Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thực trạng bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi ở xã Du Tiến huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang và các yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.86 KB, 6 trang )

THỰC TRẠNG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔI Ở XÃ DU TIẾN HUYỆN YÊN
MINH TỈNH HÀ GIANG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nguyễn Văn Phát1, Nguyễn Tiến Dũng2, Nguyễn Văn Sơn2
TTYT huyện Yên Minh, Hà Giang, 2Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên

1

TÓM TẮT
Mục tiêu: 1/ Đánh giá thực trạng bệnh THA ở ngƣời cao tuổi ở xã Du Tiến huyện Yên Minh tỉnh
Hà Giang năm 2011.2/ Mô tả một số yếu tố liên quan đến bệnh THA ở ngƣời cao tuổi ở xã Du
Tiến huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang. Đối tượng nghiên cứu: Ngƣời cao tuổi (tuổi từ 60 trở lên);
báo cáo về sức khỏe lƣu trữ tại TYT xã. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả
nghiên cứu: 1) Tỷ lệ NCT ở Du Tiến bị THA là 40% .2) Một số yếu tố ảnh hƣởng đến bệnh THA
ở NCT ở xã Du Tiến - Yên Minh, Hà Giang: Giới tính (nam) [OR=5 (1,93 – 13,04) p<0,05];
Nhóm tuổi cao (>=80 tuổi) [OR=3,93(0,97 – 17,1) p<0,05]; Trình độ học vấn [OR=3,75 (0,93 –
21,6) p<0,05]; Yếu tố gia đình (gia đình có <=2 thế hệ) [OR=2,45 (0,96 – 6,29) p<0,05]; Yếu tố
truyền thông (không có PTTT) [OR=2,85(1,13 – 7,3) p<0,05]; Cuộc sống tinh thần (không thoải
mái) [OR=2,49 (0,98 – 6,3) p<0,05].
Từ khóa:
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Hiện nay bệnh tăng huyết áp (THA) đang có biểu
hiện gia tăng ở nƣớc ta làm ảnh hƣởng lớn đến sức
khoẻ cộng đồng. Tăng huyết áp là vấn đề luôn
mang tính thời sự, đƣợc Tổ chức y tế thế giới và
các nƣớc quan tâm nghiên cứu thƣờng xuyên, vì
bệnh gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, hậu
quả của bệnh rất nặng nề, là nguyên nhân hàng
đầu gây tử vong và tàn phế. Năm 2010 Lại Văn
Trƣờng và CS nghiên cứu ở Thái nguyên cho thấy
tỷ lệ bệnh tăng huyết áp ở ngƣời trƣởng thành là
17,8% [5]. Một số nghiên cứu khác về THA ở ở


ngƣời cao tuổi là trên 40% [2], [3], [4]. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của bệnh tăng
huyết áp. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tăng
huyết áp liên quan đến tuổi, hút thuốc, tập thể dục,
béo phì và yếu tố kinh tế - xã hội. Ngƣời bị mắc
bệnh tăng huyết áp phải điều trị liên tục, lâu dài,
đồng thời phải tránh các yếu tố nguy cơ làm tăng
huyết áp và nhận thức đƣợc tầm quan trọng của
việc điều trị cũng nhƣ sự nguy hiểm về các biến
chứng của bệnh [1],[6].
Xã Du Tiến là một xã miền núi thuộc xã vùng sâu
vùng xa của huyện Yên Minh cách trung tâm
huyện 60km về phía nam, đã có đƣờng ô tô đến
trung tâm xã, các xóm có đƣờng giao thông nông
thôn loại B, có 8/15 xóm có điện lƣới quốc gia.
Diện tích tự nhiên của xã là: 58km2 với số hộ 628
và 3.823 khẩu gồm các dân tộc: Tày, Dao, Mông,
*

Kinh, Hoa. Dân tộc thiểu số chiếm đa số, trình độ
dân trí thấp, nhiều phong tục tập quán lạc hậu, đã
ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế xã hội chung
cho địa bàn xã. Tốc độ phát triển kinh tế còn
chậm, đời sống nhân dân đã đƣợc cải thiện so với
trƣớc nhƣng vẫn còn nhiều khó khăn và thiếu
thốn, cùng với đó trình độ dân trí thấp vẫn còn bộc
lộ sự yếu kém. Vì vậy vẫn đề chăm sóc sức khoẻ
nhân dân nói chung, chăm sóc sức khoẻ ngƣời cao
tuổi nói riêng còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
Do đó tỷ lệ NCT mắc bệnh cao, đặc biệt là các

bệnh mạn tính nhƣ THA. Để thấy rõ thực trạng và
các yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp ở
ngƣời cao tuổi trên địa bàn xã, chúng tôi tiến hành
đề tài này với những mục tiêu sau:
1) Đánh giá thực trạng bệnh THA ở người cao
tuổi ở xã Du Tiến huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang
năm 2011.
2) Mô tả một số yếu tố liên quan đến bệnh THA ở
người cao tuổi ở xã Du Tiến huyện Yên Minh tỉnh
Hà Giang.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Ngƣời cao tuổi (tuổi từ
60 trở lên); Sổ sách, báo cáo về sức khỏe lƣu trữ
tại TYT xã.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7/2011 đến
tháng 12/2011.
- Phương pháp nghiên cứu:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



| 65


Nguyễn Văn Phát và đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ


+ Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
+ Phương pháp chọn mẫu có chủ đích: Chọn
toàn bộ ngƣời cao tuổi (có tuổi đời từ 60 trở lên),
của xã Du Tiến huyện Yên Minh vào nghiên cứu
(đƣợc 100 NCT).
+ Các chỉ số nghiên cứu: Tỷ lệ chung về tăng
huyết áp; Phân bố tỷ lệ THA theo tuổi, giới, trình
độ học vấn, theo điều kiện kinh tế gia đình; Các
yếu tố nhƣ kinh tế, văn hóa, xã hội, điều kiện
sống, làm việc, vai trò của gia đình, cộng đồng
trong chăm sóc, quản lý bệnh THA ảnh hƣởng tới
bệnh THA....

89(01)/1: 65 - 69

+ Kỹ thuật thu thập số liệu: Học viên là ngƣời
trực tiếp phỏng vấn NCT theo phiếu điều tra; Các
bác sỹ khám lâm sàng nội khoa, tim mạch theo
phiếu điều tra; Phiếu điều tra đƣợc xây dựng theo
đúng qui trình.+ Phương pháp xử lý số liệu: Số
liệu đƣợc xử lý theo phần mềm thống kê y học.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Nghiên cứu 100 NCT ở xã Du Tiến chúng tôi thu
đƣợc các kết quả sau:
Các thông tin chung

Bảng 1. Thông tin chung về các đối tượng nghiên cứu
Phân loại THA
Theo lứa tuổi
Theo giới

Trình độ học vấn

60 – 69 (n= 51)
70 – 79 (n= 35)
≥ 80 (n= 14)
Nam (n= 40)
Nữ (n= 60)
Dƣới bậc tiểu học (n= 83)
Trên bậc tiểu học (n= 17)

Tỷ lệ mắc bệnh THA (n=100)

Tỷ lệ %
31,4
42,9
64,3
62,5
25,0
42,2
29,4
40

n
16
15
9
25
15
37
3

40

Nhận xét:
- Nghiên cứu 100 NCT từ 60 tuổi trở lên tại Du Tiến cho thấy có 40 ngƣời bị THA chiếm 40%. Các nghiên
cứu về THA ở ngƣời cao tuổi trƣớc đây ở một số địa phƣơng trong nƣớc cho thấy tỉ lệ THA ở ngƣời cao
tuổi cũng khá cao. Phạm Thắng (2003) nghiên cứu trên 1.305 ngƣời già (≥ 60 tuổi) tại một số vùng thành
thị và nông thôn Việt Nam cho thấy tỉ lệ THA chung là 45,6% (593/1.300) [4]. Dƣơng Vĩnh Linh và cộng
sự (2004), nghiên cứu 227 đối tƣợng từ 60 tuổi trở lên tại xã Hƣơng Vân, huyện Hƣơng Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế cho thấy tỉ lệ THA là 40,53% (92/227) [2]. Đặng Xuân Tin và cộng sự (2004), nhận xét tình
hình bệnh tật của 1.579 ngƣời cao tuổi (≥ 60) thuộc 6 xã đại diện cho 3 vùng kinh tế- xã hội của huyện An
Hải, Hải Phòng cho thấy tỉ lệ THA là 40,8% (651/1.579) [3]. Nhƣ vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi
cũng phù hợp với các kết quả trên. Nghiên cứu về THA ở ngƣời cao tuổi tại các quốc gia khác cho thấy tỉ
lệ THA ở đối tƣợng này còn cao hơn nhiều.Chƣơng trình khảo sát về sức khỏe vè dinh dƣỡng Quốc Gia
(NHANES) giai đoạn 1999-2004 tại Mỹ cho thấy tỉ lệ THA ở ngƣời từ 60 tuổi trở lên ở giai đoạn 20032004 là 66,3% [6]. Ericka và cộng sự (2008), nghiên cứu 2.827 ngƣời cao tuổi (≥ 60) Costa Rica cho thấy
tỉ lệ THA là 65,4% (1.849/2.827) [7].Các khác biệt này có lẽ do khác nhau về yếu tố địa dƣ, chủng tộc, thời
điểm nghiên cứu, có hay không có đang dùng thuốc hạ HA.
- Nhóm nam có tỷ lệ bệnh THA cao hơn nhóm nữ (62,5% và 25%).
- Tỷ lệ bệnh cao nhất ở nhóm tuổi >= 80 tuổi (57,1%), tỷ lệ THA thấp nhât ở nhóm tuổi 60 – 69 (33,3%).
- Nhóm NCT có trình độ học vấn dƣới bậc tiểu học có tỷ lệ bệnh cao hơn so với nhóm NCT có trình độ học
vấn trên bậc tiểu học (42,2% ; 29,4%).
Bảng 2. Phân bố NCT bị THA theo tình hình kinh tế, văn hóa xã hội
Phân loại THA
Theo yếu tố gia đình
Theo kinh tế gia đình

≥3 thế hệ có THA (n= 67)
≤2 thế hệ có THA (n= 33)
Hộ nghèo
(n= 73)


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

n
22
18
30

Tỷ lệ %
32,8
54,5
41,1



| 66


Nguyễn Văn Phát và đtg

Theo điều kiện nhà ở
Theo phƣơng tiện
truyền thông
Theo cuộc sống tinh thần

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
Hộ đủ ăn
(n= 27)
Nhà tạm
(n= 34)
Nhà bán kiên cố, kiên cố (n= 66)

Có PTTT
(n= 45)
Không có PTTT
(n= 55)
thoải mái (n= 65)
không thoải mái (n= 35)

89(01)/1: 65 - 69
10
16
29
12
28
21
19

37
47,1
43,9
26,7
50,9
32,3
54,3

Nhận xét:
- NCT trong các gia đình có ≤2 thế hệ lại mắc bệnh THA nhiều hơn NCT trong các gia đình có ≥3 thế hệ
(54,5% ; 32,8%).
- NCT trong các gia đình nghèo hay NCT trong các hộ gia đình đủ ăn có tỷ lệ mắc bệnh THA tƣơng đƣơng
nhau (41,1%; 37%).
- NCT trong các gia đình có nhà tạm mắc bệnh THA tƣơng tự nhƣ NCT trong các gia đình có nhà bán kiên

cố hay kiên cố (47,1%; 43,9% ).
- NCT trong các hộ gia đình có PTTT mắc bệnh THA ít hơn NCT trong các gia đình không có PTTT
(33,3% ; 45,5%).
- NCT trong các gia đình có cuộc sống tinh thần thoải mái tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn NCT trong các gia đình
có cuộc sống tinh thần không đƣợc thoải mái (32,3%; 54,3%).
Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp
Bảng 3. Ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân đến tỷ lệ mắc bệnh THA
Yếu tố nguy cơ
Giới

THA

Nam (n=40)
Nữ (n=60)

OR, 95% CI, P
Lứa tuổi

>80 (n=14)
60 – 69 (n=51)

OR, 95% CI, P
Trình độ học vấn

Dƣới bậc tiểu học (n=83)
Trên bậc tiểu học (n=17)

OR, 95% CI, P

Không THA

%
n
%
62,5
15
37,5
25
45
75
5 (1,93 – 13,04) p<0,05
9
64,3
5
35,7
16
31,4
35
68,6
3,93 (0,97 – 17,1) p<0,05
37
44,6
46
55,4
3
17,6
14
82,4
3,75 (0,93 – 21,6) p<0,05
n
25

15

Nhận xét:
- Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới rõ rệt: OR= (p < 0,05). Điều này phù hợp với y văn là
trong giai đoạn sớm của cuộc đời, HA giữa nam và nữ không có sự khác biệt, nhƣng từ giai đoạn thanh
niên, HA trung bình của nam cao hơn của nữ .
- Lứa tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao: OR=(p < 0,05). Kết quả này cũng phù hợp các nghiên cứu
trƣớc đây của Đào Duy An, Phạm Gia Khải. Do THA là một bệnh mạn tính và đối tƣợng nghiên cứu có thể
đã mắc bệnh từ trƣớc nên khi tuổi thọ tăng lên thì số đối tƣợng này đƣợc tích lũy dần, vì vậy tỉ lệ THA
càng cao khi tuổi càng cao. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, THA gia tăng theo sự tăng lên của tuổi cho đến
khoảng 60 tuổi. Ở thời điểm đó, HATTr đạt đến đỉnh cao và không tăng nữa, đôi khi giảm xuống trong khi
HATT tiếp tục tăng, là yếu tố tiên đoán nguy cơ bệnh lý mạch vành đáng tin cậy [1].
- NCT có trình độ học vấn càng thấp thì tỷ lệ bệnh THA càng cao: OR= (p < 0,05). Tình trạng kinh tế - xã
hội có liên quan nghịch với các yếu tố nguy cơ bệnh lý tim mạch (bao gồm cả THA) và tỉ lệ mắc bệnh tim
mạch ở các quốc gia phát triển. Hai yếu tố thƣờng đƣợc sử dụng nhất để chỉ tình trạng kinh tế - xã hội là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



| 67


Nguyễn Văn Phát và đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

89(01)/1: 65 - 69

trình độ học vấn và mức thu nhập. Theo NHANES III, INTERSALT, HDFP những ngƣời có trình độ học

vấn càng thấp thì tỷ lệ THA càng cao [6].
Bảng 4. Ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến tỷ lệ mắc bệnh THA
THA

Yếu tố nguy cơ
Yếu tố gia đình

≤ 2 thế hệ có THA (n=33)
≥ 3 thế hệ có THA (n=67)

n
18
22

Không có PTTT (n=55)
Có PTTT (n=45)

28
12

Không thoải mái (n=35)
Thoải mái (n=65)

19
21

OR, 95% CI, P
Phƣơng tiện truyền thông
OR, 95% CI, P
Cuộc sống tinh thần

OR, 95% CI, P

Không THA
%
n
%
54,5
15
45,5
32,8
45
67,2
2,45 (0,96 – 6,29) p<0,05
50,9
27
49,1
26,7
33
73,3
2,85 (1,13 – 7,3) p<0,05
54,3
16
45,7
32,3
44
67,7
2,49 (0,98 – 6,3) p<0,05

Nhận xét:
- Gia đình NCT có ≤2 thế hệ sinh sống thì tỷ lệ THA càng cao (p < 0,05).

- Hộ gia đình NCT có PTTT tỷ lệ THA thấp hơn hộ gia đình NCT không có PTTT (p < 0,05).
- NCT có cuộc sống tinh thần không thoải mái thì tỷ lệ THA cao hơn NCT có cuộc sống tinh thần thoải
mái (p < 0,05).
Các tầng lớp kinh tế - xã hội cao hơn có khuynh hƣớng nhận đƣợc thông tin về tình trạng bệnh tật, các yếu
tố nguy cơ và đƣợc khuyến cáo các phƣơng pháp dự phòng đầy đủ hơn do vậy tỷ lệ THA thấp hơn cũng là
điều dễ hiểu.
Hơn nữa nhiều nghiên cứu cho rằng những ngƣời căng thẳng về tâm lý đƣợc lặp đi lặp lại có thể làm phát
triển THA nhiều hơn những ngƣời không có căng thẳng. Stress không những làm giảm bài tiết natri do sự
hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm, mà còn có liên quan đến bệnh học THA bởi nhiều cơ chế khác nhau. Kết
quả
nghiên
cứu
của
chúng
tôi
cũng
phù
hợp
với
nhận
định
này.
KẾT LUẬN
1) Thực trạng bệnh THA ở ngƣời cao tuổi ở xã Du
Tiến huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang năm 2011:
Tỷ lệ NCT ở Du Tiến bị THA là 40% .
2) Một số yếu tố ảnh hƣởng đến bệnh THA ở NCT
ở xã Du Tiến - Yên Minh, Hà Giang:

- Tăng cƣờng truyền thông, phòng chống bệnh

THA cho ngƣời cao tuổi.
- Cần nhanh chóng triển khai các hoạt động
phòng chống THA cho NCT nói riêng và ngƣời
trƣởng thành nói chung ở Hà Giang.

- Giới tính (nam) [OR=5 (1,93 – 13,04) p<0,05].
- Nhóm tuổi cao (>=80 tuổi) [OR=3,93(0,97 –
17,1) p<0,05].
- Trình độ học vấn [OR=3,75 (0,93 – 21,6)
p<0,05].
- Yếu tố gia đình (gia đình có <=2 thế hệ)
[OR=2,45 (0,96 – 6,29) p<0,05].
- Yếu tố truyền thông (không có PTTT)
[OR=2,85(1,13 – 7,3) p<0,05].
- Cuộc sống tinh thần (không thoải mái) [OR=2,49
(0,98 – 6,3) p<0,05].
KHUYẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phạm Gia Khải, Phạm Thái Sơn, Nguyễn
Ngọc Quang và cộng sự (2003) “Tần suất tăng
huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc
Việt Nam 2001 - 2002”, Tạp chí Tim mạch học,số
33.
[2]. Dƣơng Vĩnh Linh, Nguyễn Đức Hoàng, Trần
Hữu Dàng, Nguyễn Dung và CS (2004), “Nghiên
cứu tỉ lệ tăng huyết áp ở ngƣời cao tuổi tại xã
Hƣơng Vân, huyện Hƣơng Trà, tỉnh Thừa Thiên
Huế”, Tạp chí tim mạch học Việt Nam, số 37, tr.
26-47.

[3]. Đặng Xuân Tin (2004), Đánh giá thực trạng
sức khoẻ, nhu cầu chăm soc y tế-xã hội và đề xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



| 68


Nguyễn Văn Phát và đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

một số giải pháp chủ yếu chăm sóc sức khoẻ cho
ngƣời cao tuổi tại thành phố Hải Phòng. Sở y tế
Hải Phòng.
[4]. Phạm Thắng (2003), “Tỉ lệ tăng huyết áp ở
ngƣời già tại một số vùng thành thị và nông thôn
Việt nam”, Tạp chí thông tin Y dƣợc, số 2, tr 27 -29.
[5]. Lại Đức Trƣờng, Lê Bạch Mai, Nguyễn
Công Khẩn (2010), Nguy cơ bệnh không lây nhiễm
tại Thái Nguyên và hiệu quả của nâng cao sức
khỏe và dinh dưỡng hợp lý, Luận án Tiến sỹ y học,
Viện VSDT TW, Hà Nội.

89(01)/1: 65 - 69

[6]. Collins R, Winkleby MA (2002), “African –
American women and men at high and low risk

for hypertension: a signal detection analysis of
NHANES III, 1998 - 1994”, Prev Med, 2113-18
pp.
[7]. Ericka M-C, Carolina S-U, Luis R-B (2008),
"Factors associated with hypertension prevalence,
unawareness and treatment among Costa Rican
elderly", BMC Public Health, 8, pp. 275-286.

SUMMARY
THE STATUS OF HYPERTENSION DISEASE IN THE ELDERLY AT DU TIEN COMMUNE - YEN
MINH DISTRICT IN HA GIANG PROVINCE AND RELATED FACTORS
Nguyen Van Phat1,*, Nguyen Duy Hoa,
Nguyen Tien Dung2, Nguyen Van Son2
1
Yen Minh District Health Department, Ha Giang
2
Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
Objective: 1/ To evaluate the status of hypertension among the aging people living at Du Tien commune, Yen
Minh district in Ha Giang province in 2011.2/ To describe some factors related to hypertension disease in the
elderly at Du Tien commune, Yen Minh district in Ha Giang province. Samples: Elderly people (aged 60 and
over); health reports filed at the commune health station. Research method: cross-sectional descriptive study.
Study results: 1) The prevalence of elderly people with hypertension is 40% .2) Some factors influencing
hypertension disease of aging people at Du Tien commune, Yen Minh district in Ha Giang province include:
Gender (male) [OR=5 (1,93 – 13,04) p<0,05]; Age group (>=80 years old) [OR=3,93(0,97 – 17,1) p<0,05];
Educational qualification [OR=3,75 (0,93 – 21,6) p<0,05]; Family related factors (Family with two or over two
generations) [OR=2,45 (0,96 – 6,29) p<0,05]; Communication (no means of communication) [OR=2,85(1,13 – 7,3)
p<0,05]; Mental health (discomfort) [OR=2,49 (0,98 – 6,3) p<0,05].
Keywords:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




| 69


Nguyễn Văn Phát và đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

89(01)/1: 65 - 69



| 70



×