Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Đánh giá tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp của chế phẩm angiohibin trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát giai đoạn I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.96 KB, 73 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là bệnh phổ biến trong hệ tim mạch. Theo thống kê
của tổ chức y tế thế giới: tỷ lệ THA trên thế giới có từ 10-30% đối với người
trên 18 tuổi [61], [63], [64], [72].
Ở Việt Nam tỷ lệ bệnh nhân THA ngày càng gia tăng khi nền kinh tế phát
triển, các số liệu thống kê cho thấy: năm 1960 tỷ lệ bệnh nhân THA chiếm
1% dân số, 1991 là 11,7% [51]. Ở Hà Nội tỷ lệ người trưởng thành mắc THA
tăng từ 16,05% năm 1999 đến 23,3% vào năm 2002 [25], [26]. Năm 2008 tại
Khỏnh Hòa tỷ lệ tăng huyết áp ở người trên 60 tuổi là 48,1% [37].
Quá trình tiến triển của bệnh gây ảnh hưởng xấu tới chức năng của cơ
quan như tim, não, thận, mắt THA nguy hiểm bởi các biến chứng của nó
không chỉ có thể chết người mà còn để lại các di chứng nặng nề như tai biến
mạch máu não, suy tim… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
(BN) và là gánh nặng cho gia đình và xã hội [4], [37].
Phát hiện THA ở giai đoạn đầu và điều trị sớm là rất cần thiết vì góp phần
tích cực việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân giảm bớt chi phí cho
người bệnh, giảm bớt chi phí của xã hội do hậu quả của bệnh gây ra.
Để tránh những nguy cơ của THA, Y học hiện đại (YHHĐ) và Y học cổ
truyền (YHCT) có nhiều biện pháp phòng và điều trị bệnh có hiệu quả.
YHCT với tiềm năng của các vị thuốc thảo mộc đơn giản dễ tìm kiếm, phổ
biến tham gia tích cực vào việc phòng và điều trị bệnh THA nhất là bệnh ở
giai đoạn nhẹ.
Nhiều bài thuốc cổ phương như “Thiờn ma câu đằng ẩm”, “Bỏn hạ bạch
truật thiên ma thang ”, “Lục vị địa hoàng hoàn”, “ Kỷ cúc địa hoàng hoàn ”,
bài thuốc nghiên cứu của bệnh viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương như bài
1
chè hạ áp… và nhiều vị thuốc như dừa cạn, hòe hoa, ngưu tất, câu đằng, lá
sen… đã được nghiên cứu và khẳng định có tác dụng hạ HA [15], [18], [44].
Hiện nay có nhiều loại sản phẩm nguồn gốc tự nhiên có khả năng hỗ trợ
phòng chống và điều trị bệnh cao huyết áp, tim mạch. Chế phẩm Angiohibin
cho người cao huyết áp chứa các peptit có hoạt tính kìm hãm enzym chuyển


angiotensin thu nhận từ protein đậu xanh bằng phương pháp thuỷ phân
enzym. Chế phẩm đã được kiểm tra đạt các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm
tại Viện Kiểm nghiệm, Bộ Y tế và tại Trung tâm phân tích và giám định thực
phẩm quốc gia (ISO/IEC 17025 – VILAS 259), Viện Công nghiệp thực phẩm.
Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành nghiên cứu tác dụng của
Angiohibin trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp nguyên phát với hai
mục tiêu sau :
1 – Đánh giá tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp của chế phẩm Angiohibin
trên bệnh nhân THA nguyờn phỏt giai đoạn I.
2 – Khảo sát tác dụng không mong muốn của Chế phẩm Angiohibin.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ TĂNG HUYẾT ÁP THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI.
1.1.1. Tình hình THA ở Việt Nam và trên thế giới.
THA là một bệnh hay gặp ở các nước có nền công nghiệp phát triển.
Nhịp sống khẩn trương dễ tạo ra stress có hại làm điều kiện thuận lợi cho xuất
hiện và phát triển bệnh .
Theo báo cáo lần thứ VII của Ủy ban quốc gia Hoa Kỳ năm 2003 xác
định THA khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥
90mmHg ở những người chưa uống thuốc hạ huyết áp.
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới năm 2003 ở người từ 18 tuổi trở
lên có tỷ lệ trên 30% THA. THA ảnh hưởng tới khoảng 50 triệu người dân
Hoa Kỳ, 8 triệu người dân Pháp và xấp xỉ một tỷ người trên thế giới [4], [10],
[16], [22], [27], [59].
Theo báo cáo của hội tim mạch học quốc gia Việt Nam: Trên thế giới tỷ
lệ bệnh nhân THA chiếm 8-18% dân số, tỷ lệ bệnh thay đổi từ các nước châu
Á (Indonesia 6-15%, Đài Loan 28%) tới các nước Âu- Mỹ ( Hà Lan 37%,
Pháp 10-24%, Hoa Kỳ 24%) [21].
Theo thống kê của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2006 thì cú đến

73,5 triệu người trên 20 tuổi mắc bệnh cao huyết áp: cứ 3 người trưởng thành
tại Hoa kỳ thỡ cú 1 người bị cao huyết áp. Trong vòng 10 năm, từ 1996 đến
2006 tỷ lệ cao huyết áp tại Hoa Kỳ tăng gần 20%, và tỷ lệ tử vong do cao
huyết áp tăng 48% [62].
Tại Việt Nam tỷ lệ bệnh nhân (BN) bị THA được phát hiện ngày càng
tăng cao. Năm 1960 theo Đặng Văn Chung ước tính 2-3% dân số mắc bệnh.
Năm 1975 theo Phạm Khuê điều tra 13.392 người trên 60 tuổi tỷ lệ mắc bệnh
3
là 9,27%, đến năm 1992 theo Trần Đỗ Trinh điều tra tỷ lệ mắc bệnh là
11,75% [52]. Năm 1997 Phan Thanh Ngọc điều tra 11 355 người ở tỉnh Thái
Bỡnh thì tỷ lệ mắc THA là 12% [39]. Tại đại hội tim mạch toàn quốc tháng 4
năm 2002 Phạm Gia Khải và cộng sự đã báo cáo kết quả điều tra dịch tễ học
THA tại 12 phường nội thành cho thấy tỷ lệ THA là 23,2% [26]. Năm 2002
Phạm Gia Khải điều tra vùng Duyên Hải Nghệ An tỷ lệ THA là 16,72% [27].
Cũng vào năm 2002 Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và cộng sự điều tra
dịch tễ THA 1232 người dân ở vùng núi tỉnh Thái Nguyên là 13,88% [28].
Năm 2002 Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và cộng sự điều tra dịch tễ
THA 1232 người dân ở vùng đồng bằng Thái Bình là 12,39% [29].
Năm 2004 Phạm Xuân Anh và Thái Nhân Sâm điều tra 20 xã tại Hà
Tĩnh xác định tỷ lệ THA là 21,29% [1].
Năm 2006 Huỳnh Văn Minh và cộng sự đã xác định tỷ lệ tăng huyết áp ở
người trên 40 tuổi tại tỉnh Trà Vinh là 26,7% [36].
Năm 2008 Trương Tấn Minh, Lê Tấn Phùng và cộng sự điều tra 2240
người trên 60 tuổi ở Khỏnh Hòa tỷ lệ tăng huyết áp là 48,1% [37].
1.1.2.Định nghĩa huyết áp (HA)
Huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên thành mạch. Huyết áp tâm
thu (HATT) là áp lực động mạch lúc tim bóp đạt mức cao nhất. Huyết áp tâm
trương (HATTR) là huyết áp thấp nhất ở cuối thỡ tõm trương [18], [19].
Huyết áp hiệu số (HAHS) là hiệu số giữa HATT và HATTR. Đây là điều
kiện cho máu tuần hoàn trong mạch, bình thường giá trị khoảng 40mmHg.

Khi hiệu số huyết áp giảm người ta gọi là kẹt huyết áp dẫn đến tuần hoàn máu
bị ứ trệ [18], [19].
Huyết áp trung bình (HATB) là trị số áp suất trung bình được tạo ra
trong suốt một chu kỳ hoạt động của tim [18], [19].
HATB được tính theo công thức: HATB= HATTR + 1/ 3 HAHS
4
HATB thể hiện hiệu lực hoạt động của tim, đõy chớnh là lực đẩy dũng
máu qua hệ thống tuần hoàn [18], [19].
1.1.3. Định nghĩa THA:
THA động mạch ở người trưởng thành được xác định khi HATT lớn hơn
hoặc bằng 140 mmHg và/ hoặc HATTR lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg (theo
WHO/ ISH 1999) [71].
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của THA
HA phụ thuộc vào lưu lượng tim và sức cản ngoại vi. Lưu lượng tim phụ
thuộc vào nhịp tim và lực co cơ tim. Sức cản ngoại vi phụ thuộc vào độ quánh
của máu, thể tích máu và tính chất của mạch máu [18], [19].
Sức cản ngoại vi tăng lên khi tăng kích thích giao cảm, tăng hoạt tính
của các chất co mạch ở thận, tăng một số hormone…
Mọi nguyên nhân gây tăng cung lượng tim hoặc tăng sức cản ngoại vi
đều làm tăng HA [18], [19].
1.1.4.1. Vai trò của hệ Renin– Angiotensin:
Hệ này được quan tâm nhiều từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX, khi các
nghiên cứu phát hiện bên cạnh hệ RAA lưu hành trong mỏu cũn cú hệ RAA
trong các tổ chức, đặc biệt ở trong cơ tim và mạch máu. Renin được hoạt hóa
chuyển Angiotensinogen thành Angiotensin I (không hoạt tính), dưới tác dụng
của Conventin enzym (có trong mao mạch phổi) Angiotensin I chuyển thành
Angiotensin II (có hoạt tính). Angiotensin II có tác dụng co mạch rất mạnh,
kích thích lớp cầu của vỏ thượng thận tiết Aldosteron để tăng tái hấp thu ion
natri, kích thích trực tiếp lên ống thận làm tăng tái hấp thu ion natri, kích thích
vùng Postrema ở nền não thất IV làm tăng trương lực mạch máu, kích thích

cúc tận cùng hệ thần kinh giao cảm tăng bài tiết Noradrenalin, làm giảm tái
nhập Noradrenalin trở lại cỏc cỳc tận cùng, làm tăng tính nhạy cảm của
5
Noradrenalin với mạch máu. Tất cả các tác dụng trên đều dẫn đến kết quả làm
tăng lưu lượng máu và tăng sức cản ngoại vi gây THA áp rất nhanh [18], [19].
1.1.4.2. Vai trò của hệ thần kinh
Trên thực tế những nguyên nhân gây rối loạn hoạt động bình thường của
vỏ não như sợ hãi, lo buồn, stress… đều có thể gây THA.
Khi hệ thần kinh giao cảm bị kích thích (stress, hạ đường máu, lạnh) sẽ
gây tăng tiết Catecholamin ở tủy thượng thận làm co mạch máu gây THA.
Pavlov và cộng sự đã chứng minh rằng: vỏ não là cơ quan kiểm soát điều
hòa mọi quá trình xảy ra trong cơ thể nhờ hai quá trình cơ bản là hưng phấn
và ức chế. Nếu hai quá trình này bị rối loạn sẽ ảnh hưởng lớn đến HA .
HA cao do thần kinh có thể ảnh hưởng đến thận gây thiếu máu, tiết
renin, làm tăng Angiotensin trong máu, do đó HA tăng lên. Đó cũng là mối
liên quan giữa cơ chế thần kinh và thể dịch .
1.1.4.3. Vai trò của natri.
Trong điều kiện bình thường các hornon và thận cùng phối hợp để giữ
cân bằng natri thông qua thải trừ natri và hấp thu natri qua chế độ ăn cũng
như tái hấp thu ở thận. Ứ natri chỉ xảy ra khi natri nhập vào vượt quá khả
năng điều chỉnh khi đó hệ thống động mạch sẽ tăng nhạy cảm với
Angiotensin II và Noradrenalin. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng tới độ thấm
của canxi qua màng tế bào dẫn tới làm tăng cơ thắt của tiểu động mạch, THA
do ứ natri cũng có thể do yếu tố di truyền [18].
1.1.4.4. Vai trò của thành mạch.
Những biến đổi của động mạch và tiểu động mạch trong THA có thể là
nguyên nhân, cũng có thể là hậu quả của THA tác động qua lại khiến bệnh
nhân THA trở nên mạn tính Khi tiểu động mạch dày sẽ xơ cứng mất sợi
chun, lắng đọng cholagen và canxi cùng với sự rối loạn chuyển hóa lipid làm
cho khả năng đàn hồi của thành mạch bị mất, gây tăng sức cản ngoại vi và

6
dẫn đến THA. Như vậy THA và xơ vữa động mạch có mối quan hệ nhân quả
tạo thành vòng xoắn bệnh lý: Xơ vữa động mạch làm tăng sức cản ngoại vi và
gây THA, THA lại thúc đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch. Khi điều
chỉnh được HA thì xơ vữa động mạch cũng được cải thiện, giảm được xơ vữa
động mạch thì bệnh THA cũng được cải thiện. Khi hai bệnh này cùng xuất
hiện sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng, dễ gây những biến chứng nặng, đặc
biệt là tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, đột tử do
bệnh mạch vành [18], [19], [30].
1.1.4.5. Vai trò các yếu tố khác.
Postaglandin loại E và F của thận là những chất điều hòa HA tự nhiên do
tác dụng gión mạch làm giảm HA. Mặt khác nó cũng làm tăng sản xuất renin.
Làm tăng Angiotensin II gây co mạch THA. Do vậy rối loạn Prostaglandin
cũng gây THA .
Yếu tố di truyền: Ở người yếu tố gia đình cũng khỏ rừ, thường được quy
cho là cùng một gen, cùng hoàn cảnh, môi trường và thói quen sinh hoạt. Tuy
nhiên vấn đề di truyền ở người vẫn được xem là vấn đề phức tạp vỡ nó là rối
loạn của nhiều gen, nhiều yếu tố và sự tương tác của nhiều gen với nhau và
với môi trường [18], [19].
1.1.5. Phân loại THA.
Người ta phân loại THA dựa vào nguyên nhân gây bệnh, giai đoạn bệnh,
chỉ số huyết áp và dựa vào thể bệnh.
1.1.5.1 Phân loại bệnh THA theo nguyên nhân gây bệnh [3], [4], [9],
[10], [18], [19].
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh phân THA thành 2 loại đó là THA tiờn
phỏt và THA thứ phát.
7
* THA tiờn phỏt (cũn gọi là bệnh THA): khi không tìm thấy nguyên
nhân (vô căn) loại này chiếm 90– 95% tổng số bệnh nhân. Phần lớn THA ở
tuổi trung niên và tuổi già thuộc loại này.

* THA thứ phát (hay THA triệu chứng): là THA có tìm thấy nguyên
nhân. Loại này chỉ chiếm tỷ lệ ít từ 5- 10%. Khám lâm sàng tỉ mỉ có thể phát
hiện và hướng tới nguyên nhân sau:
•THA do nhiễm độc thai nghén
•THA do nguyên nhân thận: Viêm cầu thận cấp, mạn, viêm đài bể thận,
sỏi thận, thận đa nang, hẹp động mạch thận.
•Các nguyên nhân nội tiết: Cường Aldosterol tiờn phỏt (hội chứng
Conn), u tủy thượng thận, hội chứng Cushing, tăng canxi máu, cường tuyến
giáp…
•Các nguyên nhân khỏc: Dùng thuốc (corticoid, thuốc tránh thai, thuốc
nhỏ mũi kéo dài, cocain, ergotamin, thuốc điều trị giảm miễn dịch ), do ăn
uống (uống nhiều rượu, ăn nhiều muối, hút thuốc lá …)
1.1.5.2 Phân loại theo giai đoạn bệnh.[68], [70]
Theo WHO/ ISH năm 1993 cách phân chia bệnh THA theo giai đoạn căn
cứ vào mức độ nặng nhẹ của các tổn thương hay biến chứng mà bệnh gây ra
cho các phủ tạng (tim, não, thận, mắt) gồm 3 giai đoạn:
•Giai đoạn 1: Không có dấu hiệu khách quan về thực thể và tổn thương
thực thể nào ở phủ tạng.
•Giai đoạn 2: Có ít nhất 1 trong các biến chứng sau:
+ Dày thất trái phát hiện trên lâm sàng, điện tim, siêu âm, X quang
+ Hẹp lan rộng hay khu trú các động mạch võng mạc
+ Protein niệu và hoặc Creatinin huyết tương tăng nhẹ
+ Mảng vữa xơ những động mạch lớn (xác định bằng XQuang, siêu âm)
•Giai đoạn 3: Có ít nhất một trong các biến chứng sau:
8
+ Tim: Cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim trái.
+ Não: Xuất huyết não (tiểu não hay thõn nóo, bệnh não do tăng huyết áp)
+ Mắt: Xuất huyết võng mạc, xuất tiết võng mạc, phù gai thị.
+ Thận: Suy thận, creatinin máu tăng trên 2g/dl
+ Mạch máu: Phình mạch, viêm tắc động mạch chi

1.1.5.3.Phân loại theo chỉ số HA [10], [68], [71].
Bảng 1.1. Phân loại bệnh THA theo JNC VI (1997)
Hạng
HATT
(mmHg)
HATTr
(mmHg)
Tối ưu < 120 < 80
Bình thường < 130 < 85
Bình thường cao 130- 139 85- 89
Tăng HA
Giai đoạn I 140- 159 90- 99
Giai đoạn II 160- 179 100- 109
Giai đoạn III ≥ 180 ≥ 110
Bảng 1.2. Phân loại bệnh THA theo WHO/ISH 1999
Hạng
HATT
(mmHg)
HATTR
(mmHg)
Tối ưu < 120 < 80
Bình thường < 130 < 85
Bình thường cao 130- 139 85- 89
Tăng HA
Độ I 140- 159 90- 99
Độ II 160- 179 100- 109
Độ III ≥ 180 ≥ 110
Năm 2003 JNC – VII đó phõn độ theo chỉ số huyết áp theo bảng sau:
Bảng 1.3. Phân độ tăng huyết áp ở người lớn ≥ 18 tuổi (theo JNC VII)
Xếp loại

Huyết áp tâm thu
(mmHg)
Huyết áp tâm trương
(mmHg)
Huyết áp tối ưu < 120 < 80
Tiền THA 120 – 139 80 – 89
9
THA giai đoạn I 140 – 159 90 – 99
THA giai đoạn II ≥ 160 ≥ 100
1.1.5.4 Phân loại THA theo thể bệnh.
Theo thể bệnh phân THA thành 3 loại: THA thường xuyên, THA không
thường xuyên và THA áp dao động [9], [30].
+ THA thường xuyên: trị số huyết áp lúc nào cũng cao hoặc có thể dao
động nhưng trên nền cao ( lúc cao nhiều, lúc cao ít ). Trong loại này còn
chia ra thể THA lành tính (ít biến chứng, tiến triển chậm) và THA ác tính
(tiến triển nhanh, nhiều biến chứng, loại này chiếm từ 2-5% tổng số các
trường hợp THA).
+ THA không thường xuyên ( còn gọi THA cơn ): là THA mà con số
huyết áp lúc cao, lúc bình thường, đôi khi có cơn cao vọt, do vậy hay xảy ra
tai biến THA cơn hay gặp ở những người u tủy thượng thận.
+ THA dao động: huyết áp thất thường qua các lần đo, huyết áp dễ tăng
lúc hồi hộp, hạ khi nghỉ ngơi, tinh thần yên tĩnh. THA dao động còn gọi là
THA giới hạn, THA tạm thời, trạng thái tiền THA, hội chứng tim kích động,
tình trạng tuần hoàn tăng hoạt lực. THA dao động chiếm khoảng 10% số
người THA. Tổ chức y tế thế giới khuyên không nên dùng từ THA dao động
vì THA nào cũng có dao động ít nhiều mà nên gọi THA giới hạn.
1.1.6. Chẩn đoán THA.
Chẩn đoán THA chủ yếu dựa vào trị số HA, đánh giá nguy cơ tim mạch
toàn thể thông qua tìm kiếm các yếu tố nguy cơ, tổn thương cơ quan đích,
bệnh lý hoặc triệu chứng lâm sàng kèm theo, xác định nguyên nhân thứ phỏt

gõy THA [4], [9], [10].
10
Quá trình chẩn đoán bao gồm các bước chính sau: 1) Đo HA nhiều lần;
2) Khai thác tiền sử; 3) Khám thực thể: 4) Thực hiện các khám nghiệm cận
lâm sàng cần thiết.
Cần chú ý một số yếu tố sau ở người già: THA giả tạo, tụt huyết áp tư
thế đứng và khoảng trống huyết áp.[3]
1.1.7. Điều trị THA.
Trên lâm sàng ngoài biện pháp điều trị không dùng thuốc còn có phương
pháp điều trị dùng thuốc. Việc dùng thuốc được tiến hành khi các biện pháp
không dùng thuốc đã thực hiện mà không đem lại hiệu quả.
1.1.7.1. Mục đích và nguyên tắc điều trị [4], [9], [10], [21].
• Ngăn ngừa lâu dài các biến chứng.
• Đưa được HA về trị số bình thường (< 140/ 90 mmHg, nếu có đái tháo
đường thì < 135/ 85 mmHg).
• Điều trị cần hết sức tích cực ở những bệnh nhân đó cú tổn thương cơ
quan đích.
• Phải cân nhắc từng cá thể bệnh nhân, các bệnh kèm theo, các yếu tố
nguy cơ, các tác dụng phụ và ảnh hưởng có thể của thuốc mà có chế độ dùng
thuốc thích hợp.
• Nếu không có tình huống THA cấp cứu thì HA nên được hạ từ từ để
tránh những biến chứng thiếu máu cơ quan đớch (nóo).
• Việc giáo dục bệnh nhân cần phải nhấn mạnh:
+ Điều trị THA là một điều trị suốt đời.
+ Triệu chứng cơ năng của THA không phải lúc nào cũng gặp và không
tương xứng với mức độ nặng nhẹ của THA.
+ Chỉ có tuân thủ chế độ điều trị thích hợp mới giảm được đáng kể tai
biến do THA.
11
1.1.7.2. Chế độ điều trị không dùng thuốc (thay đổi lối sống) [4], [9],

[10], [21].
Là phương pháp điều trị bắt buộc dự cú kèm theo dùng thuốc hay không.
•Giảm cân nặng nếu thừa cân.
+ Chế độ giảm cân cần đặc biệt được nhấn mạnh ở những bệnh nhân
nam giới béo phì đặc biệt thể trung tâm (bụng).
+ Việc giảm béo phỡ đó được chứng minh làm giảm cholesterol và giảm
phì đại thất trái.
+ Không áp dụng chế độ này cho phụ nữ có thai bị THA.
•Hạn chế rượu:
+ Nếu dùng quá nhiều rượu làm tăng nguy cơ tai biến mạch não ở bệnh
nhân THA, làm giảm tác dụng của thuốc điều trị THA.
+ Một số điều tra cho thấy nếu dùng lượng rượu thích hợp thì có thể làm
giảm nguy cơ bệnh mạch vành (hiệu ứng ngược).
+ Do đó lượng rượu nếu có dùng cần hạn chế ít hơn 30ml ethanol/ ngày
(ít hơn 720ml bia, 300ml rượu vang và 60ml rượu Whisky).
•Tăng cường luyện tập thể lực.
+ Nếu tình huống lâm sàng cho phép nên khuyến khích bệnh nhân tập
thể dục đều.
+ Chế độ luyện tập cần đều đặn ít nhất 30- 45 phút/ ngày và hầu hết các
ngày trong tuần.
+ Với những bệnh nhân có triệu chứng hoặc nguy cơ bệnh mạch vành
cần phải cho bệnh nhân làm các nghiệm pháp gắng sức trước khi quyết định
cho bệnh nhân tập thể lực.
•Chế độ ăn:
12
+ Giảm muối (natri), đã được chứng minh làm giảm số HA và nguy cơ
biến chứng ở bệnh nhân THA, Chế độ ăn giảm muối nên thực hiện với lượng
muối < 6g NaCl/ ngày hoặc < 2,4 g natri/ ngày.
+ Duy trì đầy đủ lượng kali khoảng 90 mmol/ ngày, đặc biệt ở bệnh nhân
cú dựng thuốc lợi tiểu để điều trị THA.

+ Bảo đảm đầy đủ calcium và magnesium.
+ Chế độ ăn hạn chế các mỡ động vật bão hòa, các thức ăn giàu
cholesterol.
•Bỏ thuốc lá.
+ Cần hết sức nhấn mạnh và cương quyết trong mọi trường hợp.
+ Đây là một trong những nguy cơ mạnh nhất của các biến chứng tim mạch.
1.1.7.3. Các thuốc điều trị THA [4], [9], [10], [21].
•Thuốc lợi tiểu.
Lợi tiểu được coi là thuốc nên lựa chọn hàng đầu trong điều trị THA.
Các loại thuốc lợi tiểu thường dùng:
+ Nhóm Thiazid gồm các loại thuốc như: Benzthiazid, Chlorothiazid,
Clorothalidon, Hydrochlorothiazid, Indapamid
+ Lợi tiểu tác động lên quai Henle gồm có: Bumetanid, Furosemid,
Torsemid
+ Lợi tiểu giữ Kali: Amilorid, Spironolacton, Triamteren.
•Thuốc tác động lên hệ giao cảm:
+ Thuốc chẹn beta giao cảm:
Là một trong những thứ thuốc được lựa chọn hàng đầu trong điều trị
THA, đã được chứng minh làm giảm tỷ lệ tai biến mạch máu não và đặc biệt
là giảm nhồi máu cơ tim. Các loại thuốc chẹn β giao cảm thường dùng:
Atenolol, Betaxolol, Propranolol, Labetalol.
+ Các thuốc chẹn alpha giao cảm.
13
Thuốc chọn lọc α1 giao cảm dùng lâu dài có thể cải thiện tình trạng rối
loạn mỡ mỏu. Cỏc thuốc chẹn alpha giao cảm thường dùng: Doxazoxin,
Hydrochloride
+ Các thuốc chẹn cả alpha và beta giao cảm.
Carvedilol là thuốc hiện nay được đề xuất không những điều trị THA,
suy vành mà có tác dụng tốt trong suy tim với liều kiểm soát chặt chẽ.
+ Các thuốc có tác động lên hệ giao cảm trung ương.

Đặc điểm các thuốc này không phải là thuốc ưu tiên cho điều trị tăng HA
do có nhiều tác dụng phụ như: nhịp chậm, chóng mặt, khô miệng, hạ HA tư
thế, rối loạn hoạt động tình dục. Một số thuốc có thể gây tăng men gan, giảm
chức năng thất trái và đặc biệt hội chứng “ngừng thuốc đột ngột”.
Các loại thuốc tác động lên hệ giao cảm trung ương và ngoại vi:
Methyldopa, Reserpin
+ Các thuốc tác động lên hệ giao cảm.
Đặc điểm: hiện nay các thuốc này không còn được coi là thuốc lựa chọn
đầu tiên trong điều trị tăng HA, nhưng vẫn có ích trong một số trường hợp
nhất định.
•Các thuốc chẹn kênh calci.
Các thuốc nhóm này có tác dụng hạ HA tốt và tương đối ít tác dụng phụ.
Tác dụng của thuốc nhóm này trên tim mạch, nhịp tim khác nhau tùy
từng loại.
Cỏc nhóm thuốc chẹn kênh calci thường dùng:
+ Nhóm Dihydropyridin: Nifedipine, Amlodipine
+ Nhóm Benzothiazepin: Diltiazem SR, Diltiazem CD, Diltiazem XR.
+ Nhóm Diphenylalkylamin1: Verapamil, Verapamil COER, Verapamil SR.
•Các thuốc tác động lên hệ Renin- Angiotensin.
+ Thuốc ức chế men chuyển.
14
Là những thuốc điều trị THA tốt, ớt gõy những cơn tác dụng phụ trầm
trọng, không ảnh hưởng nhịp tim và sức co bóp cơ tim, khụng gõy những rối
loạn về mỡ máu hay đường máu khi dùng kéo dài. Thuốc đặc biệt có giá trị ở
những BN có kèm theo suy tim.
+ Các thuốc kháng thụ thể Angiotensin.
Đây là các thuốc khá mới trong điều trị suy tim.
+ Các thuốc tác động lên hệ Renin- Angiotensin: Captopril, Enalapril,
Losartan
•Các thuốc giãn mạch trực tiếp.

Các thuốc gây giãn mạch trực tiếp: Hydralazine, Minoxidil
Đặc điểm.
+ Là thuốc hạ HA mạnh, nhưng không phải là lựa chọn hàng đầu.
+ Rất có ích khi BN có biểu hiện kháng thuốc hạ HA khác và cho phụ nữ
có thai. Nó có thể được phối hợp với nitrate để điều trị suy tim.
•Các thuốc hạ HA dùng theo đường truyền tĩnh mạch.
Các thuốc này có thể đã được xếp loại trong cỏc nhúm thuốc nói trên
hoặc không. Được chỉ định trong một số tình huống THA lâm sàng nhất định:
+ THA gia tăng ác tính.
+ Chảy máu nội sọ.
+ Tách thành động mạch chủ.
+ Suy thận tiến triển nhanh.
+ Sản giật.
+ Bệnh nhân THA có nhồi máu cơ tim cấp hoặc suy tim trái cấp.
Các thuốc hạ HA theo đường truyền tĩnh mạch cần được dùng ở những
đơn vị cấp cứu. Cú cỏc thuốc dùng điều trị THA đường tĩnh mạch: Sodium
Nitroprusside, Diazoxide
•Các thuốc hạ HA đường dưới lưỡi.
15
Trong một số trường hợp cấp cứu dùng thuốc con đường này cho kết quả tốt.
Có 2 loại thuốc hay dùng là Nifedipine và Clonidine.
1.2. TỔNG QUAN VỀ THA THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN (YHCT).
1.2.1. Khái niệm về chứng huyễn vựng và mối quan hệ của chứng huyễn
vựng với bệnh THA [11], [31], [46], [47], [50].
Trong y văn của YHCT không có bệnh danh THA nhưng căn cứ vào
những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của THA có thể thấy bệnh này được
YHCT đề cập đến trong phạm vi chứng huyễn vựng, đầu thống, can dương
vượng Người ta thấy các triệu chứng của THA với các biểu hiện của chứng
huyễn vựng có nhiều điểm giống nhau. Thực tế là khi điều trị chứng huyễn
vựng theo biện chứng của YHCT thì đồng thời làm giảm được các chỉ số HA

trên lâm sàng.
Huyễn vựng là một thuật ngữ của YHCT để mô tả tình trạng bệnh lý trên
lâm sàng biểu hiện bằng các triệu chứng chủ yếu là hoa mắt, chóng mặt, váng
đầu (trong đó huyễn là một từ để chỉ tình trạng hoa mắt, chóng mặt, vựng là
tình trạng váng đầu). Hai triệu chứng này trên lâm sàng thường hay kết hợp
với nhau.
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của chứng huyễn vựng theo
YHCT.[5], [6], [11], [46], [47].
1.2.2.1. Nguyên nhân gây bệnh`
Can thận bất túc
Can là tạng thuộc phong mộc mà thể chất thuộc âm, tác dụng thuộc
dương, chủ động và đưa lên. Nếu vỡ tỡnh chớ ở trong bị thương tổn làm cho
phần âm của can suy kém, phần dương của can mạnh lên, hoặc vì thủy khụng
nuụi dưỡng được mộc, mộc kém tốt tươi, hai nguyên nhân đó đều làm cho can
dương động lên mà phát ra chứng huyễn vựng. Đó là thuộc về loại dưới hư,
16
trên thịnh, cũng có khi vì phong thấp quá độ, thận tinh bị suy tổn, bể tủy bị
trống rỗng, thì trên dưới đều hư, cũng làm cho đầu có choáng váng.
Tâm tỳ suy kém
Tỳ là gốc để sinh hóa khí huyết nếu lo nghĩ hại đến tỳ thì khí huyết
không đầy đủ, mà không nuôi dưỡng được tâm dinh vệ đều hư thì sinh ra
chứng choáng váng.
Đờm thấp ngăn trở ở trong
Tỳ vị vận hóa không thường thì đờm sinh ra, thấp tụ lại, làm cho thanh
dương không đưa lên mà sinh ra choáng váng cũng có khi vì đờm uất sinh ra
nhiệt mà thành đờm hỏa, Đan Khê cho là “ đờm vì hỏa động”.
1.2.2.2. Cơ chế bệnh sinh
Tất cả các nguyên nhân gây bệnh đều làm cho âm dương mất thăng
bằng mà thành bệnh lý.
Can và thận bất túc, phần dương của can nhiễu động lờn thỡ sinh choáng

váng, tai ù, tim rung động ít ngủ và có cả hiện tượng đầu nhức mặt đỏ, nặng
thì như ngồi trong thuyền, trong xe, chân tay tê lại, chất lưỡi đỏ, mạch huyền
tế mà sác. Yếu bể tủy trống rỗng thì đầu choáng váng, mà mỗi khi suy nghĩ
lao tâm quá độ thể chất suy nhược tinh thần giảm sút sắc mặt tươi, lưng đau,
gối mềm, hay quên, ít ngủ, tai nghe không rõ, mạch huyền tế vô lực sắc lưỡi
trắng nhợt.
Tâm tỳ suy kém, sắc mặt trắng bợt, da tóc không bóng, mệt mỏi, ngại
nói, tim đập nhanh, ít ngủ, nặng thì đầu choáng mà ngã ra cũng gọi là chứng
vựng huyết, mạch tế sác, lưỡi nhợt không tươi.
Đờm thấp ngăn trở ở trong, có hai chứng thấp đờm và đờm hỏa. Chứng
thấp đờm huyễn vựng thì lồng ngực đầy tức, lợm giọng muốn nôn, đầu nặng
ăn ít, ngủ nhiều, rêu lưỡi trắng, mạch phần nhiều như hoạt. Chứng đờm hỏa
17
huyễn vựng hay mơ mộng, hay kinh sợ, đầu óc có chứng đau, tim buồn và run
động, miệng đắng cồn cào, mạch huyền hoạt rêu lưỡi phần nhiều vàng nhớt.
Sách Tố Vấn- chớ chõn yếu đại luận ghi: “Các chứng phong chóng mặt
đều thuộc về can” chữa can là chính.
Kim quỹ yếu lược ( Trọng Cảnh ) ghi: “Ở tâm hạ có đờm ẩm thì ngực
sườn đầy tức mắt hoa”.
Sách Hà Gian lục thư ghi “ Phong hỏa đều là dương, dương hay hóa,
dương chủ cái động, hai cái dương (phong-hỏa) tác động lẫn nhau sẽ gây nên
quay chuyển”.
Sách Đan Khờ tõm pháp cũng cho rằng: “Khụng có đờm thì không có
chóng mặt”, chữa đờm là chính.
Sách Cảnh Nhạc toàn thư ghi: “Khụng cú hư thì không có chóng mặt”,
chữa hư là chính.
Sách Nội kinh cú núi: “Mọi chứng choáng váng, chao đảo đều thuộc can
mộc, thận hư thì nặng đầu, tủy thiếu thỡ ự tai”.
Sách Thiên kim dực phương nói: “Can quyết thì đau đầu, hỏa quyết bốc
lên đầu não thỡ gõy bệnh”.

Y trung quan kiện ( Hải Thượng Lãn Ông) ghi: “Bệnh chóng mặt,
trong phương thư đều chia ra phong, hàn, thử, thấp, khí, huyết, đờm để
chữa, đại ý không ngoài chữ hỏa. Âm huyết hậu thiên hư thì hỏa động lờn,
chõn thủy tiên thiên suy thì hỏa bốc lên, bệnh nhẹ thì chữa hậu thiên, bệnh
nặng thì chữa tiờn thiờn”.
Nam dược thần hiệu (Tuệ Tĩnh) ghi “Bệnh chóng mặt thuộc phong thì
mồ hôi, thuộc hàn thì đau nhức, thuộc thử thì nóng nảy buồn phiền, thuộc
thấp thì nặng nề trầm trệ , hoặc thất tình uất kết sinh đờm theo khí nghịch lên
sinh chóng mặt, hoặc dâm dục quá tổn thận, thận tinh hao tổn không nạp khí
18
về nguyên vị, làm khí nghịch xông lên, do đó khí hư sinh chóng mặt. Chữa
bệnh cần xoay sở, không nên chấp nhất”.
1.2.3. Các thể lâm sàng và phương pháp điều trị của YHCT [5], [6], [7],
[11], [31].
Theo quan niệm của YHCT thường phân làm 4 thể như sau:
1.2.3.1. Thể can dương thượng cang (âm hư dương xung).
•Can gồm can âm và can dương hay can khí và can huyết. Trong điều
kiện bình thường can âm và can dương cân bằng nhau, bất kỳ nguyên nhân
nào làm can dương vượng lên đều gây ra chứng huyễn vựng như người có
bẩm tố dương mạnh, can dương dễ thăng lên mà phát thành chứng huyễn
vựng hoặc do người có quá trình căng thẳng về mặt tâm thần (do tức giận hay
uất ức kéo dài) làm rối loạn tình chí làm khí uất hóa hỏa gây tổn thương hỏa
bốc cũng có thể làm ảnh hưởng đến can âm. Phần âm bị tiêu hao đi và phần
dương của can bị thăng động lên tạo thành huyễn vựng hoặc do âm thương
tổn không nuôi dưỡng được can mộc, can âm không đủ can dương thăng động
mà gây ra huyễn vựng.
•Triệu chứng: Hoa mắt, nhức đầu, chóng mặt, ù tai, dễ cáu gắt, miệng
đắng, họng khô, ngủ ít hay mờ, rờu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, mạch huyền
hoạt sác.
+ Nếu thiên về dương xung thì: Đau đầu dữ dội, mặt đỏ, mắt đỏ, táo bón,

họng khô đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch huyền sỏc cú lực.
+ Nếu thiên về âm hư thì: chóng mặt hoa mắt, hồi hộp mất ngủ, hay
quên, lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi đỏ ớt rờu, mạch huyền tế sác.
•Phương pháp điều trị: tư âm tiềm dương.
•Bài thuốc: Thiên ma câu đằng ẩm.
+ Nếu thiên về âm hư thì tư dưỡng can thận dùng bài Lục vị qui thược
hay Kỷ cuc địa hoàng gia giảm.
19
+ Nếu thiên về dương xung nhiều thỡ bỡnh can tiềm dương hay thanh
can tả hỏa dùng bài Long đởm tả can thang.
1.2.3.2. Thể đàm thấp ( đờm trọc trung trở).
Hay gặp ở người có thể trạng béo phì, thấp trệ. Do ăn uống không điều
độ ảnh hưởng đến công năng của tỳ vị. Do ăn nhiều đồ béo ngọt trong thời
gian dài làm tổn thương đến tỳ vị, làm rối loạn chức năng vận hóa của tỳ vị
tạo ra đàm trọc, đàm trọc ứ trệ làm cho thanh dương không thăng lên được và
trọc õm khụng giáng xuống được gây nên huyễn vựng .
•Triệu chứng: Người béo mập, ngực sườn đầy tức, hay lợm giọng buồn
nôn, ăn ngủ kộm, rờu lưỡi trắng dính, miệng nhạt mạch huyền hoạt. Nếu
đàm thấp hóa hỏa thì ngủ hay giật mình đau đầu có cảm giác căng tức
mạch hoạt sác.
•Phương pháp điều trị: kiện tỳ trừ thấp hóa đàm.
•Bài thuốc: Bán hạ bạch truật thiên ma thang gia giảm.
Nếu đàm thấp hóa hỏa thỡ dựng bài Ôn đởm thang gia giảm.
1.2.3.3 Thận tinh bất túc (can thận âm hư).
Thận gồm hai phần thận âm và thận dương hay thận thủy và thận hỏa,
thận tinh và thận khí. Khi thủy hỏa mất thăng bằng, hỏa thời thắng vượng lên,
thận tinh bất túc không khắc được tâm hỏa, hỏa của thận cùng hỏa của tâm kết
hợp thời gây bệnh.
Nội kinh viết: “thận sinh tinh, tinh sinh tủy, tủy sinh nóo, nóo là bể của
tủy”. Mọi chứng choáng váng trao đảo đều thuộc can mộc, thận hư thì nặng

đầu, tủy thiếu thỡ ự tai”. Do vậy khi bẩm tố tiên thiên không đủ hoặc lao
thương quá độ làm tiêu hao thận tinh, thận tinh không lên tới não được, mà
não là bể của tủy, bể của tủy không đầy đủ gây nên chứng huyễn vựng.
•Triệu chứng:
20
+ Nếu thiên về âm hư thì: Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, hoảng
hốt dễ sợ, ngủ ít hay mê, lưng gối yếu, miệng khô mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, mạch
huyền tế sác.
+ Nếu thiên về dương hư thì: Sắc mặt trắng, chân gối mềm yếu, di tinh,
liệt dương, tiểu tiện nhiều lần, mạch trầm tế.
•Phương pháp chữa: tư dưỡng can thận .
+ Bổ thận âm nếu thiên về can thận âm hư
Dùng bài Lục vị qui thược thang. hoặc dùng bài Kỷ cúc địa hoàng thang.
+ Nếu thiên về can thận dương hư thỡ ụn dưỡng can thận dùng 1 trong 2
bài thuốc trên gia thêm các vị trợ dương như: ba kích, ớch trớ nhõn, đỗ
trọng… không nên dùng các vị có tính cay nóng như phụ tử, nhục quế…
1.2.3.4. Thể tâm tỳ hư (khí huyết bị tổn thương).
Thường gặp ở những người mắc bệnh lâu ngày làm tổn thương khí
huyết, tỳ vị hư nhược làm mất khả năng vận hóa làm cho khí huyết không
được sinh ra đầy đủ. Khí hư làm cho chất thanh không thăng lên được, chất
trọc khụng giỏng được, huyết hư làm não được nuôi dưỡng kém mà gây
huyễn vựng hoặc khí huyết hư tổn làm cho sự lưu thông khí huyết bị đình trệ,
huyết tắc lại lâu ngày hóa hỏa gây huyễn vựng.
Hay gặp ở người già có kèm theo các bệnh tỳ vị hư nhược, tâm huyết hư
phân lỏng, đầu choáng, mắt hoa, rêu lưỡi trắng, mạch huyền tế.
Phương pháp chữa: Dưỡng tâm kiện tỳ
Bài thuốc: Quy tỳ thang gia giảm.
1.3. ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP BẰNG THUỐC YHCT
Từ trước đến nay đã có rất nhiều cây thuốc, bài thuốc có tác dụng điều trị
chứng huyễn vựng. Qua hàng nghìn năm kiểm nghiệm trên thực tế lâm sàng

cùng với những nghiên cứu hiện đại đã lựa chọn được rất nhiều bài thuốc, vị
thuốc tốt được phổ biến rộng rãi.
1.3.1. Trên thế giới
21
Nhiều nước trên thế giới quan tâm đến vấn đề sử dụng nguồn đông dược
để điều trị bệnh tăng huyết áp, đặc biệt là ở Trung Quốc.[33], [73], [74].
Theo kinh nghiệm của Trung Quốc và Nhật Bản thì bài thuốc cổ phương
được dùng rộng rãi để điều trị THA là: Thiên ma câu đằng ẩm, Tam hoàng tả
tâm thang, Bán hạ bạch truật thiên ma thang, Long đởm tả can thang [33].
Song song với việc ứng dụng cổ phương các nhà YHCT Trung Quốc còn
nghiên cứu tạo lập nhiều nghiệm phương trên lâm sàng. Cho đến nay đã có
nhiều công trình nghiên cứu về các bài thuốc và vị thuốc có tác dụng hạ áp,
các bài thuốc này được nghiên cứu trên cơ sở lý luận chặt chẽ, kết hợp YHHĐ
với YHCT :
Bài thuốc “ Hoạt huyết bình can” do tác giả Trần Bình (1996), thành
phần bài thuốc gồm: Xuyên khung, Xích thược, Đan bì, Đan sâm, Thủy
điệt, Linh dương giác, Toàn yết, Câu đằng, Tang bạch bì, Đỗ trọng, Hòe
hoa, Liễu thụ dương Hiệu quả trên lâm sàng đạt 87,62% trên tổng số
bệnh nhân 105 ca.
Chu Văn Ngọc dùng bài Hạ áp trạch tả gồm các vị như trạch tả, tri mẫu,
xa tiền tử, hạ khô thảo, thạch quyết minh, câu đằng, tang ký sinh, đơn bì.
Điều trị lâm sàng 104 ca, hiệu quả 98,1%.
Đoàn Học Trung và Triệu Hàn Lâm với bài thuốc Ích tinh giỏng ỏp
thang gồm các vị: sinh hoàng kỳ, nhục thung dung, tiên linh kỳ, đỗ trọng, sinh
địa, kỷ tử, tang ký sinh, ngưu tất… có hiệu quả hạ HA trên lâm sàng là 81,6%
.
1.3.2. Trong nước
Ở Việt Nam có nhiều tác giả nghiên cứu về các vị thuốc, bài thuốc nam có
tác dụng hạ huyết áp [15], [41], [43], [44], [60].
Năm 1965 Đào Văn Phan nghiên cứu cây dừa cạn kết luận có tác dụng hạ

huyết áp ở chó tới 60-70% trong vòng 30 phút [41].
22
Năm 1981 Lã Tiến Dũng và Phạm Khuờ đó công bố viên ngưu tất có tác
dụng hạ huyết áp trờn lâm sàng với 83% số bệnh nhân được điều trị sau đó
Trần Thị Hoa và Ngô Thế Phương đã chứng minh ngưu tất có tác dụng trong
điều trị chứng rối loạn chuyển hóa Lipid máu [15].
Nhiều vị thảo mộc khỏc gõy hạ huyết áp đã được các tác giả nghiên cứu
về cơ chế gây hạ huyết áp như hoa hòe, hoa cúc, rễ nhàu
Năm 1996, nhóm nghiên cứu gồm Nguyễn Thị Lê Hồng, Nguyễn Ngọc
Tước, Trần Đỗ Trinh, Đỗ Trung Đàm đã chứng minh rằng lá sen có tác dụng
điều trị rối loạn nhịp tim, điều hòa HA.
Bài thuốc kinh nghiệm của viện YHCT Việt Nam thành phần gồm: ngưu
tất, đẳng sâm, hòe hoa, cúc hoa, cỏ ngọt, lá sen và vỏ đậu xanh đã được Phạm
Thị Bạch Yến đánh giá cơ chế tác dụng của bài thuốc trờn thực nghiệm năm
1998 và Đỗ Linh Quyên đánh giá trên lâm sàng năm 1999 đều cho thấy hiệu
quả hạ HA cao [43], [44], [60].
Năm 2000, Nguyễn Đình Đạo đánh giá tác dụng của trà tan Carsoran cho
thấy hiệu quả hạ áp ở 85% BN và sử dụng an toàn thuận lợi [17].
Năm2003 Vũ Minh Hoàn đánh giá tác dụng điều trị bệnh THA nguyờn
phỏt giai đoạn I, II của bài thuốc Thiên Ma Câu Đằng Ẩm gia vị trên lâm
sàng là 83,3% [23].
Năm 2004 Nguyễn Văn Trung đánh giá tác dụng của trà nhúng Bạch hạc
cho thấy hiệu quả hạ HA trờn lõm sàng là 83,8% [53].
Năm 2005 Trần Thị Hồng Thúy nghiên cứu tác dụng điều trị của địa
long cho kết quả hạ HA trên lâm sàng là 86,9% với thể can thận âm hư,
95,5% với thể đàm thấp, 85,7% với thể can dương vượng [49].
Năm 2008 Phạm Thị Vân Anh đánh giá tác dụng của bài thuốc Lục vị kỷ
cúc thang kết quả hạ áp trên lâm sàng là 100% với tăng huyết áp nguyờn phỏt
độ I thể can thận âm hư [2].
23

Năm 2009 Nguyễn Huy Gia đánh giá tác dụng của nấm hồng chi kết quả
hạ áp trên lâm sàng là 100% với tăng huyết áp nguyờn phỏt độ I thể can thận
âm hư và thể đàm thấp [20].
1.4. TỔNG QUAN VỀ CHẾ PHẨM ANGIOHIBIN DÙNG TRONG
NGHIÊN CỨU
1.4.1. Xuất xứ của chế phẩm
Chế phẩm Angiohibin chứa các peptit có hoạt tính kìm hãm enzym
chuyển angiotensin thu nhận từ protein đậu xanh bằng phương pháp thuỷ
phân enzym. Chế phẩm do Viện công nghiệp thực phẩm sản xuất.
1.4.2. Thành phần của chế phẩm
Dịch protein đậu xanh với hàm lượng protein 4% đã được thủy phân
bằng enzym papain với nồng độ 0,1% ở nhiệt độ 550C, pH=7, thời gian 2 giờ
chứa hàm lượng peptit 0,616 - 0,771mg/ml với hoạt tính kìm hãm enzym
chuyển angiotensin (ACE) đạt 86,7-88,8%. Các peptit có hoạt tính kìm hãm
ACE từ dịch protein đậu xanh thu nhận bằng phương pháp thủy phân enzym
bền trong dải nhiệt độ 20-400 C, pH từ 3-5, giữ được 98% hoạt tính sau 2
tuần bảo quản ở nhiệt độ 40C. Hoạt tính kìm hãm ACE của sản phẩm bột sấy
phun protein đậu xanh thủy phân theo phương pháp enzym không thay đổi
nhiều dưới tác dụng của enzym tiêu hóa pepsin và trypsin. Bằng phương
pháp sắc ký lỏng khổi phổ bẫy ion đó xác định được trong sản phẩm protein
đậu xanh thủy phân dạng bột có chứa 3 peptit với các trình tự 5, 6 và 8 gốc
axit amin tương ứng là Lys-Asp-Tyr-Arg-Leu, Val-Thr-Pro-Ala-Leu-Arg và
Lys-Leu-Pro-Ala-Gly-Thr-Leu-Phe. Sản phẩm dạng bột sấy phun protein đậu
xanh thủy phân theo phương pháp enzim có hoạt tính kìm hãm enzym chuyển
angiotensin IC50 = 0,31 mg/ml (dung dịch 10%) đã được kiểm tra các chỉ tiêu
hoá lý, vệ sinh an toàn thực phẩm và có thể được sử dụng như thực phẩm
chức năng hỗ trợ phòng chống và điều trị bệnh cao huyết áp, tim mạch.
24
Kết quả phân tích trình tự axit amin của sản phẩm chế phẩm chứa peptit
kìm hãm enzym chuyển angiotensin từ protein đậu xanh

Đã xác định được trong sản phẩm có chứa 3 peptit chức năng với các
trình tự chứa 5, 6 và 8 gốc axit amin như sau:
1/ Peptit 1 có trình tự gồm 5 axit amin KDYRL (Lys-Asp-Tyr-Arg-Leu)
2/ Peptit 2 có trình tự gồm 6 axit amin VTPALR (Val-Thr-Pro-Ala-Leu-Arg)
3/ Peptit 3 có trình tự gồm 8 axit amin KLPAGTLF (Lys-Leu-Pro-Ala-
Gly-Thr-Leu-Phe)
Ba peptit này có trình tự trùng lặp hoàn toàn với các trình tự đã được
công bố của Li và cộng sự [2006] khi thuỷ phân protein đậu xanh bằng enzym
proteaza thương phẩm Alcalase trong thời gian 2 giờ.
1.4.3. Các chỉ tiêu hoá, lý, vệ sinh an toàn thực phẩm
Kết quả phân tích các chỉ tiêu hoá lý, vi sinh, kim loại nặng, độc tính
cấp của sản phẩm bột chứa ACEIPs từ protein đậu xanh thủy phân theo
phương pháp cho thấy sản phẩm đạt chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm và
không có độc tính.
Chỉ tiêu về độc tính cấp: Cho chuột nhắt trắng uống hỗn dịch có chứa
0,5 gam mẫu thử/ml nước cất, với mức liều từ 10-30 gam mẫu thử/kg
chuột/ngày không nhận thấy biểu hiện ngộ độc trên chuột thí nghiệm trong
thời gian theo dõi 7 ngày. Tất cả chuột đều ăn uống, hoạt động bình thường.
Không xác định được liều gây chết 50% động vật thí nghiệm (LD50) vỡ
khụng tìm được liều gây chết chuột.
1.5 . TỔNG QUAN VỀ NATRILIX SR (INDAPAMIDE 1,5 MG)
Thành phần: viên nang dạng phóng thích kéo dài có Indapamid 1,5mg
Chỉ định: Tăng huyết áp vô căn (nguyờn phỏt).
Chống chỉ định: Dị ứng với sulfamide, suy thận, bệnh gan trầm trọng,
giảm Kali máu không bình thường.
25

×