Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mối liên hệ giữa kháng thể kháng CCP với tình trạng nha chu trên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.61 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014

Nghiên cứu Y học

MỐI LIÊN HỆ GIỮA KHÁNG THỂ KHÁNG CCP VỚI TÌNH TRẠNG NHA CHU
TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
Trần Hà Phương Thảo*, Nguyễn Bích Vân**, Hoàng Đạo Bảo Trâm**, Lê Anh Thư***, Hoàng Tử Hùng**

TÓM TẮT
Mối liên hệ giữa viêm nha chu (VNC) và các yếu tố toàn thân ngày càng được quan tâm trong nghiên cứu về
cơ chế bệnh sinh cũng như các ứng dụng trong can thiệp điều trị.
Mục tiêu: Nghiên cứu xác định mối liên hệ giữa kháng thể kháng CCP với tình trạng nha chu trên bệnh
nhân VKDT.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả khảo sát tình trạng nha chu và sự hiện diện của kháng thể
kháng CCP thực hiện trên 100 bệnh nhân VKDT đến khám và điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Kết quả - Kết luận: (1) Tình trạng nha chu ở bệnh nhân VKDT xấu hơn tình trạng nha chu ở người dân
trong cộng đồng (p < 0,05); (2) Bệnh nhân VKDT có kháng thể kháng CCP có tình trạng nha chu kém hơn bệnh
nhân VKDT không có kháng thể kháng CCP (p < 0,05); (3) Có mối tương quan thuận giữa nồng độ kháng thể
kháng CCP với chỉ số mất bám dính lâm sàng của mô nha chu (p = 0,02; r = 0,22) và với mức độ trầm trọng của
VNC (p = 0,003; r = 0,298).

ABSTRACT
RELATIONSHIP BETWEEN ANTI-CYCLIC CITRULLINATED PEPTIDE ANTIBODIES
AND PERIODONTAL CONDITION OF RHEUMATOID ARTHRITIS PATIENTS
Tran Ha Phuong Thao, Nguyen Bich Van, Hoang Dao Bao Tram, Le Anh Thu, Hoang Tu Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 180 - 184
The relationship between periodontitis (PD) and systemic factors was focused in many studies that
investigated pathogenic mechanism and treatment of PD.
Purpose: This study was performed to determine the relationship between anti-cyclic citrullinated peptide
antibodies and periodontal condition on rheumatoid arthritis patients.
Methods: A cross-sectional study was conducted on 100 rheumatoid arthritis patients at Cho Ray hospital.


All subjects were evaluated for periodontal condition and anti-cyclic citrullinated peptide antibodies.
Results-Conclusions: Periodontitis (PD) prevalence among RA patients were higher than that of the
general population (p<0.05), while periodontal condition of the positive ACPA RA patients was worse than that of
the negative ACPA RA patients (p=0.02). Moreover, ACPA concentration is directly proportional to the clinical
loss of attachment (p = 0.02; r = 0.220) and the severity of periodontitis (p = 0.02; r = 0.22).
đoạn sớm, kháng thể kháng CCP rất có giá trị
ĐẶT VẤN ĐỀ
trong chẩn đoán xác định và tiên lượng bệnh.
Kháng thể kháng CCP được xem là chất chỉ
Kháng thể kháng CCP cũng hiện diện trong mô
điểm của bệnh VKDT(8). Với độ nhạy và độ đặc
nha chu viêm, men PAD (Peptidyl Arginine
hiệu cao, xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang
Deiminase) tiết ra từ vi khuẩn P. gingivalis có
tìm kháng thể kháng CCP được dùng trong chẩn
trong mảng bám tạo protein citrullin từ đó cơ thể
đoán bệnh. Ở những trường hợp bị VKDT giai
đáp ứng miễn dịch tạo kháng thể kháng CCP.
*Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
** Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
*** Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: ThS Trần Hà Phương Thảo
ĐT: 0919195936
Email:

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

179



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014

Giả thuyết về mối quan hệ giữa VNC và VKDT
qua con đường citrullin - hóa đã được đề cập
trong nhiều bài báo(3,5). Mục tiêu của nghiên cứu
là xác định mối liên hệ giữa kháng thể kháng
CCP với tình trạng nha chu trên bệnh nhân
VKDT. Với các mục tiêu cụ thể sau: (1) Xác định
tình trạng nha chu trên bệnh nhân VKDT; (2) So
sánh tình trạng nha chu trên bệnh nhân VKDT có
kháng thể kháng CCP với bệnh nhân VKDT không có
kháng thể kháng CCP; (3) Xác định mối tương
quan giữa kháng thể kháng CCP với tình trạng
nha chu trên bệnh nhân VKDT.

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU

đến đáy túi nha chu. Không khám các răng có
phục hình cố định hoặc răng mọc chen chúc.

Chảy máu khi thăm khám (BOP)
Xác định có hay không chảy máu nướu ngay
sau khi thăm khám tại 6 vị trí ở mỗi răng (ngoài
gần, ngoài giữa, ngoài xa, trong gần, trong giữa,
trong xa); tính phần trăm vị trí chảy máu khi
thăm dò.
Mức độ VNC
Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa

bệnh Hoa kỳ (CDC) và hội nha chu Hoa Kỳ
(APP):

Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích,
thực hiện trên 100 bệnh nhân thỏa mãn tiêu chí
chọn mẫu, được chọn vào mẫu theo phương
pháp chọn mẫu thuận tiện.

- VNC trung bình: ≥ 2 vị trí điểm tiếp cận
(không trên cùng một răng) có mất bám dính
lâm sàng ≥ 4 mm hoặc ≥ 2 vị trí điểm tiếp cận
(không trên cùng một răng) có độ sâu túi nha
chu ≥ 5 mm

Tiêu chí lựa chọn: là người tình nguyện tham
gia nghiên cứu, được chẩn đoán xác định VKDT
theo tiêu chuẩn của ACR/EULAR 2010 bởi các
bác sĩ chuyên khoa Cơ Xương Khớp.

- VNC nặng: ≥ 2 vị trí điểm tiếp cận (không
trên cùng một răng) có mất bám dính lâm sàng ≥
6mm và ≥ 1 vị trí điểm tiếp cận có độ sâu túi nha
chu ≥ 5mm

Tiêu chí loại trừ: bệnh nhân có ít hơn 4 răng
(không tính răng cối lớn thứ ba), khả năng tự vệ
sinh răng miệng bị hạn chế, đã từng điều trị nha
chu trong vòng 3 tháng trước nghiên cứu, đang
trong thời kỳ thai nghén, có các bệnh toàn thân
kèm theo như: đái tháo đường, bệnh mạch vành,

béo phì, loãng xương, các bệnh tự miễn khác, hội
chứng Sjögren, bệnh lý ác tính đang dùng thuốc
ức chế miễn dịch hay hóa trị,…

- Không VNC: Không phải VNC trung bình
và nặng

Phương pháp đánh giá
Chỉ số mảng bám (PlI) / Chỉ số nướu (GI)
Theo thang điểm của Loe và Silness 1964(9)
Đo tại 4 vị trí (nướu mặt ngoài, gai nướu
ngoài gần, gai nướu ngoài xa, nướu mặt trong).

Độ sâu túi khi thăm dò (PPD) / Mức độ mất
bám dính lâm sàng (CAL)
Đo ở 6 vị trí (ngoài gần, ngoài giữa, ngoài xa,
trong gần, trong giữa, trong xa).
PPD được tính từ viền nướu đến đáy túi nha
chu / CAL được tính từ đường nối men-xê măng

180

Kháng thể kháng CCP
Được định lượng (U/ml) bằng máy phân tích
hóa sinh Maplab plus-Italy 5/2009.

Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm
SPSS 16.0.


Kiểm soát sai lệch thông tin
Chuyên gia nha chu tập huấn và chuẩn hóa
cách khám cho nghiên cứu viên. Độ thống nhất
giữa nghiên cứu viên và người tập huấn được
đánh giá dựa tỉ lệ phần trăm nhất trí.Trong
nghiên cứu này, tỉ lệ phần trăm nhất trí đối với
chỉ số nướu đạt 80%, độ sâu túi khi thăm dò đạt
83% và mất bám dính lâm sàng đạt 89%. Độ kiên
định của điều tra viên được đánh giá trên 10
bệnh nhân VKDT tại khoa Nội Cơ Xương Khớp
bằng cách khám lặp lại 2 lần cách nhau 1 giờ trên
10 bệnh nhân VKDT: chỉ số nướu đạt 81,2 %, độ

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
sâu túi thăm dò đạt 84%, mất bám dính lâm sàng
đạt 90,4%.

Vấn đề y đức
Bệnh nhân được giải thích rõ ràng về nghiên
cứu và cách thức thực hiện; quyền được chọn
lựa tham gia hay không tham gia nghiên cứu và
quyền được dừng tham gia nghiên cứu bất cứ
khi nào.

KẾT QUẢ
Tỉ lệ VNC trong cộng đồng là 20%(11) thấp
hơn tỉ lệ VNC ở bệnh nhân VKDT là 53%, sự

khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Tỉ lệ VNC ở bệnh nhân VKDT là 53%, trong
đó bệnh nhân có kháng thể kháng CCP dương
tính có tỉ lệ VNC cao hơn bệnh nhân có kháng
thể kháng CCP âm tính (62,3% so với 38,5%), sự
khác biệt giữa các tỉ lệ có ý nghĩa thống kê (p =
0,02) (bảng 1).
Bảng 1: Tình trạng nha chu theo kháng thể kháng
CCP
Tình trạng nha
chu
Không VNC
VNC
Tổng cộng

Kháng thể kháng CCP
Âm tính
Dương tính
24 (61,5%)
23 (37,7%)
15 (38,5%)
38 (62,3%)
39 (100%)
61 (100%)

Bảng 3: Mức độ nặng nhẹ VNC theo nồng độ kháng
thể kháng CCP
Mức độ nặng nhẹ
VNC
Không VNC

VNC trung bình
VNC nặng
Tổng cộng

0,02

Bảng 2: Kháng thể kháng CCP theo mức độ nặng nhẹ
VNC
VNC
VNC
Kháng thể
2
Không VNC
p (X )
kháng CCP
trung bình
nặng
Âm tính
24 (51,1%) 13 (31,7%) 2 (16,8%)
Dương tính 23 (48,9%) 28 (68,3%) 10 (83,3%) 0,043
Tổng cộng 47 (100%) 41 (100%) 12 (100%)

Trung vị nồng độ kháng thể kháng CCP như
sau: 19 (5-179) ở nhóm không VNC; 180,4 (16702,5) ở nhóm VNC trung bình và 647 (199,52091) ở nhóm VNC nặng. Mức độ VNC càng
nặng thì nồng độ kháng thể kháng CCP càng
tăng. Sự khác biệt ý nghĩa thống kê (p < 0,01)
(bảng 3). So sánh tỉ lệ VNC giữa các nhóm nồng

Nồng độ kháng thể kháng
Giá trị

CCP (U/ml)
2
p (X )
< 25
25-1000 > 1000
60%
44,7%
15,4%
35%
42,6%
53,8%
0,03
5%
12,8%
30,8%
100%
100%
100%

Nồng độ kháng thể kháng CCP có mối tương
quan thuận với chỉ số mất bám dính lâm sàng (p
= 0,02; r = 0,22) (bảng 4). Hơn nữa, Nồng độ
kháng thể kháng CCP có mối tương quan thuận
với mức độ nặng nhẹ VNC (p = 0,003; r = 0,298).
Bảng 4: Tương quan nồng độ kháng thể kháng CCP
với chỉ số nha chu

2

Tỉ lệ bệnh nhân có kháng thể kháng CCP

dương tính càng tăng khi mức độ VNC càng
nặng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,043)
(bảng 2).

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

độ kháng thể kháng CCP cho thấy, bệnh nhân có
nồng độ kháng thể kháng CCP càng cao thì tỉ lệ
không VNC càng thấp; trong khi đó, tỷ lệ VNC
trung bình và nặng càng tăng. Sự khác biệt giữa
các tỷ lệ có ý nghĩa thống kê (p = 0,03) (bảng 3).

Chỉ số nha chu

p (X )

Nghiên cứu Y học

PlI
GI
PPD
CAL
BOP

Nồng độ kháng thể kháng CCP
Hệ số tương quan
Giá trị p
0,02
0,82
0,06

0,53
0,15
0,12
0,22
0,02*
0,06
0,49

*Hệ số tương quan Spearman, có ý nghĩa ở mức p < 0,05

BÀN LUẬN
Sự không đồng bộ trong sử dụng hệ thống
phân loại VNC gây khó khăn cho việc so sánh tỉ
lệ VNC giữa nghiên cứu này với nghiên cứu
khác. Chúng tôi sử dụng phân loại theo định
nghĩa trường hợp của AAP năm 2003, kết quả
cho thấy tỉ lệ VNC ở bệnh nhân VKDT là 53%.
Nghiên cứu của Josheph R.(7) sử dụng phân loại
VNC theo Armitage G.C.(2), có 100% bệnh nhân
VKDT có VNC. Nghiên cứu của Okada M.(12), tỉ
lệ VNC ở bệnh nhân VKDT là 70% với định
nghĩa VNC là có ít nhất 1 vị trí có độ sâu túi lớn
hơn 3 mm và mất bám dính từ 3 mm trở lên. Sở
dĩ, các nghiên cứu này có tỉ lệ VNC cao hơn kết
quả của chúng tôi vì các tác giả có tiêu chuẩn
định nghĩa VNC thấp hơn; ngoài ra, cỡ mẫu

181



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014

khác nhau và đặc điểm dân cư mỗi vùng khác
nhau cũng đưa đến tỉ lệ nha chu khác nhau giữa
các nghiên cứu. Ở đây, chúng tôi muốn nhấn
mạnh về tỉ lệ VNC ở bệnh nhân VKDT trong
nghiên cứu này là 53%, đây là tỉ lệ VNC tương
đối cao và cần phải xem xét lại tình trạng nha
chu ở đối tượng VKDT. Theo nghiên cứu của
Nguyễn Cẩn (1998)(11), tỉ lệ VNC toàn bộ trong
dân số chung là 20%. Như vậy, tỉ lệ VNC ở bệnh
nhân VKDT trong nghiên cứu này cao hơn tỉ lệ
VNC toàn bộ trong dân số chung, sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tra cứu từ các thư
viện điện tử, nghiên cứu về tương quan giữa
tình trạng nha chu và kháng thể kháng CCP
trong huyết thanh hiện nay rất ít. Một nghiên
cứu có giá trị ở Mỹ của Dissick A.(6) đã chứng
minh rằng có mối liên quan giữa kháng thể
kháng CCP và tình trạng nha chu; theo Dissick
A., đây là nghiên cứu đầu tiên về mối liên hệ
giữa kháng thể kháng CCP với tình trạng VNC ở
bệnh nhân VKDT. Bên cạnh đó, báo cáo của
Molitor J.A.(10) và Ancuta C.(1) cũng cho thấy có
cùng mục tiêu nghiên cứu, họ sử dụng kháng
thể kháng CCP huyết thanh để phân tích mối
liên hệ với tình trạng nha chu; tuy nhiên, chúng
tôi không tìm thấy toàn văn để phân tích và so

sánh chi tiết với kết quả nghiên cứu của chúng
tôi. Nhìn chung, kết quả thu được từ nghiên cứu
của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu
của cả ba tác giả nêu trên và góp phần ủng hộ
cho giả thuyết về mối liên hệ giữa hai bệnh qua
con đường citrullin - hóa. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, trị số chỉ số nha chu ở nhóm có kháng
thể kháng CCP âm tính thấp hơn nhóm có kháng
thể kháng CCP dương tính. Mặc dù sự khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê, nhưng cũng cho
thấy xu hướng những bệnh nhân có kháng thể
kháng CCP dương tính có tình trạng nha chu
nặng nề hơn bệnh nhân có kháng thể kháng CCP
âm tính. Khi tìm mối tương quan giữa nồng độ
kháng thể kháng CCP và chỉ số nha chu, chúng
tôi thấy có mối tương quan thuận giữa nồng độ
kháng thể kháng CCP với chỉ số mất bám dính
lâm sàng (r = 0,22; p = 0,02). Có thể phát biểu, khi

182

nồng độ kháng thể kháng CCP càng cao thì trị số
chỉ số mất bám dính lâm sàng càng tăng hay
ngược lại. Theo nghiên cứu của Dissick A., ở
nhóm bệnh nhân VKDT có kháng thể kháng
CCP dương tính, có 56% bị VNC từ trung bình
đến nặng, 31% có VNC nhẹ và 14% không có
VNC. Ngược lại, ở nhóm bệnh nhân có kháng
thể kháng CCP âm tính có 22% VNC trung bình
đến nặng, 22% VNC nhẹ và 56% không VNC.

Ông kết luận, tỷ lệ VNC ở bệnh nhân có kháng
thể kháng CCP dương tính cao hơn bệnh nhân
có kháng thể kháng CCP âm tính. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả
của Dissick A., tỷ lệ VNC ở nhóm có kháng thể
kháng CCP dương tính là 62,3% cao hơn nhóm
có kháng thể kháng CCP âm tính là 38,5% (p =
0,02). Khi phân ra các nhóm nồng độ kháng thể
kháng CCP và mức độ nặng nhẹ VNC, chúng tôi
nhận thấy có mối tương quan thuận giữa nồng
độ kháng thể CCP và mức độ nặng nhẹ VNC r =
0,298; p = 0,003). Chúng tôi cho rằng, người có
kháng thể kháng CCP dương tính thì khả năng
bị VNC cao hơn người có kháng thể kháng CCP
âm tính. Nếu xét về mức độ nặng nhẹ VNC,
khuynh hướng VNC càng nặng thì tỉ lệ dương
tính với kháng thể kháng CCP càng tăng. Hơn
nữa, so sánh nồng độ kháng thể kháng CCP giữa
những bệnh nhân có mức độ VNC khác nhau
cho thấy nồng độ kháng thể kháng CCP càng cao
thì VNC càng nặng (p < 0,01). Kết quả này tương
tự với nghiên cứu của Molitor J.A.(10), nồng độ
kháng thể kháng CCP ở người bị VNC vừa và
nặng cao hơn người bị VNC nhẹ (p = 0,04).
Ancuta C. ghi nhận rằng bệnh nhân VKDT có
VNC khu trú hoặc toàn bộ tiến triển thì nồng độ
kháng thể kháng CCP cao hơn; có mối tương
quan thuận giữa VNC với nồng độ kháng thể
kháng CCP(1). Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận có
mối liên hệ giữa sự hiện diện của kháng thể

kháng CCP với mức độ tiên lượng bệnh VKDT(4).
Các bệnh nhân có tình trạng VNC càng nặng có
tiên lượng kém hơn về bệnh VKDT. Tuy nhiên,
trong nghiên cứu này, chúng tôi không đưa ra
kết luận về mối quan hệ nhân quả giữa VNC và

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
VKDT, do nghiên cứu dừng lại ở thiết kế cắt
ngang mô tả và không xác định trình tự xuất
hiện bệnh VNC và VKDT.

KẾT LUẬN
Nghiên cứu khảo sát về tình trạng nha chu
và sự hiện diện của kháng thể kháng CCP trên
100 bệnh nhân VKDT. Kết quả nghiên cứu cho
phép đưa ra những nhận định sau: (1) Tình
trạng nha chu ở bệnh nhân VKDT xấu hơn tình
trạng nha chu ở người dân trong cộng đồng (p <
0,05); (2) Bệnh nhân VKDT có kháng thể kháng CCP
có tình trạng nha chu kém hơn bệnh nhân VKDT
không có kháng thể kháng CCP (p < 0,05); (3) Có
mối tương quan thuận giữa nồng độ kháng thể
kháng CCP với chỉ số mất bám dính lâm sàng
của mô nha chu (p = 0,02; r = 0,22) và với mức độ
trầm trọng của VNC (p = 0,003; r = 0,298).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

2.

3.

Ancuta C, Iordache C, Ancuta E et al., Periodontal status in
patients with rhematoid arthritis. Ann Rheum Dis,
2009,68(3):413.
Armitage GC Development of a classification system for
periodontal diseases and conditions. Ann Periodontol,
1999,4(1):1-6.
Bartold PM, Marshall RI, Haynes DR, Periodontitis and
rheumatoid arthritis: a review. J Periodontol, 2005,76
(11):2066-74.

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

4.

5.

6.

7.

8.
9.
10.


11.

12.

Nghiên cứu Y học

Bongi SM, Manetti R, Melchiorre D et al, Anti-cyclic
citrullinated peptide antibodies are highly associated with
severe bone lesions in rheumatoid arthritis anti-CCP and bone
damage in RA. Autoimmunity, 2004,37(6-7):495-501.
De Pablo P, Chapple IL, Buckley CD et al, Periodontitis in
systemic rheumatic diseases. Nat Rev Rheumatol,
2009,5(4):218-24.
Dissick A, Redman RS, Jones M et al, Association of
periodontitis with rheumatoid arthritis: a pilot study. J
Periodontol, 2010,81(2):223-30.
Joseph R, Rajappan S, Nath SG et al, Association between
chronic periodontitis and rheumatoid arthritis: a hospitalbased case-control study. Rheumatol Int, 2013,33(1):103-9.
Lê Anh Thư, Bệnh viêm khớp dạng thấp. Nhà xuất bản y học,
Hà Nội, 2009:32-58.
Loe H (1967), The Gingival Index, the Plaque Index and the
Retention Index Systems. J Periodontol, 1967,38(6):610-6.
Molitor JA, Alonso A, Wener MH et al (2009), Moderate to
Severe Adult Periodontitis Increases Risk of Rheumatoid
Arthritis in Non-Smokers and Is Associated with Elevated
ACPA Titers: The ARIC Study. Arthritis & Rheumatism,
2009,60(10):16-21.
Nguyễn Cẩn, Khảo sát và phân tích tình hình bệnh nha chu
tại ba tỉnh phía Nam và Thành phố Hồ Chí Minh phương
hướng điều trị và dự phòng. Luận án phó tiến sĩ khoa học,

Đại học Y Dược TP.HCM, 1997.
Okada M, Kobayashi T, Ito S et al, Antibody responses to
periodontopathic bacteria in relation to rheumatoid arthritis in
Japanese adults", J Periodontol, 2011,82(10):1433-41.

Ngày nhận bài báo:

11/02/2014

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

19/02/2014

Ngày bài báo được đăng:

20/03/2014

183



×