Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nhận xét đặc điểm lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thể thông thường của bài thuốc Hoàng liên giải độc thang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.77 KB, 7 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018

NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
ĐIỀU TRỊ BỆNH TRỨNG CÁ THỂ THÔNG THƯỜNG CỦA
BÀI THUỐC HOÀNG LIÊN GIẢI ĐỘC THANG
Đoàn Chí Cường*; Nguyễn Khoa Nguyên**
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát đặc điểm, đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của
bài thuốc Hoàng liên giải độc thang trên bệnh nhân (BN) bị bệnh trứng cá thể thông thường
mức độ nhẹ và vừa. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mở, theo dõi
dọc trước và sau điều trị cho 40 BN được chẩn đoán bệnh trứng cá thể thông thường mức độ
vừa và nhẹ, điều trị tại Bệnh viện Y Dược học Dân tộc TP. Hồ Chí Minh từ 12 - 2016 đến
5 - 2017. Kết quả và kết luận: bệnh trứng cá gặp ở nữ nhiều hơn nam, tuổi từ 15 - 20 (55%),
một số yếu tố thuận lợi phát bệnh thường gặp là stress, thức khuya, thích ăn cay, béo, ngọt; vị trí
tổn thương hay gặp ở mặt (97,5%); tổn thương cơ bản thường gặp viêm nông và nhân trứng cá;
thể bệnh Y học Cổ truyền (YHCT) hay gặp là thể thấp nhiệt. Sau điều trị liên tục 28 ngày: 21 BN
có hiệu quả cao (52,5%), 16 BN có hiệu quả (40%) và 3 BN không hiệu quả (7,5%) (p < 0,05). Bài
thuốc an toàn, không thấy xuất hiện các tác dụng phụ như dị ứng, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa...
* Từ khóa: Bệnh trứng cá; Hoàng liên giải độc thang; Hiệu quả điều trị.

Remarks on Clinical Features and Evaluation of Treatment
Efficacy of the Remedy “Hoang Lien Giai Doc Thang” on Acne
Summary
Objectives: To study clinical features and assess treatment efficacy and unexpected effects
of the remedy “Hoang Lien Giai Doc Thang” in patients with mild and moderate acne. Subjects
and methods: The open clinical trial with a comparison of pre-and post-treatment on 40 patients
whose illness was diagnosed as mild and moderate acne. The patients were treated at
Hochiminh City Hospital of Traditional Medicine and Pharmacy from December 2016 to May
2017. Results and conclusions: Acne was more common in women than men at the age of 15 20 years old (55%) and was chiefly caused by stress, staying up late and habit of spicy, fatty
and sweet food consumption; mainly on the face (97.5%); the most encountered lesions were
shallow inflammation and inflamed blackheads; the common symptom is the low body


temperature one. After 28-day consecutive treatment, high efficacy was achieved in 21 patients
(52.5%). The remedy brought good effect for 16 patients (40%) and inefficiency was found in
3 patients (7.5%) (p < 0.05). The remedy is safe for patients and has no adverse effects such as
allergy, flatulence, digestive disorder, etc.
* Keywords: Acne; Hoang Lien Giai Doc Thang remedy; Efficacy.
* Bệnh viện Quân y 103
** Bệnh viện Y Dược học Dân tộc TP. Hồ Chí Minh
Người phản hồi (Corresponding): Đoàn Chí Cường ()
Ngày nhận bài: 16/10/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 09/12/2017
Ngày bài báo được đăng: 18/12/2017

78


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trứng cá là bệnh rất hay gặp ở lứa
tuổi thanh, thiếu niên, nhất là ở tuổi dậy
thì, 80% người trưởng thành bị bệnh
trứng cá. Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa
dạng với nhiều hình thái tổn thương.
Bệnh thường xuất hiện ở mặt, ngực,
lưng, vai, tiến triển từng đợt, dai dẳng,
gây ảnh hưởng đến tâm, sinh lý và chất
lượng sống của người bệnh [1].
Hiện nay, phương pháp chính điều trị
trứng cá là dùng kháng sinh tại chỗ, kháng
sinh toàn thân, retinoid nhưng tác dụng phụ
hay gặp với tỷ lệ khá cao, gây lo ngại nhiều
cho BN trứng cá ở lứa tuổi thanh thiếu

niên, tuổi đang phát triển. Vì vậy, lựa chọn
một phương pháp điều trị hiệu quả mang
tính an toàn mà ít tác dụng không mong
muốn, phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên
đang được nhiều người quan tâm [2].

12 g, Hoàng bá 12 g, Chi tử 08 g), sử
dụng dưới dạng nước sắc bằng nồi đun
điện mã hiệu MTS Boiler trong 2,5 giờ, cô
đặc còn 180 ml, đóng chai và hấp tiệt
trùng bằng nồi hấp y tế mã hiệu SA500ABW ở 1210C trong 30 phút, bảo
quản ở ngăn mát tủ lạnh 2 - 80C.
2. Đối tượng nghiên cứu.
40 BN được chẩn đoán trứng cá thể thông
thường mức độ vừa và nhẹ, điều trị ngoại
trú tại Khoa Khám bệnh Đa khoa, Bệnh
viện Y Dược học Dân tộc TP. Hồ Chí Minh.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trứng cá
thông thường:
- Theo tiêu chuẩn Nguyễn Văn Út
(2002) [3]:
+ Tổn thương cơ bản là nhân trứng cá:
mụn đầu trắng, mụn đầu đen sẩn viêm,
mụn mủ, cục, nang.

Qua nhiều năm điều trị, theo dõi lâm
sàng bệnh trứng cá tại Bệnh viện Y Dược
học Dân tộc TP. Hồ Chí Minh bằng bài
thuốc cổ phương “Hoàng liên giải độc
thang” thấy hiệu quả khả quan, dùng lâu

dài và ít tác dụng không mong muốn. Tuy
nhiên, chưa có nghiên cứu cơ bản đánh
giá tác dụng của bài thuốc. Do vậy, chúng
tôi tiến hành đề tài này nhằm:

+ Vị trí tổn thương thường khu trú ở
vùng da dầu: mặt, ngực, lưng, vai, đầu
cánh tay.

- Khảo sát đặc điểm và đánh giá hiệu
quả điều trị của bài thuốc Hoàng liên giải
độc thang trên bệnh trứng cá thể thông
thường mức độ nhẹ và vừa.

- Thể bệnh theo YHCT [4]: phân làm 4
thể:

- Đánh giá tác dụng không mong muốn
của bài thuốc.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Chất liệu nghiên cứu.
Bài thuốc cổ phương Hoàng liên giải
độc thang (Hoàng liên 12 g, Hoàng cầm

- Phân độ bệnh theo Karen Macoy (2008):
+ Mức độ nhẹ: tổng số lượng tổn
thương < 30.
+ Mức độ vừa: 30 - 125 tổng số lượng
tổn thương.


+ Phong nhiệt: mọc nhiều mụn đầu
trắng hoặc mụn đầu đen, kèm theo nốt
màu đỏ, sắc mặt đỏ, da nóng, hơi thở
nóng, có thể có đau ngứa. Hai bên lưỡi và
đầu lưỡi đỏ, rêu vàng mỏng, mạch sác.
+ Thấp nhiệt: da nhờn bóng, các mụn
bọc, mụn mủ có tính chất đau, có thể có
đóng vảy, đóng cục, kèm theo miệng hôi,
táo bón, tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt,
mạch hoạt.
79


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
+ Huyết ứ hoặc đàm ngưng: tổn
thương da ở dạng đóng vảy, đóng cục,
nang bọc, sắc sạm tối, hay tái phát, dễ
tạo thành sẹo; nang bọc cứng, chất lưỡi
sạm tối, có điểm ứ huyết hoặc ban ứ,
mạch sác hoặc nang bọc mềm, hình tròn,
trơn bóng, đầy bụng, đi tiêu lỏng, rêu
bóng hoặc nhớt, mạch hoạt.
+ Xung nhâm thất điều: gặp ở BN nữ
trước kỳ kinh đều có bệnh diễn tiến nặng
thêm, các nốt mọc nhiều ở xung quanh miệng
và cằm; hoặc có kèm theo rối loạn kinh
nguyệt, bụng dưới đau chướng, mạch huyền.
* Tiêu chuẩn chọn BN:
- Từ 15 - 30 tuổi (nếu từ 15 - 18 tuổi

phải được sự đồng ý của bố mẹ hoặc
người giám hộ).
- Phù hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán
của Tây y.
- Mức độ vừa và nhẹ.
- Các thể bệnh của YHCT.
- Đồng ý, tự nguyện tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- < 15 tuổi và ≥ 30 tuổi.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Dị ứng với bất cứ thành phần nào
của thuốc, suy giảm nghiêm trọng chức
năng gan, thận.
Hiệu quả điều trị =

- Bệnh trứng cá liên quan đến hóa chất
nghề nghiệp hoặc do dùng thuốc và các
thể bệnh trứng cá khác.
- Không hợp tác nghiên cứu, điều trị không
liên tục, không đầy đủ dữ liệu nghiên cứu.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu lâm sàng mở, tiến cứu,
theo dõi dọc, so sánh trước, sau điều trị.
- Phương pháp điều trị:
BN đều được khám, làm xét nghiệm
đầy đủ, ghi các số liệu đã thu thập theo
mẫu phiếu nghiên cứu thống nhất phù
hợp với mục tiêu nghiên cứu.
BN được uống ngày 1 chai 180 ml,
chia làm 2 lần, sáng, chiều, trước ăn

30 phút; liệu trình điều trị 28 ngày.
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Tổn thương cơ bản của mụn trứng
cá (vị trí, tính chất, mật độ…, có chụp ảnh
minh chứng) tại thời điểm trước điều trị,
sau 14 ngày, 28 ngày điều trị.
+ Thay đổi các triệu chứng lâm sàng
khác như chướng bụng, rối loạn đại tiện,
mẩn ngứa, dị ứng...
+ Các xét nghiệm sinh hóa trước và
sau 28 ngày điều trị.
- Đánh giá kết quả:
Đánh giá hiệu quả điều trị dựa trên
giảm phần trăm số lượng tổn thương.

Số nhân mụn trước điều trị - Số nhân mụn sau điều trị
Số nhân mụn trước điều trị

x 100%

Bảng 1:
Mức độ
Tốt - khỏi hẳn trên lâm sàng

% giảm tổng số thương tổn
≥ 95

Khá - hiệu quả cao

≥ 70 - < 90


Trung bình - có hiệu quả

≥ 50 - < 70

Kém - không hiệu quả

< 50

* Phương pháp xử lý số liệu: phân tích số liệu theo phần mềm SPSS 18.
80


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm chung của nhóm BN nghiên cứu.
* Đặc điểm cá thể (n = 40):
Bảng 2:
Các chỉ số
Giới

Tuổi

Nghề nghiệp

Thời gian mắc bệnh

Yếu tố thuận lợi

n (%)


Nam

14 (35%)

Nữ

26 (65%)

15 < 20

10 (55%)

20 < 25

8 (20%)

25 < 30

22 (25%)

Học sinh, sinh viên

17 (42%)

Công chức, viên chức

20 (50%)

Khác


3 (7,5%)

< 1 năm

8 (20%)

1 - 2 năm

1 (2,5%)

> 2 năm

31 (77,5%)

Stress

25 (62,5%)

Kinh nguyệt

19 (47,5%)

Thức khuya

35 (87,5%)

Thích ăn cay, béo, ngọt

31 (77,5%)


Mỹ phẩm, thuốc bôi

11 (27,5%)

Bệnh trứng cá hay gặp ở nữ hơn nam, độ tuổi thường mắc 15 - 20, nghề nghiệp
hay gặp là công chức, viên chức, thời gian mắc bệnh thường > 2 năm, một số yếu tố
thuận lợi phát bệnh thường gặp là stress, thức khuya, thích ăn cay, béo, ngọt.
* Vị trí tổn thương:
Vị trí tổn thương hay gặp là ở mặt (39 BN = 97,5%), ở lưng kết hợp các vị trí:
3 BN (7,5%); ở ngực: 4 BN (10,0%).
* Tổn thương cơ bản:
Bảng 3:
Số lượng tổn
thương

Loại tổn thương

n

%

Nhân trứng cá

33

82,5

Tổn thương viêm nông


40

100

Tổn thương viêm sâu

22

55

Tổn thương cơ bản thường gặp là viêm nông và nhân trứng cá.
* Thể bệnh YHCT (n = 40):
Thể bệnh thường gặp là thể thấp nhiệt (22 BN = 55%), tiếp theo là huyết ứ hoặc
đàm ngưng: 9 BN (22,5%), phong nhiệt: 8 BN (20%); xung nhâm thất điều: 1 BN (2,5%).
81


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
2. Hiệu quả điều trị.
* Đánh giá cải thiện về số lượng tổn thương (n = 40):
Bảng 4:
Trước điều trị
(T0)

Sau 14 ngày
(T14)

Sau 28 ngày
(T28)


p

Nhân trứng cá

15,0 ± 14,0

9,4 ± 10

6,3 ± 9,3

< 0,005

Tổn thương viêm nông

15,0 ± 8,6

6,8 ± 6,3

4,3 ± 6,4

< 0,005

Tổn thương viêm sâu

2,1 ± 2,6

1,1 ± 1,4

0,5 ± 0,8


< 0,005

32,1 ± 18,1

17,2 ± 13,4

11,1 ± 12,6

< 0,05

Thời điểm
Tổn thương

Tổng tổn thương

Số lượng các loại tổn thương và tổng tổn thương đều giảm dần sau 14 và 28 ngày
điều trị, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,005; 0,05).
* Đánh giá hiệu quả điều trị (n = 40):
Bảng 5:
Hiệu quả

T14

T28

Số lượng

%

Số lượng


%

Tốt (≥ 95%)

0

0

0

0

Khá (≥ 70 - < 90%)

5

12,5

21

52,5

Trung bình (≥ 50 - < 70%)

15

37,5

16


40

Kém (< 50%)

20

50

3

7,5

p

< 0,05

Hiệu quả điều trị tăng dần theo thời gian (từ 12,5% ở T14 lên 52,5% ở T28 và giảm tỷ
lệ BN điều trị không hiệu quả từ 50% ở T14 xuống 7,5% ở T28, khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05).

BN Lê Thị Minh T. 18 tuổi
(trước và sau điều trị)
82

BN Đặng Thị Ngọc L. 27 tuổi
(trước và sau điều trị)


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018

3. Các tác dụng không mong muốn.
* Thay đổi một số chỉ tiêu sinh hóa trước, sau điều trị (n = 40):
Bảng 6:
Chỉ số

T0

T28

p

Ure

4,33 ± 0,16

4,18 ± 0,18

> 0,05

Creatinin

86,03 ± 2,4

88,97 ± 2,26

> 0,05

AST

21,25 ± 1,08


22,05 ± 1,22

> 0,05

ALT

22,03 ± 2,6

26,05 ± 3,08

> 0,05

* Tác dụng không mong muốn:
Trong suốt quá trình điều trị, không gặp bất kỳ các biểu hiện không mong muốn như
rối loạn đại tiện, dị ứng...
BÀN LUẬN
Đa số BN khởi bệnh bắt đầu và phát
triển ở độ tuổi 13 - 25, sau đó giảm dần,
nữ mắc bệnh sớm hơn và nhiều hơn nam.
Điều này có thể được giải thích: ở độ tuổi
này, cơ thể phát triển mạnh, tăng tiết nội
tiết, trong đó quan trọng là androgen,
chính hormon này tác động lên tuyến bã
làm tuyến bã tăng kích thước và tăng
hoạt động, tiết ra nhiều chất bã, thuận lợi
cho tổn thương trứng cá hình thành và
phát triển. Do thời kỳ này, các tuyến nội
tiết hoạt động mạnh, tăng tiết hormon
sinh dục (androgen). Đồng thời với tăng

hoạt động các tuyến nội tiết, bài tiết chất
bã cũng đạt đỉnh cao ở tuổi trưởng thành.
Tuy nhiên, theo thời gian, các tế bào biểu
bì tự thích ứng với testosterol bằng một
số con đường, đồng thời hoạt động của
tuyến bã cũng giảm dần, đây là yếu tố
làm bệnh trứng cá giảm dần theo tuổi.
Trứng cá cũng tự thuyên giảm nhiều ở độ
tuổi 25, tương ứng với giai đoạn thiểu
năng kích tố dục [2].

Theo YHCT, nguyên nhân gây bệnh
trứng cá chủ yếu là do thấp nhiệt, đàm
thấp, huyết ứ, nhiệt độc gây nên, trong đó
nguyên nhân ban đầu thường do thấp
nhiệt [4]. Trong nghiên cứu của chúng tôi,
thể thấp nhiệt là thể hay gặp nhất,
phương pháp điều trị với thể này là thanh
trừ thấp nhiệt. Trong 4 vị, bài thuốc Hoàng
liên giả độc thang có 3 vị thuộc nhóm
thanh nhiệt táo thấp, 1 vị thanh nhiệt tả
hỏa. Do đó, bài thuốc đạt hiệu quả cao
với thể thấp nhiệt. Nghiên cứu về tác
dụng dược lý Y học Hiện đại cho thấy các
vị thuốc của bài thuốc Hoàng liên giải độc
thang là Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng
cầm, Chi tử… đều có tác dụng ức chế và
diệt nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt đối với
liên cầu, trực khuẩn, tụ cầu gây bệnh
ngoài da. Như vậy, xét về biện chứng

theo YHCT hay tác dụng dược lý theo
Y học Hiện đại, bài thuốc đều có tác dụng
điều trị bệnh trứng cá. Vì vậy, kết quả
nghiên cứu cho thấy bài thuốc đạt hiệu
quả điều trị cao.
83


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù
hợp với Hạ Phong, Lưu Kỷ Thanh dùng
bài Hoàng liên giải độc thang uống kết
hợp với Song bá tán bôi ngoài điều trị
mụn trứng cá thể thông thường hiệu quả
đạt 96,8% [5]; Hồ Tân Hà, Châu Vệ Đông:
Ngũ vị tiêu độc ẩm kết hợp Hoàng liên
giải độc thang điều trị 30 trường hợp mụn
trứng cá thể thông thường có hiệu quả
100% [6].
KẾT LUẬN
* Đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều
trị bệnh trứng cá thể thông thường của
bài thuốc Hoàng liên giải độc thang:
- Bệnh trứng cá thường gặp ở BN nữ
(65%) lứa tuổi 15 - 20, thời gian mắc bệnh
> 2 năm (77,5%), các yếu tố thuận lợi hoặc
làm bệnh nặng hơn thường gặp nhất là
thức khuya, hay ăn cay nóng ngọt, bị stress.
- Vị trí tổn thương hay gặp là vùng mặt
(97,5%), thương tổn viêm nông hay gặp

nhất (100%); thể bệnh theo YHCT hay
gặp là thể thấp nhiệt (55%).
- Sau 28 ngày điều trị, 21 BN đạt hiệu
quả khá (52,5%), 16 BN hiệu quả trung
bình (40%), tổng hiệu quả đạt 92,5%;
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

84

* Tác dụng không mong muốn:
Trong quá trình điều trị, không thấy
xuất hiện tác dụng không mong muốn
như rối loạn tiêu hóa, dị ứng...; không làm
thay đổi có ý nghĩa các chỉ số sinh hóa
(p > 0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều
trị các bệnh da liễu. 2015, tr.23-27.
2. Lê Kinh Duệ. Bệnh trứng cá. Bách khoa
thư bệnh học. Nhà xuất bản Giáo dục. Đại
học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2008,
tập 3, tr.72-74.
3. Nguyễn Văn Út. Chẩn đoán bệnh trứng
cá thông thường. Bài giảng bệnh Da liễu.
NXB Y học. 2002.
4. Trịnh Tiêu Mạc. Nguyên tắc chỉ đạo
nghiên cứu lâm sàng thuốc Đông dược, Tân
dược. NXB Bộ Y tế Trung Quốc.
5. Hạ Phong. Đánh giá hiệu quả phương
pháp dùng Hoàng liên giải độc thang uống

trong kết hợp gia vị Song bá tán bôi ngoài
điều trị bệnh trứng cá. Quốc Y quốc Dược
Thời Trân. 2012, 7 (23).
6. Hồ Tân Hà, Châu Vệ Đông. Ngũ vị tiêu
độc ẩm kết hợp Hoàng liên giải độc thang
điều trị 30 ca bệnh trứng cá. Trung y Liêu
Ninh. 2014, 30 (11).



×