Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá tác dụng tăng cường khám phá, giảm lo âu của cao chiết chiêu liêu cườm trong bài tập môi trường mở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.15 KB, 6 trang )

).
Để đánh giá tác dụng của cao chiết
Chiêu liêu cườm đối với rối loạn lo âu trên
động vật thực nghiệm, chúng tôi tập trung
phân tích một số chỉ số sau:
- Thời gian ở vùng trung tâm.
- Số lần đi vào vùng trung tâm.
30

Hình 2: Thời gian vận động ở vùng
trung tâm.
Khi tiêm phúc mạc scopolamin, thời gian
vận động ở vùng trung tâm của chuột
giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm
chứng (p < 0,05). Sau khi điều trị bằng
Chiêu liêu cườm, thời gian vận động của
chuột tăng dần theo liều điều trị. Tuy nhiên,
chỉ ở nhóm chuột được điều trị bằng
Chiêu liêu cườm liều 75 mg/kg thể trọng
và 100 mg/kg thể trọng, thời gian vận
động của chuột ở vùng trung tâm lớn hơn
có ý nghĩa thống kê so với ở chuột gây rối
loạn lo âu bằng scopolamin (p < 0,05).


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018
2. Thay đổi về số lần đi vào vùng trung tâm của chuột.

Hình 3: Số lần đi vào vùng trung tâm.
Khi tiêm scopolamin vào phúc mạc, số lần chuột đi vào trung tâm giảm có ý nghĩa
so với nhóm chứng (p < 0,01). Sau khi điều trị bằng Chiêu liêu cườm, số lần đi vào


vùng trung tâm tăng dần theo liều điều trị. Tuy nhiên, cũng chỉ trên 2 nhóm chuột được
điều trị với liều Chiêu liêu cườm 75 mg/kg thể trọng và 100 mg/kg thể trọng, thời
gian đi vào vùng trung tâm của chuột lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm gây rối
loạn lo âu bằng scopolamin (p < 0,01).
3. Thay đổi về quãng đường vận động ở vùng trung tâm.

Hình 4: Quãng đường vận động ở vùng trung tâm.
Ở nhóm tiêm phúc mạc scopolamin, quãng đường vận động ở vùng trung tâm
giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p < 0,01). Khi điều trị bằng cao chiết
Chiêu liêu cườm, quãng đường vận động ở vùng trung tâm của chuột tăng lên.
31


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018
Tuy nhiên, quãng đường tăng có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng chỉ thấy ở chuột
được điều trị bằng Chiêu liêu cườm liều 75 mg/kg thể trọng và 100 mg/kg thể trọng
(p < 0,01).
4. Thay đổi về tốc độ vận động.

Hình 5: Tốc độ vận động trung bình.
Tốc độ vận động của chuột ở nhóm tiêm scopolamin tăng có ý nghĩa thống kê so
với nhóm chứng (p < 0,01). Ngược lại, khi điều trị bằng scopolamin, tốc độ vận động
trung bình của chuột ở nhóm chứng giảm so với chuột ở nhóm tiêm scopolamin. Tốc
độ vận động của chuột giảm có ý nghĩa thống kê thấy ở nhóm điều trị bằng Chiêu liêu
cườm liều 75 mg/kg thể trọng và liều 100 mg/kg thể trọng (p < 0,01).
BÀN LUẬN
Rối loạn khả năng khám phá là một
trong những triệu chứng phổ biến trong
các bệnh lý rối loạn tâm thần như trầm
cảm, tâm thần phân liệt… Để nghiên cứu

tác dụng của thuốc và dược liệu mới trong
điều trị suy giảm khả năng khám phá và
nhận thức, người ta sử dụng nhiều chất
khác nhau để gây mô hình suy giảm khả
năng khám phá và nhận thức trên động
vật thực nghiệm. Đặc điểm chung của các
mô hình này là tác động vào thụ cảm thể
của hệ cholinergic. Một trong những mô hình
hay được sử dụng là tiêm vào
32

phúc mạc scopolamin, chất đối kháng thụ
cảm thể cholinergic để gây các hành vi
tương tự như giảm khám phá và tăng
lo âu trên chuột [5]. Chúng tôi gây mô
hình suy giảm khả năng khám phá bằng
scopolamin và đánh giá hành vi của chuột
bằng bài tập môi trường mở - một trong
những bài tập hành vi được nhiều tác giả
sử dụng để nghiên cứu khả năng khám
phá trên động vật thực nghiệm [6]. Trong
bài tập môi trường mở, thời gian ở vùng
trung tâm, số lần đi vào trung tâm là những
chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng
khám phá trên động vật thực nghiệm [7].


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã
chứng minh được Chiêu liêu cườm có tác

dụng làm tăng khả năng khám phá trên
động vật thực nghiệm. Cụ thể: khi được
điều trị bằng Chiêu liêu cườm liều 75 mg/kg
thể trọng và liều 100 mg/kg thể trọng,
thời gian và số lần chuột đi vào vùng
trung tâm cũng như khoảng cách di chuyển
trong vùng trung tâm tăng. Kết quả này
phù hợp với một số nghiên cứu liên quan
đến đánh giá khả năng khám phá trên
chuột. Dvorkin và CS (2010) cho rằng khả
năng khám phá của chuột tăng được
chứng minh bằng quãng đường và số lần
chuột đi vào vùng trung tâm [8]. Tương
tự, Hines và CS (2012) chứng minh hiệu
quả của môi trường phong phú đã làm
tăng khả năng khám phá của chuột trong
môi trường mở với các chỉ số về hoạt
động của chuột trong vùng trung tâm của
môi trường mở [9]. Như vậy, đã có bằng
chứng rõ ràng về hiệu quả tăng khả năng
khám phá của cao chiết Chiêu liêu cườm
trên mô hình động vật thực nghiệm.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu tác dụng cải thiện suy
giảm khả năng khám phá của cao chiết
Chiêu liêu cườm trên chuột, chúng tôi
thấy sau điều trị bằng cao chiết Chiêu liêu
cườm, thời gian vận động ở vùng trung
tâm, số lần đi vào vùng trung tâm cũng
như khoảng cách di chuyển trong vùng

trung tâm của chuột đều tăng. Kết quả
này đã cung cấp cơ sở quan trọng cho
việc nghiên cứu một loại dược liệu mới có
thể sử dụng trong lâm sàng nhằm cải
thiện suy giảm khả năng khám phá và
nhận thức trên người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alzheimer's Association. Alzheimer's
disease facts and figures. Alzheimers Dement.
2016, 12 (4), pp.459-509.
2. Giannakopoulos P, Hof P.R, Michel J.P
et al. Cerebral cortex pathology in aging and
Alzheimer's disease: A quantitative survey of
large hospital-based geriatric and psychiatric
cohorts. Brain Res Brain Res Rev. 1997, 25 (2),
pp.217-245.
3. Mosimann U.P, Felblinger J, Ballinari P
et al. Visual exploration behaviour during
clock reading in Alzheimer’s disease. Brain.
2004, 127 (2), pp.431-438.
4. Lam L.M, Nguyen M.T, Nguyen H.X et al.
Anti-cholinesterases and memory improving
effects of Vietnamese Xylia xylocarpa. Chem
Cent J. 2016, 3 (10), p.48.
5. Rodgers R.J, Cao B.J, Dalvi A, Holmes
A. Animal models of anxiety: An ethological
perspective. Braz J Med Biol Res. 1997, 30 (3),
pp.289-304.
6. Walsh R.N, Cummins R.A. The open-field

test: A critical review. Psychological Bulletin.
1976, 83, pp.482-504.
7. Bailey K.R, Crawley J.N. Chapter 5
anxiety-related behaviors in mice. Methods
of behavior analysis in neuroscience, 2nd
edition. Frontiers in Neuroscience. ISBN-13:
978-1-4200-5234-3. 2009.
8. Dvorkin A, Szechtman H, Golani I.
Knots: Attractive places with high path
tortuosity in mouse open field exploration.
PLoS Comput Biol. 2010, 6 (1), p.1000638.
9. Hines T.J, Minton B.R. Effects of
environmental enrichment on rat behavior in
the open field test. Proceedings of The National
Conference On Undergraduate Research (NCUR).
Weber State University. Ogden, Utah. 2012,
March, pp.29-31.

33



×