Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đặc điểm lâm sàng và yếu tố nguy cơ nhiễm trùng liên quan catheter tĩnh mạch đùi chạy thận nhân tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.55 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

Nghiên cứu Y học

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ NHIỄM TRÙNG
LIÊN QUAN CATHETER TĨNH MẠCH ĐÙI CHẠY THẬN NHÂN TẠO
Phạm Nguyễn Phương Hà*, Trần Thị Bích Hương**

TÓM TẮT
Mở đầu: Nhiễm trùng liên quan catheter tĩnh mạch chạy thận nhân tạo (CTNT) là một biến chứng có liên
quan đến tăng bệnh suất và tử suất trên bệnh nhân CTNT qua catheter, nhất là catheter ở tĩnh mạch đùi.
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm trùng (NT) liên
quan catheter tĩnh mạch (TM) đùi ở bệnh nhân CTNT tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 12/2011 đến tháng
7/2012.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh chứng.
Kết quả: Nghiên cứu gồm 138 bệnh nhân có đặt catheter TM đùi, trong đó nhóm bệnh gồm 69 bệnh nhân
NT liên quan catheter và nhóm chứng gồm 69 bệnh nhân không bị NT. Có 18 trường hợp NT chân ống catheter
với biểu hiện tại chỗ: 16,7% đau, 33,3% viêm, 83,3% mủ chân ống, với thời điểm khởi phát là 11 (8-26) ngày sau
đặt catheter. Trong 51 trường hợp NT huyết liên quan catheter, 96,1% có sốt, 56,9% có triệu chứng tại chân ống
catheter, với thời điểm khởi phát sau đặt catheter là 7,5 (4-16,5) ngày. Tỷ lệ tử vong chung trong nhóm NT huyết
liên quan catheter là 5,9%. Suy giảm miễn dịch, giảm albumin máu là các yếu tố có liên quan đến NT liên quan
catheter với OR (KTC 95%) lần lượt là 13,621 (1,290-143,867); 2,992 (1,349-6,634).
Kết luận: NT huyết liên quan catheter cần được lưu ý trên tất cả bệnh nhân CTNT qua catheter TM đùi có
sốt ngay cả khi không có bất kỳ biểu hiện nào tại chân ống catheter. Bệnh nhân giảm albumin máu và suy giảm
miễn dịch là những đối tượng có nguy cơ cao bị NT liên quan catheter.
Từ khóa: Nhiễm trùng liên quan catheter, chạy thận nhân tạo, suy thận mạn giai đoạn cuối.

ABSTRACT
CLINICAL CHARACTERISTICS AND RISK FACTORS OF FEMORAL HEMODIALYSIS CATHETER
RELATED INFECTION
Pham Nguyen Phuong Ha, Tran Thi Bich Huong


* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 423 - 430
Background: Hemodialysis catheter related infection increases morbidity and mortality in the hemodialysis
patients, especially in those with a femoral catheter.
Objectives: To identify the clinical, laboratory characteristics and risk factors of femoral hemodialysis
catheter related infection.
Method: Case control study.
Results: A total of 138 patients was recruited including 69 catheter related infection (CRI) cases and 69
patients in the control non-infection group. Eighteen exit-site infection cases, onset 11(8-26) days after the
insertion, had clinical manifestations of 16.7% pain, 33.3% inflammation and 83.3% pus at catheter exit site. In
51 catheter related bloodstream infection appeared at 7.5 (4-16.5) day after insertion, 96.1% fever, 56.9% signs of
local infection. The mortality in the bacteremia group was 5.9%. Multivariate analysis showed that
*

** Bệnh viện Chợ Rẫy, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: Phạm Nguyễn Phương Hà ĐT: 0909873735
Email:

Chuyên Đề Thận Niệu

423


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

immunosuppression, and hypoalbuminemia were significant factors associated with catheter related infection with
OR (CI 95%): 13.621 (1.290-143.867); 2.992 (1.349-6.634) respectively.
Conclusions: Catheter related infection should be evaluated in all fever patients with femoral hemodialysis

catheter even without local infection signs. Particular attention should be paid to immunosuppressive and
hypoalbuminemia patients.
Keyword: Catheter related infection, hemodialysis, end stage renal disease.

MỞ ĐẦU

Tiêu chuẩn loại trừ

Catheter TM đùi thường được sử dụng làm
đường lấy máu cấp cứu để chạy thận nhân tạo
(CTNT). Nhiễm trùng liên quan catheter là biến
chứng chính giới hạn thời gian sử dụng catheter
và cũng là biến chứng làm tăng tử suất và bệnh
suất trên bệnh nhân (BN) CTNT. Tỷ lệ tử vong
trong 12 tuần của nhiễm trùng huyết liên quan
catheter do S.aureus lên đến 23% giá một số yếu
tố nguy cơ của nhiễm trùng liên quan catheter
TM đùi CTNT nhằm góp phần đánh giá sơ bộ
biến chứng khá thường gặp nhưng không kém
phần nguy hiểm này.

Bệnh nhân có một ổ nhiễm trùng nơi khác,
chưa loại trừ được tình trạng nhiễm trùng từ nơi
khác, đang sử dụng kháng sinh do các nguyên
nhân khác nhau, sử dụng catheter ngoài mục
đích CTNT.

Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng, một số yếu tố nguy cơ nhiễm trùng liên

quan catheter tĩnh mạch đùi chạy thận nhân tạo.

ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu bệnh chứng.

Dân số nguồn
Bệnh nhân suy thận cấp và suy thận mạn
giai đoạn cuối có chỉ định CTNT cấp cứu, được
đặt catheter tĩnh mạch đùi,được điều trị tại khoa
Nội Thận và CTNT tại khoa Thận Nhân Tạo
Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 12/2010 đến tháng
7/2011.

Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu liên tiếp.

Tiêu chuẩn nhận vào
Bệnh nhân >16 tuổi, được đặt catheter tĩnh
mạch đùi để CTNT, bệnh nhân đồng ý tham gia
nghiên cứu.

424

Các định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu
theo KDOQI 2006(3)
Nhiễm trùng liên quan catheter (Catheter
related infection) bao gồm nhiễm trùng huyết
liên quan catheter, nhiễm trùng chân ống
catheter và nhiễm trùng đường hầm catheter

Nhiễm trùng chân ống catheter (Exit-site
catheter infection):
Viêm mô tế bào quanh chân ống hoặc
Chảy mủ tại chân ống catheter
Nhiễm trùng huyết liên quan catheter
(Catheter related bloodstream infection) gồm 3
phân loại
NTH chắc chắn từ catheter (Definite catheter
related bloodstream infection) (nhóm A): Bệnh
nhân có catheter TM CTNT, có triệu chứng
nhiễm trùng, không có bất cứ ổ nhiễm trùng
nào khác và một trong hai tiêu chuẩn sau: (1)
mẫu cấy đầu catheter và mẫu cấy máu tĩnh
mạch ngoại biên phân lập được cùng một tác
nhân gây bệnh hoặc (2) mẫu cấy đầu catheter
và mẫu cấy máu rút từ catheter phân lập được
cùng một tác nhân gây bệnh.
NTH có khả năng từ catheter (Probable catheter
related bloodstream infection) (nhóm B): Bệnh nhân
có catheter CTNT, có triệu chứng nhiễm trùng,
không có bất cứ ổ nhiễm trùng nào khác và một
trong ba tiêu chuẩn sau: (1) mẫu cấy đầu
catheter dương tính hoặc (2) mẫu cấy máu tĩnh

Chuyên Đề Thận Niệu


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

Nghiên cứu Y học


mạch ngoại biên dương tính hoặc (3) mẫu cấy
máu rút từ catheter dương tính

Suy tim: theo tiêu chuẩn của hiệp hội tim
mạch châu Âu(12).

NTH có thể từ catheter (Possible catheter related
bloodstream infection) (nhóm C): Bệnh nhân có
catheter CTNT, có triệu chứng nhiễm trùng,
không có bất cứ ổ nhiễm trùng nào khác thỏa cả
3 tiêu chuẩn sau: (1) Bệnh nhân cải thiện triệu
chứng sau điều trị kháng sinh và/hoặc rút
catheter và (2) mẫu cấy đầu catheter âm tính và
(3) mẫu cấy máu âm tính (máu tĩnh mạch ngoại
biên hoặc máu từ catheter).

Đái tháo đường: theo tiêu chuẩn của ADA
2010(5) hoặc đã được chẩn đoán đái tháo đường
tại các phòng khám nội tổng quát, nội tiết.

Loại catheter dùng để CTNT tại khoa thận
nhân tạo bệnh viện Chợ Rẫy: Catheter
CERTOFIX DUO HF V 1220 do hãng B Braun
sản xuất. Đây là loại catheter làm bằng Silicon có
2 nòng, lưu lượng cao, chiều dài 20 cm, đường
kính 12F (4mm). Catheter có thiết kế Double D,
với 2 lỗ lấy máu ra và trả máu về cách nhau
2,5cm cung cấp lưu lượng từ 300-350ml/phút.
Suy thận mạn giai đoạn cuối: bệnh thận mạn

giai đoạn 5 theo KDOQI 2006(4).
Suy thận cấp: tiêu chuẩn F của RIFLE(8).
Tăng huyết áp: Thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán
của JNC 7(11) hoặc tiền căn được chẩn đoán tăng
huyết áp và đang điều trị thuốc hạ áp.
Xơ vữa mạch máu: Bệnh nhân có tiền căn
hoặc đang mắc đồng thời những bệnh lý sau:
bệnh mạch vành hoặc bệnh mạch máu não (nhồi
máu não, cơn thoáng thiếu máu não) hoặc bệnh
mạch máu ngoại biên.

Suy giảm miễn dịch: Bệnh lý ác tính, đang
sử dụng corticoid liều ức chế miễn dịch, thuốc
độc tế bào, hội chứng thận hư, bệnh mô liên kết,
xơ gan, HIV.

Phân tích thống kê
Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS
17. Các biến liên tục được trình bày dưới dạng
trung bình ± SD nếu phân bố chuẩn, hoặc dưới
dạng trung vị [khoảng tứ phân vị 25 - 75] nếu
phân bố không chuẩn. Biến định danh được
trình bày dưới dạng số lượng và tỉ lệ. Chúng tôi
sử dụng phép kiểm chi bình phương và phép
kiểm Fisher để so sánh 2 tỷ lệ, phép kiểm
Student và ANOVA một yếu tố so sánh trị số
trung bình, phép kiểm Mann-Whitney và
Kruskal-Wallis so sánh trị số trung vị. Phân tích
hồi quy đơn biến và đa biến dùng để xác định tỷ
số chênh với khoảng tin cậy 95% của các biến số

giữa 2 nhóm nhiễm trùng và không nhiễm
trùng. Các phép so sánh, hệ số tương quan…có
ý nghĩa thống kê khi giá trị p <0,05.

KẾT QUẢ
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi thu
được kết quả nhu hình 1

Hình 1: Nhiễm trùng liên quan catheter

Chuyên Đề Thận Niệu

425


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

Bảng 1: Đặc điểm chung dân số CTNT qua catheter
TM đùi
Chung
Nhóm bệnh Nhóm chứng
N=138
N=69
N=69
Tuổi
48,9±17,0
49,6±17,7
47,9±16,1

Giới nữ
62(44,9%)
41(59,4%)
21(30,4%)
Suy thận mạn 121(87,7%) 58(84,1%)
63(91,3%)
giai đoạn cuối
Đái tháo đường 27(19,6%)
12(17,4%)
15(21,7%)
Tăng huyết áp 120(87%)
58(84%)
62(89,9%)
Xơ vữa động
8(5,8%)
3(4,3%)
5(7,2%)
mạch
Suy giảm miễn
9(6,5%)
8(11,6%)
1(1,4%)
dịch
Tiền căn nhiễm
5(3,6%)
4(5,8%)
1(1,4%)
trùng catheter
Suy tim
19(13,8%)

14(20,3%)
5(7,2%)
Albumin máu < 80(58%)
48(69,6%)
32(46,4%)
3,5 g/dL
Đặt catheter
25(18,1%)
12(17,4%)
13(18,8%)
bên trái
Số ngày nằm 13(9-19,25)
14(10-21)
8(12-16,5)
viện

Đặc điểm lâm sàng của nhóm 18 bệnh
nhân nhiễm trùng chân ống catheter

(17,6%) nhiễm trùng xảy ra sớm, trong vòng 3
ngày đầu sau đặt catheter. Về cận lâm sàng,tăng
bạch cầu đa nhân máu >7,7 G/L chỉ gặp trong
46,1% các trường hợp. Ngược lại, tăng CRP máu
> 10 mg/dL và tăng Procalcitonin máu >
0,5ng/mL gặp trong 84,2%-89,5% các trường hợp
với trị số trung bình của CRP là 78,3±66,6 mg/dL
và Procalcitonin là 22,7 (1,5-71,3) ng/mL.
Bảng 2: Triệu chứng lâm sàng của nhiễm trùng
huyết liên quan catheter
Chung Nhóm A

N = 51 N = 10
Thân nhiệt >
49
9
0
37,8 C
(96,1%) (90%)
Có bất kỳ triệu
29
8
chứng nào tại
chân ống (56,9%) (80%)
catheter
Đau chân ống
21
6
catheter
(41,2%) (60%)
Mủ chân ống
17
5
catheter
(33,3%) (50%)
Viêm chân
12
5
ống catheter (23,5%) (50%)

Nhóm B Nhóm C P
N = 23 N = 18

23
17
0,740
(100%) (94,4%)
12
9
0,255
(52,2%) (50%)
8
7
0,389
(34,8%) (38,9%)
7
5
0,452
(13,7%) (27,8%)
4
3
0,089
(17,4%) (16,7%)

Trong 18 trường hợp nhiễm trùng chân ống
catheter, 16,7% có đau, 33,3% viêm và 83,3% có
mủ tại chân ống catheter. Trung vị của thời
điểm khởi phát nhiễm trùng chân ống catheter
là 11 (8-26) ngày sau đặt catheter, sớm nhất là 6
ngày và trễ nhất là 99 ngày. Về cận lâm sàng,
tăng bạch cầu đa nhân máu >7,7 G/L chỉ gặp
trong 9,5% các trường hợp. Ngược lại, tăng CRP
máu >10 mg/dL và tăng Procalcitonin máu

>0,5ng/mL gặp trong 73,7%- 84,2% các trường
hợp với trị số trung bình của CRP là 33,7±30,3
mg/dL và Procalcitonin là 1,6 (0,6-2,6) ng/mL. Tỷ
lệ cấy mủ và cấy đầu catheter dương tính là 6/12
(50%).

Bảng 3: Kết quả cấy dương tính các loại bệnh phẩm
trong NTH liên quan catheter

Đặc điểm lâm sàng của nhóm 51 bệnh
nhân nhiễm trùng huyết liên quan catheter

Từ 39 mẫu cấy dương tính (6 mẫu cấy đầu
catheter trong nhiễm trùng chân ống catheter, 10
mẫu trong NTH chắc chắn từ catheter và 23 mẫu
trong NTH có khả năng từ catheter), chúng tôi
phân lập được 42 loại vi khuẩn. Trong đó bao
gồm 33 mẫu vi khuẩn Gram dương (21 mẫu
Staphylococcus aureus, 10 mẫu Coagulase negative
Staphylococcus, 2 mẫu Enterococcus faecalis) và 9
mẫu vi khuẩn Gram âm (4 mẫu trực khuẩn

Chúng tôi ghi nhận sốt là triệu chứng
thường gặp nhất, trong khi đó có đến 43,1% số
bệnh nhân không có biểu hiện bất thường nào
tại chân ống catheter (bảng 2). Thời điểm khởi
phát nhiễm trùng huyết liên quan catheter tính
từ ngày đặt catheter là 7,5 (4-16,5) ngày. Có 9 ca

426


Chung Nhóm A
(N = 51) (N =10)
Cấy máu +
27/51
10/10
N%
(52,9%) (100%)
Máu TM ngoại biên 25/51
9/10
+
(49%) (90%)
N%
Máu từ catheter + 13/37
7/8
N%
(35,1%) (87,5%)
Đầu catheter +
16/41
10/10
N%
(39%) (100%)

Nhóm B Nhóm C
(N =23) (N =18)
17/23
0/18
(73,9%) (0%)
16/23
0/18

(69,6%) (0%)
6/15
(40%)
6/17
(35,3%)

0/14
(0%)
0/14
(0%)

Các loại vi khuẩn phân lập trong nhiễm
trùng liên quan catheter

Chuyên Đề Thận Niệu


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Gram âm đường ruột, 4 mẫu Pseudomonad, và 1
mẫu Alcaligenes sp. Có 2 trường hợp phân lập
được cùng lúc nhiều chủng vi khuẩn (1 trường
hợp phân lập được 3 vi khuẩn và 1 trường hợp
phân lập được 2 loại vi khuẩn). Trong 2 trường
hợp này, do không định lượng số khúm vi
khuẩn trên một mẫu cấy nên chúng tôi không
phân biệt được ngoại nhiễm hay nhiễm trùng do
đa tác nhân gây bệnh.
Trong nghiên cứu, chúng tôi gặp 3 trường
hợp tử vong, chiếm tỷ lệ là 5,9%, trong đó có 2
trường hợp choáng nhiễm trùng, một trường

hợp viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.
Bảng 4: So sánh yếu tố nguy cơ giữa 2 nhóm nhiễm
trùng và không nhiễm trùng catheter tĩnh mạch đùi
Yếu tố
nguy cơ

Giới nữ

NT liên quan catheter
đùi
OR
Không

69
69
21(30,4%) 41(59,4%) 3,344

KTC
95%

P

1,1480,001
3,603

Suy thận
0,175mạn giai 63(91,3%) 58(84,1%) 0,502
0,195
1,445
đoạn cuối

Đái tháo
0,32515(21,7%) 12(17,4%) 0,758
0,520
đường
1,765
Tăng huyết
0,28962(89,9%) 58(84%) 0,591
0,149
áp
1,210
Xơ vữa
0,1335(7,2%)
3(4,3%) 0,582
0,718
động mạch
2,536
Suy giảm
1,0841(1,4%) 8(11,6%) 8,918
0,033
miễn dịch
73,367
Tiền căn
0,456nhiễm trùng 1(1,4%)
4(5,8%) 4,185
0,366
38,434
catheter
Suy tim
1,1035(7,2%) 14(20,3%) 3,258
0,026

9,622
Albumin
1,292máu
32(46,4%) 48(69,6%) 2,643
0,006
5,310
<3,5g/dL
Đặt catheter
1,087trong giờ 11(15,9%) 22(31,9%) 2,468
0,028
5,602
hành chánh
Đặt catheter
0,38113(18,8%) 12(17,4%) 0,907
0,825
bên trái
2,158
Đặt catheter
trong hoàn
0,14832(46,4%) 33(47,8%) 0,299
0,865
cảnh cấp
0,603
cứu*

*: hoàn cảnh cấp cứu: khó thở, rối loạn tri giác, tăng kali
máu, toan chuyển hóa nặng (pH máu <7,25).

Chuyên Đề Thận Niệu


Nghiên cứu Y học

Bảng 5: So sánh các chỉ số sinh học giữa nhóm có
nhiễm trùng và nhóm không nhiễm trùng catheter
tĩnh mạch đùi
Yếu tố
Tuổi
Chỉ số khối cơ thể
Hemoglobin (g/dL)
Protein máu (g/dL)
Albumin máu (g/dL)
Pre-albumin (mg/dL)
Ferritin (ng/mL)
Phospho vô cơ
(mg/L)
PTH (pg/mL)

Nhiễm trùng
Không

47,9±16,1
49,6±17,7
20,7±3,5
20,6±3,5
7,7±2,2
7,6±1,7
5,9±0,8
5,8±0,8
3,5±0,5
3,3±0,5

26,2±7,5
23,0±5,6
602,5(377,8- 733,5(292,8962,7)
1044,5)
55,5(50,272(49,7-85,2)
74,2)
167(86,3151(90,4-210)
315,2)

P
0,549
0,924
0,665
0,410
0,019
0,010
0,513
0,076
0,529

Từ các biến số khác biệt có ý nghĩa thống kê
trong phân tích đơn biến, chúng tôi tiến hành
phân tích đa biến (bảng 6)
Bảng 6: Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố nguy cơ
nhiễm trùng liên quan catheter TM đùi
Yếu tố
Giới nữ
Suy tim
Suy giảm miễn dịch
Giảm Albumin máu

Đặt catheter trong giờ
hành chánh

OR
3,321
2,209
13,621
2,992
1,614

KTC 95%
1,148-3,718
0,637-7,653
1,290-143,867
1,349-6,634
0,607-4,287

P
0,005
0,211
0,030
0,007
0,337

BÀN LUẬN
Về nhiễm trùng liên quan catheter
Nghiên cứu của chúng tôi có 18 trường hợp
nhiễm trùng chân ống catheter đơn thuần. Đây
là nhiễm trùng nhẹ, khu trú tại chân ống
catheter. Theo nghiên cứu của Oliver, khi đã có

nhiễm trùng chân ống catheter, nếu không rút
catheter sớm sẽ làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng
huyết (NTH) liên quan catheter: 1,9% trong ngày
đầu tiên phát hiện nhiễm trùng chân ống
catheter, tăng lên đến 13,4% vào ngày thứ hai,
và lên đến trên 22% vào ngày thứ bảy(21). Triệu
chứng thực thể (mủ hoặc viêm chân ống)
thường gặp nhất, nhưng triệu chứng cơ năng
(đau vùng da chân ống catheter) ít gặp hơn. Do
đó việc kiểm tra chân ống catheter mỗi lần
CTNT hoặc bất cứ khi nào nghi ngờ là rất quan

427


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

trọng để phát hiện sớm nhiễm trùng liên quan
catheter. Trong 51 trường hợp NTH liên quan
catheter của chúng tôi, 43% bệnh nhân không có
bất kỳ biểu hiện gợi ý nào tại chân ống catheter,
tương tự nghiên cứu của Oliver là 54%(21). Do
vậy, trước một bệnh nhân có lưu catheter TM, có
biểu hiện sốt, không tìm thấy ổ nhiễm trùng nào
khác thì phải nghi ngờ NTH liên quan catheter
ngay cả khi kiểm tra chân ống catheter hoàn
toàn bình thường. Các triệu chứng tại chân ống
catheter trong nghiên cứu của chúng tôi ít gặp

hơn trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thủy
(đau 41,2% so với 71,2%; viêm 23,5% so với
48,3%)(20). Sự khác biệt này có thể được giải thích
bằng tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm trùng liên
quan catheter của tác giả Nguyễn Thị Thủy khác
với chúng tôi. Tác giả định nghĩa nghi nhiễm
trùng liên quan catheter khi bệnh nhân có sốt,
không tìm thấy ổ nhiễm trùng nào khác và có ít
nhất một dấu hiệu nhiễm trùng chân ống
catheter. Trong khi đó, các định nghĩa NTH liên
quan catheter của chúng tôi theo KDOQI 2006
không dựa trên triệu chứng nhiễm trùng chân
ống catheter. Do tỷ lệ nhiễm trùng catheter tăng
theo thời gian lưu catheter, NKF-KDOQI 2006
khuyến cáo lưu catheter TM đùi không quá 5
ngày(6). Nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận
thời điểm khởi phát nhiễm trùng trung bình
khoảng 7 ngày sau đặt catheter. Tuy nhiên,
nghiên cứu của chúng tôi có 9 trường hợp
(17,6%) nhiễm trùng catheter xảy ra sớm trong
vòng 3 ngày sau đặt catheter. Theo tác giả
Beathard, những trường hợp này có liên quan
đến tình trạng phạm vô khuẩn trong quá trình
thao tác đặt catheter(7).
Hơn 50% bệnh nhân NTH liên quan catheter
có bạch cầu đa nhân máu bình thường. Ngược
lại các chất đánh dấu tình trạng viêm và nhiễm
trùng như CRP và Procalcitonin máu tăng lần
lượt trong 84% và 90% trường hợp. Trong
nghiên cứu của Castelli, trị số Procalcitonin và

CRP càng cao thì mức độ tổn thương cơ quan
do nhiễm trùng càng tăng tương ứng với thang
điểm SOFA(10). Vì vậy để đánh giá tình trạng

428

NTH liên quan catheter thì ngoài công thức máu
cần làm thêm CRP và Procacitonin.
Tỷ lệ tử vong của NTH liên quan catheter
trong nghiên cứu chúng tôi là 5,9% cao hơn
nghiên cứu của Lemaire là 3,1%(19). CDC công bố
tỷ lệ NTH liên quan catheter do các trung tâm
thận nhân tạo tự báo cáo là 1,5/1000 ngàycatheter. Theo số liệu này thì mỗi năm tại Mỹ có
khoảng 2750-5500 bệnh nhân tử vong do NTH
liên quan catheter tĩnh mạch CTNT(9).
Nghiên cứu của chúng tôi cũng như các
tác giả Al-Solaiman, Thomson và Lemaire đều
cho thấy nhóm vi khuẩn Gram dương chiếm
tỷ lệ cao hơn vi khuẩn Gram âm(1,19,23).Tuy
nhiên, nghiên cứu của Alexandraki khi theo
dõi trong 5 năm liên tiếp cho thấy có khuynh
hướng giảm các tác nhân Gram dương (từ
64,3% xuống 34,8%) kèm theo là sự gia tăng
nhóm tác nhân Gram âm (17,9% lên 21,7%) và
nhóm nhiễm trùng huyết do đa tác nhân gây
bệnh (17,9% lên 43,5%)(2).

Khảo sát yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng
huyết liên quan catheter
Nghiên cứu của chúng tôi và tác giả Tovbin

cho thấy nữ giới có nguy cơ nhiễm trùng liên
quan catheter cao hơn nam giới nhưng nghiên
cứu của Jean cho kết quả ngược lại(16,25). Các
nghiên cứu này có cỡ mẫu tương đối nhỏ nên
mang tính chất cục bộ, có lẽ là đặc điểm riêng
của từng nhóm dân số. Jean và Thomson cho
thấy đái tháo đường làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng
catheter(16,23) . Ngược lại, nghiên cứu của Oliver,
Tokars, Kairaitis và chúng tôi lại không cho thấy
mối tương quan giữa nhiễm trùng huyết liên
quan catheter và đái tháo đường(17,21,24). Lafrance
lý giải những nghiên cứu với cỡ mẫu nhỏ không
đủ lực thống kê để tìm ra ảnh hưởng có ý nghĩa
của đái tháo đường trên nhiễm trùng catheter(18).
Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu trên 2230 catheter
đường hầm trong 23 năm của Lemaire đã xác
định đái tháo đường làm tăng nguy cơ nhiễm
trùng huyết liên quan catheter gấp 2,37 lần (KTC
95%: 1,65-3,39)(19). Suy giảm miễn dịch làm tăng
nguy cơ nhiễm trùng catheter trong nghiên cứu

Chuyên Đề Thận Niệu


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
của chúng tôi cũng được tác giả Hoen và Hung
ghi nhận(13,14).Nghiên cứu của Hoen, Nguyễn Thị
Thủy và chúng tôi đều ghi nhận Albumin máu
trong nhóm nhiễm trùng catheter thấp hơn so
với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê(13,20). Trong

nghiên cứu của Tanriover và chúng tôi, albumin
máu dưới 3,5 g/dL làm tăng nguy cơ nhiễm
trùng gấp 3 lần(22). Cơ chế giảm albumin máu
liên quan nhiễm trùng chưa được làm sáng tỏ,
có lẽ liên quan đến tình trạng dinh dưỡng cũng
như liên quan đến các cơ chế miễn dịch không
đặc hiệu của cơ thể.

7.
8.

9.

10.

11.

KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi rút ra
một số kết luận sau. Thời điểm khởi phát nhiễm
trùng huyết liên quan catheter tính từ ngày đặt
catheter là 7,5 (4-16,5) ngày, trong đó có đến
43,1% các trường hợp không có triệu chứng
nhiễm trùng tại chân ống catheter. Tăng CRP và
tăng procalcitonin máu thường gặp hơn so với
tăng bạch cầu máu (84,2% và 89,5% so với
46,1%).Tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng huyết liên
quan catheter là 5,9%. Bệnh nhân giảm albumin
máu và suy giảm miễn dịch là những đối tượng
có nguy cơ cao bị nhiễm trùng liên quan

catheter với OR(KTC 95%) lần lượt là 2,992
(1,349-6,634); 13,621 (1,290-143,867).

12.

13.

14.

15.

16.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.
6.

Al-Solaiman Y (2011). The Spectrum of Infections in CatheterDependent Hemodialysis Patients. Clin J Am Soc Nephrol, vol 6
(9):pp 2247-52
Alexandraki I, et al. (2008). Blood culture isolates in hemodialysis
vascular catheter-related bacteremia. Am J Med Sci,vol 336
(4):pp 297-302.

Anonymous (2006). NKF-K ⁄DOQI: Clinical Practice Guidelines
for Vascular Access 2006. Clinical Practice Guideline 7:
Prevention and Treatment of Catheter and Port Complications,
7.4
Treatment
of
Infection,
/>Anonymous (2002). K/DOQI clinical practice guidelines for
chronic kidney disease: evaluation, classification, and
stratification. Am J Kidney Dis, vol 2002 (2 Suppl 1): pp 1-266.
Anonymous (2011). Standards of medical care in diabetes-2011.
Diabetes Care,vol 34 Suppl 1 pp 11-61.
Anonymous(2006). NKF-K ⁄DOQI: Clinical Practice Guidelines
for Vascular Access 2006. Clinical Practice Guideline 2: Selection
and
placement
of
hemodialysis
access.
2006.

Chuyên Đề Thận Niệu

17.

18.

19.

20.


21.

22.

23.

Nghiên cứu Y học

/>Beathard G.A(2008). Infection associated with tunneled
hemodialysis catheters. Semin Dial,vol 21 (6):pp 528-38.
Bellomo R (2004). Acute renal failure - definition, outcome
measures, animal models, fluid therapy and information
technology needs: the Second International Consensus
Conference of the Acute Dialysis Quality Initiative
(ADQI)Group. Crit Care, vol 204 (8):pp 204-212.
Bleyer A.J. (2007). Use of antimicrobial catheter lock solutions to
prevent catheter-related bacteremia. Clin J Am Soc Nephrol,vol
2 (5):pp 1073-8.
Castelli,G.P., et al. (2004). Procalcitonin and C-reactive protein
during systemic inflammatory response syndrome, sepsis and
organ dysfunction. Crit Care,vol 8 (4): pp 234-42.
Chobanian A., Bakris, GL, Black, HR, Cushman, WC (2003). The
Seventh Report of the Joint National Committee on Prevention,
Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure:
The JNC 7 Report. Hypertension, vol 42 (6):pp 1206-52.
Dickstein K., Cohen-Solal, A, Filippatos, G, et al. (2008). ESC
Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic
heart failure 2008: the Task Force for the Diagnosis and
Treatment of Acute and Chronic Heart Failure 2008 of the

European Society of Cardiology. Developed in collaboration
with the Heart Failure Association of the ESC (HFA) and
endorsed by the European Society of Intensive Care Medicine
(ESICM). Eur Heart J, vol 29 (19):pp 2388-442.
Hoen B(1998). EPIBACDIAL: a multicenter prospective study of
risk factors for bacteremia in chronic hemodialysis patients. J Am
Soc Nephrol,vol 9 (5):pp 869-76.
Hung K.Y (1995). Infection associated with double lumen
catheterization for temporary haemodialysis: experience of 168
cases. Nephrol Dial Transplant, vol 10 (2):pp 247-51.
Inrig, J.K (2006). Relationship between clinical outcomes and
vascular access type among hemodialysis patients with
Staphylococcus aureus bacteremia. Clin J Am Soc Nephrol,vol 1
(3):pp 518-24.
Jean, G (2002). Risk factor analysis for long-term tunneled
dialysis catheter-related bacteremias. Nephron,vol 91 (3):pp 399405.
Kairaitis L.K (1999). Outcome and complications of temporary
haemodialysis catheters. Nephrol Dial Transplant,vol 14 (7):pp
1710-4.
Lafrance J.P(2008). Vascular access-related infections: definitions,
incidence rates, and risk factors. Am J Kidney Dis,vol 52 (5):pp
982-93.
Lemaire X., et al. (2009). Analysis of risk factors for catheterrelated bacteremia in 2000 permanent dual catheters for
hemodialysis. Blood Purif,vol 28 (1):pp 21-8.
Nguyễn Thị Thủy và cs. (2010). Khảo sát tình hình nhiễm trùng
liên quan đến catheter dùng cho chạy thận nhân tạo chu kỳ. in
Đại Hội Đại Biểu lần 3, Hội Nghị Khoa Học lần 4 Hội Thận Niệu
Việt Nam. 2010: Bệnh viện Việt Tiệp, Hải Phòng.
Oliver M.J., et al. (2000). Risk of bacteremia from temporary
hemodialysis catheters by site of insertion and duration of use: a

prospective study. Kidney Int, vol 58 (6):pp 2543-5.
Tanriover B(2000). Bacteremia associated with tunneled dialysis
catheters: comparison of two treatment strategies. Kidney Int,
vol 57 (5):pp 2151-5.
Thomson P(2010). A prospective observational study of
catheter-related bacteraemia and thrombosis in a haemodialysis

429


Nghiên cứu Y học

24.

25.

430

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

cohort: univariate and multivariate analyses of risk association.
Nephrol Dial Transplant,vol 25 (5):pp 1596-604.
Tokars J.I., et al. (2001). A prospective study of vascular access
infections at seven outpatient hemodialysis centers. Am J Kidney
Dis, vol 37 (6):pp 1232-40.
Tovbin D., et al. (2001). High incidence of severe twin
hemodialysis catheter infections in elderly women. Possible roles

26.


of insufficient nutrition and social support. Nephron,vol 89
(1):pp 26-30.
Weijmer, M.C., M.G. Vervloet, and P.M. ter Wee (2004).
Compared to tunnelled cuffed haemodialysis catheters,
temporary untunnelled catheters are associated with more
complications already within 2 weeks of use. Nephrol Dial
Transplant,vol 19 (3):pp 670-7.

Chuyên Đề Thận Niệu



×