Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thử nghiệm lâm sàng so sánh hiệu quả giữa chế độ ăn đặc sớm và muộn ở sản phụ sau mổ sanh tại Bệnh viện Hùng Vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.45 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

Nghiên cứu Y học

THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG SO SÁNH HIỆU QUẢ 
 GIỮA CHẾ ĐỘ ĂN ĐẶC SỚM VÀ MUỘN Ở SẢN PHỤ SAU MỔ SANH 
 TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG 
Đặng Ngọc Trà Mi*, Vũ Thị Nhung**, Phạm Thị Minh Trang* 

TÓM TẮT 
Mục  tiêu: So sánh hiệu quả của 2 chế độ ăn sau mổ sanh: nhóm I ăn khẩu phần ăn như khi chưa mổ và 
nhóm hai là ăn từ nhão đến đặc (khẩu phần ăn trước khi mổ) thông qua thời gian trung tiện sau mổ ở những sản 
phụ tại khoa Hậu phẫu Bệnh viện Hùng Vương trong thời gian từ tháng 11/2012 đến tháng 6/2013. 
Phương  pháp: Thực hiện trên 500 sản phụ được phân ngẫu nhiên làm hai nhóm: nhóm ăn đặc sớm (ăn 
bình thường như trước mổ) trong vòng 12 giờ đầu sau sanh và nhóm chứng được ăn bột trong 12 giờ đầu, sau 
đó ăn cháo và ăn chế độ bình thường trước khi mổ sanh vào ngày 2 hay sau khi trung tiện được. 
Kết  quả: Thời gian trung tiện ở nhóm ăn đặc 18,9 giờ (trung vị) so với nhóm chứng 25,1 giờ (trung 
vị). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Không ghi nhận có trường hợp nào rối loạn tiêu hóa như: 
buồn nôn, nôn, chướng bụng, tiêu chảy, liệt ruột cơ năng kéo dài ở nhóm ăn đặc sớm, có 1 ca tiêu chảy ở 
nhóm chứng chiếm tỷ lệ 0,004%.Sản phụ đi lại ở nhóm ăn đặc sớm là 19,3 giờ (trung vị) so với nhóm chứng 
21,3giờ (trung vị), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,03).Lượng dịch truyền có thể giảm 1 lít, thời gian 
lưu kim rút ngắn được 8‐9 tiếng. 
Kết luận: Cho sản phụ ăn khẩu phần bình thường sớm sau mổ sanh dưới gây tê vùng sẽ giúp ruột hoạt 
động lại sớm và không có biến chứng rối loạn tiêu hóa so với nhóm ăn khẩu phần từ nhão đến khẩu phần ăn 
bình thường. 
Từ khóa: mổ sanh, ăn đặc sớm, thời gian trung tiện 

ABSTRACT 
A CLINICAL TRIAL COMPARING THE EFFECTS BETWEEN EARLY REGULAR DIET  
POSTOPERATIVE FEEDING VERSUS CONVENTIONAL FEEDING AMONG PATIENTS  
UNDERGOING CEASAREAN SECTION AT HUNG VUONG HOSPITAL 


Dang Ngoc Tra Mi, Vu Thi Nhung, Pham Thi Minh Trang  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 175 ‐ 178 
Objectives: To compare the effects between two regimens of diet after cesarean section ( group I took the 
regular diet serving before operation and group II took the pasty food then regular diet afterwards) by recording 
the  time  the  patients  having  passage  of  flatulence  at  the  Post  operating  wards  at  Hung  Vuong  hospital  from 
November 2012 to June 2013. 
Methods: 500 patients were randomized into either regular diet group within 12 hours after surgery or the 
control group (women were offered a pasty diet within 12 hours after surgery, advanced to gruel on the next meal 
and then a regular diet afterwards. 
Results:  Both  groups  had  similar  baseline  demographics  and  operative  characteristics.  The  regular  diet 
group  had  earlier  passage  of  flatulence  (18.9  hours  (median)  versus  25.1  hours  (median)  p<0.05.  No 
gastrointestinal  disturbances  were  mentioned  in  group  I  such  as  vomiting,  nausea,  abdominal  distention, 

* Bệnh viện Hùng Vương  ** Hội Sản Phụ Khoa TP.HCM 
Tác giả liên lạc: BS Đặng Ngọc Trà Mi 
ĐT: 0908521448 

Sản Phụ Khoa

 Email:  

175


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

diarrhea, prolonged paralytic ileus. There was 1 case having diarrhea in group II ( 0.004%). The patients of group 
I had shorter duration of intravenous hydration (8‐9 hours), earlier removal of intravenous cannula (p< 0.001) 

and they mobilized earlier than those in the control group (19.3 hours versus to 21.3hours (p =0.03)).  
Conclusion: The patients having earlier regular diet feeding post‐Caesarean delivery with spinal anesthesia 
have had early bowel movements without any gastrointestinal complication in comparison to those who have had 
diet from pasty to regular diet. 
Keywords: Cesarean section, regular diet feeding, paralytic ileus, regional anesthesia  
nhân  một  chế  độ  chăm  sóc  hợp  lý,  ích  lợi  nhất 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
sau mổ. 
Hiện nay trên thế giới, mổ sanh là một trong 
Mục tiêu nghiên cứu 
những  phẫu  thuật  phổ  biến  nhất  với  tỉ  lệ  mổ 
So sánh chế độ ăn sớm theo khẩu phần như 
ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Tổ chức 
trước  mổ  và  chế  độ  cho  ăn  từng  bước  từ  nhão 
Y  tế  thế  giới  (2010),  tỉ  lệ  này  hiện  nay  tại  Việt 
đến  theo  khẩu  phần  như  trước  mổ  thông  qua 
Nam đã đạt mức 36%, đứng thứ nhì của Châu Á 
(3)
thời gian bệnh nhân có trung tiện. 
chỉ sau Trung Quốc . Tại TP Hồ Chí Minh, theo 
thống kê của Bệnh viện Hùng Vương năm 2011, 
tỉ lệ được ghi nhận là khoảng 30 ‐ 35%, đến năm 
2012 tỉ lệ mổ sanh lên đến gần 44,3%. Tình hình 
mổ  sanh  không  ngừng  tăng  lên  nên  vấn  đề 
chăm sóc sau mổ cần phải được xem xét kỹ để 
sản phụ hồi phục một cách nhanh nhất. 
Đa số sản phụ mổ sanh là những người trẻ, 
tổng trạng tốt. Chỉ định mổ sanh phần lớn là do 
nguyên  nhân  Sản  khoa,  hơn  là  do  bệnh  lí  nội 
khoa của mẹ. Thời gian mổ sanh ngắn, tiến trình 

mổ  ít  động  chạm  đến  ruột.  Những  yếu  tố  trên 
giúp hệ ruột trở lại hoạt động bình thường sớm 
hơn,  sản  phụ  hồi  phục  nhanh  hơn  so  với  các 
phẫu  thuật  Ngoại  khoa  khác(1).  Đó  là  cơ  sở  của 
việc đề nghị chế độ cho ăn đặc sớm thay vì chế 
độ ăn từng bước như hiện nay. 
Tại  Việt  Nam,  hướng  dẫn  quốc  gia  về  các 
dịch  vụ  chăm  sóc  sức  khỏe  sinh  sản  năm  2009 
khuyến  cáo  thực  hiện  chế  độ  cho  ăn  sớm  theo 
từng bước(2). Bệnh viện Hùng Vương cũng đang 
thực  hiện  theo  khuyến  cáo  trên.  Sản  phụ  được 
uống nước và bột trong vòng 24 giờ đầu, sau đó 
ăn cháo vào ngày thứ nhất. Chế độ ăn đặc được 
chỉ định từ ngày thứ hai nếu sản phụ trung tiện 
được. Thời gian nằm viện trung bình là 4 ngày. 
Chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu 
này, để so sánh chế độ ăn đặc sớm và chế độ ăn 
theo từng bước, nhằm mục đích cung cấp thêm 
cho các thầy thuốc bằng chứng để tìm cho bệnh 

176

Xác định tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng rối 
loạn  tiêu  hóa:  buồn  nôn,  nôn,  chướng  bụng, 
tiêu chảy. 
So sánh khoảng thời gian bệnh nhân bắt đầu 
đi lại. 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thử nghiệm lâm sàng  ngẫu  nhiên  có  nhóm 

chứng. 

Tiêu chuẩn thu nhận 
Tất  cả  các  trường  hợp  mổ  lấy  thai  tại  bệnh 
viện Hùng Vương và lên khoa Hậu Phẫu trước 
16 giờ trong ngày. 

Tiêu chuẩn loại trừ 
Có  tai  biến  trong  khi  mổ,  rối  loạn  tiêu  hóa 
ngay  trước  khi  mổ,  sản  phụ  nhập  khoa  Hậu 
Phẫu trễ hơn 12 giờ sau mổ, mẹ có bệnh lý nội 
khoa, có dùng Magnesium sulfat trước mổ, tiền 
căn phẫu thuật đường tiêu hóa, sản phụ có sẵn 
các bệnh lý dạ dày – ruột. 

Thời gian nghiên cứu 
Tháng 11/2012 đến tháng 6/2013 

Cỡ mẫu 
n

( z1  z1 / 2 ) 2 ( 12   22 )
(1  2 ) 2

 

Z1‐α/2=1,96,  Z1‐β  =  a1,282  Theo  Teoh  WHL 
(2007)(4).σ1: độ lệch chuẩn của nhóm 1 bằng 560(6). 

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
σ2:  độ  lệch  chuẩn  của  nhóm  2  bằng  600(6).Chọn 
khoảng thời gian trung tiện: μ1 ‐ μ2=120 phút. 

Bảng 2. So sánh kết cục khoảng thời gian trung tiện, 
đi lại sau mổ 

Tính được cỡ mẫu cần cho mỗi nhóm 500 ca. 

Cách tiến hành 
Trình  tự  phân  bố  ngẫu  nhiên  theo  block 
thay đổi. 
Nhóm ăn từng bước sản phụ ăn bột trong 
vòng  12  giờ  đầu  sau  mổ  sanh,  ăn  bột  (Enplus 
có  76,8  Kcal)  và  cháo  (234  Kcal)  từ  24‐48  giờ 
sau  (ngày  1),  sau  đó  sản  phụ  được  ăn  chế  độ 
bình  thường  (như  trước  khi  mổ)  khi  đã  trung 
tiện  được.  Truyền  1000  mL  dịch  trong  ngày 
hậu phẫu thứ 1. 
Nhóm  ăn  đặc:  ăn  theo  chế  độ  ăn  thường 
ngày khi chưa mổ. Cụ thể như sau: cho sản phụ 
uống  và  ăn  bình  thường  theo  thực  đơn  của 
người  không  mổ.  Sản  phụ  được  ăn  cơm  của 
bệnh viện thì năng lượng được cung cấp khoảng 
1800‐2200 Kcal/ngày. 
Ngưng truyền dịch cho sản phụ và họ có thể 
uống theo nhu cầu. Nếu sản phụ nôn nhiều (> 4 
lần) và không ăn uống được thì truyền dịch.Cả 2 

nhóm, sản phụ được giảm đau bằng diclofenac 
100mg đặt hậu môn tùy theo tình trạng đau của 
từng người. 

KẾT QUẢ 
Bảng 1. Đặc điểm về loại phẫu thuật 
Nhóm I
Nhóm chứng (II)
(n=250)
(n=250)
Loại phẫu thuật
Cấp cứu
116 (46,4%)
109 (43,6%)
Chủ động
134 (53,6%)
141 (56,4%)
VMC

59 (23,6%)
78 (31,2%)
Không
191 (76,4%)
172 (68,8%)
Phương pháp vô cảm
Tê tủy sống
242 (96,8%)
244 (97,6%)
Tê ngoài màng cứng 8 (3,2%)
6 (2,4%)

Thời gian mổ
< 60 phút
248 (99,2%)
242 (96,8%)
≥ 60 phút
2 (0,8%)
8 (3,2%)
Lượng máu mất
< 500
231 (92,4%)
240 (96%)
≥ 500
19 (7,6%)
10 (4%)
Đặc điểm

Sản Phụ Khoa

p
0,52*

0,06*

0,58*

0,06*

0,09*

Nghiên cứu Y học


Nhóm I
Nhóm II
Nhóm I
Nhóm II

Trung vị
Khoảng tứ phân vị
Khoảng thời gian trung tiện
19,8 (giờ)
12 (giờ)
25,1 (giờ)
20,9 (giờ)
Khoảng thời gian đi lại
19,3 (giờ)
10,5 (giờ)
21,3 (giờ)
14,4 (giờ)

p
<0,001

0,03

Dùng  kiểm  định  phi  tham  số  (Mann 
Whitney) p < 0,001. 
Bảng 3. Lượng dịch truyền, thuốc giảm đau, thời 
gian nằm viện 
Nhóm I
n=250


Nhóm II
n=250

P

Lượng dịch truyền trung bình
<0,00
0
1
(lít)
1
Lượng thuốc giảm đau (viên) 4,90±0,30 4,92±0,28 0,54
Thời gian trung bình nằm
3,63±0,42 3,60±0,40 0,45
viện (ngày)

P dùng phép kiểm t‐test 

BÀN LUẬN 
Nghiên  cứu  cho  thấy  ăn  khẩu  phần  bình 
thường  trước  mổ  sớm  làm  cho  ruột  hoạt  động 
lại  sớm  hơn  thông  qua  khoảng  thời  gian  trung 
tiện sau mổ được rút ngắn lại. Khoảng thời gian 
trung tiện của nhóm ăn đặc sớm là 18,9 giờ ngắn 
hơn  so  với  nhóm  ăn  lỏng  là  25,1  giờ  (giảm  6,2 
giờ). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 
Nghiên cứu trên 500 sản phụ mổ sanh ở cả 
hai  nhóm,  không  ghi  nhận  có  ca  nào  có  triệu 
chứng: buồn nôn, nôn, chướng bụng. Chỉ có 1 

ca tiêu chảy ở nhóm chứng chiếm tỷ lệ 0,004%. 
Trong  nghiên  cứu,  tỉ  lệ  triệu  chứng  rối  loạn 
đường  tiêu  hóa  ở  nhóm  I  và  nhóm  chứng  lần 
lượt  là  0%  và  0,004%.  Thấp  hơn  nhiều  so  với 
những  nghiên  cứu  trên  thế  giới  như:  Adupa 
(2003)(1)  tỉ  lệ  triệu  chứng  rối  loạn  đường  tiêu 
hóa là 15,6% và 29,5%. Patolia (2001)(5) tỉ lệ rối 
loạn đường tiêu hóa là 31,7% ở nhóm ăn  sớm 
và  26,7%  ở  nhóm  chứng.  Theo  Teoh  WHL, 
Shah  MK,  Mah  CL  (2007)  nghiên  cứu  196  sản 
phụ mổ sanh ở Singapore, tỉ lệ rối loạn đường 
tiêu hóa là 3,1%(4). 

177


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Lợi điểm của chế độ ăn đặc sớm là sản phụ 
uống nước theo nhu cầu nên không phải chịu 
đau  đớn,  vướng  víu  của  truyền  dịch,  có  thể 
thoải  mái  vận  động,  chăm  sóc  và  cho  con  bú 
dễ  dàng,  giảm  được  những  biến  chứng  của 
truyền dịch. 

Hạn chế trong nghiên cứu 
Chỉ  thu  thập  những  sản  phụ  lên  trại  hậu 
phẫu vào ban ngày (trước 16 giờ) vì sản phụ lên 

trại vào ban đêm thì không thể bắt sản phụ ăn. 
Những ca này thường được mổ ban đêm do vậy 
đa phần sẽ là mổ cấp cứu. Nhưng sự khác biệt 
này không có ý nghĩa. 
Vì tính đặc thù trong nghiên cứu chế độ ăn 
nên không thể làm mù. 
Chỉ áp dụng được cho trường hợp gây tê tủy 
sống và tê ngoài màng cứng mà không áp dụng 
được cho những ca gây mê. 

Tóm  lại,  phân  tích  giữa  kỳ  đã  cho  ta  những 
kết quả sau 
Khoảng  thời  gian  trung  tiện  của  nhóm  ăn 
đặc sớm giảm được 6,3 giờ so với nhóm chứng 
mà giả thuyết nghiên cứu chỉ cần giảm 2 giờ. 
Sản phụ ở nhóm ăn đặc đi lại sớm hơn so với 
nhóm chứng. 
Không ghi nhận có ca nào rối loạn tiêu hóa 
như:  buồn  nôn,  nôn,  chướng  bụng,  tiêu  chảy  ở 
nhóm ăn sớm, không ghi nhân có ca nào tắc ruột 
Lượng  dịch  truyền  có  thể  giảm  1  lít,  thời 
gian lưu kim rút ngắn được 8‐9 tiếng 
Qua  phân  tích  giữa  kỳ  cho  thấy  chế  độ  ăn 
sớm có nhiều ưu điểm và lợi ích trên lâm sàng rõ 
so với chế độ ăn từng bước như hiện nay tại BV 
hùng Vương (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê) 
nên  chúng  tôi  quyết  định  dừng  nghiên  cứu  ở 

đây  mà  không  tiếp  tục  làm  thêm  cho  đủ  mỗi 
nhóm 500 bệnh nhân như dự kiến. 


KẾT LUẬN 
Nghiên cứu này là bằng chứng về lợi ích của 
chế độ cho sản phụ ăn sớm theo khẩu phần bình 
thường như trước mổ sau mổ sanh, cụ thể là: 
‐ Chế độ cho ăn sớm giúp sản phụ hồi phục 
nhanh  hơn  thông  qua:  trung  tiện  sớm  hơn,ở 
nhóm nghiên cứu là 18,9 giờ so với nhóm chứng 
25,1 giờ. Khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) 
‐  Không  có  các  triệu  chứng  rối  loạn  đường 
tiêu hóa hay liệt ruột kéo dài xảy ra trong nhóm 
nghiên cứu. 
‐ Sản phụ đi lại sớm hơn ở nhóm nghiên cứu 
là  19,3  giờ  so  với  nhóm  chứng  là  21,3giờ.  Khác 
biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,03) 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

2.
3.
4.

5.

6.

Adupa D, Wandabwa J, Kiondo Pet al (2003), ʺA randomized 
controlled trial of early initiation of oral feeding after cesarean 
delivery in Mulago hospitalʺ, East Afr Med J 80, p. 345–350. 

Bộ Y tế (2009) Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc 
sức khỏe sinh sản, 2009, p. 180‐81. 
C‐section  rates  around  globe  at  epidemic  levels.  AP/ 
msnbc.com. Jan. 12 2010. Retrieved February 21, 2010. 
Greenwood  Van  Meerveld  B  (2007),  ʺEmerging  drugs  for 
postoperative ileus. ʺ, Expert Opin Emerg Drugs, 12(4), p. 
619‐626. 
Patolia DS, Hilliard RLM, Toy ECet al (2001), ʺEarly feeding 
after  cesarean  section:  randomized  trialʺ,  Obstetrics  and 
Gynecology, 98(1), p. 113‐6. 
Teoh  WHL,  Shah  MK,  and  MahCL  (2007),  ʺA  randomised 
controlled  trial  on  beneficial  effects  of  early  feeding  post‐
Caesarean  delivery  under  regional  anaesthesiaʺ,  Singapore 
Med J, 48(2), p. 152‐7. 

 
Ngày nhận bài báo 

 

 

: 30/11/2013 

Ngày phản biện nhận xét bài báo 

: 02/12/2013 

Ngày bài báo được đăng 
05/01/2014 


 

 



 

178

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 



×