Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tổn thương gan ở bệnh nhân sốt xuất huyết dengue người lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.13 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TỔN THƢƠNG
GAN Ở BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE NGƢỜI LỚN
Hoàng Vũ Hùng*; Đỗ Thị Lệ Quyên*
TÓM TẮT
Nghiên cứu 120 bệnh nhân (BN) sốt xuất huyết Dengue (SXHD) được điều trị tại Khoa
Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2013. Kết quả cho thấy: tổn
thương gan hay gặp nhất là đau vùng gan (26,67%) và gan to (18,33%); không có BN nào vàng
mắt, vàng da. Hoạt độ transaminases tăng rõ rệt: AST tăng mức độ nhẹ (68,3%), mức độ trung
bình 14,2%, mức độ nặng 8,3%; ALT với mức độ tương ứng là 56,7%,14,2% và 2,5%. 10/120
BN (8,33%) giảm protein máu; 14,16% giảm albumin; 20,9% giảm PT; 37,5% tăng APTT và
1,67% giảm fibrinogen huyết thanh.
* Từ khóa: Tổn thương gan; Sốt xuất huyết Dengue; Người lớn.

SOME CLINICAL, PARACLINICAL CHARACTERISTICS OF
LIVER INJURIES IN PATIENTS WITH ADULT DENGUE
HEMORRHAGIC FEVER
SUMMARY
Study on 120 patients with adult Dengue hemorrhagic fever treated at Department of Infectious
Diseases, 103 Hospital, the results showed that the most popular liver injury was a pain in the
liver (26.67%) and hepatomegaly (18.33%); there was no jaundince patient. Transaminases
concentration increased significantly: AST increased at mild level (68.3%), average: 14.2% and
heavy level: 8.3%; ALT (56.7%, 14.2% and 2.5% respectively). Proteinemia decreased in 10/120
patients (8.33%); albumin dropped by 14.16% of the patients; prothrombin time was lessened in
20.9%; APTT increased in 37.5% and fibrinogen in serum reduced in 1.67%.
* Key words: Liver injury; Dengue hemorrhagic fever; Adult.
]]-

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế


giới (TCYTTG), hiện nay trên thế giới có
2,5 - 3 tỷ người sống trong vùng dịch tễ
của bệnh SXHD và hàng năm khoảng
50 - 100 triệu người mắc bệnh. Theo các
số liệu điều tra, SXHD được đánh giá là
một trong 10 nguyên nhân hàng đầu về tỷ

lệ mắc bệnh và tử vong trên thế giới [7].
Vì vậy, SXHD đã trở thành vấn đề y tế
trên toàn cầu.
Tại Việt Nam, SXHD đã trở thành dịch
hàng năm và cứ 3 - 4 năm lại có một đợt
dịch bùng phát nặng trên diện rộng. Các
biểu hiện lâm sàng và tổn thương gan
trong SXHD cũng đã được một số tác giả

* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Hoàng Vũ Hùng ()
Ngày nhận bài: 04/03/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 25/03/2014
Ngày bài báo được đăng: 14/04/2014

1


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014

đề cập đến [3, 4]. Tuy nhiên, trong mỗi vụ
dịch, đặc điểm của tổn thương gan lại có
những điểm khác biệt. Xuất phát từ lý do
trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu

này nhằm: Mô tả một số đặc điểm lâm
sàng và cận lâm sàng của tổn thương gan
ở BN SXHD người lớn trong vụ dịch SXHD
năm 2013 tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh
viện Qu©n y 103.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
120 BN được chẩn đoán xác định
SXHD, từ 18 - 65 tuổi, được điều trị tại
Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Qu©n y 103
từ tháng 9 đến 12 - 2013.
* Tiêu chuẩn chọn BN:
BN đáp ứng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán
SXHD dựa theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Việt Nam [1] và TCYTTG [7].
Lâm sàng: sốt cấp diễn từ 2 - 7 ngày.
Xuất huyết thường xảy ra vào ngày thứ 2,
3 của bệnh với nhiều hình thái (dấu hiệu
dây thắt (+); xuất huyết tự nhiên ở da
hoặc niêm mạc). Gan to.
Xét nghiệm: bạch cầu giảm, tiểu cầu
giảm  100 G/L. Hematocrit tăng ≥ 20%
so với bình thường. Phân lập sớm virut ở
những ngày đầu của bệnh. Kỹ thuật ngăn
ngưng kết hồng cầu (HI), ELISA, PCR.
Chia SXHD làm 3 giai đoạn: giai đoạn
sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi

phục. Tùy theo biểu hiện lâm sàng và xét

nghiệm, sốt có 3 mức độ: SXHD, SXHD
có dấu hiệu cảnh báo và SXHD nÆng.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- BN có các bệnh lý khác kèm theo
như nhiễm trùng, suy gan, suy thận, viêm
gan virut.
- Trong tiền sử có các bệnh lý gan mật,
nhiễm HBV, HCV, HIV.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Phương pháp tiến cứu, mô tả cắt
ngang.
* Đánh giá về lâm sàng: thông qua
thăm khám để thu thập các triệu chứng
lâm sàng và ghi chép theo một mẫu thống
nhất. Các biểu hiện lâm sàng chung
thường được ghi nhận là sốt, đau đầu,
đau mỏi cơ khớp, xuất huyết với nhiều
hình thái (dưới da, niêm mạc, nội tạng).
Thống kê và tổng hợp, nhận xét các biểu
hiện lâm sàng tổn thương gan (đau vùng
gan, gan to, vàng da-niêm mạc…).
* Đánh giá xét nghiệm:
- Xét nghiệm công thức máu (hồng cầu,
huyết sắc tố, bạch cầu, công thức bạch cầu,
tiểu cầu, hematocrit).
- Xét nghiệm chức năng gan (ALT,
AST, bilirubin, protein, albumin. Các xét
nghiệm đông máu cơ bản: thời gian
prothrombin - PT, thời gian thromboplastin
2



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014

từng phần hoạt hóa - APTT và tỷ lệ
fibrinogen).

của Đoàn Thị Hồng Liên có tỷ lệ nữ:nam:
1,6:1 [4].

- Xét nghiệm HBsAg, anti-HCV (để loại
trừ viêm gan virut).
Các xét nghiệm đều được làm tại Khoa
Huyết học, Khoa Sinh hóa, Bệnh viện
Quân y 103.
* Xử lý số liệu: theo phần mềm thống
kê y học Epi.info 6.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung của BN nghiên cứu.
Bảng 1: Phân bố BN theo nhóm tuổi
và giới.
TUỔI

NAM

NỮ

TỔNG SỐ

n


%

< 20

8

7

15

12,5

20 - 29

14

11

25

20,9

30 - 39

19

15

34


28,3

40 - 49

8

5

13

10,8

50 - 59

12

11

23

19,2

≥ 60

5

5

10


8,3

Cộng

66
(55%)

54 (45%)

120

100

Tuổi trung bình của BN trong nghiên
cứu 33,7 ± 9,52 (thấp nhất 18 tuổi, cao
nhất 65 tuổi); chủ yếu gặp ở lứa tuổi từ
20 - 39. Kết quả này tương tự nghiên cứu
của R. S. Chhina và CS: tuổi trung bình
của BN là 31,6 (33,2% BN thuộc nhóm
tuổi 21 - 30) [6]. Bệnh gặp ở cả nam và
nữ, trong đó, BN nam (55%) nhiều hơn
BN nữ (45%), phù hợp với R. S. Chhina
và CS [6], nhưng khác với nghiên cứu

Biểu đồ 1: Ngày nhập viện của BN
nghiên cứu.
Thời gian nhập viện vào ngày thứ 4 và
5 của bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất (69/120
BN = 57,5%).

* Phân loại mức độ bệnh:
SXHD: 69 BN (57,5%); SXHD có dấu hiệu
cảnh báo: 46 BN (38,3%); SXHD nặng: 5 BN
(4,2%). Om P và CS nghiên cứu 699 BN ở

Pakistan thấy 86% sốt Dengue, 12%
SXHD và 2% hội chứng sốc Dengue [5].
* Biểu hiện lâm sàng chung của BN
nghiên cứu:
Sốt: 120 BN (100%); ®au đầu: 100 BN
(83,3%); ®au mỏi người, cơ khớp: 103
BN (85,8%); ®au hốc mắt: 66 BN (55,0%);
xuất huyết: 97 BN (80,8%); buồn nôn,
nôn: 51 BN (42,5%); dấu hiệu thoát dịch:
19 BN (15,8%). Kết quả này tương tự
như nghiên cứu của Trịnh Thị Xuân Hòa
năm 2012 [2].

3


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014

tạng, chủ yếu là xuất huyết dưới da (75%)
và xuất huyết niêm mạc (49%),

C¸c h×nh th¸i xuÊt huyÕt

khác biệt với nhận xét của Om P và
CS. Tác giả nghiên cứu trên 264 BN có

biểu hiện xuất huyết thấy xuất huyết dưới
da 56%, xuất huyết nội tạng 10% [5].

Biểu đồ 2: Các hình thái xuất huyết.

2. Các biểu hiện lâm sàng, cận lâm
sàng của tổn thƣơng gan trong bệnh
SXHD.

* Các biểu hiện lâm sàng của tổn
Trong nghiên cứu của chúng tôi,
thương gan:
không gặp BN SXHD bị xuất huyết nội
Đau vùng gan: 32 BN (26,67%); gan to: 22 BN (18,33%); vàng da, vàng mắt: 0 BN.
Theo Trịnh Thị Xuân Hòa [2], gan to gặp 54,81%. Đây là điểm khác biệt của BN trong
vụ dịch sốt xuất huyết năm 2013. Điều này thể hiện sự đa dạng về lâm sàng của bệnh.
Bảng 2: Phân loại mức độ tăng AST, ALT.
MỨC ĐỘ

ENZYM

AST

%

Bình thường

< 40 (U/L)

11


9,2

Nhẹ (< 5 lần)

40 - 200

82

68,3

Trung bình (5 - 10 lần)

201 - 400

17

14,2

401 - 1.000

401 - 1.000

7

5,8

> 1.000

> 1.000


3

2,5

Bình thường

< 40 (U/L)

32

26,7

Nhẹ (< 5 lần)

40 - 200

68

56,7

Trung bình (5 - 10 lần)

201 - 400

17

14,2

401 - 1.000


401 - 1.000

2

1,7

> 1.000

> 1.000

1

0,8

Nặng

ALT

n

Nặng

Với enzym AST: hoạt độ enzym tăng mức độ nhẹ 68,3%; mức độ trung bình 14,2%
và mức độ nặng: 8,3% [(trong đó mức rất nặng: 3 BN (2,5%)]. Với ALT, các mức độ
tương ứng là 56,7%; 14,2% và 2,5% [(trong đó, mức rất nặng: 1 BN (0,8%)].
4


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014


Biểu đồ 3: Thay đổi nồng độ protein và albumin máu.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 10 BN (8,33%) giảm protein máu và 17 BN
(14,16%) giảm albumin máu. Kết quả này khác biệt nhiều so với Rajoo Chhina (29,1%
số BN có giảm protein máu [6]).

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 120 BN SXHD điều trị
tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y
103, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
- Đặc điểm lâm sàng: tổn thương gan
hay gặp nhất là đau vùng gan (26,67%)
và gan to (18,33%), không có BN nào
xuất hiện vàng mắt, vàng da.
Biểu đồ 4: Thay đổi các chỉ số
đông máu.
20,9% BN giảm thời gian prothrombin
máu (PT); 37,5% tăng APTT; 1,67% giảm
fibrinogen. Kết quả nghiên cứu này thấp
hơn so với R. S Chhina và CS [6]. Tác giả
thấy PT giảm ở 38,7% BN, fibrinogen
giảm ở 66,1% BN và APTT kéo dài gặp
88,7% BN.

- Đặc điểm cận lâm sàng: hoạt độ
transaminase tăng rõ rệt. AST tăng ở
mức độ nhẹ 68,3%, trung bình 14,2% và
nặng 8,3% (trong đó, mức rất nặng
2,5%). Với ALT, các mức độ tương ứng
là 56,7%; 14,2% và 2,5% (trong đó mức

rất nặng 0,8%). 10/120 BN (8,33%) giảm
protein máu; 17 BN (14,16%) giảm albumin
máu; 20,9% giảm PT máu, 37,5% tăng
APTT và 1,67% giảm fibrinogen huyết thanh.

5


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị
SXHD. Ban hành kèm theo Quyết định số
458/QĐ-BYT ngày 16 tháng 02 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ Y tế. 2011.
2. Trịnh Thị Xuân Hòa. Nghiên cứu một số
đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và yếu tố tiên
lương nặng ở BN SXHD tại Bệnh viện 103
(2011 - 2012). 2012, tr.28-31.
3. Lê Minh Khôi. Cơ chế tổn thương gan
trong sốt xuất huyết. Thư viện học liệu mở
Việt Nam, 2011.

5. Om P, Aysha A, SM Wasim J et al.
Severity of acute hepatitis and its outcome
inpatients with dengue fever in a tertiary care
hospital Karachi, Pakistan (South Asia).
Parkash et al. BMC Gastroenterology. 2010,
10 (43), pp.2-8.
6. Rajoo Singh Chhina, Omesh Goyala,

Deepinder Kaur Chhinab et al. Liver function
tests in patients with dengue viral infection.
Dengue Bulletin. 2008, Vol 32, pp.110-117.
7. World Health Organization. Dengue
guideline for diagnosis, treatment, prevention
and control, New edition. WHO, Geneva. 2009.

4. Đoàn Thị Hồng Liên. Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng và huyết học ở BN SXHD tại
Bệnh viện Xanh Pôn năm 2011 - 2012. Luận
văn Thạc sỹ. Trường Đại học Y Hà Nội. 2013.

6


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014

7



×