Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật tổn thương cũ gân gấp vùng II bàn tay hai thì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.93 KB, 8 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT
TỔN THƯƠNG CŨ GÂN GẤP VÙNG II BÀN TAY HAI THÌ
Lưu Danh Huy*; Phạm Đăng Ninh**; Vũ Nhất Định**
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật tổn thương gân gấp cũ vùng II hai thì bằng kỹ
thuật đặt ống tráng silicon. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả trên 33 bệnh nhân
(BN) với 46 ngón tay có tổn thương gân gấp cũ vùng II bàn tay được phẫu thuật ghép gân gấp
hai thì theo kỹ thuật của Hunter từ 2010 - 2015 tại Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện
Hữu Nghị Việt Đức. Kết quả: thời gian mổ sau tổn thương (thì một) là 15,64 tuần. 33 ngón tay
được tạo hình lại ròng rọc (A2, A4 hoặc cả A2, A4) bằng mảnh ghép gân gấp nông. Đường
kính ống tráng silicon trung bình 11,94F. 1/46 ngón tay nhiễm trùng lộ silicon sau mổ thì một.
Gân ghép là gân gan tay dài sử dụng trong 43/45 ngón tay với chiều dài và rộng trung bình:
17,37 mm; 2,3 mm. Qua theo dõi trên 1 năm dựa vào thang điểm Strickland, chúng tôi đạt kết
quả sau: rất tốt: 7/45 ngón (15,55%); tốt: 27 ngón (60%); trung bình: 11 ngón (24,45%). Kết
luận: điều trị thương tích cũ gân gấp vùng II bàn tay với kỹ thuật Hunter, sử dụng ống tráng
silicon bước đầu mang lại kết quả khả quan với tỷ lệ rất tốt và tốt 75,55%.
* Từ khóa: Tổn thương gân gấp vùng II; Ghép gân gấp hai thì; Đặt silicon ống ngón tay.

The Outcome of Surgical Treatment of Two-Stage Flexor Tendon
Reconstruction
Summary
Objectives: To evaluate the outcome treatment of zone II late flexor tendon injury with coated
silicone tube technique. Subjects and methods: A descriptive study on thirty-three patients
whose fourty-six fingers had zone II flexor tendor injury. These patients were performed twostage tendon-grafting according to Hunter’s procedure from 2010 to 2015. Results: The
operation time after injury (stage I) was 15.64 weeks. 33 fingers had been pulley reconstruction
(A2, A4 or both A2, A4). The average diameter of silicone coated pipe was 11,94 F. One out of
46 fingers was subjected to infection (stage 1). PL tendon graft used in the 43/45 fingers.
Average length and width was 17.37 mm and 2.3 mm, respectively. During one follow-up year,
the results were assessed based on the Strickland’s scale: very good: 7/45 fingers (15.55%);


good: 27 fingers (60%); medium: 11 fingers (24.45%). Conclusion: The two-stage technique is a
useful, effective method of reconstruction of flexor tendon. Treatment of old tendon injury in
zone II with Hunter technique, using silicon-coated tubes initially brought positive results:
excellent and good: 75.55%. Two-stage flexor tendon reconstruction is a challenging method
that is successful for the reconstruction of servely damaged flexor tendons.
* Key words: Zone II flexor tendon injury; Two-stage flexor tendon reconstruction; Silicone
tube technique.
* Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
** Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Lưu Danh Huy ()
Ngày nhận bài: 20/11/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/01/2017
Ngày bài báo được đăng: 18/01/2017

139


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vết thương bàn tay là một trong những
thương tổn thường gặp trong các vết
thương ở chi trên. Tại Pháp, mỗi năm có
khoảng nửa triệu người bị thương tích
bàn tay. Ở Việt Nam, tỷ lệ này ngày càng
gia tăng. Tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt
Đức, năm 1994 có 294 BN bị thương tích
bàn tay được điều trị tại Khoa Chấn
thương Chỉnh hình; từ tháng 1 - 1993 đến
10 - 1996 có 187 BN đứt gân gấp [2];
trong gần 4 năm (1998 - 2002) có 77 BN
tổn thương gân gấp vùng II được phẫu

thuật nối gân thì đầu [4]. Việc điều trị đứt
gân gấp bàn tay khá phức tạp, đặc biệt
tổn thương gân gấp ở vùng ống ngón tay
chật hẹp có cả gân gấp nông và sâu. Đối
với tổn thương mới, Bunnell chủ trương
cắt lọc và khâu da để làm liền vết thương,
sau đó thực hiện ghép gân. Vì theo ông,
khâu gân kỳ đầu hoặc kỳ đầu trì hoãn tại
vùng này đạt kết quả kém do dính gân.
Tuy nhiên, sau Bunnell nhiều công trình
nghiên cứu thực hiện khâu gân kỳ đầu
hoặc kỳ đầu trì hoãn cho kết quả khả
quan. Gân gấp vùng II bàn tay còn gọi là
vùng cấm được tính từ chỗ gân gấp nông
và sâu chui vào hoạt dịch cho đến nơi
bám tận gân gấp nông ở giữa đốt 2 ngón
tay. Ở vùng này, gân nằm trong ống xơ
sợi. Chính vì vậy, có nhiều khó khăn về
kỹ thuật khâu nối cũng như luyện tập sau
mổ. Hiện nay đối với tổn thương mới tại
vùng ống ngón tay, khâu gân kỳ đầu hoặc
kỳ đầu trì hoãn được áp dụng phổ biến [1,
4]. Đối với tổn thương đứt gân gấp vùng
ống ngón tay đến muộn, ở kỳ hai không
còn khả năng khâu nối do 2 đầu gân bị
thoái hóa co rút lên cao. Do vậy, để phục
hồi cần thực hiện phẫu thuật ghép gân.
Căn cứ vào từng tổn thương cụ thể mà
140


các tác giả thực hiện ghép gân một thì
hoặc hai thì. Phương pháp ghép gân một
thì thường áp dụng trong trường hợp vẫn
còn cấu trúc của ròng rọc. Phương pháp
ghép gân hai thì được áp dụng đối với
các trường hợp đến muộn, đoạn gân
ngoại vi bị thoái hóa nặng dính chặt vào
ống ngón tay, các ròng rọc cần phải tạo
hình lại. Ở Việt Nam, những công trình
nghiên cứu về phẫu thuật bàn tay chưa
nhiều. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
điều trị tổn thương gân gấp tới muộn
vùng II bàn tay, chúng tôi nghiên cứu đề
tài này nhằm: Đánh giá kết quả điều trị
phẫu thuật tổn thương gân gấp cũ vùng II
bàn tay hai thì.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
33 BN (46 ngón tay) được chẩn đoán
và điều trị phẫu thuật tổn thương gân gấp
đến muộn vùng II hai thì bằng kỹ thuật đặt
ống tráng silicon tại Khoa Chấn thương
Chỉnh hình 1, Bệnh viện Hữu Nghị Việt
Đức từ 2010 - 2015.
* Tiêu chuẩn lựa chọn: BN được chẩn
đoán tổn thương gân gấp vùng II bàn tay
đến muộn, hệ thống ròng rọc tổn thương
nặng không còn chỉ định ghép gân một thì
kỳ 2. Các khớp bàn ngón, liên đốt ngón

mềm mại.
* Tiêu chuẩn loại trừ: tổn thương gân
gấp do bệnh lý (viêm hoại tử gân, viêm
lao bao gân), tổn thương xương và khớp
nặng và có dấu hiệu nhiễm trùng vết
thương.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả tiến cứu lâm sàng
cắt ngang không đối chứng. Sử dụng kỹ


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017
thuật tập luyện sau mổ của Duran [8].
Đánh giá kết quả điều trị dựa vào bảng
phân loại góc vận động chủ động sau mổ
gân gấp bàn tay của Strickland.
3. Phương pháp phẫu thuật.
* Thì một: rạch da gan ngón tay theo
các đường rạch zigzag để bộc lộ toàn bộ
gân gấp của ngón tổn thương và kéo dài
xuống vùng cơ giun bám ở gan tay. Có
thể sử dụng lại các đường rạch da, vết
thương cũ hoặc không. Bộc lộ toàn bộ hệ
thống ròng rọc (cả thương tổn và không).
Lấy bỏ gân gấp sâu, đầu ngoại vi để lại
1 cm chiều dài bám tận vào nền đốt xa để
cố định đầu ngoại vi của silicon, phần
trung tâm của gân gấp sâu cắt bỏ tới
ngoài ống ngón tay. Cắt bỏ gân gấp nông
tại điểm bám tận, cần chú ý bảo vệ bao

khớp và tầm ngang gan tay tại khớp liên
đốt gần. Phần trung tâm của gân gấp
nông có thể sử dụng để tạo hình ròng
rọc. Tại thì này có thể giải phóng các bao
khớp, dây chằng bên khớp liên đốt khi bị
biến dạng gấp của ngón tay. Đường rạch
da thứ 2 được rạch tại cổ tay phía bờ trụ.
Kích cỡ của ống tráng silicon khoảng 10 14F, kích cỡ này gần với kích cỡ của gân
ghép lựa chọn. Khi đặt qua hệ thống ròng
rọc, ống silicon phải trượt một cách dễ
dàng. Xác định sự có mặt của hệ thống
ròng rọc, đòi hỏi ít nhất phải tồn tại ròng
rọc A2 và A4, ròng rọc phải đủ khoẻ và
không cản trở ống trượt trong đó. Kéo
đầu trung tâm của silicon từ vùng gan tay
lên vùng cổ tay và đặt tự do ở giữa hai
lớp gân gấp nông và sâu. Phần ngoại vi
của silicon được kéo qua ròng rọc và
khâu vào điểm bám tận của gân gấp sâu,
dùng các mũi khâu chỉ prolen với kỹ thuật
hình số 8, có thể khâu tăng cường các
mũi rời giữa silicon và màng xương để

đảm bảo chắc chắn. Kéo đầu trung tâm
của silicon tại vùng cổ tay để xác định độ
trượt trong ròng rọc và khoảng vận động
của ngón cũng như dấu hiệu “dây cung”
của gân để xử lý. Phải đảm bảo silicon
trượt dễ dàng và không bị kẹt khi ngón
tay gấp thụ động. Đầu trung tâm của ống

để tự do giữa 2 lớp gân gấp nông và sâu.
* Kỹ thuật tạo ròng rọc: việc quyết định
tái tạo ròng rọc được quyết định trong
phẫu thuật, dùng các dụng cụ để nong
ròng rọc bị xẹp và dính vào xương hoặc
gân gấp. Các trường hợp ròng rọc bị phá
hủy nặng, mất cấu trúc, sử dụng mảnh
gân gấp nông để tái tạo và ưu tiên cho A2
và A4. Khâu cố định mảnh gân gấp nông
vào phần mềm và những di tích còn lại
của ròng rọc cũ ở 2 bên đốt ngón tay.
* Sau mổ thì một: đặt nẹp cẳng bàn tay
phía sau với cổ tay gấp 350, khớp bàn
ngón 60 - 700, các khớp liên đốt nghỉ ở tư
thế duỗi. Vận động thụ động thực hiện từ
ngày thứ 2 sau mổ. Khoảng thời gian
giữa các thì là thời gian cần thiết cho lành
vết thương và hình thành “ống trượt”
xung quanh silicon, thường là 3 tháng.
Tập luyện tích cực các khớp để đạt
khoảng vận động thụ động đầy đủ.
* Thì hai: rạch da theo sẹo cũ ở vùng I
và vùng V bàn tay để bộc lộ silicon, lựa
chọn gân ghép, khâu gân ghép bằng mũi
khâu xuyên xương cố định vào nền móng
và phần còn lại của gân gấp sâu, kéo đầu
trung tâm xuống vùng V và khâu với gân
gấp sau tại đây bằng kỹ thuật Pulvertaft.
* Sau mổ thì hai: đặt nẹp cẳng bàn tay
cổ tay ở tư thế trung gian, khớp bàn ngón

gấp 450 và liên đốt ngón ở tư thế cơ
năng. Sử dụng các bài tập phục hồi chức
năng của Duran [8].
141


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm chung.
Có 29 BN nam, 4 BN nữ với độ tuổi trung bình 30,7 (18 - 56 tuổi), trong độ tuổi lao
động (20 - 40 tuổi): 72,73%. Nguyên nhân chủ yếu là tai nạn lao động: 22 BN
(66,678%), tai nạn sinh hoạt: 11 BN (33,33%).
2. Đặc điểm lâm sàng.
Chủ yếu gặp ở tay phải (22 BN); tay trái: 11 BN. Ngón 3 và ngón 4 có tần suất tổn
thương cao nhất (33/46 ngón tay). Tình trạng phần mềm: 18 BN được khâu da có sẹo
mềm mại khớp vận động thụ động hết tầm, 15 BN đã xử trí ở các tuyến (can thiệp gân)
có tình trạng xấu co kéo, ảnh hưởng vận động thụ động.
* Phẫu thuật thì một:
Bảng 1: Thời gian từ khi bị tổn thương đến khi phẫu thuật thì một.
Thời gian từ khi bị tổn thương đến khi phẫu thuật

n

%

≤ 12 tuần

22

66,67


> 12 - 24 tuần

6

18,18

> 24 tuần

5

15,15

Tổng

33

100,00

15,64 ± 13,61

Min - max = 6 - 64

X ± SD

Bảng 2: Tổn thương ròng rọc.
Tổn thương ròng rọc

n


Hẹp, xơ dính (bảo tồn)
Rách, mất cấu trúc
(tạo hình)

%

16

34,78

A2

17

36,96

A4

3

6,52

A2, A4

10

21,74

46


100,00

Tổng

Bảng 3: Kích cỡ ống tráng silicon.
Ngón

Kích cỡ ống (F)
n

X ± SD

Min - max

Ngón 1

2

12

0

Ngón 2

6

12 ± 1,26

10 - 14


Ngón 3

16

12,63 ± 1,2

10 - 14

Ngón 4

17

11,88 ± 0,49

10 - 12

Ngón 5

5

10,4 ± 0,89

10 - 12

Chung

46

11,94 ± 0,97


10 -14

Tỷ lệ nhiễm trùng: 1/46 ngón (0,02%).
142


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017
* Phẫu thuật thì hai:
- Thời gian giữa phẫu thuật thì một và thì hai:
≤ 12 tuần: 18 BN (54,55%); > 12 - 24 tuần: 14 BN (42,42%); > 24 tuần: 1 BN (3,03%)
Sử dụng gân ghép: 43/45 ngón tay sử dụng gân ghép là gân gan tay dài; 2 ngón sử
dụng gân ghép là gân duỗi ngón chân.
Bảng 4: Kích cỡ gân ghép (gân gan tay dài).
Ngón

Dài

n

Rộng

X ± SD

Min - max

X ± SD

Min - max

Ngón 1


2

17,10 ±0,14

17 - 17,2

3,55 ± 0,35

3,3 - 3,8

Ngón 2

5

17,94 ± 1,33

16,2 - 19,4

3,92 ± 0,52

3,2 - 4,5

Ngón 3

16

17,44 ± 1,10

14 - 19,3


3,78 ± 0,49

2,4 - 4,6

Ngón 4

17

17,12 ± 1,02

14,2 - 18,3

3,65 ± 0,45

2,3 - 4,2

Ngón 5

5

16,96 ± 0,82

16,3 - 18,2

3,74 ± 0,11

3,6 - 3,9

Gan tay dài


43

17,37 ± 1,07

14 - 19,4

3,77 ± 0,39

2,3 - 4,6

* Kết quả sau mổ (n = 45):
Trung bình: 11 BN (24,45%); tốt: 27 BN (60,00%); rất tốt: 7 BN (15,55%).
Bảng 5: Kết quả chung 4 ngón dài liên quan xử trí ròng rọc.
Kết quả chung
4 ngón

Nong

A2

A4

A2, A4

Tổng

n

%


n

%

n

%

n

%

n

%

Trung bình

2

14,29

6

37,50

0

0


3

30,00

11

25,58

Tốt

7

50,00

10

62,50

2

66,67

7

70,00

26

60,47


Rất tốt

5

35,71

0

0

1

33,33

0

0

6

13,95

Tổng

14

100

16


100

3

100

10

100

43

100

BÀN LUẬN
1. Thời điểm phẫu thuật thì một.
Theo nghiên cứu của Vũ Hải Nam [1],
thời điểm từ khi bị đứt gân tại vùng II tới
khi được phẫu thuật ghép gân gấp sâu
một thì là 4 - 14 tuần, trung bình 9 tuần,
trong đó từ 8 - 12 tuần có 10/32 BN. Tại
thời điểm này, các gân chưa bị thoái hóa
nặng, đặc biệt ròng rọc chưa bị tổn
thương nặng, không phải tạo hình ròng

p

0,21


rọc nên thuận lợi cho việc ghép gân một
thì. Theo Kleinert và CS, sau 4 tuần bị tổn
thương mà gân gấp không được khâu
nối, việc phẫu thuật phục hồi phổ biến là
ghép gân một thì. Theo Liu T.K [12], thời
gian từ khi bị tổn thương tới khi phẫu
thuật ghép gân một thì từ 4 - 14 tuần,
trung bình 8,5 tuần, đạt kết quả tốt 80%.
Bekir Atik [6] từ 2009 - 2011 đã mổ 17
BN ghép gân vùng II hai thì, thời gian
trung bình cho lần phẫu thuật thì một là
143


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017
11,8 tuần (2 - 36 tháng). Theo Unglaub,
thời điểm trung bình phẫu thuật thì một
trong ghép gân hai thì ngón 1 là 26 tháng
(0,5 - 156 tháng) đem lại kết quả tốt và rất
tốt (phân loại Buck-Gramcko) là 44%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời
gian trung bình từ khi tổn thương đến mổ
thì một là 15,64 tuần, 5/33 BN mổ sau
24 tuần. Kết quả tốt và rất tốt: 23/45 ngón
trong thời điểm mổ thì một trong vòng
12 tuần.
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả,
sau 14 tuần các gân và ròng rọc bị thoái
hóa nặng, dính chặt với nhau thành một
khối, thậm chí gân đã bị xơ teo, các ròng

rọc không còn cấu trúc và chức năng. Khi
đó không còn chỉ định ghép gân một thì,
cần ghép gân hai thì để tái tạo ròng rọc.
2. Thời điểm phẫu thuật thì hai.
Bekir Atik [6] thực hiện phẫu thuật thì
hai sau thì một trung bình 11,8 tuần (10 16 tuần). Unglaub thực hiện ghép gân
gấp dài ngón 1 cho 16 BN sau 8 tuần.
Alexandros [5] thực hiện trên 21 ngón tay,
ghép gân thì hai thực hiện sau ít nhất
3 tháng. Trong nghiên cứu này, 45 ngón
tay được ghép gân thì hai đều thực hiện
tại thời điểm ít nhất 3 tháng. Các tác giả
đều cho rằng trên thực nghiệm và lâm
sàng, thời gian 3 tháng đủ để tạo thành
đường hầm cho gân trượt.
3. Tổn thương ròng rọc.
Đánh giá trong mổ chức năng của
ròng rọc khi sửa chữa gân gấp tới muộn
tại vùng ống ngón tay là điểm cốt yếu. Với
phương pháp ghép gân một thì, tất cả
ròng rọc cần bảo tồn tối đa để tăng
cường khả năng nuôi dưỡng gân gấp. Khi
hệ thống ròng rọc mất các cấu trúc do tổn
144

thương hoặc do lần phẫu thuật trước,
việc tạo hình được đặt ra, lúc đó phương
pháp ghép gân hai thì cần cân nhắc. Hầu
hết các tác giả đều cho rằng sau 3 tháng
vết thương gân gấp vùng II không được

xử trí, hệ thống ròng rọc sẽ bị xơ dính
hoặc mất cấu trúc. Vũ Hải Nam [1] trong
ghép gân một thì kỳ 2 phát hiện thương
tổn chủ yếu ở các ròng rọc chéo C1:
46/49 ngón; C2: 44/49 ngón; C3: 47/49
ngón; A3: 31/49 ngón. Nghiên cứu của
chúng tôi, 65,22% BN có ngón tay rách
mất cấu trúc của ròng rọc cần được tái
tạo A2, A4 hoặc cả hai, liên quan tới thời
điểm phẫu thuật muộn hoặc những lần
mổ trước đó gây tổn thương ròng rọc.
4. Tái tạo ròng rọc.
Tái tạo ròng rọc đều cần thiết sau tổn
thương gân gấp hoặc ít gặp hơn sau ròng
rọc rách kín. Dấu hiệu “dây cung” xuất
hiện đòi hỏi phải điều trị phẫu thuật tạo
hình ròng rọc để lấy lại cơ sinh học đầy
đủ của hệ thống gân gấp. Các nghiên
cứu cơ sinh học cho thấy ròng rọc A2 và
A4 là ròng rọc then chốt, có ý nghĩa quyết
định chống lại dấu hiệu “dây cung” khi
gấp ngón tay [9, 10].
Việc tái tạo lại ròng rọc A2 và A4 sẽ
đảm bảo được 2 yếu tố: lấy lại góc gấp
bình thường của khớp và giữ được gân
không bị “trật” hơn là tái tạo các ròng rọc
khác. Mỗi ròng rọc cần được tạo hình lại
ít nhất 5 mm giúp cho giữ vững gân gấp
gần với trung tâm của khớp xoay. Đối với
ngón 1, dấu hiệu “dây cung” xuất hiện khi

tổn thương cả ròng rọc A1 và C, một
mình ròng rọc A2 còn nguyên không đủ
giữ cho cơ sinh học gấp của ngón cái
bình thường. Các tác giả đề nghị một
trong 2 ròng rọc A1 và C cần được tái tạo


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017
hoặc cả 2. Nếu một trong hai ròng rọc này
chỉ bị tổn thương, cần cân nhắc việc tái
tạo vì có thể không cần thiết [9, 10].
Có nhiều phương pháp tạo hình ròng
rọc được mô tả như mảnh ghép tự do.
Bunnel mô tả sử dụng mảnh gân ghép tự
do để tái tạo lại ròng rọc A2 và A4, có thể
dùng mảnh ghép là gân gấp hoặc duỗi tái
tạo A2; mảnh ghép từ mạc hãm gân duỗi:
sử dụng những di tích của ròng rọc; sử
dụng tấm ngang gan tay; sử dụng mảnh
ghép gân gấp nông: một vài trường hợp
được tạo hình lại theo phương pháp này.
Alexadros [5] nghiên cứu 22 ngón tay tái
tạo gân gấp hai thì sử dụng phương pháp
này, trung bình 2,7 ròng rọc được tạo
hình trên một ngón tay. Đánh giá theo
Strickland 16/22 ngón tay đạt kết quả tốt
và rất tốt.
Trong nhóm nghiên cứu với 40 ngón
tay được tạo hình lại ròng rọc, chúng tôi
sử dụng những mảnh ghép từ gân gấp

nông xẻ đôi khâu vào các di tích ròng rọc
ở hai bên đốt gần và đốt giữa. Đánh dấu
khe khớp bàn ngón và liên đốt gần để bờ
trên mảnh ghép cách mặt khớp này với
khoảng cách gần như giải phẫu bình
thường theo đo đạc trên xác, tất cả
trường hợp đều được kiểm tra trong mổ
về hiện tượng dây cung của ống tráng
silicon.
6. Lựa chọn gân ghép.
Theo các tác giả, có nhiều gân được
sử dụng làm chất liệu ghép như: gân gan
tay dài, gân gan chân gày, gân duỗi riêng
ngón 5 và ngón 2 bàn tay, gân gấp nông
và gân duỗi ngón chân. Tuy nhiên, gân
ghép thường dùng là gân gan tay dài và
gân gan chân gày bởi chúng dễ lấy, hy
sinh ít chức năng và có sẵn (sau khi lấy đi

chức năng gấp của cổ tay không bị ảnh
hưởng). Gân gan chân gày cũng hay
được sử dụng, vì gân này dài, mỏng chắc
và dễ lấy. Có thể lấy đoạn gân ghép dài
nên phù hợp khi cần phục hồi gân gấp
nhiều ngón tay. Gân gan tay dài và gan
chân gày gặp ở 85% và 80% dân số [7].
Gân gan tay dài có thể xác định trước mổ
bằng cách thực hiện động tác đối chiếu
giữa ngón cái và ngón út với cổ tay gấp
nhẹ. Có thể bằng dụng cụ chuyên dụng

hay bằng đường rạch da cách quãng ở
cẳng tay. Theo Brian [7], chiều dài trung
bình của gân gan tay dài 16 cm. Gân duỗi
các ngón chân ít được sử dụng, vì các
gân này liên quan mật thiết với nhau bằng
thớ gân. Thông thường, có thể lấy gân
duỗi ngón 3 và 4. Ngón 5 ít được lấy do
ngắn, nhỏ. Gân duỗi ngón 1 to dày không
phù hợp. Gân gấp nông ngón tay không
nên sử dụng vì dày, phần trung tâm có
thể bị hoại tử sau khi ghép và là nguyên
nhân gây dính sau phẫu thuật [1, 7].
Chúng tôi chủ yếu sử dụng gân gan
tay dài với 43/45 ngón. 1 BN không có
gân gan tay dài nên chúng tôi sử dụng
gân duỗi ngón chân 3 và 4 làm vật liệu
ghép. Chiều dài trung bình gân gan tay
dài 17,53 mm, chiều rộng trung bình
3,88 mm. Như vậy, phù hợp với kích cỡ
ống tráng silicon (11,94F).
7. Kết quả.
Kết quả ghép gân 2 thì phục hồi tổn
thương cũ gân gấp vùng II bàn tay đạt kết
quả rất tốt 15,55%; tốt 60%; trung bình
11%, không gặp ngón tay nào có kết quả
xấu. Vũ Hải Nam (2003) [1] thực hiện
ghép gân một thì kỳ 2 phục hồi đứt gân
gấp ở vùng II cho kết quả rất tốt 8/35
(22,8%), kết quả tốt 18/35 (51,5%), trung
145



T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017
bình 9/35 (25,7%) và không gặp ngón tay
nào có kết quả xấu. Salisbury và Hunter
ghép gân hai thì cho 95 ngón tay trên BN
từ 2 - 60 tuổi đã lấy lại chức năng gấp
hoàn toàn 25%, khoảng cách búp ngónnếp gấp xa: 57% < 1,3 cm; < 2,5 cm:
80%; < 3,2 cm: 85%. 10% kết quả kém
với khoảng cách > 3,8 cm.
KẾT LUẬN
Tổn thương gân gấp tới muộn vùng
ống ngón tay là một tổn thương phức tạp,
đòi hỏi tạo lại “ống trượt” cho gân cũng
chính là tạo hình lại hệ thống ròng rọc,
đặc biệt đối với A2, A4 với ngón dài và
ròng rọc chéo với ngón cái để tránh hiện
tượng “dây cung”. Kỹ thuật ghép gân hai
thì rất có ích và hiệu quả đối với tạo hình
gân gấp. Cố gắng bảo tồn ròng rọc tối đa
nếu có thể. Qua 45 ngón tay bị tổn
thương với kỹ thuật ghép gân hai thì theo
kỹ thuật Hunter, chúng tôi thu được kết
quả bước đầu khả quan với 75,55% rất
tốt và tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Hải Nam. Đánh giá kết quả ghép gân
một thì kỳ hai phục hồi gân gấp ngón tay bị
đứt tại vùng II. Luận văn Thạc sỹ Y học. Học
viện Quân y. 2003.

2. Hoàng Ngọc Sơn. Nhận xét bước đầu
kết quả của phẫu thuật nối gân gấp bàn tay

146

thì đầu tại Bệnh viện Việt Đức 1993 - 1996.
Luận văn Thạc sỹ Y học. Đại học Y Hà Nội.
1996.
3. Ngô Văn Toàn. Điều trị đứt gân gấp bàn
tay trong vùng cấm nhân 48 trường hợp. Luận
văn Chuyên khoa Cấp II. Đại học Y Hà Nội.
1994.
4. Ngô Văn Toàn. Nghiên cứu điều trị
thương tích mới đứt gân gấp ngón tay trong
vùng II bằng phương pháp nối gân kỳ đầu.
Luận án Tiến sỹ Y học. Học viện Quân y.
5. Alexandros E. Beris et al. Two-stage
flexor tendon reconstruction in zone II using a
silicone rod and a pedicled intrasynovial graft.
J Hand Surgery. 2003, 28A, pp.625-660.
6. Bekir Atik. Hunter’s technique without
Hunter’s rod. Acta Orthopeadica Belgica.
2012, Vol. 78, pp.479-483.
7. Brian M. Derby. Flexor tendon reconstruction.
Clin Plastic Surgery. 2011, 38, pp.607-619.
8. Duran R.J, Hauser R.G. Controlled
passvive motion following flexor tendon repair
in zone I and III. AAOS symposium on tendon
surgery in the hand. 1975 C. V. Mosby, edit,
St Louis (1975), pp.105-111.

9. Idler R.S. Anatomy and biomechanics of
the digital flexor tendons. Hand Clin. 1985, 1,
pp.3-11.
10. John G. Seiler, Fraser J. Leversedge.
Digital flexor sheath: repair and reconstruction
of the annular pulley and membranous
sheath. J South Orthop Assoc. 2000, 9 (2),
pp.81-90.



×