Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Khảo sát đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của u màng não nội sọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.77 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNHCỘNG HƯỞNG TỪ. 
CỦA U MÀNG NÃO NỘI SỌ 
Nguyễn Thị Bảo Ngọc*, Đặng Nguyễn Trung An**, Trần Quang Vinh***, Phạm Ngọc Hoa****, 
Võ Tấn Đức**, Trần Minh Hoàng** 

TÓM TẮT 
Mục  tiêu:  Nghiên  cứu  đặc  điểm  hình  ảnh  của  u  màng  não  (UMN)  nội  sọ  trên  cộng  hưởng  từ  (CHT) 
thường quy và CHT khuếch tán, xác định hệ số khuếch tán, giá trị ngưỡng của hệ số khuếch tán trong chẩn đoán 
phân biệt UMN lành tính và UMN không điển hình/ác tính. 
Phương  pháp: mô tả cắt ngang, trên 48 bệnh nhân UMN được chẩn đoán, điều trị phẫu thuật tại khoa 
Ngoại thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy, được khảo sát cả CHT thường quy và khuếch tán, có kết quả giải phẫu bệnh 
là UMN, từ 01/06/2009 đến 30/05/2011.  
Kết quả: UMN gặp nhiều nhất ở nhóm 41‐60 tuổi với tỉ lệ nữ/nam là 2,7/1. UMN lành tính chiếm hầu hết 
các trường hợp (91,7%), UMN không điển hình và ác tính (8,3%). UMN không điển hình, ác tính có giá trị 
ADC (0,73±0,07 x10‐3 mm2/s) thấp đáng kể hơn UMN lành tính (0,92±0,17 x10‐3 mm2/s) (p< 0,05). Theo đường 
cong ROC, giá trị ngưỡng để phân biệt hai nhóm u này là 0,815 x10‐3 mm2/s, với độ nhạy 81,8% và độ đặc hiệu 
100%.  
Kết luận: CHT khuếch tán là kỹ thuật có giá trị trong dự đoán khả năng lành, không điển hình/ác tính của 
UMN trước phẫu thuật. 
Từ khóa: cộng hưởng từ, khuếch tán, u màng não. 

ABSTRACT 
THE CHARACTERIZATION MAGNETIC RESONANCE IMAGING OF INTRACRANIAL 
MENINGIOMA 
Nguyen Thi Bao Ngoc, Dang Nguyen Trung An, Tran Quang Vinh, Pham Ngoc Hoa, Vo Tan Duc, 
Tran Minh Hoang* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2013: 500 ‐ 503 
Purpose: The purpose of this study was to characterize MRI of intracranial meningioma and differentiate 


benign and atypical/malignant meningioma by the value of ADC.  
Methods: Cross sectional study with 48 patients in Cho ray Hospital are taken conventional and diffusion 
MRI, with histological meningioma, at 01/06/2009 ‐ 30/05/2011. 
Results: The main age of incidence ranges between 40 and 60 years, with the ratio of women/men is 2.7/1. 
The histopathological diagnoses we found were benign tumors in 91.7% and atypical/malignant tumors in 8.3%. 
The  mean  ADC  of  atypical/malignant  meningioma  (0.73±0.07  x10‐3  mm2/s)  was  significantly  lower  compared 
with  benign  group  (0.92±0.17  x10‐3  mm2/s)  (p  <  0.05).  ROC  analysis  showed  ADC  threshold  of  0.815  x10‐3 
mm2/s, with the sensitivity and specificity were 81.8% and 100%. 
Conclusion: The diffusion MRI is a valuable technique for preoperatively predicting histological of benign 

* Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh – Bệnh viện Chợ Rẫy 
 
**Bộ Môn Chẩn Đoán Hình Ảnh ‐ ĐHYD TPHCM  
***  Khoa  Hồi  sức  Ngoại  Thần  kinh  ‐  BV  Chợ 
Rẫy  
**** Bộ môn Chẩn đoán Hình ảnh Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch 



500

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 

Nghiên cứu Y học

or atypical/malignant meningioma. 
Keywords: magnetic resonance imaging, diffusion, meningioma. 

3cm có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Bên cạnh 
ĐẶT VẦN ĐỀ 
đó,  nghiên  cứu  chúng  tôi  nhận  thấy  UMN  có 
U màng não là loại u ngoài trục thường gặp, 
ranh  giới  rõ  với  cấu  trúc  xung  quanh,  tín  hiệu 
chiếm  khoảng  13‐26%  khối  u  nội  sọ,  được  chia 
thường thấp trên T1W, cao trên T2W và FLAIR. 
thành hai nhóm chính: lành tính (90%) và không 
U  thường  bắt  thuốc  đồng  nhất  với  tỉ  lệ  58,3%. 
điển hình, ác tính (10%). UMN ác tính thường có 
Dấu hiệu đuôi màng cứng và phù quanh u cũng 
khuynh  hướng  xâm  lấn  và  tái  phát.  Hiện  nay 
thường gặp với tỉ lệ lần lượt là 56,2% và 72,9%. 
trên thế giới đã có những nghiên cứu nhận thấy 
Về mặt mô bệnh học, nghiên cứu của chúng 
giá trị ADC của UMN không điển hình, ác tính 
tôi ghi nhận 
UMN  lành  tính  chiếm  hầu  hết  các 
thấp đáng kể hơn so với UMN lành tính(5,6,9). Do 
trường  hợp:  44  ca  (91,7%),  UMN  không  điển 
đó, mục đích của nghiên cứu nhằm xác định các 
hình và ác tính có 4 ca (8,3%). Có sự khác biệt ý 
đặc điểm hình ảnh của UMN trên CHT thường 
nghĩa giữa các nhóm mô học u (p<0,001).  
quy và CHT khuếch tán, giá trị hệ số khuếch tán 
Đặc  điểm  hình  ảnh  cộng  hưởng  từ 
biểu  kiến,  giá  trị  ngưỡng  của  hệ  số  khuếch  tán 
biểu kiến trong việc phân biệt UMN lành tính và 
khuyếch tán của UMN nội sọ 
UMN không điển hình, ác tính.  

Đa số UMN có tín hiệu cao (35,4%) và đồng 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Mô  tả  cắt  ngang  với  mẫu  là  48  bệnh  nhân 
UMN  được  chẩn  đoán,  điều  trị  phẫu  thuật  tại 
khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy, có kết 
quả giải phẫu bệnh là UMN, từ  01/06/2009  đến 
30/05/2011.  Các  bệnh  nhân  này  được  khảo  sát 
trên  cả  CHT  thường  quy  và  CHT  khuếch  tán 
trên  máy  MRI  1.5  Tesla  (Avanto,  Siemens, 
Erlangen,  Germany),  với  các  chuỗi  xung  thông 
thường  như  T1W,  T2W,  FLAIR,  DWI,  ADC, 
T1W + Gd. Các số liệu được xử lý thống kê bằng 
chương trình SPSS. 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 

tín  hiệu  (25%)  trên  DWI,  đồng  tín  hiệu  (56,2%) 
và tín hiệu cao (12,5%) trên ADC. 
Bảng: Giá trị ADC theo mô học u 
GPB
Thượng mô
Sợi
Tăng sinh mạch
Chuyển tiếp
Không điển hình
Ác tính

Giá trị ADC trung bình (x10-3
mm2/s)

0,89±0,10
1,13±0,45
1,01±0,20
0,84±0,05
0,73±0,09
0,74

Độ  
nhạy 

Đặc điểm dịch tễ 
UMN thường gặp nhất ở lứa tuổi 41‐60 với 
tuổi  trung  bình  là  51,5.  Bên  cạnh  đó,  nữ  giới 
thường gặp ở loại u này với tỉ lệ nữ/nam là 2,7/1. 
Sự khác biệt hai nhóm giới tính có ý nghĩa với p 
< 0,01. 

Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ thường 
quy của UMN nội sọ 
Hai  vị  trí  thường  gặp  của  UMN  là  cạnh 
đường giữa, liềm não (37,5%) và vòm sọ (22,9%). 
U có kích thước trung bình là 4,7 x 4,8 x 4,6cm, 
sự  khác  biệt  giữa  nhóm  kích  thước  <3cm  và  > 

1 – Độ đặc hiệu 

 
Biểu đồ: Đường cong ROC 
UMN  không  điển  hình,  ác  tính  thường  có 
giá  trị  ADC  thấp  hơn  UMN  lành  tính.  Sự  khác 

biệt  về  giá  trị  ADC  giữa  hai  nhóm  này  có  ý 

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012

501


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

nghĩa với p < 0,05. Bên cạnh đó, dựa vào đường 
cong  ROC,  giá  trị  ngưỡng  để  phân  biệt  UMN 
lành  tính  và  không  điển  hình,  ác  tính  là  0,815 
x10‐3  mm2/s,  với  độ  nhạy  81,8%  và  độ  đặc  hiệu 
100%, diện tích dưới đường cong ROC là 0,949. 

BÀN LUẬN 
Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ thường 
quy của UMN nội sọ 
Vị trí cạnh đường giữa, liềm não và vòm sọ 
là vị trí thường gặp nhất, chiếm khoảng ½ UMN 
nội sọ(3,4,12,13).  
Đa  số  UMN  có  tín  hiệu  đồng  và  thấp  nhẹ 
trên  T1W.  Điều  này  có  thể  giải  thích  do  đa  số 
UMN  lành  tính,  mà  UMN  lành  tính  thường  có 
những  nốt  vôi  hóa  lan  tỏa(8).  Trên  T2W  và 
FLAIR, tín hiệu có thể thay đổi nhưng thường là 
đồng tín hiệu và cao nhẹ(1,2,4,8,11).  
UMN  thường  bắt  thuốc  nhanh,  mạnh  và 

đồng nhất. Tính chất bắt thuốc này giúp ích rất 
nhiều trong các trường hợp phát hiện u nhỏ và 
kín đáo, khi u có tín hiệu đồng với nhu mô não 
trên các chuỗi xung(8,11).  
Bên cạnh đó, dấu hiệu đuôi màng cứng cũng 
thường gặp trong nghiên cứu của chúng tôi với 
tỉ lệ là 56,2%. Dấu hiệu này gợi ý nhiều đến chẩn 
đoán UMN, mặc dù không đặc hiệu, có thể gặp 
ở các trường hợp u thần kinh đệm, di căn não, u 
dây  thần  kinh  thính  giác,  u  bạch  huyết,  phình 
mạch. Dấu hiệu này có thể do sự xâm lấn màng 
cứng  của  UMN  nội  sọ  hoặc  đơn  thuần  chỉ  là 
phản ứng dày lên của màng cứng(4).  
Thay  đổi  xương  cạnh  u  cũng  khá  thường 
gặp trong nghiên cứu với tần số 14 trường hợp 
(29,2%). Theo Joung H.Lee, phản ứng dày xương 
với  khối  u  ngoài  trục  thường  nghĩ  nhiều  đến 
UMN, nhưng phản  ứng  này  cũng  có  thể  gặp  ở 
những u khác như u bạch huyết, di căn, hoặc chỉ 
đơn thuần là thay đổi xương lành tính như loạn 
sản sợi(8).  
Ngoài  ra,  phù  quanh  u  cũng  là  đặc  điểm 
thường gặp trong UMN nội sọ, chiếm 35 trường 
hợp  (72,9%).  Kết  quả  này  khá  tương  đồng  với 
kết  quả  của  Phạm  Ngọc  Hoa  (68,8%),  hơi  cao 

502

hơn  Osborn  (60%),  A.  Drevelegas  (60%), 
Bahattin Hakyemez (46,2%), nhưng thấp hơn so 

với  Raed  H  Alsa’ad  (80,6%),  Nguyễn  Quốc 
Dũng (95,7%)(1,4,6,10,11,12).  

Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ khuếch 
tán của UMN nội sọ 
Đa số UMN có tín hiệu cao (35,4%) và đồng 
tín  hiệu  (25%)  trên  DWI,  đồng  tín  hiệu  (56,2%) 
và tín hiệu cao (12,5%) trên ADC. Trong đó, một 
số nghiên cứu trên thế giới đã nhận thấy UMN 
lành tính thường có tín hiệu thay đổi trên DWI, 
giá  trị  ADC  cao  hơn  nhu  mô  não  bình  thường. 
UMN  không  điển  hình,  ác  tính  thường  có  tín 
hiệu cao trên DWI, tín hiệu thấp trên ADC, giá 
trị ADC thấp hơn nhu mô não bình thường(5,6,9). 
Cụ thể là trong nghiên cứu của chúng tôi nhận 
thấy  UMN  không  điển  hình,  ác  tính  có  giá  trị 
ADC  (0,73±0,07  x10‐3  mm2/s)  thấp  hơn  UMN 
lành tính (0,92±0,17 x10‐3 mm2/s). Sự khác biệt về 
giá trị ADC giữa hai nhóm này có ý nghĩa với p 
<  0,05.  Kết  quả  tương  tự  được  ghi  nhận  trong 
nghiên cứu của Christopher, Bahattin, Nagar(5,6,9).  
Bên cạnh đó, dựa vào đường cong ROC, giá 
trị  ngưỡng  để  phân  biệt  UMN  lành  tính  và 
UMN  không  điển  hình,  ác  tính  là  0,815  x10‐3 
mm2/s, với độ nhạy 81,8% và độ đặc hiệu 100%. 
Kết quả này tương đồng so với Nagar là 0,8 x10‐3 
mm2/s với độ nhạy 96% và độ đặc hiệu 82,6%(9). 
Đa số nghiên cứu thấy rằng DWI và ADC có thể 
cung cấp thông tin hữu ích để chẩn đoán u não, 
mà  điều  này  không  thực  hiện  được  ở  CHT 

thường quy(4,7,14,15). 

KẾT LUẬN 
Cộng hưởng từ thường quy không có giá trị 
chắc  chắn  cho  chẩn  đoán  phân  biệt  UMN  lành 
tính  và  UMN  không  điển  hình/ác  tính.  Trong 
khi đó, trên CHT khuếch tán, UMN không điển 
hình/ác  tính  có  giá  trị  ADC  thấp  đáng  kể  hơn 
UMN  lành  tính  (0,73  ±  0,07  x10‐3  mm2/s  so  với 
0,92  ±  0,17  x10‐3  mm2/s).  Dựa  vào  đường  cong 
ROC, xác định giá trị ngưỡng để phân biệt UMN 
lành  tính  và  UMN  không  điển  hình,  ác  tính  là 
0,815 x10‐3 mm2/s, với độ  nhạy  81,8%  và  độ  đặc 

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 
hiệu 100%. 

8.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

2.

3.
4.
5.


6.

7.

Alsaʹad  RH  (2007).  “Magnetic  Resonance  Imaging  (MRI) 
patterns  of  intracranial  meningiomas”.  Basrah  Journal  of 
sugery. 
Carpeggiani P et al (1992). “MRI of intracranial meningiomas: 
correlations  with  histology  and  physical  consistency”. 
Neuroradiology. Springer‐Verlag. 
Catanzano  T,  Abrahams  J  (2000).  “Meningioma:  An 
Overview”. RadilogyWeb. 
Drevelegas  A  (2011).  Imaging of Brain Tumors with Histological 
Correlations. Springer‐Verlag Berlin Heidelberg, pp.255‐302. 
Filippi  CG,  Edgar  MA  et  al  (2001).  “Appearance  of 
Meningiomas  on  Diffusion‐weighted  Images:  Correlating 
Diffusion  Constants  with  Histopathologic  Findings”.  AJNR 
(22), pp.65‐72. 
Hakyemez  B,  Yildirim  N  et  al  (2006).  “The  contribution  of 
Diffusion‐weighted MR imaging to distinguishing typical from 
atypical meningiomas”. Neuroradiology (48), pp.513‐520. 
Kono K, Inoue Y et al (2001). “The Role of Diffusion‐weighted 
Imaging  in  Patients  with  Brain  Tumors”.  AJNR  22,  pp.1081‐
 

9.

10.


11.
12.

13.
14.

15.

Nghiên cứu Y học

1088. 
Lee JH (2008). Meningiomas: Diagnosis, Treatment, and Outcome. 
Springer‐Verlag London. 
Nagar  VA,  Ye  JR  et  al  (2008).  “Diffusion‐Weighted  MR 
Imaging: Diagnosing atypical or malignant meningiomas and 
detecting tumor dedifferentiation”. AJNR (29), pp.1147‐1152. 
Nguyễn  Quốc  Dũng  (1995).  Nghiên  cứu  chẩn  đoán  các  khối  u 
trong hộp sọ bằng chụp CLVT. Luận  án  PTS  khoa  học  Y  Dược, 
Đại học Y Hà Nội. 
Osborn  AG  et  al  (2004).  Diagnostic  Imaging  Brain.  W.  B. 
Saunders Company, pp.579‐624. 
Phạm Ngọc Hoa (2002). Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và 
hình ảnh chụp cắt lớp vi tính của u màng não nội sọ. Luận án tiến sĩ 
y học, Đại học Y Hà Nội. 
Rutgers C, Pybus E (2011). Meningioma facts. Meningioma UK. 
Santelli  L  and  Ospedaliera  A  (2010).  “Research  from 
University  of  Padova,  Department  of  Neuroradiology  has 
provided  new  information  about  meningioma”.  Health  and 
Medicine Week via NewsRx.com. 
Yamasaki  F,  Kurisu  K  et  al  (2005).  “Apparent  Diffusion 

coefficient of Human Brain Tmors at MR Imaging”. RSNA. 

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012

503



×