Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan của chảy máu não ở người dưới 50 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.92 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2016

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA CHẢY MÁU NÃO
Ở NGƢỜI DƢỚI 50 TUỔI
Nguyễn Trọng Tuy n*; Nguyễn Minh iện*
T M TẮT
Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của chảy máu não (CMN) giai đoạn cấp
và nhận xét một số yếu tố liên quan CMN ở bệnh nhân (BN) < 50 tuổi. Đối tượng và phương
pháp: 125 BN CMN giai đoạn cấp (nhóm nghiên cứu 61 BN từ 20 - < 50 tuổi, nhóm chứng gồm 64 BN
từ 50 - 93 tuổi). Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả cắt ngang có đối chứng. Kết quả: triệu chứng
nôn/hoặc buồn nôn: 78,7%, cao hơn nhóm > 50 tuổi: (58,7%) (p < 0,05), hội chứng màng não
36,1% cao hơn nhóm > 50 tuổi: (12,5%) (p < 0,01), chảy máu dưới nhện (19,7%) cao hơn nhóm
> 50 tuổi (6,3%) (p < 0,05), chảy máu vùng nhân xám - bao trong: 42,6% thấp hơn nhóm trên
50 tuổi: 76,6% (p < 0,01). Nghiện thuốc lá cao hơn ở nhóm > 50 tuổi (3,16 lần), nghiện
rượu/lạm dụng rượu bia cao hơn 2,17 lần, tăng huyết áp thấp hơn nhóm > 50 tuổi 4,56 lần, tiền
sử bị đột quỵ não thấp hơn 6,44 lần, tăng LDL-C thấp hơn 2,45 lần. Các triệu chứng khác
không có sự khác biệt giữa hai nhóm.
* Từ khóa: Chảy máu não; Chảy máu dưới nhện; Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng; Người
dưới 50 tuổi.

Research on Clinical, Paraclinical Features and Related Factors
of Hemmorrhage Stroke in Patients under 50 Years Old
Summary
Objectives: To describe clinical and subclinical characteristics of acute phase haemorrhagic
stroke, comment some risk factors of haemorrhagic stroke in patients under 50 years old.
Subjects and methods: 125 patients with haemorrhagic stroke in acute phase (the research
group included 59 patients, aged 20 - < 50, the control group had 66 patients, aged 50 - 93).
Study design: Prospective, cross-sectional descriptive controlled. Results: The proportion of
nause/vomiting of patients under 50 years of age group (78.7%) was higher than 50 years old
group (58.7%); meningeal syndrome (36.1%) was higher than 50 years of age (12.58%) (p < 0.01),


subarachnoid haemorrhage was 19.7% higher than 50 years old group (6.3%), intracranial
haemorrhage of basal ganglia/internal capsule was 42.6% lower than 50 years old group (76.6%)
(p < 0.01). Smoker was higher than 3.16 times, alcoholism/alcohol abuse was higher than 2.17
times, hypertension was lower than 4.56 times, a history of stroke was lower than 6.44 times,
the increase of proportion of LDL-C was lower than 2.45 times. Other symptoms did not differ
between the two groups.
* Key words: Haemorrhagic stroke; Subarachnoid haemorrhage; Clinical and paraclinical characters;
Patients under 50 years old.
* Bệnh viện Quân y 87
** Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Trọng Tuy n ()
Ngày nhận bài: 20/08/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 23/09/2016
Ngày bài báo được đăng: 10/10/2016

ĐẶT VẤN ĐỀ
122


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2016
Đột quỵ chảy máu não là một một cấp
cứu nội khoa trong lâm sàng thần kinh.
Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, BN còn sống
phải gánh chịu những di chứng nặng nề,
là gánh nặng cho gia đình, bản thân BN
và xã hội.
Đột quỵ não có thể xảy ra ở mọi lứa
tuổi, tập trung nhiều nhất từ 50 - 70 tuổi.
Trong những năm gần đây, đột quỵ CMN
ngày càng trẻ hóa, tỷ lệ BN < 50 tuổi có
xu hướng tăng cao. Đặc điểm lâm sàng,

cận lâm sàng và các yếu tố liên quan của
đột quỵ não ở nhóm tuổi trên có nhiều nét
riêng biệt khác với nhóm người cao tuổi.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về đột quỵ CMN
ở người < 50 tuổi chưa có nhiều. Xuất
phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành
đề tài với mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng và t lệ các yếu tố
liên quan của CMN giai đoạn cấp ở BN
< 50 tuổi.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
125 BN đột quỵ CMN được chia làm
hai nhóm
- Nhóm nghiên cứu: 61 BN, từ 20 - 50
tuổi,
- Nhóm chứng: 64 BN, từ 50 - 93 tuổi.
BN điều trị nội trú tại Khoa Đột quỵ
(A14), Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 01
- 2015 đến 04 - 2016.
* Tiêu chuẩn chọn BN: lâm sàng theo
tiêu chuẩn của WHO (1970), cận lâm sàng
trên CLVT sọ não: ổ tăng tỷ trọng từ

60 - 90 HU trong chất não hoặc trong các
khoang dịch não tủy.
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN đột quỵ não có
kèm theo chấn thương sọ não, viêm não,
u não hoặc không được chụp CLVT sọ não.

2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Thiết kế nghiên cứu: phương pháp
tiến cứu, mô tả cắt ngang có đối chứng.
- Nội dung nghiên cứu:
+ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và
các yếu tố liên quan: thống kê đặc điểm
chung, đặc điểm lâm sàng, các yếu tố
liên quan của 2 nhóm.
+ Nghiên cứu cận lâm sàng: hình ảnh
chấn thương sọ não, điện tim, siêu âm tim
và mạch máu, xét nghiệm glucose/máu,
lipid máu...
- Xử lý số liệu: bằng phần mềm Epi.info
3.3.2, EPICALC 2000.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung của nh m nghiên
cứu v nh m chứng.
Nghiên cứu gồm 125 BN đột quỵ CMN,
độ tuổi từ 20 - 50: 61 BN (48,8%), nhóm
chứng 64 BN, tuổi từ 50 - 93 (51,2%).
* Phân bố t lệ theo nh m tuổi của nh m
nghiên cứu:
20 - 29 tuổi: 7 BN (11,5%); 30 - 39 tuổi:
10 BN (16,4%); 40 - 49 tuổi: 44 BN
(72,1%); tuổi trung bình: 41,49 ± 7,8. Tỷ
lệ CMN ở nhóm < 50 tuổi (50,8%) cao
hơn so với đột quỵ chung là 10 - 15%.
Tỷ lệ mắc tăng dần theo độ tuổi, cao
nhất ở nhóm 40 - 49 tuổi (72,1%).

124


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2016
Bảng 1: Phân bố tỷ lệ theo giới tính của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng.
Nh m nghiên cứu (n = 61)

Giới

Nhóm chứng (n = 64)
p

n

%

n

%

Nữ

11

18,1

15

23,4


Nam

50

81,9

49

76,6

Tổng

61

100

64

100

> 0,05

Tỷ lệ nam/nữ ở nhóm nghiên cứu: 4,5/1 và 3,26/1 ở nhóm chứng.
2. Đặc điểm lâm s ng của đột qu CMN.
Bảng 2: Hoàn cảnh, đặc điểm và triệu chứng khởi phát đột quỵ CMN.
Hoàn cảnh tính chất
triệu chứng khởi phát

Nhóm nghiên cứu (n = 61)


Nhóm chứng (n = 64)

p

n

%

n

%

Ban ngày

46

75,4

48

75,0

> 0,05

Đột ngột

58

95,1


58

90,6

> 0,05

Đau đầu

55

90,2

53

82,8

> 0,05

Nôn

48

78,7

37

57,8

< 0,05


Rối loạn ý thức

28

44,7

26

40,7

> 0,05

Liệt dây VII trung ương

42

68,9

52

81,2

> 0,05

Liệt 1/2 người

42

68,9


54

84,4

< 0,05

Rối loạn ngôn ngữ

38

62,3

38

59,4

> 0,05

Huyết áp tâm thu > 190 mmHg

34

55,7

43

67,2

> 0,05


Sự khác biệt về triệu chứng nôn/hoặc buồn nôn và liệt nửa người ở hai nhóm là do
nhóm BN < 50 tuổi có tỷ lệ chảy máu dưới nhện và chảy máu não thất nguyên phát
cao. Vì vậy, ở những BN này, tỷ lệ nôn/hoặc buồn nôn cao hơn, do trung tâm nôn bị
kích thích, nhưng có tỷ lệ liệt nửa người thấp hơn do BN chảy máu dưới nhện và CMN
thất nguyên phát ít gây tổn thương bó tháp. Theo Nguyễn Minh Hiện và CS (2015) [3]:
triệu chứng nôn và buồn nôn 46,9%, liệt nửa người 90,8%, số liệu của chúng tôi cũng
khác biệt với nghiên cứu trên có lẽ vì lý do trên.
Bảng 3: Triệu chứng lâm sàng của đột quỵ CMN giai đoạn toàn phát.
Triệu chứng

Nhóm nghiên cứu (n = 61)

Nhóm chứng (n = 64)
p

Ý thức

124

n

%

n

%

Glasgow 9 - 14 điểm

17


27,9

20

31,3

> 0,05

Glasgow 6 - 8 điểm

6

9,8

13

20,3

> 0,05

Glasgow 3 - 5 điểm

7

11,5

1

1,6


> 0,05


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ ĐỘT QUỴ-2016
Co giật hoặc kích thích vật vã

29

47,5

32

50

> 0,05

Rối loạn ngôn ngữ

38

62,3

38

59,4

> 0,05

Liệt nửa người


44

72,1

53

82,8

> 0,05

Liệt dây VII trung ương

44

72,1

52

81,3

> 0,05

Rối loạn cơ vòng

29

47,5

22


34,4

> 0,05

Hội chứng màng não

22

36,1

8

12,5

< 0,01

Hội chứng màng não có sự khác biệt giữa 2 nhóm trên, do tỷ lệ BN chảy máu dưới
nhện ở nhóm BN < 50 tuổi cao hơn có ý nghĩa thống kê với nhóm > 50 tuổi, do đó tỷ lệ
BN có triệu chứng kích thích màng não cao hơn. Theo Nguyễn Minh Hiện và CS (2015)
[3]: tỷ lệ có hội chứng màng não 3,1%, số liệu của chúng tôi cao hơn có lẽ vì lý do trên.
Bảng 4: Phân độ lâm sàng đột quỵ CMN theo thang điểm NIHSS.
Điểm NIHSS

Nhóm nghiên cứu (n = 61)

Nhóm chứng (n = 64)

n


%

n

%

1 - 5 điểm

13

21,3

10

15,6

6 - 15 điểm

25

41

31

48,3

> 15 điểm

23


37,7

23

35,9

p

> 0,05

Tỷ lệ BN mức độ nhẹ và vừa là 62,3%, tỷ lệ BN có tiên lượng nặng tương đối cao
(37,7%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p > 0,05).
3. Đặc điểm cận lâm s ng của đột qu CMN.
Bảng 5: Kích thước ổ tổn thương ở BN CMN.
Kích thƣớc (cm)

Nhóm nghiên cứu (n = 43)

Nhóm chứng (n = 59)
p

n

%

n

%

1-<3


14

32,6

19

32,2

3-5

12

29,7

22

37,3

>5

17

39,5

18

30,5

> 0,05


- Kích thước ổ tổn thương giữa 2 nhóm có sự khác biệt giữa kích thước vừa và lớn,
nhưng không có ý nghĩa thống kê do đã trừ số BN chảy máu dưới nhện và CMN thất
nguyên phát.
- Chảy máu dưới nhện: nguyên nhân chủ yếu là do vỡ phình mạch (80%), sự khác
biệt về tỷ lệ giữa 2 nhóm phản ánh tỷ lệ BN có dị dạng phình mạch não ở nhóm
< 50 tuổi cao hơn nhóm > 50 tuổi. Chảy máu dưới nhện chiếm tỷ lệ cao trong đột quỵ
não ở người trẻ, theo Carmine Marini (2001): chảy máu dưới nhện là 22,5% [6].
125


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2016
Bảng 6: Vị trí ổ tổn thương ở BN CMN.
Kích thƣớc (cm)

Nhóm nghiên cứu (n = 43)

Nhóm chứng (n = 59)

p

n

%

n

%

Nhân xám - bao trong


26

42,6

49

76,6

< 0,01

Chảy máu ở các thùy não

24

45,9

25

39,1

> 0,05

Chảy máu dưới lều thuỳ não

6

11,5

2


3,1

> 0,05

CM não thất nguyên phát

6

9,8

3

4,6

> 0,05

Chảy máu dưới nhện

12

19,7

4

6,3

< 0,05

Chảy máu vùng nhân xám bao trong hay gặp do nguyên nhân tăng huyết áp gây vỡ

các động mạch xiên. Tỷ lệ này ở nhóm < 50 tuổi (42,6%) thấp hơn nhóm > 50 tuổi
(78,1%) (p < 0,01), phù hợp với thực tế lâm sàng, do tỷ lệ tăng huyết áp của hai nhóm
(72,1% và 92,2%). Số liệu nhóm nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn của: Nguyễn Chí
Dũng (2007) 69,6%; Trần Thanh Tâm, Nguyễn Minh Hiện (2010): 70,5% [2, 3, 4]. Tỷ lệ
trên càng thấp hơn khi độ tuổi BN còn trẻ. Jose Luiz - Sandoval và CS (1999) nghiên
cứu 200 BN CMN ở người trẻ (tuổi trung bình 27), tỷ lệ chảy máu vùng nhân xám, bao
trong là 22%, thùy não 55%, vị trí khác 24%, tăng huyết áp 13%, phình mạch và dị dạng
mạch máu chiếm 49% (chảy máu não chủ yếu ở thùy não do dị dạng mạch máu) [7].
4. So sánh một số ếu tố liên quan của đột qu CMN giữa 2 nh m.
Bảng 7: So sánh yếu tố liên quan tăng huyết áp của BN đột quỵ CMN.
Yếu tố liên quan

Nhóm nghiên cứu (n = 61)

Nhóm chứng (n = 64)

OR; p

n

%

n

%

Tăng huyết áp

44


72,1

59

92,2

4,56; < 0,01

Rối loạn lipid máu

35

57,4

43

67,2

1,52; > 0,05

Tăng LDL- C

21

34,4

36

56,3


2,45; < 0,05

Tiền sử đái tháo đường

19

31,1

22

34,9

1,18; > 0,05

Bệnh tim mạch

3

4,9

1

1,56

> 0,05

Tiền sử đột quỵ não

3


4,9

16

25

6,44; < 0,01

Nghiện thuốc lá

32

52,5

18

28,1

3,16; < 0,01

Lạm dụng rượu bia

28

45,9

18

28,1


2,17; > 0,05

Tỷ lệ các yếu tố liên quan gặp tương đối cao ở nhóm BN CMN < 50 tuổi, trong đó
cao nhất là tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu, nghiện thuốc lá, nghiện rượu
và lạm dụng rượu bia, tỷ lệ đái tháo đường tương đối cao. So sánh giữa 2 nhóm,
chúng tôi nhận thấy:
126


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ ĐỘT QUỴ-2016
- Tỷ lệ nghiện thuốc lá cao hơn 3,16
lần. Tỷ lệ nghiện rượu/lạm dụng rượu bia
cao hơn 2,17 lần. Số liệu của chúng tôi
cũng cao hơn các nghiên cứu khác, theo
Đoàn Bình Tĩnh (2013) [5]: nghiện thuốc
lá 7,1%, uống nhiều rượu 11,9%, Nguyên
Chí Dũng (2007) [2]: nghiện rượu 14,7%,
nghiện thuốc lá 7,8%.
- Tỷ lệ BN có THA thấp hơn 4,56 lần,
tỷ lệ BN có tăng LDL-C thấp hơn 2,45 lần,
tỷ lệ BN có tiền sử ĐQN thấp hơn 6,44 lần.
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu 125 BN đột
quỵ CMN tuổi < 50 và nhóm > 50 tuổi,
chúng tôi rút ra kết luận:
- Tuổi trung binh nhóm nghiên cứu 41,49
± 7,82; tỷ lệ nam/nữ: 4,5/1; độ tuổi mắc
bệnh cao nhất 40 - 49 tuổi (72,1%).
Triệu chứng nôn/hoặc buồn nôn (78,7%)
cao hơn nhóm > 50 tuổi (58,7%) (p < 0,05).

Hội chứng màng não (36,1%) cao hơn
nhóm > 50 tuổi (12,5%) (p < 0,01), chảy
máu dưới nhện (19,7%) cao hơn nhóm
> 50 tuổi (6,3%) (p < 0,05), chảy máu vùng
nhân xám - bao trong thấp hơn nhóm > 50
tuổi (42,6% so với 76,6%) (p < 0,01).
Khởi phát đột ngột 95,1%, đau đầu
90,2%; tăng huyết áp tâm thu lúc khởi phát
> 190 mmHg: 55,7%. Rối loạn ý thức
49,2%; liệt nửa người 72,1%; liệt dây VII
72,1%; rối loạn ngôn ngữ 62,3%; sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê so với
nhóm > 50 tuổi.
- Tỷ lệ nghiện thuốc lá cao hơn nhóm
> 50 tuổi 3,16 lần, tỷ lệ lạm dụng rượu bia
cao hơn 2,17 lần, tăng huyết áp thấp hơn
4,56 lần; tiền sử bị ĐQN thấp hơn 6,44
lần, tăng LDL-C thấp hơn 2,45 lần. Tỷ lệ

có chuyển hóa rối loạn lipid máu 57,4%;
đái tháo đường 31,1% tương đối cao,
nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống
kê.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Minh Hiện
và CS. Khảo sát giá trị chẩn đoán phân biệt
hai thể đột quỵ chảy máu và đột quỵ thiếu máu
của bảng lâm sàng đột quỵ. Tạp chí Y Dược
lâm sàng 108. 2015, tập 10, số đặc san 9/2015,
tr.43.

2. Nguyễn Chí Dũng. Nghiên cứu lâm sàng,
hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và một số yếu tố
tiên lượng chảy máu bán cầu đại não ở BN
trên 50 tuổi. Luận văn Bác sỹ Chuyên khoa
cấp II. Học viện Quân y. 2007, tr.31- 51.
3. Nguyễn Minh Hiện, Mai Xuân Khẩn,
Đặng Phúc Đức. Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng BN đột quỵ CMN có viêm
phổi bệnh viện. Tạp chí Y - Dược học Quân
sự. 2015, tập 40, số 3, tr.90-94.
4. Trần Thanh Tâm, Nguyễn Minh iện.
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng,
biến đổi glucose huyết ở bệnh nhân đột quỵ
chảy máu não trong tuần đầu. Tạp chí Y - Dược
học Quân sự. 2010, số 2, tr.65-71.
5. Đoàn Bình Tĩnh. Nghiên cứu tình trạng
rối loạn hô hấp ở BN đột quỵ chảy máu bán
cầu đại não. Luận văn Chuyên khoa Cấp II.
Học viện Quân y. 2013, tr.45-63.
6. Carmine Marini, Rocco Totaro, Federica
De Santis et al. Stroke in young adults in the
community-based L’Aquila registry: incidence and
prognosis. Stroke. 2001, Vol 32, No 1, pp.52-56.
7. ose Luis Ruíz-Sandoval, Carlos Cantu´,
Fernando Barinagarrementeria. Intracerebral
hemorrhage in young people: analysis of risk
factors, location, causes, and prognosis. Stroke.
1999, Vol 30, No 3, pp.537-541.
8. Ralph L Sacco. An update definition of
st

stroke for the 21 century. Stroke. 2013, 44,
pp.2064-2065.

127



×