Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu biến đổi hình thái và chức năng thất trái bằng siêu âm Doppler ở bệnh nhân sau ghép thận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.71 KB, 8 trang )

t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI
VÀ CHỨC NĂNG THẤT TRÁI BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER
Ở BỆNH NHÂN SAU GHÉP THẬN
Nguyễn Thị Lý*; Hoàng Đình Anh*; Nguyễn Minh Hải*
Nguyễn Tiến Dũng*; Phạm Thị Diệu Hương*
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát biến đổi hình thái, chức năng thất trái và mối liên quan các chỉ số này với
một số thông số cận lâm sàng và lâm sàng ở bệnh nhân sau ghép thận. Đối tượng và phương
pháp nghiên cứu: 93 bệnh nhân sau ghép thận được khám lâm sàng, xét nghiệm máu, xác định
nồng độ thuốc ức chế miễn dịch, siêu âm tim (2D, TM, Doppler) đánh giá hình thái và chức
năng thất trái. Kết quả: tuổi trung bình bệnh nhân 38,09 ± 9,9. Chỉ số IVSd, LVPWd tăng hơn
bình thường (38,7% và 36,6%), tỷ lệ dày thất trái 33,3%. Các thông số Fs%, EF% đều trong
giới hạn bình thường. Doppler mô cho thấy có 18,7% bệnh nhân sóng Sm < 8 cm/s và sóng
Em < 10 cm/s với tỷ lệ 45,2%. Các thông số siêu âm trước và sau 12 tháng ghép thận tương ứng:
IVSd 9,44 ± 1,29 và 8,73 ± 1,28 mm; LVPWd: 9,55 ± 1,29 và 8,89 ± 1,29 mm; EF: 67,37 ± 7,78
2
và 70,76 ± 6,0%; LVMI: 111,36 ± 31,33 và 99,73 ± 27,46 g/m . Chỉ số LVMI nhóm có thời gian
2
lọc máu > 12 tháng so với < 12 tháng: 98,53 ± 26,79 so với 113,48 ± 31,43 g/m . LVMI tương
quan với nồng độ creatinin và nồng độ thuốc cyclosporin A với r = 0,4 và 0,7. Kết luận: dày thất
trái có tỷ lệ 33,3%. Biến đổi chức năng thất trái trên Doppler mô: giảm chức năng tâm thu
18,7%, rối loạn chức năng tâm trương 45,2%. IVSd, LVPWd, EF%, LVMI ở nhóm có thời gian
sau ghép > 12 tháng cải thiện tốt hơn nhóm có thời gian sau ghép < 12 tháng, IVSd, LVMI ở
nhóm có thời gian lọc máu > 12 tháng dày hơn nhóm lọc máu trước ghép < 12 tháng. LVMI
tương quan thuận với nồng độ creatinin và cyclosporin A huyết thanh.
* Từ khóa: Ghép thận; Hình thái, chức năng thất trái; Siêu âm Doppler.

Echocardiographic Changes in Left Ventricular Morphology and
Function in Patients after Kidney Transplantation


Summary
Objectives: To investigate left ventricular morphology and function on echocardiography and
to define the correlation between them and some clinical and subclinical indexes. Subjects and
methods: 93 post kidney transplant patients were given clinical examinations, blood tests and
echocardiography (2D, TM, Doppler) to evaluate left ventricular morphology and function.
Results: The mean age of patients was 38.09 ± 9.9 years. IVSd, PWLVd increased 38.7% and
36.6%, respectively. There were 33.3% of patients who had left ventricular hypertrophy but all of

* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Lý ()
Ngày nhận bài: 18/06/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 09/08/2018
Ngày bài báo được đăng: 24/08/2018

25


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018
them had normal EF% and FS%. Patients with Sm < 8 cm/s and Em < 10 cm/s on tissue
Doppler index accounted for 18.7% and 45.2%. Some indexes of the patients before and
after 12 months of kidney transplantation included IVSd: 9.44 ± 1.29 and 8.73 ± 1.28 mm,
LVPWd: 9.55 ± 1.29 and 8.89 ± 1.29 mm, EF: 67.37 ± 7.78 and 70.76 ± 6.0%; LVMI: 111.36 ±
2
31.33 and 99.73 ± 27.46 g/m , respectively. LVMI of group with dialysis > 12 months and
2
< 12 months: 98.53 ± 26.79 and 113.48 ± 31.43 g/m , repectively. Conclusions: Patients with
left ventricular hypertrophy accounted for 33.3%. There were 18.7% of patients with decreased
systolic function and 45.2% of abnormal diastole function on tissue Doppler index. IVSd,
LVPWd, EF%, LVMI of the group > 12 months after transplantation were improved better and
IVSd, LVMI of group dialysising > 12 months were thicker than those of group dialysing
< 12 months. There was a positive correlation between LVMI and the concentrations of

creatinine, cyclosporine A in blood.
* Keywords: Kidney transplant; Morphology and function of left ventrivular; Doppler ultrasound.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ghép thận là biện pháp điều trị tối ưu
cho bệnh nhân (BN) suy thận mạn tính
(STMT) giai đoạn cuối. Sau ghép, chức
năng thận được phục hồi và cải thiện
chức năng bài tiết, nội tiết của thận. Tuy
nhiên, ở BN sau ghép vẫn còn tồn tại
hoặc xuất hiện những nguy cơ làm ảnh
hưởng đến thời gian sống thêm của thận
ghép cũng như của BN. Ở BN STMT,
biến đổi hình thái và chức năng thất trái là
vấn đề thường gặp. Nhiều nghiên cứu chỉ
ra sau ghép thận, khối lượng cơ thất trái
giảm, chức năng tâm thu và tâm trương
thất trái được cải thiện. Tuy nhiên, ở Việt
Nam nghiên cứu đầy đủ về biến đổi hình
thái và chức năng thất trái sau ghép thận
còn hạn chế. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu
đề tài này với mục tiêu sau: Khảo sát biến
đổi hình thái và chức năng thất trái ở BN
sau ghép thận và mối liên quan của một
số chỉ số hình thái và chức năng thất trái
sau ghép với một số yếu tố lâm sàng và
cận lâm sàng.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.

* Tiêu chuẩn chọn BN: 93 BN đã được
ghép thận, đang điều trị và theo dõi sau
26

ghép tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng
10 - 2016 đến 7 - 2017.
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN thận ghép
mất chức năng phải điều trị thay thế thận
bằng các phương pháp khác, BN đang có
sốt, nhiễm trùng, có thai, mắc bệnh ác
tính, bệnh van tim thực thể.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang
so sánh nội nhóm và so sánh với giá trị
tham chiếu.
BN được thăm khám lâm sàng và làm
các xét nghiệm tổng phân tích tế bào
máu, sinh hóa máu: ure, creatinin,
protein, albumin, cholesterol, triglycerid,
HDL-C, LDL-C, hs-CRP, nồng độ thuốc
tacrolimus, cyclosporin A (thời điểm
C0, C2).
Thực hiện siêu âm tim tại Khoa Chẩn
đoán Chức năng: siêu âm TM, 2D,
Doppler (màu, xung, liên tục, Doppler mô
- TDI). Đánh giá chỉ số khối lượng cơ thất
trái (LVM), dày thành thất trái (LVMI),
phân suất tống máu (EF%) theo ASE
(2005) [3]. Đánh giá chức năng tâm
trương thất trái theo ASE (2009) [9].



t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018
Bảng 1: Giá trị bình thường một số chỉ số siêu âm thất trái theo ASE (2005).
Chỉ số

Đơn vị

Giá trị bình thường

IVSd

mm

≤ 10

LVPWd

mm

≤ 10

LVMI

g/m

EF

%


≥ 50

FS

%

≥ 27

S

cm/s

≥8

2

Nam

≤ 116

Nữ

≤ 96

Tei

≤ 0,5

Teim


≤ 0,55

Phì đại thất trái: LVMI nam > 116 g/m2, nữ > 96 g/m2.
Dày vách liên thất khi IVSd > 10 mm, dày thành sau thất trái khi LVPWd > 10 mm.
Giảm chức năng tâm thu (CNTTh) thất trái khi EF < 50%, FS < 27%, trên Doppler mô,
giảm CNTTh thất trái khi S < 8 cm/s. Tăng chỉ số Tei thất trái khi Tei > 0,5. Tăng chỉ số
Tei mô thất trái khi Tei ≥ 0,55.
Bảng 2: Phân độ suy chức năng tâm trương thất trái (CNTTr) theo ASE (2009).

(Nguồn: J Am Soc Echocardiogr, 22 (2), 107 - 33).
- Trong nghiên cứu, chúng tôi phân độ rối loạn CNTTr thất trái dựa vào chỉ số Em
(vòng 2 lá bên) và chỉ số E/Em.
Khi Em ≥ 10: không rối loạn CNTTr thất trái; độ I: Em < 10 cm/s; E/Em < 9; độ II:
Em < 10 cm/s, 9 < E/Em ≤ 12; độ III: Em < 10 cm/s; E/Em > 12.
* Xử lý số liệu: bằng phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS 23.0.
27


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung.
BN < 40 tuổi chiếm > 60%, cao nhất
64 tuổi, thấp nhất 15 tuổi, tuổi trung bình
38,09 ± 9,9. Tỷ lệ nam/nữ là 69/24 = 2,9.
Thời gian lọc máu trước ghép 15,95 ±
23,75 tháng, trong đó lọc máu < 1 năm
chiếm tỷ lệ cao (67,7%). Thời gian sau
ghép trung bình 31,68 ± 31,72 tháng.
100% BN có huyết áp trong giới hạn

bình thường, trong đó 65,6% được kiểm

soát dưới tác dụng của thuốc hạ áp. Tỷ lệ
thiếu máu gặp 57% BN.
Như vậy, trong nghiên cứu của chúng
tôi, BN có lứa tuổi khá trẻ, nam nhiều hơn
nữ, nguyên nhân chính STMT trong nhóm
nghiên cứu là viêm cầu thận mạn, kết quả
tương đương với nghiên cứu của Nguyễn
Hữu Ngọc, Peteiro [1, 10] với tuổi trung
bình 32,8 ± 8,8, tỷ lệ nam/nữ: 2,8. Sau
ghép, BN đều có chỉ số huyết áp bình
thường, chủ yếu kiểm soát bằng thuốc hạ
áp, tỷ lệ BN còn thiếu máu nhẹ khá cao,
theo một số nghiên cứu đây là yếu tố
nguy cơ tim mạch sau ghép thận

2. Kết quả siêu âm Doppler tim ở BN sau ghép thận.
Bảng 3: Đặc điểm hình thái, chức năng thất trái.
Chỉ số
IVSd (mm)

LVPWd (mm)

EF (%)

FS (%)

2


LVMI (g/m )

Phân loại

n

Tỷ lệ (%)

X ± SD

Bình thường

57

61,3

8,95 ± 1,32

Dày

36

38,7

Bình thường

59

63,4


Dày

34

36,6

Bình thường

93

100

Giảm

0

0

Bình thường

93

100

Giảm

0

0


Bình thường

62

66,7

Tăng

31

33,3

LVDd (mm)

Tỷ lệ BN dày thất trái 33,3%, giãn thất
trái 21,5%. Tất cả BN có phân suất tống máu
trong giới hạn bình thường, phù hợp với
nghiên cứu của Dudziak trên 43 BN sau ghép
30 tháng, tỷ lệ dày thất trái 40% [4]. Nghiên
cứu của Montanaro (2005) trên 23 BN
28

9,09 ± 1,32

69,7 ± 6,75

39,37 ± 5,66

103,36 ± 29,06


46,65 ± 5,08

trước và sau ghép thận 2 năm thấy tỷ lệ
dày thất trái giảm từ 76% trước ghép
xuống 35% sau ghép [8]. LVMI trong nhóm
nghiên cứu là 103,36 ± 29,06 g/m2, phù hợp
với nghiên cứu của Hewing (2016) trên
30 BN sau ghép có LVMI là 103,8 g/m2 [5].


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018
Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Ngọc
trên 57 BN sau ghép thận 6 tháng thấy
IVSd là 11,1 ± 2,3 mm, LVPWd: 10,8 ±
1,9 mm, LVMI: 137,4 ± 27,6 g/m2 [1], kết
quả của tác giả cao hơn của chúng tôi
do nghiên cứu ở thời gian sớm sau
ghép (6 tháng), BN của chúng tôi có
thời gian sau ghép trung bình 31,54 ±
31,43 tháng và thời gian sau ghép 1 - 5

năm > 50% BN. Rigatto (2000) chỉ ra
LVMI tiếp tục giảm đến năm thứ 2 sau
ghép thận, sau đó ổn định ở năm thứ
ba, thứ tư sau ghép [11].
Về CNTTh thất trái: 100% BN có EF
và FS trong giới hạn bình thường
(EF 69,7 ± 6,75%, FS 39,37 ± 5,66%).
Nghiên cứu Hewing và Nguyễn Hữu Ngọc
cũng cho kết quả EF sau ghép tương tự.


Bảng 4: Đặc điểm siêu âm Doppler và Doppler mô thất trái.
Chỉ số

Giá trị nhóm nghiên cứu
( X ± SD, n = 93)

Doppler qua
van 2 lá

Vận tốc sóng E (cm/s)

67,95 ± 16,29

Vận tốc sóng A (cm/s)

69,61 ± 21,52
0,44 ± 0,15

Tei 2 lá

Bình thường

Tăng

62 (66,7%)

31 (33,3%)
9,36 ± 2,57


Sóng S
(cm/s) (%)
Doppler mô
cơ tim

Bình thường

Giảm

81,7%

18,3%

Sóng Em (cm/s)

10,25 ± 2,92

Sóng Am (cm/s)

8,22 ± 2,98

Em/Am

1,37 ± 0,59

E/Em

7,03 ± 2,2

ICTm (ms)


69,74 ± 15,88

IRTm (ms)

70,81 ± 13,93

ETm (ms)

246,7 ± 28,35
0,57 ± 0,1

Teim

Bình thường

Tăng

44,1%

55,1%

Trên siêu âm Doppler mô tại vòng van 2 lá bên, kết quả sóng tâm thu S trung bình
9,36 ± 2,57 cm/s, trong đó 18,3% BN có giảm vận tốc sóng S < 8 cm/s, chứng tỏ có
suy CNTTh thất trái khi EF% vẫn bảo tồn, điều này tương tự như nghiên cứu của
Hewing [5] ở BN sau ghép thận có sóng S: 7,6 ± 1,3 cm/s. Khi xem xét chỉ số Tei đánh
giá chức năng thất trái, nếu tính theo Doppler qua van 2 lá, 33,3% BN có chỉ số Tei
tăng, nhưng chỉ số Tei mô tăng > 0,55 chiếm tỷ lệ 55,9%.
29



t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018
Bảng 5: Phân loại suy CNTTr theo Em, E/Em.
Phân loại suy CNTTr thất trái

Số lượng
(n = 93)

Tỷ lệ
(%)

51

54,8

Độ I

27

29

Độ II

13

14

Độ III

2


2,2

Không suy tâm trương
Có suy tâm trương

Trong nhóm BN nghiên cứu, trên siêu
âm Doppler mô, 54,8% BN có sóng Em ≥
10 cm/s tương ứng với CNTTr thất trái
bình thường, 45,2% BN có Em < 10 cm/s
tương ứng với có suy CNTTr thất trái.
CNTTr thất trái ghép dựa trên các chỉ
số đo được dòng Dopper qua van 2 lá và
Doppler mô tại vòng 2 lá bên thấy VE
giảm, VA tăng, tỷ lệ E/A nhỏ hơn giá trị
trên người bình thường chứng tỏ sau
ghép vẫn còn rối loạn CNTTr thất trái.

Theo Phân loại của ASE (2009) về suy
CNTTr thất trái dựa trên Em và E/Em,
45,2% BN sau ghép có suy CNTTr thất
trái, trong đó độ I 29%, độ II 14% và
độ III 2,2%. Kết quả của Peteiro ở BN sau
ghép cũng nhận thấy sóng VA giảm sau
ghép: VA 68 ± 12 cm/s, nhưng các chỉ số
khác về CNTTr thay đổi sau ghép không
có ý nghĩa thống kê [10]. Nghiên cứu của
Hewing cũng nhận thấy CNTTr thất trái
không cải thiện ở BN sau ghép thận.


Bảng 6: Liên quan giữa một số chỉ số siêu âm thất trái với thời gian sau ghép, thời
gian lọc máu trước ghép.
Thời gian sau ghép
Chỉ số

< 12 tháng
(n = 31)

IVSd (mm)

Thời gian lọc máu trước ghép

≥ 12 tháng
(n = 62)

p

< 12 tháng
(n = 63)

≥ 12 tháng
(n = 30)

p

9,44 ± 1,29

8,73 ± 1,28

< 0,05


8,71 ± 1,23

9,46 ± 1,38

< 0,05

LVPWd (mm)

9,55 ± 1,29

8,89 ± 1,29

< 0,05

8,92 ± 1,19

9,46 ± 1,52

> 0,05

EF (%)

67,37 ± 7,78

70,76 ± 6,00

< 0,05

69,9 ± 6,5


69,3 ± 7,3

> 0,05

111,36 ± 31,33

99,73 ± 27,46

< 0,05

98,53 ± 26,79

113,48 ± 31,43

< 0,05

2

LVMI (g/m )
Tei thất trái

0,47 ± 0,17

0,43 ± 0,13

> 0,05

0,43 ± 0,14


0,47 ± 0,16

> 0,05

Tei mô thất trái

0,59 ± 0,12

0,57 ± 0,11

> 0,05

0,57 ± 0,1

0,58 ± 0,1

> 0,05

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy độ dày IVS, LVPWd, LVMI và EF%
ở nhóm BN có thời gian sau ghép
> 12 tháng cải thiện tốt hơn nhóm có thời
gian sau ghép < 12 tháng có ý nghĩa
thống kê. Kết quả này phù hợp với nghiên
30

cứu của Rigatto: giảm khối lượng cơ thất
trái hoàn toàn phụ thuộc vào thời gian
sau ghép.
Xét ở góc độ lọc máu trước ghép,

chúng tôi thấy cũng có thay đổi rõ rệt về
hình thái thất trái theo thời gian lọc máu


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018
trước ghép. Cụ thể: ở nhóm có thời gian
lọc máu > 12 tháng, các thông số siêu
âm như IVSd, LVMI (9,46 ± 1,38 mm,
113,48 ± 31,43 g) lớn hơn nhóm có thời
gian lọc máu trước ghép < 12 tháng
IVSd, LVMI (8,71 ± 1,23 mm, 98,53 ±
26,79 g). Nhiều nghiên cứu trên thế giới
cho thấy thời gian lọc máu trước ghép
ảnh hưởng đến hình thái và chức năng
thất trái, nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa
thống nhất. Wali (2005) theo dõi 138 BN

trước và sau ghép thấy mức độ phục hồi
CNTTh thất trái và CNTTr thất trái phụ
thuộc vào thời gian lọc máu trước ghép
[12]. Theo Meier Chiesche (2013), việc
kéo dài thời gian lọc máu trước ghép có
liên quan đến nguy cơ cao các bệnh tim
mạch ở BN sau ghép [7]. Ngược lại,
nghiên cứu của Vaidya (2012) chỉ ra thay
đổi khối lượng cơ thất trái và LVMI sau
ghép không có liên quan nhiều đến thời
gian lọc máu trước ghép.

Bảng 7: Tương quan của chỉ số LVMI, sóng Em với một số yếu tố khác.

2

Chỉ số

LVMI (g/m )

Em

r

p

r

p

Ure (mmol/l)

0,229

< 0,05

0,030

> 0,05

Creatinin (µmol/l)

0,425


< 0,05

0,208

< 0,05

Cyclosopin A (C0) (ng/l)

0,477

> 0,05

-0,125

> 0,05

Cyclosporin A (C2) (ng/l)

0,716

< 0,05

-0,253

> 0,05

Tacrolimus (ng/l)

0,200


> 0,05

-0,069

> 0,05

Kết quả nghiên cứu cho thấy LVMI
tương quan thuận mức độ vừa với nồng
độ creatinin máu và tương quan thuận
mức độ chặt với nồng độ đỉnh của
cyclosporin A. Như vậy, mức độ cải thiện
LVMI phụ thuộc vào mức độ cải thiện
chức năng thận ghép. Nghiên cứu của
Dzemidzic (2009) chỉ ra mức LVMI sau
ghép thận 12 tháng liên quan đến độ
thanh thải creatinin và nồng độ creatinin
huyết thanh, nhóm có phì đại thất trái có
nồng độ creatinin huyết thanh cao hơn
nhóm có LVMI trong giới hạn bình thường
[4].

áp, rối loạn lipid máu, không dung nạp
glucose. Các nghiên cứu chỉ ra tacrolimus
và cyclosporin A đều gây tác dụng tăng
huyết áp ở BN sau ghép thận. Nghiên
cứu của Kirkpantur: nồng độ đỉnh
cyclosporin A cao ảnh hưởng đến CNTTr
ở BN sau ghép, nhưng không ảnh hưởng
đến co bóp cơ tim [6]. Trong nghiên cứu
này, chỉ có 15,9% BN sử dụng cyclosporin

A, tuy nhiên vẫn thấy mối liên quan thuận
mức độ chặt giữa LVMI và nồng độ đỉnh
của cyclosporin A.

Sau ghép BN phải dùng thuốc ức chế
miễn dịch để chống thải ghép, tuy nhiên
thuốc ức chế miễn dịch lại có những tác
dụng phụ đến tim mạch như: tăng huyết

Qua nghiên cứu 93 BN sau ghép thận,
chúng tôi rút ra một số kết luận:

KẾT LUẬN

- Về hình thái thất trái: dày thất trái
33,3%.
31


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018
- Biến đổi chức năng thất trái chỉ phát
hiện trên Doppler mô: giảm CNTTh 18,7%,
rối loạn CNTTr 45,2%.
- IVSd, LVPWd, LVMI và EF% ở nhóm
có thời gian sau ghép > 12 tháng cải thiện
tốt hơn nhóm có thời gian sau ghép
< 12 tháng. IVSd, LVMI ở nhóm có thời
gian lọc máu > 12 tháng dày hơn ở nhóm
lọc máu trước ghép < 12 tháng. LVMI
tương quan thuận với nồng độ creatinin

và cyclosporin A huyết thanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Ngọc. Nghiên cứu biến đổi
hình thái và chức năng thất trái ở bệnh nhân
trước và sau ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Y học TP. Hồ Chí Minh. 2014, 4, tr.150-157.
2. Vũ Đình Triển. Nghiên cứu các chỉ số
Doppler mô cơ tim ở người trưởng thành bình
thường và bệnh nhân tăng huyết áp. Luận án
Tiến sỹ Y học. Viện Nghiên cứu Khoa học và
Y Dược lâm sàng 108. 2015.
3. Nguyễn Anh Vũ. Siêu âm tim - Cập nhật
chẩn đoán. Nhà xuất bản Đại học Huế. Bệnh
viện Đại học Y Dược Huế. 2010, tr.335.
4. Dudziak M, Dębska-Ślizień A, Rutkowski
B. Cardiovascular effects of successful renal
transplantation: A 30-month study on left
ventricular morphology, systolic and diastolic
functions. Transplantation Proceeding. 2005,
37 (2), pp.1039-1043.
5. Hewing B, Dehn A.M, Staeck O et al.
Improved left ventricular structure and function

32

after successful kidney transplantation. Kidney
Blood Press Res. 2005, 41 (5), pp.701-709.
6. Kirkpantur A, Yilmaz R, Abali G et al.
Utility of C2 monitoring in prediction of diastolic
dysfunction in renal transplant recipients.

Transplantation Proceedings. 2008, 40 (1),
pp.171-173.
7. Meier-Kriesche H.U, Baliga R, Kaplan B.
Decreased renal function is a strong risk
factor for cardiovascular death after renal
transplantation. Transplantation. 2003, 75 (8),
pp.1291-1295.
8. Montanaro D, Gropuzzo M, Tulissi P et
al. Effects of successful renal transplantation
on left ventricular mass. Transplantation
Proceedings. 2005, 37 (6), pp.2485-2487.
9. Nagueh S.F, Appleton C.P, Gillebert T.C
et al. Recommendations for the evaluation
of left ventricular diastolic function by
echocardiography. J Am Soc Echocardiogr.
2009, 22 (2), pp.107-133.
10. Peteiro J, Alvarez N, Calviño R et al.
Changes in left ventricular mass and filling
after renal transplantation are related to changes
in blood pressure: An echocardiographic and
pulsed doppler study. Cardiology. 1994, 85
(5), pp.273-283.
11. Rigatto C, Foley R.N, Kent G.M et al.
Long-term changes in left ventricular hypertrophy
after renal transplantation. Transplantation.
2000, 70 (4), pp.570-575.
12. Wali R.K, Wang G.S, Gottlieb S.S et al.
Effect of kidney transplantion on left ventricular
systolic dysfunction and congestive heart failure
in patients with end-stage renal disease. J Am

Coll Cardiol. 2005, 45 (7), pp.1051-1060.



×