Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nhiễm khuẩn do răng viêm mô tế bào: Vi khuẩn và mức độ kháng kháng sinh tại TP. Hồ Chí Minh 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.22 KB, 8 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

NHIỄM KHUẨN DO RĂNG/VIÊM MÔ TẾ BÀO: VI KHUẨN
VÀ MỨC ĐỘ KHÁNG KHÁNG SINH TẠI TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2010
Võ Đắc Tuyến*, Nguyễn Thị Hồng*, Nguyễn Đức Tuấn*, Huỳnh Anh Thư*, Lê Kim Ngọc Giao**,
Võ Thị Chi Mai**

TÓM TẮT
Mở đầu: Viêm mô tế bào (VMTB) là một trong những biến chứng thường gặp nhất của nhiễm khuẩn ở
răng và mô nha chu.
Mục tiêu: Xác định vi khuẩn và mức độ kháng kháng sinh trong nhiễm khuẩn do răng (NKDR) và VMTB
do răng tại Tp.HCM năm 2010.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang khảo sát lâm sàng và vi sinh của 59 bệnh nhân NKDR
ở giai đoạn có mủ đến khám tại Đại học Y Dược Tp.HCM, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Tp.HCM và Bệnh viện
Răng Hàm Mặt Trung Ương từ 12/2009 đến 6/2010. Các kỹ thuật vi sinh gồm phân lập, nuôi cấy, định danh vi
khuẩn và kháng sinh đồ (phương pháp Kirby-Bauer đối với vi khuẩn hiếu khí, phương pháp E-test và pha loãng
liên tiếp đối với vi khuẩn kỵ khí).
Kết quả: Có 19 bệnh nhân VMTB (32,2%) và 40 bệnh nhân NKDR không có VMTB (67,8%). Tỉ lệ cấy
khuẩn mọc là 100%. Phân lập được 77 chủng vi khuẩn, gồm 55 chủng hiếu khí (71,4%) và 22 chủng kỵ khí
(28,6%). Đơn khuẩn chiếm 69,5% và đa khuẩn 30,5%. Tỉ lệ đa khuẩn ở nhóm bệnh nhân chưa dùng kháng sinh
(47,8%) cao hơn nhóm đã dùng kháng sinh (16,7%) (p<0,05). Các loài vi khuẩn hiếu khí gồm Streptococcus và
Staphylococcus. Các loài vi khuẩn kỵ khí chủ yếu là Fusobacterium, Peptostreptococcus, Prevotella, Bacteroides,
Porphyromonas. Cầu khuẩn hiếu khí Gram (+) thường gặp nhất, trong đó Streptococcus viridans chiếm tỉ lệ cao
nhất. Tỉ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn hiếu khí là ampicillin 71,4%; azithromycin, clindamycin và
spiramycin 41,8%. Tỉ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn kỵ khí là penicillin 63,3%, metronidazole 45,5%,
clindamycin 13,6%. Amoxycillin-acid clavulanic hiệu quả cao nhất, với sự nhạy cảm của tất cả vi khuẩn từ 95100%.
Kết luận: NKDR thường đa khuẩn, tốt nhất nên chọn kháng sinh chống đa khuẩn hiếu khí và kỵ khí. Các vi
khuẩn đã đề kháng cao với ampicillin, penicillin, azithromycin, clindamycin, spiramycin, metronidazole. Hiện
nay, amoxycillin-acid clavulanic có thể là một trong những kháng sinh lựa chọn đầu tiên trong điều trị


VMTB và NKDR.
Từ khóa: nhiễm khuẩn do răng, viêm mô tế bào, vi khuẩn, kháng kháng sinh.

ABSTRACT
ODONTOGENIC INFECTIONS/CELLULITIS: BACTERIAL IDENTIFICATION AND ANTIBIOTIC
RESISTANCE IN HO CHI MINH CITY IN 2010
Vo Dac Tuyen, Nguyen Thi Hong, Nguyen Duc Tuan, Huynh Anh Thu, Le Kim Ngọc Giao,
Vo Thi Chi Mai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 162 - 169
Introduction: Cellulitis is a common complication of the infection of dental and periodontal tissues.
Objectives: To identify the pathogenic bacteria and their resistance to antibiotics in odontogenic infections
and cellulitis in Ho Chi Minh city in 2010.
* Khoa RHM, Đại học Y Dược Tp.HCM ** Khoa Y, Đại học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: ThS Võ Đắc Tuyến
ĐT: 0903776429 Email:

162

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

Nghiên cứu Y học

Materials and methods: A crossectional study was conducted on 59 patients with acute odontogenic
infection attending the Clinic of the University of Medicine and Pharmacy-HCM city, the National hospital of
Odonto-Stomatology and the HCM city hospital of Odonto-Stomatology from December 2009 to June 2010. The
bacteriological techniques used for bacterial isolation and culture, bacterialterium
Propiobacterium
P. micros

Veillonella spp
Tổng

Penicillin
33,3
66,7
100
66,7
0
100
100

Mức độ kháng kháng sinh
Metronidazole
Clindamycin
66,7
0
0
33,3
60
0
66,7
0
0
100
100
0
100
0


0

0

0

0

33,3
100
63,6

66,7
100
54,5

0
100
13,6

0
0
4,5

BÀN LUẬN
Lâm sàng VMTB và NKDR
Nhiễm khuẩn quanh chóp răng hay mô nha
chu tiến triển có thể lan vào trong mô mềm
vùng hốc miệng, mặt, cổ dẫn đến viêm mô tế
bào. VMTB là một quá trình viêm lan tỏa trong


166

Augmentin
0
33,3
0
0
0
0
0

mô mềm. Tỉ lệ VMTB trong NKDR là 32,2%.
VMTB xảy ra ở nam nhiều hơn nữ, thường gặp
nhất từ 20-40 tuổi (52,6%). Đa số răng nguyên
nhân ở hàm dưới (73,7%), vùng răng sau
(94,7%). Áp xe quanh chóp răng là nguyên nhân
phổ biến nhất của VMTB (57,9%), xảy ra ở răng
bị chết tủy thường do sâu răng hoặc có thể do

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
chấn thương. Ngoài ra, VMTB còn do áp xe
quanh thân răng (42,1%), hầu hết ở răng 8 dưới
do thường mọc lệch hay kẹt.
Áp xe quanh chóp răng cũng là bệnh lý
thường gặp nhất trong NKDR có mủ (59,3%);
áp xe quanh thân răng (25,4%) và áp xe nha

chu (15,3%) ít gặp hơn. Nhận định này nhất
quán với nhiều nghiên cứu trước đây.
Kuriyama và cs (2000) ghi nhận tỉ lệ áp xe
quanh chóp là 78,5%, áp xe nha chu (14,7%)
và áp xe quanh thân răng (6,7%)(6).
Xét về biến chứng của các loại bệnh lý
NKDR, áp xe quanh thân răng dễ dẫn đến
VMTB nhất, chiếm 53,3% trong 15 ca áp xe
quanh thân răng. Tỉ lệ này cao hơn tỉ lệ trong 35
ca áp xe quanh chóp (31,4%). Không gặp VMTB
do áp xe nha chu, có thể do mũ dẫn lưu được
qua túi nha chu hay nướu răng nên ít khi gây
VMTB. Trong khi đó, áp xe ở nướu quanh thân
răng đang mọc, đa số ở răng 8 dưới, do đáy
hành lang vùng răng 8 dưới thường cạn và sát
nướu răng nên dù áp xe chỉ ở nướu cũng dễ lan
rộng vào mô tế bào gây ra VMTB.

Nghiên cứu Y học

phẩm từ Bệnh viện đến Phòng xét nghiệm vi
sinh Đại học Y Dược tương đối lâu (khoảng 2
giờ) cũng ảnh hưởng một phần đến kết quả vi
sinh.
Tỉ lệ đa khuẩn trong nhóm bệnh nhân đã
dùng kháng sinh trước khi lấy mủ xét nghiệm
(16,7%) thấp hơn trong nhóm không dùng thuốc
(47,8%) có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả
này có thể do việc sử dụng kháng sinh trước đã
ảnh hưởng đến kết quả nuôi cấy vi khuẩn.

Nuôi cấy và phân lập được nhiều vi khuẩn
hiếu khí (71,4%) hơn vi khuẩn kỵ khí (28,6%).
Tuy nhiên, theo y văn, NKDR liên quan vi
khuẩn kỵ khí hơn vi khuẩn hiếu khí. Vi khuẩn
hiếu khí chiếm khoảng 5%, vi khuẩn kỵ khí 35%,
và đa khuẩn hiếu-kỵ khí 60%(7).
Hai loại vi khuẩn thường gặp nhất là cầu
khuẩn hiếu khí Gram (+) (71,4%), và trực khuẩn
kỵ khí Gram (-) (18,2%). Kết quả này tương tự
nghiên cứu của Rega (2006) ghi nhận tỉ lệ vi
khuẩn Gram (+) 63,5% (chủ yếu cầu khuẩn

Vi khuẩn trong VMTB và NKDR

57,7%) cao hơn tỉ lệ vi khuẩn Gram (-) 36,5%

Tỉ lệ cấy khuẩn mọc là 100%, cao hơn tỉ lệ
của nhiều nghiên cứu trước đây như 89% của
Yang (2008)(11). Đặc trưng của NKDR là nhiễm
khuẩn nội sinh, nhiễm khuẩn cơ hội và phối
hợp vi khuẩn hiếu khí-vi khuẩn kỵ khí. Khả
năng gây bệnh là nhờ vào hoạt động hiệp đồng
của nhiều loại vi khuẩn sản xuất nhiều enzym
và độc tố(7). Các nghiên cứu thường phát hiện
trung bình từ 2 đến 6 loại vi khuẩn trong một
mẫu bệnh phẩm(11). Tuy nhiên, trong nghiên cứu
này, tỉ lệ đa khuẩn thấp (30,5%), chỉ 18 mẫu
phân lập được 2 vi khuẩn. Sự khác biệt tỉ lệ này
có thể do đa số bệnh nhân sử dụng kháng sinh
trước khi cấy khuẩn (61%), do sự khác biệt về

dịch tễ bệnh lý nhiễm khuẩn ở mỗi địa phương,
cũng có thể do điều kiện nuôi cấy chưa đáp ứng
nhu cầu của những vi khuẩn khó mọc. Thêm
vào đó, khoảng thời gian chuyên chở mẫu bệnh

(trong đó trực khuẩn chiếm 33,3%); tỉ lệ vi

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

khuẩn hiếu khí (65,7%) cao hơn kỵ khí (34,3%)(8).
Nghiên cứu này và nhiều nghiên cứu(9) đều
cho kết quả các loại vi khuẩn thường gặp trong
NKDR



S.

viridans,

Peptostreptococcus,

Staphylococcus,

Fusobacterium,

Prevotella,

Porphyromonas; trong đó S. viridans chiếm tỉ lệ
cao nhất.

Về vi khuẩn kỵ khí trong VMTB do răng,
kết quả tương tự nghiên cứu của Dubreuil và
cs

(2005)

phân

Porphyromonas,

lập

được

Fusobacterium,

Prevotella,
Veillonella,

Propionibacterium(5). Ngoài ra, nghiên cứu này
còn phát hiện Bacteroides, Peptostreptococcus.
Các vi khuẩn kỵ khí nêu trên là những vi
khuẩn nội sinh, hiện diện bình thường trong
hốc miệng và chỉ gây bệnh khi có điều kiện

167


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

thuận lợi(11). Tỉ lệ vi khuẩn kỵ khí trong áp xe

(32%) cao hơn trong NKDR không có VMTB

quanh chóp (36,4%) cao hơn trong áp xe

(26,9%). Theo Peterson, vi khuẩn kỵ khí

quanh thân răng (12,5%) và trong áp xe nha

thường gặp trong các nhiễm khuẩn muộn

chu (10%). Tỉ lệ vi khuẩn kỵ khí trong VMTB

hoặc có triệu chứng kéo dài hơn 3 ngày(7).

Bảng 10. So sánh tỉ lệ các loại vi khuẩn trong NKDR giữa các nghiên cứu.
Tác giả, năm
(6)

Kuriyama 2000
(4)
Chan 2003
(8)
Rega 2006
Al-Nawas 2008(1)
Boyanova 2009(2)
NC này 2010


Hiếu khí
Cầu khuẩn Gram (+)
S. viridans S. aureus
20,9
1,3
54,1
2,7
29,0
8,9
43,3
3,3
53,2
2,6

Tỉ lệ % vi khuẩn trong NKDR
Kỵ khí
Cầu khuẩn Gram (+)
Trực khuẩn Gram (-)
Peptostreptococcus Prevotella Porphyromonas Fusobacterium
15,8
22,4
5,3
3,5
36,5
39,2
31,1
47,3
4,8
21,2

0
1,1
50,0
56,7
0
10,0
2,3
30,5
1,6
9,4
3,9
3,9
3,9
6,5

Kháng sinh điều trị VMTB và NKDR
Việc điều trị kháng sinh đối với VMTB do
răng và NKDR thường dựa theo kinh nghiệm, vì
xét nghiệm vi khuẩn và kháng sinh đồ phải chờ
nhiều ngày mới có kết quả.
Kháng sinh họ β-lactam đã từng là lựa chọn
đầu tiên để điều trị NKDR. Tuy nhiên, ngày
càng tăng tỉ lệ vi khuẩn tiết enzym β-lactamase
đã khiến các kháng sinh thuộc họ này bị bất
hoạt. Amoxicillin, ampicillin và penicillin hiện
không còn là kháng sinh được lựa chọn đầu tiên
trong điều trị NKDR. Acid clavulanic khi kết
hợp với β-lactam bảo vệ kháng sinh khỏi bị phá
hủy bởi β-lactamase. Kháng sinh đồ cho thấy
amoxicillin-acid clavulanic hiệu quả cao nhất do

có độ nhạy 95-100% cho tất cả vi khuẩn. Kết quả
này phù hợp với y văn.
Nghiên cứu của Dubreuil và cs (2005) cho
thấy tỉ lệ đề kháng với erythromycin là 54%,
spiramycin
41%;
azithromycin
11%;
metronidazole 14%; clindamycin 7%. Các tác giả
khuyên nên dùng metronidazole-spiramycin
hay amoxycillin-acid clavulanic (độ nhạy 100%)
điều trị VMTB do răng(5). Brescó-Salinas và cs
(2006) cũng nhận thấy các vi khuẩn trong NKDR
đã
kháng
metronidazole
(34-100%),
erythromycin (38-50%), azithromycin (25-38%),
clindamycin (18-25%); trong khi đó amoxicillinacid clavulanic nhạy nhất (78-100%) và ít bị

168

kháng nhất (4-22%)(3). Theo tổng kết của Roda
(2007), amoxycillin-acid clavulanic thường được
các nha sĩ cho toa nhiều nhất kể từ năm 2005(10).
NKDR thường do vi khuẩn kỵ khí, do đó kê
toa thường có metronidazole. Hiệu quả của
metronidazole giảm khi sử dụng riêng lẻ. Tỉ lệ
đề kháng khá cao hiện nay đối với
metronidazole (54,5%) và spiramycin (41,8%).

Kết hợp với một kháng sinh khác sẽ làm tăng
hiệu quả và giảm đề kháng. Tại Tp.HCM,
thường sử dụng rodogyl là dạng kết hợp
metronidazole và spiramycin.
Clindamycin được khuyên dùng điều trị
NKDR nặng, khi dị ứng hay khi điều trị kháng
sinh nhóm β-lactam thất bại(2). Tỉ lệ kháng
clindamycin hiện đang tăng từ 25% (2006) đến
(5)

41,8% (nghiên cứu này) đối với vi khuẩn hiếu
khí. Vi khuẩn kỵ khí còn khá nhạy với
clindamycin (86,4%). Tuy nhiên NKDR kết
hợp nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, nếu chỉ tác
động trên chủng kỵ khí là không đủ.
KẾT LUẬN
Vi khuẩn trong NKDR rất đa dạng, chủ yếu
cầu khuẩn hiếu khí Gram (+), phổ biến nhất là
Streptococcus viridans. Ngoài ra, trực khuẩn kỵ
khí Gram (-) khá phổ biến và thường kết hợp với
vi khuẩn hiếu khí. Các vi khuẩn hiện đã đề
kháng
cao
với
ampicillin,
penicillin,
azithromycin,
clindamycin,
spiramycin,


Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
metronidazole. NKDR thường đa khuẩn, do đó
tốt nhất nên chọn kháng sinh chống đa khuẩn
hiếu khí và kỵ khí, và sử dụng đúng cách.
Amoxycillin kết hợp acid clavulanic có thể là
một trong những lựa chọn đầu tiên trong điều
trị VMTB và NKDR hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

Al-Nawas B, Maeurer M (2008). Severe versus local
odontogenic bacterial infections: Comparisons of microbial
isolates. Eur Surg Res, 40: 220-224.
Boyanova L, Kokarov R, Gergova G, Deliverska E, Madjarow J,
Marinov M, Mitov I (2006). Anaerobic bacteria in 118 patients
with deep-space head and neck infections from the University
Hospital of Maxillofacial Surgery, Sofia, Bulgaria. J Med
Microbiol, 55: 1285-1289.
Bresco-Salinas M, Costa-Riu N, Berini-Aytes L, Gay-Escoda C
(2006). Antibiotic susceptibility of the bacteria causing

odontogenic infections. Med Oral Patol Oral Cir Bucal, 11(1):
70-75.
Chan Y, Chan CH (2003). Antibiotic resistance of pathogenic
bacteria from odontogenic infections in Taiwan. J Microbiol
Immunol Infect, 36: 105-110.

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

5.

6.

7.
8.

9.
10.

11.

Nghiên cứu Y học

Dubreuil L, Neut C (2005). Arguments microbiologiques pour
optimiser l’antibiothérapie empirique des cellulites cervicofaciales. Med Buccale Chir Buccale, 11: 7-15.
Kuriyama T, Karasawa T, Nakagawa K, Saiki Y, Yamamoto E,
Nakamura S (2000). Bacteriologic features and antimicrobial
susceptibility in isolates from orofacial odontogenic infections.
Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod, 90: 600608.
Peterson LJ (1998). Disorder mandibular and oral surgical, 4th
edition, 409-435.

Rega AJ, Aziz SR, Ziccardi VB (2006). Microbiology and
antibiotic sensitivities of head and neck space infections of
odontogenic origin. J Oral Maxillofac Surg, 64(9): 1377-1380.
Robertson D, Smith AJ (2009). The microbiology of the acute
dental abscess. J Med Microbiol, 58: 155-162.
Roda RP, Bagán JV, Bielsa JMS, Pastor EC (2007). Antibiotic use
in dental practice. A review. Med Oral Patol Oral Cir Bucal,
12(3): E186-192.
Yang SW, Lee MH, See LC, Huang SH, Chen TM, Chen TA
(2008). Deep neck abscess: An analysis of microbial etiology of
the effectiveness of antibiotics. Infection and Drug Resistance,
1: 1-8.

169



×