫu thuật là chính. Đường vào tùy thuộc
kích thước khối u. Khối u nhỏ dùng nội soi qua
đường mũi. Khối u lớn đi đường ngoài phối hợp
với nội soi mũi. Lấy rộng rãi tới mô lành.
Xạ trị ít dùng chỉ áp dụng ở những trường
hợp chống chỉ định phẫu thuật.
Chăm sóc sau mổ thường xuyên đề phòng
khả năng tái phát. Tỷ lệ tái phát 2,4 – 7,5% sau
lần mổ đầu. Chuyển ác tính 2 – 3%chủ yếu xảy
ra ở những ca tái phát.

KẾT LUẬN
U tuyến nước bọt trong xoang hàm là một
bệnh hiếm gặp. Chẩn đoán phân biệt u tuyến
nước bọt với những khối u mũi xoang một bên

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
không dễ, vì bệnh nhân có triệu chứng không
đặc hiệu tiến triển chậm gặp trong cả u lành và u
ác tính. Chẩn đoán xác định dựa vào chẩn đoán
mô bệnh học. Điều trị là phẫu thuật. Theo dõi
sau mổ đề phòng tái phát.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.

Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học

Nghiên cứu Y học

Compagno J, Wong RT (1977). Intranasal mixed tumors
(pleomorphic adenomas): a clinicopathologic study of 40
cases. Am J Clin Pathol 1977;68:213-8.
Kamal SA (1984). Pleomorphic adenoma of the nose. A clinical
case and historical review. J Laryng Otol 1984;98:917-23
Wallace RD (1990). Pleomorphic adenoma of the nose. Clinical
and pathologic diagnosis. Arch Otolaryngol Head Neck Surg
1990;116:486-8.

125




×