Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kết quả điều trị phẫu thuật u sao bào nội sọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.56 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT U SAO BÀO NỘI SỌ
Nguyễn Hữu Nhơn*, Huỳnh Lê Phương*, Võ Thanh Tùng*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học của u sao bào nội sọ và đánh giá kết quả điều trị phẫu
thuật cho loại u này.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu với mẫu là 216 trường hợp được phẫu thuật với chẩn đoán giải phẫu
bệnh là u sao bào nội sọ tại BV Chợ Rẫy từ tháng 6/2011 đến tháng 6/2012.
Kết quả: Kết quả đánh giá trên 216 trường hợp u sao bào: độ I-II chiếm 49,1%, độ III chiếm 36,1% và độ IV
chiếm 14,4%. Tỷ lệ nam/nữ là 111/105. Tập trung ở 2 nhóm tuổi là 21-30 (20,4%) và 41-50 (21,3%), nhập viện
vì đau đầu 85,2%, yếu chi 25%, nôn ói 24,5% và động kinh 22,7%. 48,1% có hội chứng tăng áp nội sọ. U chủ
yếu trên lều (88,9%), hố sau chỉ chiếm 6,5%, còn lại là trong não thất. U dưới 4cm đường kính là 52,8%, 410cm là 44.9%; u khổng lồ trên 10cm chỉ 2,8%. U bắt quang viền 46,3%, dạng u nhiều nang bắt quang mạnh
chiếm 28,2%, còn lại là u đặc (25,5%). Kết quả phẫu thuật cho thấy chỉ 25,9% lấy toàn bộ u, 44% lấy gần hết u,
lấy 1 phần u 11,1% và chỉ sinh thiết là 19%. Biến chứng sau mổ là 20,8%, trong đó tử vong chỉ 1,4%. GOS 4&5
đạt 64,8%.
Kết luận: Đau đầu, yếu chi, động kinh là những triệu chứng quan trọng của u sao bào. Phẫu thuật lấy gần
toàn bộ u và gần hết u cho kết quả tốt, cải thiện được triệu chứng và tỉ lệ tử vong của bệnh nhân khi xuất viện
(p<0,01).
Từ khóa: u sao bào, u sao bào nội sọ, đau đầu, động kinh, GOS

ABSTRACT
THE RESULTS OF SURGERY: INTRACRANIAL ASTROCYTOMA
Nguyen Huu Nhon, Huynh Le Phuong, Vo Thanh Tung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 82 - 87
Objectives: To determine the clinical epidemiological, imaging features and to evaluate the result of surgery
of intracranial astrocytoma.
Methods: We retrospective reviewed two hundred and sixteen patients with histopathological diagnosis of


astrocytoma at Cho Ray hospital between June 2011 and June 2012.
Results: Our studied patients included 111 males and 105 females at all age groups, but often found higher
at the age group 21 – 30 years old (20.4%) and 41 – 50 years old (21.3%). The most frequent presenting
symptoms were headache, limb weakness, vomitting and seizure, 85.2%, 25%, 24.5% and 22.7% respectively.
Majority of patients admitted to hospital in a state of alertness 93.1% with representing the syndrome of elevated
intracranial pressure (48.1%). 88.9% tumors were localized to the supratentorial, 6.5% in the cerebellum and
4.6% in the ventricular. Tumors were usually less than 4 cm in size (52.3%); from 4 – 10 cm accounted for
44.9%; remaining giant-sized tumors over 10 cm (28.2%). In terms of imaging, there were 46.3% cystic tumors
with ring-enhancement; 28.2% tumors with multiple small cysts enhanced and 25.5% solid tumors. Edema
around the tumors was found on 88%. 25.9% of cases were totally removed tumor, 44% subtotal of tumors,

*Khoa Ngoại Thần Kinh – Bệnh viện Chợ Rẫy.
Tác giả liên lạc: ThS BS Nguyễn Hữu Nhơn ĐT: 0913789900

82

Email:

Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012

Nghiên cứu Y học

11.1% a part of tumors and 19% biopsy. Based on histopathologic features, astrocytoma was classified into 4
groups: 49.1% grade I, II; 36.1% grade III; 1.4% grade IV and 0.5% of cases not determined the histological
grade. 20.8% of patients occurred the complications after surgical removal of tumors. Patient's status at discharge
largely good for 64.8% and mortality 1.4%.
Conclusions: Headache, limb weakness, seizures are the main symptoms of astrocytoma. Surgical removal of

total and subtotal tumors brought better results, improved symptoms and mortality of patients at discharge (p
<0.01).
Key words: astrocytoma, intracerebral astrocytoma, surgery, headache, seizure.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê của bệnh viện Chợ Rẫy, số

KẾT QUẢ
Tuổi mắc bệnh

người mắc bệnh u não gia tăng hằng năm.

Bảng 1: Phân bố độ tuổi mắc bệnh

Trong nhóm bệnh này, số người mắc bệnh u sao

Khoảng tuổi <10 11-20 2130
Bệnh nhân 17
29
44
Tỉ lệ (%)
7,9 13,4 20,4

bào năm 2005 là 271, năm 2006 là 331 và năm
2007 là 369. Theo tổ chức y tế thế giới, số người
mắc bệnh u sao bào gia tăng trong 3 thập niên
qua (WHO 2007). Sự gia tăng này chưa được giải
thích thống nhất giữa các tác giả trên thế giới.
Thực vậy, các nhà lâm sàng và hình ảnh học cho
rằng sự tiến bộ của các phương tiện chẩn đoán

hình ảnh giúp phát hiện bệnh nhiều hơn mỗi
năm. Chẩn đoán lâm sàng từng loại u não chính
xác sẽ có kết quả điều trị cao và chất lượng cuộc
sống người bệnh được cải thiện. Do đó nghiên
cứu về đặc điểm lâm sàng và điều trị u sao bào

3140
32
14,8

41- 51-60 >60 Tổng
50
46 32 16 216
21,3 14,8 7,4 100

U sao bào xuất hiện ở mọi độ tuổi nhưng
thường tập trung ở 2 độ tuổi 21-30 tuổi (20,4%)
và 41 – 50 tuổi (21,3%). Các nhóm tuổi khác ít
gặp hơn. Trong đó, chúng tôi ghi nhận có 17
trường hợp <10 tuổi mắc bệnh u sao bào chiếm
tỉ lệ 7,9% (Bảng 1).

Giới tính
Giới nam mắc (51,4%) bệnh nhiều hơn giới
nữ (48,6%), theo tỉ lệ nam: nữ = 1,06:1.

Thời gian khởi phát bệnh

phần nghiên cứu u sao bào nhằm đánh giá kết


Phần lớn các trường hợp, bệnh nhân đến
nhập viện sớm trong vòng 4 tuần kể từ sau khi
có triệu chứng đầu tiên (43,1%), kế đó là trễ hơn
8 tuần chiếm 38,9%.

quả điều trị phẫu thuật của u sao bào nội sọ.

Tình trạng lúc nhập viện

còn được các nhà ngoại thần kinh trong và
ngoài nước quan tâm. Qua đó chúng tôi góp

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 93,1%

Phương pháp nghiên cứu

trường hợp bệnh nhân nhập viện trong trạng

Thiết kế hồi cứu cắt ngang với 216 trường
hợp.

thái tỉnh táo (GCS 14, 15đ); lơ mơ (GCS 10-13đ)

Đối tượng

mê (GCS 3- 9) chiếm 0,9%.

Các bệnh nhân được chẩn đoán u sao bào


chiếm 6% và 2 trường hợp nhập viện với tri giác

Triệu chứng lâm sàng

nội sọ, được điều trị phẫu thuật lấy u và có kết

Tất cả các trường hợp nhập viện đều có biểu

quả giải phẫu bệnh là u sao bào tại khoa Ngoại

hiện triệu chứng. Đau đầu là triệu chứng

Thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 06 năm

thường gặp nhất trong nghiên cứu chiếm tỉ lệ

2011 đến tháng 06 năm 2012.

85,2%, kế đến là triệu chứng yếu chi chiếm 25%,

Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh

83


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012

Nghiên cứu Y học


nôn ói chiếm 24,5%. Ngoài ra những triệu chứng

Đặc điểm hình ảnh học của u sao bào

khác ít gặp hơn như: động kinh (22,7%), mờ mắt

Về hình ảnh học, u dạng nang bắt cản
quang viền chiếm 46,3%; khối u có nhiều
nang nhỏ kèm theo bắt cản quang mạnh
chiếm 28,2% và còn lại là những u đặc chiếm
25,5%. Đa số có hình ảnh phù quanh u chiếm
88% trong đó phù quanh u dưới 2 cm chiếm
62% và phù trên 2 cm chiếm 26%.

(6,5%). Trong nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy
có 48,1% trường hợp bệnh nhân có biểu hiện hội
chứng tăng áp lực nội sọ. (Bảng 2)
Bảng 2: Phân bố triệu chứng lâm sàng.
Đau Nôn ói Thất Mờ Yếu Động Lơ
đầu
điều mắt chi kinh mơ
184
53
8
14 54
49
10
85,2% 24,5% 3,7% 6,5% 25% 22,7% 4,6%

RL tâm

thần
8
3,7%

Đặc điểm mổ lấy u

não: trên lều (88,9%), dưới lều (6,5%) và não thất

Trong nghiên cứu có 25,9% bệnh nhân
được mổ lấy toàn bộ u; 44% mổ lấy gần hết u,
11,1% mổ lấy một phần u và 19% sinh thiết u.
Ghi nhận có mối tương quan giữa cách thức
lấy u và tình trạng khi xuất viện của bệnh
nhân (p < 0,01).

(4,6%). Trong đó vị trí thùy thái dương thường

Biến chứng của phẫu thuật

gặp nhiều nhất 19%, sau đó thùy trán 16,7%, còn

Có 45/216 trường hợp (20,8%) biến chứng
của phẫu thuật bao gồm: phù não sau mổ
(13%), máu tụ sau mổ (5,1%), viêm màng não
(3,2%), yếu liệt sau mổ (7,9%), giãn não thất
(1,9%). Không ghi nhận bệnh nhân nào bị
nhiễm trùng.

Vị trí u
U sao bào có nguồn gốc từ tế bào thần kinh

đệm nên u có thể xuất phát từ mọi vị trí trong

lại là những vị trí khác ít gặp hơn.
Bảng 3: Vị trí u sao bào trong sọ
Vị trí
Trán
Thái dương
Chẩm
Đính
Trán – thái dương
Trán – đính
Thái dương – đính
Đính – chẩm
Thái dương – chẩm
Thể chai
Đồi thị
Não thất
Tiểu não
Tổng cộng

Bệnh nhân
36
41
9
21
14
12
14
12
6

16
11
10
14
216

%
16,7
19,0
4,2
9,7
6,5
5,6
6,5
5,6
2,8
7,4
5,1
4,6
6,5
100,0

Kích thước u sao bào
U kích thước dưới 4cm chiếm 52,3%, 410cm chiếm 44,9% và trên 10cm chiếm 2,8%.

Kết quả giải phẫu bệnh
Theo phân loại của WHO, chúng ta chia
thành 4 độ mô học khác nhau. U sao bào độ III thường có độ ác thấp, độ III-IV có độ ác cao
với u sao bào độ IV có tỉ lệ tử vong cao
(p<0,05). Trong 216 bệnh nhân, kết quả giải

phẫu bệnh lần lượt: chiếm đa số là u sao bào
độ I - II 49,1%; độ III 36,1%; độ IV 14,4% và
không xác định được độ mô học là 0,5%.

Kết quả GOS lúc xuất viện
Đa số bệnh nhân có GOS tốt lúc xuất viện
chiếm 64,8%, trung bình 27,8%, xấu 6% và
1,4% trường hợp tử vong.

BÀN LUẬN
Tuổi mắc bệnh
Trong 216 trường hợp nghiên cứu của
chúng tôi, nhóm tuổi thường gặp là 21-30 tuổi
và 41-50 tuổi. Theo tác giả Janus TJ và Yung
WKA, U thần kinh đệm là u thường gặp nhất,
trong đó u sao bào ở độ tuổi 20-40(3). Theo tác

84

Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
giả Kleihues P và cộng sự, đỉnh cao xuất độ
của u sao bào độ ác thấp biểu hiện 60%
trường hợp ở độ tuổi 20-45 tuổi (5). Như vậy
không có sự khác biệt về tuổi mắc bệnh u sao
bào trong nghiên cứu với các tác giả trên thế
giới đã được công bố trong y văn.


Giới tính
Theo nghiên cứu của tác giả Hales RK và
cộng sự, u sao bào ở trẻ em nam:nữ là 1:1(2).
Nghiên cứu của tác giả Kleihues P, giới nam
mắc bệnh cao hơn so với giới nữ theo tỉ lệ
nam: nữ là 1,18:1(5). Chúng tôi nghiên cứu 216
trường hợp u sao bào tại bệnh viện Chợ Rẫy
có 111 nam chiếm 51,6% và 105 nữ chiếm
48,4%, tỉ lệ nam:nữ là 1,06:1. Sự phân bố về
giới mắc bệnh của chúng tôi không khác biệt
với nghiên cứu của các tác giả khác.

Thời gian từ lúc khởi phát bệnh tới lúc
nhập viện
Theo nghiên cứu của Trần Minh Thông
(2007) được thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy
ghi nhận thời gian khởi phát bệnh trước khi
có chẩn đoán u sao bào chủ yếu là dưới 3
tháng (71,7%)(8). Do đó chúng tôi chia khoảng
thời gian nhỏ hơn, kết quả cho thấy phần lớn
bệnh nhân có triệu chứng trong vòng 1 tháng
43,1%.

Đặc điểm triệu chứng lâm sàng
U sao bào không có triệu chứng chuyên biệt
để phân biệt với các u thần kinh đệm khác trong
trục. Dấu hiệu lâm sàng tại thời điểm khám
thường liên quan đến: kích thước u, vị trí u và
sự phá hủy mô não bình thường bởi tế bào u
xâm lấn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, đau

đầu chiếm tỉ lệ cao nhất (85,2%), kế đến là yếu
chi (25%), nôn ói (24,5%), động kinh (22,7%).
Theo nghiên cứu của Ballantyne E, triệu chứng
thường gặp nhất là đau đầu chiếm 46%, động
kinh có thể là triệu chứng khởi phát trong 21%
trường hợp(1). Theo tác giả Hales RK và cộng sự,
triệu chứng động kinh có trong chẩn đoán của ít
nhất 25% u sao bào trên lều (2). So sánh qua các
kết quả nghiên cứu, u sao bào thường gặp các

Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh

Nghiên cứu Y học

triệu chứng: đau đầu, động kinh, yếu liệt và nôn
ói. Chúng tôi nghiên cứu nhận thấy các triệu
chứng này phụ thuộc vào vị trí u.

Vị trí u sao bào
Nghiên cứu của Trần Minh Thông có
95,2% trường hợp u sao bào trên lều trong đó
vùng trán và thái dương là 2 vị trí thường gặp
nhất. Tác giả Kaleita và Wellisch nghiên cứu
79 bệnh nhân u thần kinh đệm, thùy trán gặp
nhiều nhất (45,5%), đến đến thùy thái dương
(19%), thùy đính (12,7%) và thùy chẩm
(5,1%)(4). Điều này cũng phù hợp với nghiên
cứu của chúng tôi, u sao bào đa số nằm ở trên
lều; thùy trán và thùy thái dương là 2 vị trí
thường gặp nhất của u sao bào.


Tính chất u sao bào
Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều
được khảo sát bằng MRI sọ não có cản từ. Dựa
trên những tín hiệu của u trên các chuỗi xung
T1W, T2W trước và sau tiêm thuốc, có thể xác
định được thành phần nang hay đặc trong u
cũng như u tăng sinh càng nhiều thì bắt thuốc
càng mạnh. Trong nghiên cứu chúng tôi, u dạng
nang bắt cản quang viền chiếm đa số 46,3%;
khối u có nhiều nang nhỏ kèm theo bắt cản
quang mạnh chiếm 28,2% và còn lại là những u
đặc chiếm 25,5%. Ngoại trừ u sao bào lông là u
tương đối lành tính có hoạt tính sinh học thấp, u
sao bào là những u tế bào đệm biệt hóa cao hơn
nên mức độ phù do nguyên nhân thành mạch
nhiều hơn u sao bào lông. Điều này phù hợp với
nghiên cứu chúng tôi với đa số trường hợp đều
có hình ảnh phù quanh u chiếm 88% trong đó
phù quanh u dưới 2 cm chiếm 62% và phù trên 2
cm chiếm 26%.

Đặc điểm phương pháp phẫu thuật lấy u
và GOS bệnh nhân
Trong 216 trường hợp u sao bào, có 25,9%
trường hợp lấy toàn bộ u, 44% lấy gần hết u,
11,1% lấy một phần u, và còn lại 19% sinh
thiết u. Phần lớn các trường hợp đều được
phẫu thuật vi phẫu lấy u, chỉ một số ít trường
hợp được sinh thiết bằng khung định vị. Tình


85


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012

trạng xuất viện của bệnh nhân trong lô nghiên
cứu tốt chiếm 64,8%, trung bình chiếm 27,8%,
xấu chiếm 6%, còn lại 3 trường hợp tử vong
chiếm 1,4%. Chúng tôi ghi nhận có mối tương
quan giữa phương pháp lấy u và tình trạng
xuất viện của bệnh nhân (p<0,05). Tác giả
McGirt MJ và cộng sự nghiên cứu trên 949
trường hợp u sao bao độ ác cao, trong đó có
35% trường hợp lấy toàn bộ u, 41% lấy gần
hết u và 24% lấy một phần u. Tác giả ghi nhận
rằng, các bệnh nhân u sao bào được phẫu
thuật lấy toàn bộ u và lấy gần hết u sẽ có thời
gian sống trung bình cao hơn so với nhóm
bệnh nhân chỉ được lấy 1 phần u. Điều này
được giải thích rằng: U sao bào được đặc
trưng bởi tính xâm lấn, xâm nhập vào mô não
xung quanh kèm theo tình trạng tăng sinh
mạch máu trong u, và gây phù quanh u, do
đó về mặt lí thuyết lấy u rộng xung quanh sẽ
làm giảm thiểu đươc số lượng tế bào u còn sót
lại, cũng như làm giảm được ảnh hưởng của u
lên quá trình điều trị sau này, cải thiện được

thời gian sống cho bệnh nhân(6).

Giải phẫu bệnh
Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới,U
sao bào chia làm 4 loại với độ mô học khác
nhau. U sao bào độ I-II thường có độ ác thấp, độ
III-IV có độ ác cao với u sao bào độ IV có tỉ lệ tử
vong cao. Trong 216 bệnh nhân, kết quả giải
phẫu bệnh lần lượt: chiếm đa số là u sao bào độ
I,II 49,1%; độ III 36,1%; độ IV 14,4% và không
xác định được độ mô học là 0,5%. Theo nghiên
cứu của Trần Minh Thông trên 1187 trường hợp
u sao bào tại bệnh viện Chợ Rẫy, u sao bào độ I
15,4%, u sao bào độ II 28,6%, u sao bào độ III
43,1%, và cuối cùng u sao bào độ IV hay còn gọi
là u nguyên bào thần kinh đệm đa dạng 12,9%.
Chúng tôi ghi nhận có mối tương quan giữa độ
mô học của u và tình trạng xuất viện của bệnh
nhân (p<0,05). Một trường hợp không xác định
được độ ác tính của u sao bào do có thể u trong
quá trình chuyển độ từ độ II sang độ III(7).

86

Biến chứng của phẫu thuật
Tỉ lệ tử vong quanh phẫu thuật dao động
5% đến 10% nhưng thực tế ngày nay có thể thấp
hơn. Nguyên nhân tử vong bao gồm các biến
chứng như mất máu quá nhiều, máu tụ sau mổ,
tổn thương thân não và phù não. Trong nghiên

cứu này, chúng tôi ghi nhận 45/216 trường hợp
(20,8%) có biến chứng sau mổ. 13% trường hợp
phù não sau mổ; 5,1% trường hợp máu tụ sau
mổ; 3,2% viêm màng não; 7,9% yếu liệt sau mổ
và 1,9% giãn não thất. Máu tụ sau mổ là biến
chứng có thể gặp sau mổ sọ não và được phát
hiện kịp thời bằng việc theo dõi diễn tiến tri
giác, kiểm tra bằng chụp CT scan sau mổ. Khối
máu tụ được can thiệp phẫu thuật phụ thuộc
vào thể tích, vị trí khối máu và tri giác của bệnh
nhân. Đối với u sao bào độ ác cao, các u này
tăng sinh mạch máu rất nhiều nên vấn đề cầm
máu đôi khi khó khăn. Bản chất u sao bào đã có
thể gây phù não trước mổ, một số trường hợp
sau mổ diễn tiến phù não nặng nề hơn dẫn đến
phẫu thuật giải ép khi điều trị nội khoa không
hiệu quả. Viêm màng não cũng là một nguy cơ
sau mổ u não. Đó thường là hậu quả của dò
dịch não tủy, vì vậy phải điều trị dò ngay từ đầu
nhằm hạn chế nguy cơ viêm màng não. Chúng
tôi có 7 trường hợp sau mổ bị viêm màng não,
được xác định bằng kết quả sinh hóa, tế bào của
dịch não tủy mặc dù cấy vi khuẩn âm tính.
Trường hợp này không có dò dịch não tủy và
viêm màng não xảy ra trong tuần đầu tiên sau
mổ. Bệnh nhân được điều trị kháng sinh tĩnh
mạch và xuất viện sau hơn 1 tháng điều trị.
Có 7,9% trường hợp yếu liệt sau mổ đều là u
sao bào nằm tại vị trí thùy đính, đây là vùng não
chức năng nên việc phẫu thuật ở vùng này phẫu

thuật viên đều sử dụng kính vi phẫu nhằm giảm
đến mức tối thiểu tình trạng nặng nề hơn cho
bệnh nhân. Ghi nhận 4 trường hợp giãn não thất
là u sao bào nằm vùng dưới lều, bệnh nhân đã
có hình ảnh giãn não thất trước đó. Sau phẫu
thuật lấy u, giãn não thất không cải thiện, bệnh
nhân vẫn còn nhức đầu nhiều nên được đặt dẫn
lưu não thất vào ổ bụng.

Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012

Nghiên cứu Y học

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

U sao bào là một trong những loại u thần
kinh đệm thường gặp nhất, xuất hiện ở mọi
độ tuổi. U sao bào xuất phát hầu hết mọi vị trí
trong não. Qua nghiên cứu 216 trường hợp u
sao bào tại bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi
nhận thấy u xảy ra nhiều ở độ tuổi 21 – 30
tuổi, và 41 -50 tuổi. Thời gian khởi phát bệnh
thường gặp < 4 tuần với triệu chứng thường
gặp là đau đầu, yếu chi, nôn ói, động kinh.
Bệnh nhân thường nhập viện với giai đoạn trễ

khi đã có hội chứng tăng áp lực nội sọ rõ
ràng. U đa số có kích thước nhỏ hơn 4 cm,
thường gặp ở thùy thái dương và thùy trán.
Phần lớn các trường hợp bệnh nhân được lấy
toàn bộ u hoặc gần hết u với kết quả giải phẫu
bệnh đa số là u sao bào độ I-II. Đánh giá tình
trạng lâm sàng, hình ảnh học và can thiệp
điều trị vi phẫu thuật lấy toàn bộ u là phương
pháp thích hợp, góp phần giảm tỉ lệ tử vong
và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân có ý nghĩa.

1.

Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh

2.

3.

4.

5.

6.

7.
8.
9.


Ballantyne E (2008). Primary intracranial tumors, in: Brain tumor
diagnosis management, Royal college of physicicans guidelines. J
Neurol Neurosurg Psychiatry. 75: 18–23.
Hales RK, Shokek O (2010). Prognostic factors in pediatric highgrade astrocytoma: the importance of accurate pathologic
diagnosis. J Neurooncol. 99(1):65-71
Janus TJ, Yung WKA (2007). Primary neurological tumors, In
Textbook of clinical neurology. Chirstopher Goetz. Elsevier, 3rd
edition. 46: 1053-1080.
Kaleita TA, Weillisch DK (2003). Prediction of neurocognitive
outcome in adult brain tumor patients. Journal of NeuroOncology, 67: 245-253.
Kleihues P, Davis RL, Ohgaki H (1997). Low-grade diffuse
astrocytoma. In Pathology and Genetics: Tumours of the
Nervous System. International Agency for Cancer Research; 1014
McGirt MJ (2009). Independent association of extent of resection
with survival in patients with malignant brain astrocytoma. J
Neurosurg, 110: 156-162.
Spitz H, Gattuso D (2002). Differental Diagnostic In Surgical
Pathology, Saunders. 1st edition. 12:455-519.
Trần Minh Thông (2007). Đặc điểm giải phẫu bệnh của 1187 ca u
sao bào, Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh. tập 11. 41-46.
Webster KC, David NL (2007). The WHO Classification of
tumors of the central nervous system. Acta Neuropathol.
114(2):97-109.

87



×