Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá sự thay đổi một số chỉ số chống oxy hóa trong huyết tương ở công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với thủy ngân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.09 KB, 6 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016

ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ CHỐNG OXY HÓA
TRONG HUYẾT TƯƠNG Ở CÔNG NHÂN
TIẾP XÚC NGHỀ NGHIỆP VỚI THỦY NGÂN
Hồ Văn Quang*; Đỗ Phương Hường**
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá sự thay đổi một số chỉ tiêu chống oxy hóa ở công nhân (CN) tiếp xúc nghề
nghiệp với thủy ngân. Phương pháp: mô tả cắt ngang. Kết quả: nghiên cứu trên 54 CN tiếp xúc
nghề nghiệp với thủy ngân nguyên tố và 47 người ở nhóm chứng không tiếp xúc với thủy ngân.
Nồng độ SOD, MDA ở nhóm tiếp xúc cao hơn có ý nghĩa so với ở nhóm chứng (SOD tiếp xúc:
1.307,6 ± 275,66 pg/ml; SOD chứng: 976,4 ± 304,31 pg/ml, p < 0,001; MDA tiếp xúc: 1.839,7 ±
125,79 pg/ml; MDA chứng: 1.724,1 ± 119,02 pg/ml, p < 0,001). Nồng độ GPx ở nhóm tiếp xúc
(1.047,0 ± 104,03 pg/ml) thấp hơn có ý nghĩa so với ở nhóm chứng (1.512,8 ± 135,1 pg/ml). Nồng
độ SOD, MDA tương quan thuận với tuổi đời, tuổi nghề (SOD với tuổi đời: r = 0,756; p < 0,01;
SOD với tuổi nghề: r = 0,888; p < 0,01; MDA với tuổi đời: r = 0,654; p < 0,01; MDA với tuổi nghề:
r = 0,844; p < 0,01). Nồng độ GPx tương quan nghịch với tuổi đời và tuổi nghề, với hệ số tương
quan tương ứng: r = -0,716 và r = -818, p < 0,01. Kết luận: nồng độ SOD và MDA cao hơn,
GPx thấp hơn ở nhóm tiếp xúc nghề nghiệp với thủy ngân so với ở nhóm chứng. Nồng độ SOD
và MDA tương quan thuận, nồng độ GPx tương quan nghịch với tuổi đời và tuổi nghề.
* Từ khóa: Bệnh nghề nghiệp; Tiếp xúc với thủy ngân; Chống oxy; Huyết tương.

Evaluate some Changes of Antioxidant Indicators in Plasma in
Workers Occupationally Exposed to Mercury
Summary
Objectives: To evaluate the changes of some antioxidant indicators in workers occupationally
exposed to elemental mercury. Methods: Descriptive cross-sectional study. Results: The study
included 54 workers exposed to elemental mercury and a control group of 47 subjects who had
never exposed to mercury. SOD and MDA concentration of workers occupationally exposed to
mercury was significantly higher than in the control group (SOD in the exposure group: 1307.6 ±
275.66 pg/mL; SOD in the control: 976.4 ± 304.31 pg/mL, p < 0.001; MDA in the exposure


group: 1839.7 ± 125.79 pg/mL; MDA in the control: 1724.1 ± 119.02 pg/mL, p < 0.001). The
GPx concentration of workers occupationally exposed to mercury (1047.0 ± 104.03 pg/mL) was
significantly lower than in the control group (1512.8 ± 135.1 pg/mL). The SOD and MDA
concentration positively correlated with the age and seniority (SOD with age: r = 0.756;
p < 0.01; SOD with seniority: r = 0.888; p < 0.01; MDA with age: r = 0.654; p < 0.01; MDA with
seniority: r = 0.844; p < 0.01). GPx concentrations inversely correlated with the age and seniority,
* Học viện Quân y
** Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Đỗ Phương Hường ()
Ngày nhận bài: 07/07/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 01/09/2016
Ngày bài báo được đăng: 20/09/2016

137


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016
with correlation coefficients corresponding to r = -0.716 and r = -0.818; p < 0.01). Conclusion:
SOD and MDA levels were higher and GPx levels were lower in groups occupationally exposed
to mercury than in the control group. SOD and MDA concentrations positively correlated, GPx
inversely correlated with the age and seniority.
* Key words: Occupational diseases; Exposure to mercury; Antioxidant; Plasma.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Do thủy ngân là nguyên liệu hiện
không thể thay thế trong nhiều ngành
công nghiệp [1] nên vẫn tiếp tục được sử
dụng trong thời gian tới. Vì vậy, số người
tiếp xúc với thuỷ ngân có xu hướng tăng
lên.
Nhiễm độc thủy ngân gây tổn thương

đa dạng và phức tạp trên hầu hết cơ
quan và tổ chức trong cơ thể. Cơ chế gây
độc của thủy ngân là thủy ngân liên kết
đặc hiệu đối với các enzym, chất sinh học
có chứa nhóm thiol (-SH) trong cấu trúc
phân tử. Từ đó, gây ức chế hoạt động
của enzym, các chất sinh học có chứa
nhóm thiol này [1]. Dựa trên cơ sở đó,
người ta đã điều chế một số thuốc có
chứa nhóm -SH làm thuốc chống độc đặc
hiệu để điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm
độc cấp tính thủy ngân. Tuy nhiên, trong
nhiễm độc mạn tính thủy ngân, đến nay
vẫn chưa có thuốc chống độc đặc hiệu
[1]. Gần đây, một số nghiên cứu trên
người có tiếp xúc mạn tính nghề nghiệp
với thủy ngân ở liều thấp đã gợi ý thủy
ngân có khả năng kích thích tạo gốc tự
do và làm giảm chức năng của hệ thống
chống gốc tự do trong cơ thể [5]. Để góp
phần làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu nhằm: Đánh giá sự
biến đổi một số chỉ số chống oxy hóa
trong huyết tương và mối tương quan của
nó với tuổi đời, tuổi nghề ở CN tiếp xúc
nghề nghiệp với thủy ngân.
138

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu.
101 CN đạt tiêu chuẩn chọn, chia làm
2 nhóm:
- Nhóm tiếp xúc ngề nghiệp với thủy
ngân: 54 CN tiếp xúc trực tiếp với thủy
ngân.
- Nhóm chứng: 47 người không tiếp
xúc với thủy ngân.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Nhóm tiếp xúc với thủy ngân: 54 CN.
+ Tiêu chuẩn chọn: CN có thời gian
làm việc trong môi trường trực tiếp tiếp
xúc với thủy ngân ≥ 1 năm, thời gian tiếp
xúc liên tục. Không tiếp xúc với các yếu tố
độc hại khác. Tự nguyện tham gia nghiên
cứu.
+ Tiêu chuẩn loại trừ: có đợt cấp các
bệnh mạn tính, bệnh ác tính, đái tháo
đường, tăng huyết áp, bệnh thận tiết niệu,
viêm gan cấp và mạn, suy gan.
- Nhóm chứng: 47 người.
+ Tiêu chuẩn chọn: sống trong cùng
môi trường, làm việc tại cùng một nhà
máy nhưng không tiếp xúc với thủy ngân
và các hoá chất độc hại khác. Làm các
công việc như văn thư, hành chính, hậu
cần… Tự nguyện tham gia nghiên cứu.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016

+ Tiêu chuẩn loại trừ: tương tự như
nhóm tiếp xúc với thủy ngân.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Mô tả cắt ngang.
* Các bước tiến hành:
- Lấy máu xét nghiệm tại cùng một thời
điểm ở cả 2 nhóm nghiên cứu.

- Xét nghiệm các chỉ số SOD, GPx và
MDA huyết tương trên máy ELISA
Reader Dar800 Diagnostic Automation
USA (Mỹ) theo phương pháp ELISA,
tại Bộ môn Sinh lý Bệnh, Học viện
Quân y.
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm thống
kê SPSS 22.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Phân bố giới tính của nhóm tiếp xúc thủy ngân và nhóm chứng.
Theo giới

Nhóm tiếp xúc thủy ngân

Nhóm chứng

p

n

(%)


n

(%)

Nữ

21

38,9

9

19,2

> 0,05

Nam

33

61,1

38

80,8

> 0,05

Tổng


54

100

47

100

Không khác biệt giữa 2 nhóm nghiên cứu về giới (p > 0,05).
Bảng 2: Phân bố tuổi đời của nhóm tiếp xúc thủy ngân và nhóm chứng.
Tuổi đời
(năm)

Nhóm tiếp xúc thủy ngân

Nhóm chứng

n

%

n

%

20 - 30

12


22,2

12

25,5

31 - 40

28

51,9

28

59,6

> 40

14

25,9

7

14,9

Tổng

54


100

47

100

35,9 ± 7,0

X ± SD

p

35,3 ± 7,31

p > 0,05

Không khác biệt giữa 2 nhóm nghiên cứu về tuổi đời trung bình (p > 0,05).
Bảng 3: Kết quả xét nghiệm nồng độ SOD, GPx và MDA.
Nhóm chứng
(n = 47)

Nhóm tiếp xúc thủy ngân
(n = 54)

X ± SD

X ± SD

SOD (pg/ml)


976,4 ± 304,31

1.307,6 ± 275,66

< 0,001

GPx (pg/ml)

1.512,8 ± 135,1

1.047,0 ± 104,03

< 0,001

MDA (pg/ml)

1.724,1 ± 119,02

1.839,7 ± 125,79

< 0,001

Chỉ tiêu

p

Nồng độ SOD và MDA ở nhóm tiếp xúc với thủy ngân cao hơn có ý nghĩa so với
nhóm chứng (p < 0,001). Ngược lại, nồng độ GPx ở nhóm tiếp xúc với thủy ngân thấp
hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (p < 0,001).
139



T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016
Bảng 4: Mối tương quan giữa SOD, GPx và MDA với tuổi đời.
Chỉ tiêu nghiên cứu

Hệ số tương quan (r)

p

Phương trình hồi quy

SOD (pg/ml)

0,756

< 0,01

y = 29,803 x + 237,565

GPx (pg/ml)

-0,716

< 0,01

y = -10,64 x + 1.429,091

MDA (pg/ml)


0,654

< 0,01

y = 11,75 x + 1.417,768

- Nồng độ SOD có mối tương quan thuận mức độ chặt với tuổi đời (p < 0,01).
- Nồng độ GPx, MDA có mối tương quan nghịch mức độ chặt với tuổi đời (p < 0,01).
Bảng 5: Mối tương quan giữa SOD, GPx và MDA với tuổi nghề.
Chỉ tiêu nghiên cứu

Hệ số tương quan (r)

p

Phương trình hồi quy

SOD (pg/ml)

0,888

< 0,01

y = 34,429 x + 916,8

GPx (pg/ml)

-0,818

< 0,01


y = -11,974 x + 1182,966

MDA (pg/ml)

0,844

< 0,01

y = 14,943 x + 1670,075

- Nồng độ SOD có mối tương quan thuận mức độ chặt với tuổi đời (p < 0,01).
- Nồng độ GPx, MDA có mối tương quan nghịch mức độ chặt với tuổi đời (p < 0,01).
BÀN LUẬN
1. Thay đổi một số chỉ số chống oxy
hóa trong huyết tương ở CN tiếp xúc
với thủy ngân.
* Tuổi đời, giới tính của đối tượng
nghiên cứu:
Để đảm bảo tính khách quan, khoa
học chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu
ở nhóm chứng và nhóm tiếp xúc nghề
nghiệp với thủy ngân cùng sống trong
một môi trường, làm việc tại cùng nhà
máy. Không có sự khác biệt tuổi đời trung
bình và giới tính giữa 2 nhóm (p > 0,05)
(bảng 1 và 2). Như vậy, giữa 2 nhóm
tương đồng về giới và tuổi đời, góp phần
đảm bảo độ tin cậy của số liệu cho so
sánh sau này.

* Thay đổi nồng độ SOD:
SOD là enzym xúc tác quá trình biến
đổi các superoxid ( O 2• ) thành H2O2, có
chức năng hạ thấp nồng độ O2• [6].
140

Theo Kobal BA và CS (2016) [9], SOD
ở nhóm tiếp xúc với thủy ngân cao hơn
so với nhóm chứng. Trong nghiên cứu
của chúng tôi: nồng độ SOD ở nhóm tiếp
xúc với thủy ngân (1.307,6 ± 275,66
pg/ml) cao hơn so với nhóm chứng
(976,4 ± 304,31 pg/ml) (p < 0,001).
SOD tăng có thể do thủy ngân sau khi
xâm nhập vào cơ thể có khả năng liên kết
và ức chế enzym ALA dehydratase, dẫn
đến ứ đọng δ-ALA và δ-ALA, sau đó bị
oxy hóa tạo thành chất tiền oxy hóa như
+


O2• , H2O2, OH , NH4 , ALA [7]; làm tăng
hoạt tính của một số enzym có khả năng
làm giảm hình thành các gốc tự do, bao
gồm enzym CuZn-SOD và xanthine
oxidase [4]. Các chất tiền oxy hóa (trong


đó có O2 ) tăng có thể kích thích cơ thể
phản ứng lại bằng cách tăng nồng độ

SOD.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016
* Thay đổi nồng độ GPx:
GPx là enzym xúc tác cho phản ứng loại
bỏ các loại peroxid, hoạt động ở các mô và
trong hồng cầu khi nồng độ H2O2 thấp. Khi
nồng độ H2O2 cao ức chế GPx [6]:
ROOH + 2GSH GPx

→ GSSG + ROH + H2O2

Bulat P và CS (1998) [5] nghiên cứu
trên CN sản xuất xút, clo thấy GPx ở
nhóm tiếp xúc với thủy ngân thấp hơn so
với nhóm chứng. Kết quả của chúng tôi
cũng thấy: nồng độ GPx ở nhóm tiếp xúc
với thủy ngân (1047,0 ± 104,03 pg/ml)
thấp hơn so với ở nhóm chứng (1512,8 ±
135,1 pg/ml) (p < 0,001).
Nồng độ GPx giảm là do khi nhiễm độc
thủy ngân làm giảm hấp thu selen, nên
nồng độ selen trong máu giảm, mà selen
là một trong những thành phần cấu tạo
GPx [10]. Vì vậy, nồng độ SOD tăng dẫn
đến tăng sinh H2O2, mà H2O2 lại ức chế
GPx [11]; bên cạnh đó thủy ngân tác động
đến nhóm -SH của GPx, gây ức chế
enzym và hậu quả là GPx giảm cả hoạt

động và hoạt độ.
* Thay đổi nồng độ MDA:
Theo Al-azzawie FH và CS (2013) [3],
nồng độ MDA ở nhóm tiếp xúc với thủy
ngân > 10 năm (7,40 ± 1,20 µmol/l) và
nhóm tiếp xúc < 10 năm (6,30 ± 1,10
µmol/l) đều thấp hơn so với ở nhóm
chứng (2,40 ± 0,60 µmol/l). Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy:
nồng độ MDA ở nhóm tiếp xúc với thủy
ngân (1839,7 ± 125,79 pg/ml) cao hơn so
với ở nhóm chứng (1724,1 ± 119,02
pg/ml) (p < 0,001) (bảng 3).
Như trên đã phân tích, tiếp xúc nghề
nghiệp với thủy ngân có thể làm tăng sinh
gốc tự do O 2• , giảm hấp thu selen và gây

giảm nồng độ GPx, từ đó peroxid hóa
lipid, dẫn đến hình thành sản phẩm
aldehyt và làm tăng nồng độ MDA [8].
2. Mối tương quan giữa một số chỉ
số chống oxy hóa với tuổi đời và tuổi
nghề ở CN tiếp xúc nghề nghiệp với
thủy ngân.
Nồng độ SOD và MDA huyết tương
tăng theo tuổi đời và tuổi nghề; trong khi
nồng độ GPx huyết tương giảm khi tuổi
đời và tuổi nghề tăng (bảng 4, 5). Nguyễn
Văn Bằng (2013) [2] nghiên cứu trên CN
nhiễm độc chì cũng nhận thấy SOD và

MDA tăng, GPx giảm khi tuổi đời và tuổi
nghề tăng. Một số nghiên cứu khác cũng
cho thấy các chỉ số GPx giảm, MDA tăng
khi tuổi đời và thời gian tiếp xúc với thủy
ngân (tuổi nghề) tăng [6]. Theo chúng tôi,
đây có thể là sự phản ứng của cơ thể khi
gốc tự do sinh ra nhiều hơn, khi đó SOD
tăng lên để phản ứng lại và chống lại các
gốc tự do tăng. Gốc tự do sinh ra nhiều
sẽ phá hủy màng tế bào, dẫn đến tăng
nồng độ MDA, mặt khác có thể gây ức
chế GPx, dẫn đến giảm hoạt độ và nồng
độ GPx.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ số
chống oxy hóa ở 54 CN tiếp xúc với thủy
ngân và nhóm chứng, chúng tôi rút ra một
số kết luận sau:
- Nồng độ SOD và MDA trung bình ở
nhóm tiếp xúc với thủy ngân cao hơn có ý
nghĩa so với ở nhóm chứng (p < 0,001).
Ngược lại, nồng độ GPx ở nhóm tiếp xúc
với thủy ngân thấp hơn có ý nghĩa so với
ở nhóm chứng (p < 0,001).
- Nồng độ SOD và MDA tương quan
thuận, nồng độ GPx tương quan nghịch
với tuổi đời và tuổi nghề.
141



T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Huy Bá, Thái Văn Nam và CS. Độc
học môi trường, NXB Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.
2015, tr.321-353.
2. Nguyễn Văn Bằng. Nghiên cứu sự biến
đổi một số chỉ số chống oxy hóa ở người tiếp
xúc nghề nghiệp với chì vô cơ, tác dụng bảo
vệ của sâm Ngọc Linh trên động vật thực
nghiệm. Luận án Tiến sỹ Y học. Học viện
Quân y. 2013.
3. Al-azzawie FH, Umran A, Hyader HH.
Oxidative stress, antioxidant status and DNA
damage in a mercury exposure workers. British
Journal of Pharmacology and Toxicology.
2013, 4 (3), pp.80-88.
4. Ariza EM, Bijur NG, Williams VM.
Lead and mercury mutagenesis: role of H2O2,
superoxide dismutase and xanthine oxidase.
Environmental and Molecular Mutagenesis.
1998, 31 (4), pp.352-361.
5. Bulat P, Dujuc I, Potkonjak B et al.
Activity of glutathione peroxidase and superoxide
dismutase in workers occupationally exposed

142

to mercury. Int Arch Occup Environ Health.
1998, 71, pp.37-49.

6. Grune T. Oxidants and antioxidant defense
systems. Springer-Verlag Berlin Heidelberg GmbH,
Berlin. 2005.
7. Gupta P, Jain M, Sarangthem J et al.
Inhibition of 5-aminolevulinic acid dehydratase
by mercury in excised greening maize leaf
segments. Plant Physiology and Biochemistry.
2013, 62, pp.63-69.
8. Kautola M, Salonen R, Salonen JT et al.
Intake of mercury from fish, lipid peroxidation
and the risk of myocardial infarction and
coronary, cardiovascular and any death in
eastern Finnish men. Circulationl. 1995, 91
(3), pp.645-655.
9. Kobal BA, Tratnik SJ, Mazej D et al.
Exposure to mercury in susceptible population
groups living in the former mercury mining
town of Idrija. Slovenia. Environmental Research.
2016, pp.1-12.
10. Li P, Li Y, Feng X. Mercury and
selenium interactions in human blood in the
Wanshan mercury mining area, China. Science
of the Total Environment. 2016, 573, pp.376-381.



×