Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá đặc điểm hình ảnh X quang lồng ngực ở bệnh nhân tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.48 KB, 6 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH X QUANG LỒNG NGỰC
Ở BỆNH NHÂN TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI TỰ PHÁT NGUYÊN PHÁT
Lê Vũ Duy*; Ngô Tuấn Minh*; Nguyễn Văn Nam*; Trần Đình Dưỡng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát đặc điểm hình ảnh X quang lồng ngực ở bệnh nhân (BN) tràn khí màng
phổi (TKMP) tự phát nguyên phát. Đối tượng và phương pháp: 51 BN được chẩn đoán TKMP
tự phát, nguyên phát. Thống kê đặc điểm hình ảnh X quang lồng ngực. Kết quả và kết luận:
100% có tổn thương tăng sáng, mất vân phổi, 100% có đường viền màng phổi tạng; 45,1% có
đè đẩy trung thất; 21,6% có giãn các khoang gian sườn. TKMP tự phát nguyên phát gặp nhiều
ở bên phải (52,9%) so với bên trái, TKMP hai bên chiếm 2%. TKMP mức độ nhiều là chủ yếu
(86,3%). Tất cả BN nghiên cứu đều gặp tràn khí thể tự do. 5,9% có hình ảnh tràn dịch màng
phổi. Dày dính màng phổi kết hợp chiếm 21,6%.
* Từ khóa: Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát; Đặc điểm X quang lồng ngực.

Survey on the Morphologic Features of Chest X-ray in Patients
with Primary Spontaneous Pneumothorax
Summary
Objectives: To survey the morphologic features of chest x-ray in patients with primary
spontaneous pneumothorax. Subjects and methods: 51 patients were diagnosed with primary
spontaneous pneumothorax. We make statistic the morphologic features of chest x-ray in
patients. Results and conclusions: There were 100% of patients with the radiolucent and the
absence of vascular marking, 100% of patients with the pleural line in chest x-ray film, 45.1% of
patients with the mediastinal shifted to the contralateral side, 21.6% of patients with the
intercostal space increased in chest x-ray film. Right hemithorax was more than left hemithorax,
there were 2% of patients with either side that had air in the pleural cavity. Essential patients
had the large pneumothorax (86.3%), there were 100% of patients with free pneumothorax.
There were 5.9% of patients with pleural effusion signs and 21.6% of patients with pleural
thickening combined.
* Key words: Primary spontaneous pneumothorax; Features of chest x-ray.



ĐẶT VẤN ĐỀ
Tràn khí màng phổi tự phát là tràn khí
xảy ra tự nhiên, không do chấn thương,
vết thương hay thầy thuốc gây ra, BN
không có bệnh lý phổi trước đó [5]. Đây là
mặt bệnh thường gặp trên lâm sàng, theo

Hoàng Minh tại Khoa Cấp cứu Hồi sức,
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương
từ năm 1990 - 1997 có 1.580 BN TKMP,
chiếm 19,15% BN cấp cứu, đứng hàng
thứ 3 về cấp cứu sau ho ra máu và
tràn dịch màng phổi. TKMP tự phát
nguyên phát chiếm 85% BN TKMP tự phát.

* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Ngô Tuấn Minh ()
Ngày nhận bài: 20/02/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 02/05/2017
Ngày bài báo được đăng: 10/05/2017

91


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
Cứ 100.000 người thì có 9 người TKMP
tự phát nguyên phát. Đặc điểm của TKMP
tự phát nguyên phát là xuất hiện đột ngột,
cấp tính, nếu chẩn đoán, xử trí không kịp
thời có thể dẫn tới suy hô hấp, trụy tim

mạch, thậm chí tử vong. Bệnh dễ để lại
những biến chứng như xẹp phổi, viêm mủ
màng phổi, rò khí kéo dài.
Để phát hiện TKMP, về phương diện
hình ảnh học có thể áp dụng các kỹ thuật:
chiếu phổi, chụp X quang lồng ngực, chụp
cắt lớp vi tính. Trong đó chiếu phổi hiện ít
được áp dụng, chụp cắt lớp vi tính thường
được sử dụng trong chẩn đoán nguyên
nhân TKMP, phát hiện bóng, kén khí bên
tổn thương và ở phổi đối bên. Rindos R
và CS (1994) xác định TKMP trên X quang
lồng ngực dựa vào các tiêu chuẩn: phế
trường tăng sáng, nhu mô phổi co nhỏ,
trung thất bị đẩy sang bên đối diện,
khoang gian sườn giãn rộng [9]. Ngày nay,
chụp X quang lồng ngực được áp dụng
rộng rãi tại các cơ sở y tế trong chẩn đoán
xác định TKMP tự phát, chẩn đoán vị trí,
mức độ tràn khí và tổn thương phối hợp.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên
cứu về TKMP nhưng chủ yếu đi vào
nghiên cứu hiệu quả điều trị, vấn đề đặc
điểm hình ảnh X quang lồng ngực ở BN
TKMP tự phát nguyên phát ở trong nước
vẫn chưa có nhiều tài liệu. Xuất phát từ
những yêu cầu thực tế nói trên, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu:
Khảo sát đặc điểm hình ảnh X quang lồng
ngực ở BN TKMP tự phát nguyên phát.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
51 BN được chẩn đoán TKMP tự phát,
nguyên phát tại Khoa Phẫu thuật Lồng
92

ngực - Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103
từ 1 - 1 - 2013 đến 15 - 7 - 2016.
Tiêu chuẩn lựa chọn: BN được chẩn
đoán TKMP tự phát nguyên phát, được
chụp X quang lồng ngực. Loại trừ những
trường hợp TKMP thứ phát và BN không
tự nguyện tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu.
- Hồi cứu kết hợp tiến cứu, mô tả cắt
ngang.
- BN được khám lâm sàng, chụp
X quang lồng ngực thẳng, nghiêng bên
tổn thương, chọc hút hoặc dẫn lưu khí
khoang màng phổi.
- Chẩn đoán TKMP: dựa vào đặc điểm
lâm sàng. Dấu hiệu X quang, yếu tố quyết
định chẩn đoán là hình tăng sáng vùng
tràn khí, hình phổi co lại, thấy đường viền
màng phổi tạng, trung thất bị đẩy sang
bên đối diện, cung xương sườn giãn rộng
[4].
- Chẩn đoán tự phát, nguyên phát:
TKMP không do chấn thương, vết thương

hay thầy thuốc gây ra, không có bệnh
phổi trước đó.
- Phân chia mức độ tràn khí theo Hiệp
hội Lồng ngực Anh (2010), chia TKMP
thành hai loại [8]:
+ TKMP lượng ít: khi khoảng cách đo
được trên phim X quang từ màng phổi
tạng đến bờ trong của thành ngực < 2 cm.
+ TKMP lượng nhiều: khi khoảng cách
từ màng phổi tạng đến bờ trong của
thành ngực > 2 cm.
* Xử lý số liệu: theo phương pháp
thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS
22.0.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.
Bảng 1: Đặc điểm tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu (n = 51).
Nam giới
Nhómtuổi

Nữ giới

Tổng

n

%


n

%

n

%

< 20

9

18,8

0

0

9

17,6

20 - 29

20

41,7

1


33,3

21

41,2

30 - 39

10

20,8

0

0

10

19,6

40 - 49

4

8,3

2

66,7


6

11,8

> 50

5

10,4

0

0

5

9,8

Trung bình
Tỷ lệ nam/nữ

29,82 ± 11,19
16/1

Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 29,82 ± 11,19, phù hợp với nghiên cứu của
các tác giả khác. Theo Lê Quốc Việt, Nguyễn Công Minh (2010), độ tuổi trung bình
24,67 ± 9,73 [3]. Shaikhrezai K và CS (2011) nghiên cứu 550 BN TKMP tự phát
nguyên phát gặp tuổi trung bình 28,4 ± 10,4 [10]. Cakmak M và CS (2016) nghiên cứu
274 BN, tuổi trung bình 34,5 ± 6,17 [6]. Như vậy, độ tuổi hay gặp nhất của TKMP tự

phát, nguyên phát ở trong độ tuổi lao động.
Về giới tính, trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ BN nam/nữ là 16/1. Tỷ lệ này
tương đương với các tác giả khác: Cakmak M và CS (2016): nam chiếm 91%, nữ 9%
[6]. Như vậy, TKMP tự phát nguyên phát gặp chủ yếu ở nam giới.

Biểu đồ 1: Tiền sử TKMP (n = 51).
Trong 51 BN trong nghiên cứu, 13 BN (25,5%) có tiền sử TKMP, 38 BN (74,5%)
không có tiền sử TKMP. Như vậy, gặp chủ yếu ở nhóm BN TKMP tự phát nguyên phát
lần đầu (74,5%).
93


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
2. Một số đặc điểm hình ảnh X
quang phổi chuẩn ở BN TKMP tự phát
nguyên phát.
* Đặc điểm hình ảnh trên phim X quang
lồng ngực (n = 51):
Tổn thương tăng sáng mất vân phổi:
51 BN (100%); thấy đường viền màng
phổi tạng: 51 BN (100%); đẩy trung thất:
23 BN (45,1%); giãn khoang các gian
sườn: 11 BN (21,6%).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả
BN đều có hình ảnh tăng sáng, mất vân
phổi vùng tràn khí, nhìn thấy đường viền
màng phổi tạng, thường gặp ở vùng nách

và đỉnh phổi. Điều này được giải thích do
tất cả trường hợp nghiên cứu đều tràn khí

tự do, BN được chụp X quang tư thế
đứng. 23/51 BN có hình ảnh đẩy tim và
trung thất sang bên đối diện, các trường
hợp này đều gặp ở BN TKMP mức độ
nhiều. 11/51 BN có giãn các khoang gian
sườn, có thể giải thích do những BN này
tràn khí diễn biến chậm thời gian dài, cơ
thể thích nghi dần, biểu hiện lâm sàng
kín đáo. Những BN này trên hình ảnh
X quang tổn thương TKMP mức độ nhiều
và có đè đẩy giãn các khoang gian sườn
cùng bên.

Bảng 2: Vị trí, mức độ và thể loại tràn khí trên phim X quang lồng ngực (n = 51).
Số lượng

Tỷ lệ %

Bên trái

27

52,9

Bên phải

23

45,1


Hai bên

1

2

Ít

7

13,7

Nhiều

28

86,3

Tự do

51

100

Khu trú

0

0


Đặc điểm

Vị trí

Mức độ
Loại loại tràn khí

Chúng tôi gặp 1 BN (2%) TKMP 2
bên, trường hợp này lâm sàng chỉ có
đau ngực âm ỉ, BN đi khám và chụp X
quang lồng ngực kiểm tra phát hiện
TKMP 2 bên mức độ ít. Tỷ lệ này cũng
tương đương với các tác giả khác.
Cakmak M (2016) gặp 360 BN (53,6%) ở
phổi phải, 308 BN (45,8%) tràn khí xuất
hiện ở phổi trái và 4 BN (0,59%) tràn khí
2 bên [6].
Chúng tôi gặp chủ yếu BN TKMP mức
độ nhiều (86,3%), mức độ ít chiếm
94

13,7% BN. Theo Nguyễn Thế Vũ (2016),
TKMP mức nhiều chiếm 72,9%. Mức độ,
ít 24,6 % và không phát hiện tràn khí
3/118 BN (2,5%) [5]. Lê Quốc Việt và
Nguyễn Công Minh nghiên cứu 23/30 BN
tràn khí nhiều và toàn bộ, 7/30 BN ở mức
độ vừa, không trường hợp nào tràn khí
mức độ ít [3].
Nghiên cứu của chúng tôi gặp 100% BN

TKMP tự do, có lẽ do đa số BN tràn khí
mới, không có tiền sử bệnh lý phổi, màng
phổi trước đây.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
* Tổn thương màng phổi phối hợp trên
phim X quang lồng ngực (n = 51):
Chúng tôi gặp 3 BN (5,9%) có hình
ảnh tràn dịch màng phổi kết hợp, điều
này có thể giải thích do các bóng khí hoặc
kén khí vỡ gây tràn máu kèm theo do đứt
dây chằng đỉnh phổi gây chảy máu. Tỷ lệ
tràn dịch - tràn khí cũng được ghi nhận

Hình 1: TKMP mức độ nhiều.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đặc điểm hình ảnh
X quang lồng ngực ở 51 BN TKMP tự phát
nguyên phát, chúng tôi đưa ra kết luận:
- Về đặc điểm hình ảnh X quang lồng
ngực: 100% có tổn thương tăng sáng,
mất vân phổi; 100% có đường viền màng
phổi tạng; 45,1% có đè đẩy trung thất;
21,6% có giãn các khoang gian sườn.
- Về vị trí, mức độ, thể loại TKMP trên
X quang lồng ngực: TKMP tự phát
nguyên phát gặp nhiều bên phải (52,9%),
2 bên chiếm 2%. TKMP mức độ nhiều
chủ yếu (86,3%). Tất cả BN nghiên cứu

đều gặp tràn khí thể tự do.

trong một số nghiên cứu trong nước và
trên thế giới. Hán Văn Hòa (2013) gặp
8/96 BN tràn dịch màng phổi kết hợp [1],
tỷ lệ này theo Kim E.S và CS là 17/983 BN
(1,7%) [7]. Dày dính màng phổi gặp 11/56
BN (21,6%), các trường hợp này phần
lớn gặp ở BN có tiền sử tràn khí màng
phổi trước đó.

Hình 2: TKMP kết hợp tràn dịch màng phổi.
- Về tổn thương phối hợp trên X quang
lồng ngực: 5,9% có hình ảnh tràn dịch
màng phổi. Dày dính màng phổi kết hợp
chiếm 21,6%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hán Văn Hòa. Đánh giá kết quả điều trị
TKMP tự phát nguyên phát bằng phẫu thuật
nội soi lồng ngực. Luận văn Tốt nghiệp Bác sỹ
Nội trú. Đại học Y Dược Thái Nguyên. 2013.
2. Hoàng Minh. Tràn khí màng phổi. Cấp
cứu ho ra máu TKMP tràn dịch màng phổi.
NXB Y học. Hà Nội. 2004, tr.59-110.
3. Lê Quốc Việt, Nguyễn Công Minh.
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả chống tái phát
của TKMP tự phát nguyên phát bằng phẫu
thuật nội soi. Y học Thành phố Hồ Chí Minh.
2010,14 (1), tr.138-143.


95


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
4. Ngô Quý Châu. Tràn khí màng phổi.
Bệnh màng phổi. 2011, tr.504- 523.

hemopneumothorax. Ann Thorac Cardiovasc
Surg. 2008,14 (3), pp.149-155.

5. Nguyễn Thế Vũ. Nghiên cứu ứng dụng
phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị TKMP tự
phát nguyên phát. Luận án Tiến sỹ Y học.
Học viện Quân y. 2016.

8. MacDuff A, Arnold A, Harvey J.
Management of spontaneous pneumothorax:
British Thoracic 9. Rindos R, Hamzik J.
Spontanous pneumothorax--modern views on
its therapy. Rozhl-Chir. 1994, 73 (7), pp.335-358.

6. Cakmak M, Yuksel M, Kandemir M.N.
Characteristics of the patients undergoing
surgical treatment for pneumothorax: A
descriptive study. J Pak Med Assoc. 2016, 66
(5), pp.554-558.
7. Kim E.S, Kang J.Y, Pyo C.H, Jeon E.Y,
Lee W.B. 12-year experience of spontaneous

96


10. Shaikhrezai K, Thompson A.I, Parkin C
et al. Video-assisted thoracoscopic surgery
management of spontaneous pneumothorax-long-term results. Eur J Cardiothorac Surg.
2011, 40 (1), pp.120-123.



×