Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Hiệu quả can thiệp bằng truyền thông nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống HIV/AIDS cho phụ nữ dân tộc thiểu số 15 - 49 tuổi tại Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.04 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014

HIỆU QUẢ CAN THIỆP BẰNG TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÕNG CHỐNG HIV/AIDS
CHO PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ 15 - 49 TUỔI TẠI SƠN LA
Trần Kiên*
TÓM TẮT
Tiến hành điều tra tại 2 xã thuộc huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La nhằm đánh giá kiến thức,
thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của phụ nữ dân tộc thiểu số 15 - 49 tuổi sau 2 năm
can thiệp bằng giải pháp truyền thông phòng, chống HIV/AIDS (2010 - 2011). Kết quả: 378 đối
tượng sau can thiệp so với trước can thiệp 382 đối tượng (2009): tỷ lệ đối tượng hiểu biết đầy
đủ về đường lây truyền HIV tăng rõ rệt (từ 10,8% trước can thiệp lên 52,1% sau can thiệp);
tăng cao nhất ở phụ nữ dân tộc Thái, tăng ít hơn ở 3 dân tộc Tày, H’Mông, Mường. Tỷ lệ đối
tượng hiểu sai về lây truyền HIV giảm rõ rệt (từ 13,6 - 18,8% trước can thiệp xuống 2,9 - 3,4%
sau can thiệp). Tỷ lệ đối tượng có thái độ sẵn sàng giúp đỡ người bị nhiễm HIV tăng rõ rệt
(từ 18,7 - 25,3% trước can thiệp lên 72,5 - 80,7% sau can thiệp). Tỷ lệ này tăng cao nhất ở
phụ nữ dân tộc Thái. Tỷ lệ đối tượng có thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV
giảm rõ rệt (từ 38,5 - 52,3% trước can thiệp xuống 4,5 - 8,7% sau can thiệp). Tỷ lệ đối tượng có
sử dụng bao cao su (BCS) trong quan hệ tình dục (QHTD) tăng rõ rệt sau can thiệp.
* Từ khóa: HIV/AIDS; Phụ nữ dân tộc thiểu số; Truyền thông; Kiến thức; Thái độ; Thực hành.

Effectiveness of Communication Solution to Improvement of
Knowledge, Attitude and Practice of Prevention from HIV/AIDS for
Women in Ethnic Minority of the Age 15 - 49 Years old in Sonla Province
Summary
The survey was implemented in 2 communes of Maison district, Sonla province in order to
evaluate knowledge, attitude, and practice of prevention from HIV/AIDS of women in ethnic
minorities at the ages from 15 to 49 years old, after 2 years of intervention by communication to
prevent HIV/AIDS (2010 - 2011). Results: there were 378 objects after intervention, whereas this
data before intervention (2009) were 382. The rate of objects who understood sufficiently the
HIV infection path increased significantly (from 10.8% before intervention to 52.1% after


intervention); the highest increasing rate was found in Thai women, followed by Tay, H’Mong and
Muong ethnic groups. The rate of objects who understood wrongly about the HIV infection
decreased dramatically (from 18.7 - 25.3% before intervention to 72.5 - 80.7% after intervention).
* Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Trần Kiên ()
Ngày nhận bài: 20/06/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/07/2014
Ngày bài báo được đăng: 26/11/2014

46


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014
There was a considerable rise in the group willing to help the HIV-infected people). The highest
increasing rate was in women of Thai ethnic group. The rate of objects who had discriminative
attitudes toward people infected with HIV decreased significantly (from 38.5 - 52.3% before
intervention to 4.5 - 8.7% after intervention). The rate of objects that used condom in sexual
activities increased clearly after intervention.
* Key words: HIV/AIDS; Ethnic minority women; Communication; Knowledge; Attitude; Practice.

®Æt vÊn ®Ò
Sau hơn 20 năm kể từ trường hợp
nhiễm HIV đầu tiên (12/1990) được thông
báo ở Việt Nam, HIV/AIDS đã lan ra cộng
đồng tại một số tỉnh/thành của cả nước.
Nhiều tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số
sinh sống, đặc biệt các tỉnh thành miền
núi phía Bắc, đã cảnh báo về hành vi nguy
cơ lây nhiễm HIV trên người dân tộc thiểu
số. Tình hình HIV/AIDS không ngừng gia
tăng và diễn biến phức tạp, đối tượng

nhiễm không chỉ là người nghiện chích
ma tuý, gái mại dâm mà đã lan ra cộng
đồng. Tính đến 6 - 2014 Sơn La có 9.235
người sống chung với HIV/AIDS, 92%
xã/phường có người nhiễm HIV/AIDS và
có xu hướng gia tăng lây truyền HIV từ
chồng sang vợ qua QHTD. Kiến thức,
thái độ và thực hành về phòng, chống
HIV/AIDS của phụ nữ dân tộc thiểu số
15 - 49 tuổi rất hạn chế; tỷ lệ hiểu biết đầy
đủ về HIV/AIDS thấp (< 20,0%), thậm chí
< 10,0% ở dân tộc Tày, Nùng, H’Mông,
Dao. Phần lớn đồng bào dân tộc sử dụng
ngôn ngữ phổ thông kém nên gặp khó
khăn trong tiếp thu các thông điệp truyền
thông bằng tiếng phổ thông trên ti vi, đài,
tờ rơi hay sách báo. Do đó, truyền thông
phòng, chống HIV/AIDS cho phụ nữ độ
tuổi sinh đẻ người dân tộc thiểu số tại
cộng đồng càng trở nên cấp thiết. Các số
liệu thu được trong điều tra này sẽ giúp
47

cho việc lập kế hoạch can thiệp và nhân
rộng các mô hình phù hợp, đảm bảo tính
bền vững cho hoạt động can thiệp và
phát triển hệ thống đội ngũ làm truyền
thông phòng, chống HIV/AIDS ở người
dân tộc thiểu số.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu

quả giải pháp truyền thông nâng cao kiến
thức, thái độ và thực hành phòng, chống
HIV/AIDS cho phụ nữ dân tộc thiểu số từ
15 - 49 tuổi tại tỉnh Sơn La.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Phụ nữ dân tộc thiểu số từ 15 - 49 tuổi
(sinh từ 1960 đến 1994).
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang và can
thiệp cộng đồng so sánh trước sau không
có nhóm chứng.
* Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng: tính
theo công thức tính cỡ mẫu thiết kế nghiên
cứu can thiệp (so sánh 2 tỷ lệ), tính được
378 người (phụ nữ dân tộc thiểu số 15 49 tuổi).
* Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
định lượng: theo phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên hệ thống.
* Địa điểm: tại 2 xã Chiềng Mai và
Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014

* Thời gian: từ 01 - 2010 đến 12 - 2011.
* Nội dung và các hoạt động can thiệp:
can thiệp bằng truyền thông phòng chống
HIV/AIDS.

- Truyền thông trực tiếp gồm các hoạt
động: nói chuyện về phòng chống HIV/AIDS
với cộng đồng tại các thôn/bản; thảo luận

nhóm tại thôn/bản; truyền thông tư vấn tại
hộ gia đình, trạm y tế xã, trung tâm y tế
huyện và bệnh viện huyện.
- Truyền thông gián tiếp: phát thanh
qua hệ thống đài truyền thanh xã xuống
tận thôn/bản; phát tờ rơi tờ gắp; treo áp
phíc nơi công cộng.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin cơ bản.
Tổng số có 378 phụ nữ dân tộc thiểu số 15 - 49 tuổi tham gia điều tra đạt 100% so
với kế hoạch chọn mẫu. Hầu hết có trình độ văn hoá trung học cơ sở và tiểu học
(63,4%), 6,7% người mù chữ. Nghề nghiệp chính là làm ruộng và nương rẫy (73,5%).
Trong nghiên cứu này có 8 dân tộc thiểu số khác nhau, đông nhất là dân tộc Thái (188
người = 49,7%), dân tộc H’Mông: 56 người (14,8%), dân tộc Tày: 38 người (10,1%),
dân tộc Mường 30 người (7,9%) và 4 dân tộc còn lại có số người ít hơn (30 người).
2. Hiệu quả thay đổi.
Về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống HIV/AIDS của phụ nữ dân tộc thiểu
số 15 - 49 tuổi sau can thiệp.
Bảng 1: Hiệu quả thay đổi hiểu biết về cách phòng tránh lây truyền HIV.
(n = 378)

n

n


(%)

n

(%)

p

Tỷ lệ đối tượng hiểu biết đúng về cách phòng tránh lây nhiễm HIV:
QHTD với 1 bạn tình chung thuỷ

54

14,1

280

74,1

425,5

< 0,001

Dùng BCS tất cả các lần QHTD

87

22,8

326


86,2

278,1

< 0,001

Không dùng chung bơm kim tiêm

68

17,8

334

88,4

396,6

< 0,001

Muỗi đốt có thể bị lây nhiễm HIV

72

18,8

13

3,4


81,9

< 0,001

Ăn uống chung với người bị nhiễm HIV,
có thể bị lây nhiễm HIV

52

13,6

11

2,9

78,7

< 0,001

52,1

382,4

< 0,001

Tỷ lệ đối tượng hiểu sai về cách lây truyền HIV:

Tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số 15 - 49 tuổi hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS:
Hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS


41

10,8

197

Sau can thiệp, tỷ lệ đối tượng hiểu biết đúng cách phòng tránh lây nhiễm HIV tăng
từ 14,1 - 22,8% lên 74,1 - 88,4%; hiểu sai về cách lây truyền HIV giảm từ 13,6 - 18,8%
48


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014

xuống 2,9 - 3,4%. Hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu thay đổi
rõ rệt, tăng từ 10,8% lên 52,1%.
Bảng 2: Hiệu quả thay đổi về thái độ đối với người bị nhiễm HIV/AIDS.
(n = 382)

n

p

n

(%)

n

(%)


72

18,7

305

80,7

331,6

< 0,001

Giúp đỡ nữ giáo viên bị nhiễm
HIV/AIDS

97

25,3

299

79,1

212,6

< 0,001

Giúp đỡ người trong gia đình bị
nhiễm HIV/AIDS


90

23,7

274

72,5

205,9

< 0,001

Người bị nhiễm HIV xấu hổ vì bản
thân mình

147

38,5

20

5,3

86,2

< 0,001

Người bị nhiễm HIV có lỗi vì mang
bệnh về cho cộng đồng


183

47,9

33

8,7

81,8

< 0,001

Tỷ lệ đối tượng có thái độ đúng:
Giúp đỡ người bán hàng bị nhiễm

HIV/AIDS

Tỷ lệ đối tượng có thái độ không đúng:

Sau can thiệp truyền thông, thái độ đối với người bị nhiễm HIV/AIDS của đối tượng
có thay đổi rõ rệt: tỷ lệ có thái độ đúng tăng từ 18,7 - 25,3% lên 72,5 - 80,7%. Tỷ lệ có
thái độ không đúng giảm từ 38,5 - 47,9% xuống 5,3 - 8,7%.
80,0%

Tỷ lệ %

50,3%

Tû lÖ ®èi t-îng cã sö dông BCS trong

lÇn QHTD gÇn ®©y nhÊt víi
chång/ng-êi yªu

CSHQ = +475,6% víi p < 0,001
13,9%

5,8%

Tû lÖ ®èi t-îng lu«n sö dông BCS
trong QHTD víi chång/ng-êi yªu
trong 12 th¸ng qua
CSHQ = + 767,2% víi p <0,001
Tr-íc can thiÖp
(n=317)

Sau can thiÖp
(n=310)

Biểu đồ 1: Thay đổi hành vi sử dụng BCS trong QHTD với chồng/người yêu.
Trong 317 đối tượng trước can thiệp và 310 đối tượng sau can thiệp có QHTD với
chồng/người yêu: sau can thiệp, tỷ lệ sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất tăng từ
13,9% lên 80,0%; luôn sử dụng BCS tăng từ 5,8% lên 50,3%.

49


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014

3. Hiệu quả thay đổi về kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống HIV/AIDS
sau can thiệp ở 4 dân tộc Tày, Thái, H’Mông, Mƣờng.

70

Tỷ lệ %

47,4%

63,8%

50,0%

44,6%

Trước can
thiệp

35

12,4%

9,5%

Sau can
thiệp

12,5%

10,3%

0
Dân tộc Tày

(n=42 và n=38)
CSHQ=398,9%

Dân tộc H'Mông
(n=58 và n=56)
CSHQ=+333,0%

.

(Có ý nghĩa thống kê với p < 0,001)

Biểu đồ 2: Hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS của phụ nữ 15 - 49 tuổi ở 4 dân tộc.
Sau can thiệp, tỷ lệ hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS của phụ nữ 15 - 49 tuổi ở 4 dân
tộc tăng từ 9,5%; 12,4%; 10,3% và 12,5% lên 47,4%; 63,8%; 44,6% và 50,0%.
Thái độ sẵn sàng giúp đỡ người bị nhiễm HIV/AIDS
của phụ nữ dân tộc thiểu số 15-49 tuổi (ở 4 dân tộc: Tày, Thái, H'Mông, Mường)
100

89,4

Tỷ lệ %

78,9

88,8
76,8

76,3

75,0


80,0

80,0

Trước can thiệp:
Sẵn sàng giúp đỡ
người bán hàng bị
nhiễm HIV/AIDS
Sau can thiệp

50

19,0

23,8

26,9
19,9

25,9
18,9

28,1
21,9

0
Dân tộc Tày
CSHQ=+315,3%,
CSHQ=+220,6%


Dân tộc Thái
CSHQ=+349,2%,
CSHQ=+230,1%

Dân tộc H'Mông
CSHQ=+306,3%,
CSHQ=+189,6%

Trước can thiệp:
Sẵn sàng giúp đỡ
nữ giáo viên bị
nhiễm HIV/AIDS
Sau can thiệp

Dân tộc Mường
CSHQ=+265,3%,
CSHQ=+184,7%

Biểu đồ 3: Thay đổi về thái độ sẵn sàng giúp đỡ người bị nhiễm HIV/AIDS.
Sau can thiệp, thái độ sẵn sàng giúp đỡ người bị nhiễm HIV của phụ nữ ở 4 dân tộc
có thay đổi rõ rệt: tăng từ 18,9 - 28,1% lên 75,0 - 89,4%.

50


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014

Tỷ lệ %


Thái độ kỳ thị, xa lánh người bị nhiễm HIV/AIDS
của phụ nữ dân tộc thiểu số 15-49 tuổi (ở 4 dân tộc: Tày, Thái, H'Mông, Mường)
60
48,3
47,6
46,8
45,7
38,1

37,9

37,6

7,9

5,9

4,2

8,9

5,4

6,7

6,7

0
Dân tộc Tày
CSHQ=-81,6%

CSHQ=-83,4%

Sau can thiệp

37,5

30

5,3

Trước can thiệp: Người
nhiễm H IV phải tự xấu
hổ về bản thân mình

Trước can thiệp: Người
nhiễm H IV có lỗi vì
mang bệnh về cho cộng
đồng
Sau can thiệp

Dân tộc Thái Dân tộc H'Mông Dân tộc Mường
CSHQ=-88,8%, CSHQ=-85,8%, CSHQ=-82,1%,
CSHQ=-87,1% CSHQ=-81,6% CSHQ=-85,7%
(Có ý nghĩa thống kê với p<0,001)

Biểu đồ 4: Hiệu quả thay đổi về thái độ kỳ thị, xa lánh đối với người bị nhiễm HIV/AIDS
của phụ nữ 15 - 49 tuổi ở 4 dân tộc.
Sau can thiệp, thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử của phụ nữ 15 - 49 tuổi ở 4 dân tộc
(Tày, Thái, H’Mông, Mường) đối với người bị nhiễm HIV giảm từ 48,3 - 37,5% xuống
còn 4,2 - 8,9%.

Hành vi QHTD với chồng/người yêu và sử dụng BCS của phụ nữ dân tộc thiểu số
15-49 tuổi trong 12 tháng qua (ở 4 dân tộc: Tày, Thái, H'Mông, Mường)
100

89,4

Tỷ lệ %

83,3

76,8

76,3
58,5
47,4

50
14,2

7,1

14,5

7,5

13,8

15,6
6,9


0
Dân tộc Tày
CSHQ=+437,3%,
CSHQ=+567,6%

50,0

46,4

Dân tộc H'Mông
CSHQ=+456,5%,
CSHQ=+572,5%
(Có ý nghĩa thống kê với p<0,001)

6,3

Trước can thiệp: Tỷ lệ
có sử dụng BCS trong
lần QHTD gần đây
nhất với chồng/người
yêu
Sau can thiệp

Trước can thiệp: Tỷ lệ
luôn sử dụng BCS
trong QHTD với
chồng/người yêu trong
12 tháng qua
Sau can thiệp


Biểu đồ 5: Hành vi sử dụng BCS khi QHTD với chồng/người yêu ở 4 dân tộc.
Sau can thiệp truyền thông: sử dụng BCS khi QHTD với chồng/người yêu của phụ
nữ 15 - 49 tuổi ở 4 dân tộc, tăng từ 6,3 - 15,6% lên 46,4 - 89,4%.
không đúng, không tích cực và hành vi
BÀN LUẬN
không an toàn, từ đó, khiến nạn dịch
1. Về kiến thức phòng, chống HIV/AIDS. HIV/AIDS ngày một gia tăng và lây lan ra
cộng đồng. Phần lớn khu vực dân tộc
Nhận thức kém về HIV/AIDS và cách
thiểu số sinh sống nhiều nguy cơ tiềm
phòng chống căn bệnh này là một trong
tàng làm lây lan HIV/AIDS như trồng và
những nguyên nhân dẫn đến thái độ
sử dụng cây thuốc phiện, buôn bán vận
51


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014

chuyển ma tuý, tình hình nghiện chích ma
tuý trong nhóm đồng bào dân tộc thiểu số
đang gia tăng nhanh trong những năm
gần đây.
Phụ nữ dân tộc thiểu số 15 - 49 tuổi là
đối tượng đang ở tuổi sinh đẻ, đồng thời
là độ tuổi có QHTD nhiều nhất, trong khi
sinh sống đan xen với nhiều đối tượng có
nguy cơ cao làm lây nhiễm HIV trong
cộng đồng, đồng bào dân tộc thiểu số
có quan niệm về hôn nhân và QHTD khá

cởi mở.
Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả
tương tự, điều tra trước can thiệp cho
thấy kiến thức về HIV/AIDS của phụ nữ
dân tộc thiểu số rất hạn chế, đặc biệt,
hiểu biết toàn diện về HIV/AIDS chung ở
đối tượng chỉ có 10,8%. Tỷ lệ hiểu biết
đầy đủ về HIV/AIDS ở các dân tộc khác
nhau cũng có sự chênh lệch, trong nghiên
cứu này, chúng tôi so sánh nhận thức về
HIV/AIDS ở 4 dân tộc Tày, Thái, H’Mông
và Mường.
Sau can thiệp bằng giải pháp truyền
thông, kiến thức về phòng chống HIV/AIDS:
hiểu biết cách phòng chống lây truyền
HIV, tỷ lệ hiểu biết về các hình thức lây
truyền HIV từ mẹ sang con và hiểu biết
đầy đủ về HIV/AIDS tăng lên rõ rệt. Đặc
biệt phụ nữ 15 - 49 tuổi người dân tộc
Thái hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS tăng từ
12,4% trước can thiệp lên 63,8% sau can
thiệp.
2. Về thái độ và thực hành phòng
chống HIV/AIDS.
Sau can thiệp truyền thông, thái độ
tích cực đối với người nhiễm HIV đều
tăng lên đáng kể, trong khi thái độ kỳ thị,
xa lánh đã giảm đi có ý nghĩa. Sự thay đổi
52


cũng rõ rệt và khác nhau giữa các dân
tộc: thái độ tích cực sẵn sàng giúp đỡ
người bị nhiễm HIV tăng cao nhất ở phụ
nữ Thái 15 - 49 tuổi; về thái độ kỳ thị, xa
lánh người bị nhiễm HIV gặp nhiều nhất ở
phụ nữ dân tộc này.
Sau can thiệp bằng truyền thông: hành
vi QHTD và sử dụng BCS đã thay đổi rõ
rệt: tỷ lệ sử dụng BCS trong lần QHTD
gần đây nhất và luôn sử dụng BCS trong
tất cả các lần QHTD (13,9% và 5,8%) trước
can thiệp tăng lên 80,0% và 50,4% sau
can thiệp; tỷ lệ này tăng lên nhiều nhất ở
phụ nữ dân tộc Thái.
Do chứng tỏ sử dụng phương tiện
truyền thông có phiên dịch ra tiếng dân
tộc Thái nên thực sự có hiệu quả tốt trong
truyền thông phòng, chống HIV/AIDS.
3. Về tính bền vững của giải pháp.
Trên cơ sở hệ thống y tế sẵn có tại y
tế tuyến xã làm nòng cốt, đồng thời huy
động sự tham gia của lãnh đạo cộng đồng,
các ban ngành đoàn thể, các tổ chức quần
chúng cũng sẵn có tại địa phương và cả
cộng đồng tham gia vào hoạt động truyền
thông phòng, chống HIV/AIDS.
KẾT LUẬN
- Tỷ lệ đối tượng hiểu biết đúng về
phương pháp phòng tránh lây nhiễm HIV
tăng từ 14,1 - 22,8% trước can thiệp tăng

lên 74,1 - 88,4% sau can thiệp; hiểu biết
đầy đủ về đường lây truyền HIV tăng rõ
rệt từ 10,8% trước can thiệp lên 52,1%
sau can thiệp; tỷ lệ hiểu sai về lây truyền
HIV giảm rõ rệt từ 13,6 - 18,8% trước can
thiệp xuống còn 2,9 - 3,4% sau can thiệp,
thay đổi có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Tỷ lệ đối tượng hiểu biết đầy đủ về


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014

đường lây truyền HIV tăng cao nhất ở
phụ nữ dân tộc Thái, tăng ít hơn ở 3 dân
tộc Tày, H’Mông, Mường.
- Tỷ lệ đối tượng có thái độ sẵn sàng
giúp đỡ người bị nhiễm HIV tăng đáng kể,
tăng cao ở phụ nữ dân tộc Thái; tăng ít
hơn ở 3 dân tộc Tày, H’Mông, Mường. Tỷ
lệ đối tượng có thái độ kỳ thị, phân biệt
đối xử với người bị nhiễm HIV giảm rõ rệt
và giảm nhiều hơn ở phụ nữ dân tộc
Thái; giảm ít ở 3 dân tộc Tày, H’Mông,
Mường.
- Tỷ lệ đối tượng sử dụng BCS trong
QHTD với chồng/người yêu tăng lên có ý
nghĩa, tăng cao ở phụ nữ dân tộc Thái và
tăng ít hơn ở 3 dân tộc Tày, H’Mông,
Mường.
- Giải pháp truyền thông phòng, chống

HIV/AIDS tại cộng đồng có tính bền vững
cao, nên khả năng nhân rộng.

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế. Thông tin, giáo dục và truyền
thông thay đổi hành vi. Kỷ yếu Hội nghị Khoa
học 20 năm phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam.
NXB Y học. Hà Nội. 2010.
2. Bộ Y tế. Ngân hàng Thế giới. Hướng
dẫn lập kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS cho
đồng bào dân tộc thiểu số. Hà Nội. 2009.
3. Cục Phòng, chống HIV/AIDS-Bộ Y tế.
Bộ chỉ số theo dõi và đánh giá Chương trình
phòng, chống HIV/AIDS Quốc gia. Hà Nội. 2007.
4. Cục Phòng, Chống HIV/AIDS - Bộ Y tế.
Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống
HIV/AIDS năm 2009, 2010, 2011, 2012 và
2013. Hà Nội. 2013.
5. Trung tâm Phòng, Chống HIV/AIDS tỉnh
Sơn La. Báo cáo tổng kết công tác phòng,
chống HIV/AIDS năm 2009 và 2010, 2011,
2012 và 2013. Sơn La. 2010.
6. UNAIDS, UNICEF. Sexual perception and
behaviour of Vietnam’s ethnic minority groups.
2000.


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014


49



×