Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế của người bệnh lao phổi tại tỉnh Nam Định năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.85 KB, 5 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017

HÀNH VI TÌM KIẾM DỊCH VỤ Y TẾ
CỦA NGƯỜI BỆNH LAO PHỔI TẠI TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2013
Nguyễn Đình Tuấn*; Nguyễn Viết Nhung*; Lê Văn Bào**
TÓM TẮT
Mục tiêu: mô tả kiến thức, hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế (DVYT) của người bệnh lao và xác
định khoảng thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng nghi lao đến khi được chẩn đoán bệnh. Đối
tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang qua phỏng vấn 355 người bệnh lao đăng
ký điều trị tại 4 huyện của tỉnh Nam Định năm 2013. Kết quả: phần lớn người bệnh thiếu kiến
thức về bệnh lao, chỉ có 57,2% hiểu đúng về nguyên nhân gây bệnh, 36,9% đồng ý tiêm vắc xin
phòng lao cho trẻ sơ sinh và 29% đồng ý đi khám sớm khi có dấu hiệu nghi lao. Hành vi tìm
kiếm DVYT của người bệnh lao khi lần đầu xuất hiện triệu chứng nghi lao ở trạm y tế xã là
49,3% và ở bệnh viện đa khoa huyện là 59,2%, ở nhà thuốc 10,1%, phòng khám tư/bệnh
viện/thầy thuốc tư 21,4%. Khoảng thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng nghi lao đến khi bệnh
lao được chẩn đoán khá dài, trung bình 1,3 tháng. Lý do chính khiến người bệnh chậm trễ trong
khám phát hiện bệnh là bản thân họ không nghĩ bị mắc bệnh lao (43,0%) và gia đình khó khăn
kinh tế (10,4%). Kết luận: người bệnh còn thiếu kiến thức về bệnh lao, hành vi tìm kiếm DVYT
của người bệnh chủ yếu ở tuyến y tế cơ sở, thời gian từ khi có triệu chứng nghi lao đến khi
bệnh lao được chẩn đoán khá dài. Để tăng cường hiệu quả công tác chống lao và bệnh có thể
phát hiện sớm, cần tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng; triển
khai các mô hình can thiệp PPM tại tuyến y tế cơ sở, đặc biệt có sự tham gia của cơ sở y tế tư
để tăng cường phát hiện sớm cho người bệnh lao.
* Từ khóa: Bệnh lao phổi; Hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế; Tỉnh Nam Định.

Health Services-Seeking Behavior of Pulmonary Tuberculosis
Patients at Namdinh Province in 2013
Summary
Objectives: To describe the knowledge, health services-seeking behaviors and to determine
the period of time from onset of symptoms until the tuberculosis (TB) disease was diagnosed.
Subjects and methods: Cross-sectional study by interviewing 355 TB patients, who registered


TB treatment in 4 districts of Namdinh in 2013. Results: Most patients don’t know much about
tuberculosis, only 57.2% understood correctly the cause of the disease, 36.9% agree to
vaccinate against tuberculosis for infants and 29% agreed to have early examination when the
symptoms of TB appeared. Health-seeking behaviors for the first time in the communal clinics
was found in 49.3% of patients; 59.2% in district general hospital; 10.1% in pharmacies and 21.4%
in private health facilities/private physicians. The time period from the onset of symptoms to the
diagnosis was fairly long with an average of 1.3 months. The main reason for a delay in
examination was that the patients themselves had never thought they had TB (43.4%) and
* Bệnh viện Phổi TW
** Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Đinh Tuấn ()
Ngày nhận bài: 05/01/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/02/2017
Ngày bài báo được đăng: 02/02/2017

5


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017
they had difficulties in finance (10.4%). Conclusion: There is a lack of knowledge about TB;
health-seeking behaviors mainly occurs in grassroots level, time from onset of symptoms until
the detection of TB is rather long. To enhance the effectiveness of TB control and to shorten the
time of delay in diagnosis, health communication and education should be strengthened. It is
necessary to put PPM interventions models into at grassroots-level medical centers, especially
with the participation of private health facilities to enhance the early detection of tuberculosis.
* Key words: Tuberculosis; Health services-seeking behaviors; Namdinh province.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong những quốc gia
có tỷ lệ bệnh lao cao, đứng thứ 14/20
nước có số người mắc lao nhiều nhất thế

giới, đứng thứ 11/20 nước có gánh nặng
bệnh lao đa kháng thuốc (MDR). Tỷ lệ tử
vong do lao trên thế giới ước tính khoảng
17.000 người mỗi năm (WHO, 2015) [1,
5]. Hiện nay, y tế tư nhân đang phát triển
mạnh, trong khi thói quen của người dân
tìm kiếm DVYT tại các cơ sở y tế tư ngày
càng tăng. Một số nghiên cứu cho thấy,
nhiều cơ sở y tế (công-tư) thiếu kiến thức
và thực hành về khám chữa bệnh lao,
điều này đã ảnh hưởng đến công tác
chẩn đoán phát hiện sớm cho người bệnh
lao [4, 6].
Nghiên cứu hành vi tìm kiếm DVYT
của người bệnh lao sẽ giúp các nhà quản
lý có kế hoạch can thiệp phù hợp để tăng
cường phát hiện và quản lý điều trị sớm
cho người bệnh lao. Nghiên cứu này
nhằm: Mô tả kiến thức, hành vi tìm kiếm
DVYT của người bệnh lao tại 4 huyện của
tỉnh Nam Định năm 2013.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng, địa điểm, thời gian
nghiên cứu.
Người bệnh lao đăng ký điều trị tại
4 huyện (Xuân Trường, Giao Thủy,
6

Trực Ninh, Nghĩa Hưng) của tỉnh Nam

Định năm 2013.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Mô tả cắt ngang qua phỏng vấn người
bệnh lao bằng bộ câu hỏi.
* Cỡ mẫu nghiên cứu: tính theo công
thức mô tả cắt ngang.

Trong đó:
- n: cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu.
- Z: độ tin cậy, lấy ở ngưỡng xác suất
α = 0,05 (Z (1- α/2) = 1,96).
- p: tỷ lệ đối tượng tìm kiếm dịch vụ
phát hiện lao (ước tính p = 0,76).
- q = 1 - p = 0,24.
- d: độ chính xác mong muốn, lấy
d = 0,05.
Với các tham số đầu vào, tính được
cỡ mẫu n = 281. Tuy nhiên, cỡ mẫu trong
nghiên cứu là cỡ mẫu toàn bộ người
bệnh lao đăng ký điều trị tại 4 huyện năm
2013. Tổng số: 355 người.
* Phương pháp thu thập số liệu: phỏng
vấn toàn bộ người bệnh lao bằng bộ câu
hỏi soạn sẵn tại thời điểm nghiên cứu.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.

Bảng 1: Đặc điểm tuổi, giới của đối
tượng nghiên cứu (n = 355).
Đặc điểm
Tuổi

Giới
tính

Số lượng

Tỷ lệ %

Trung bình

53,8

SD

± 18,5

Nam

266

73,3

Nữ

89


26,7

trung học phổ thông: 66 người (18,6%);
trung cấp, cao đẳng: 21 người (5,9%); đại
học: 1 người (0,3%); sau đại học: 0
người; không trả lời: 9 người (2,5%).
Trình độ học vấn của người bệnh lao
nhìn chung thấp, từ bậc tiểu học trở
xuống chiếm tới 25,9%. Trình độ trung
học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất (46,8%).
* Phân bố đối tượng nghiên cứu theo
thể loại bệnh lao (n = 355):

Độ tuổi trung bình của người bệnh lao
là 53,8. Nam giới chiếm 73,3%, cao gấp
2,7 lần so với nữ (25,9%). Tuổi, giới tính
của người bệnh lao trong nghiên cứu khá
phù hợp với một số nghiên cứu khác và
thống kê của Chương trình Chống lao
Quốc gia (2013) [1].
* Phân bố đối tượng nghiên cứu theo
nghề nghiệp (n = 355):
Nông dân: 258 người (72,7%); ngư
dân: 4 người (1,1%); buôn bán: 16 người
(4,5%); công nhân viên chức 10 người
(2,8%); làm việc cho tư nhân: 12 người
(3,4%); học sinh, sinh viên: 25 người
(7,0%); nội trợ, tự do: 12 người (3,4%);
thất nghiệp: 0 người; hưu trí 16 người
(4,5%); khác: 2 người (0,6%).


Về thể loại bệnh, người bệnh lao phổi
(+) mới có tỷ lệ cao nhất (274 người =
77,2%), tiếp đến là lao phổi (-) với tỷ lệ
14,9% (53 người). Kết quả này phù hợp
với thống kê của Chương trình Chống lao
Quốc gia [2, 3, 4].
2. Kiến thức, hành vi tìm kiếm DVYT
của người bệnh lao.
Bảng 2: Kiến thức về nguyên nhân gây
bệnh và biện pháp phòng bệnh (n = 355).
Số lượng

Tỷ lệ %

Ăn uống

8

2,3

Di truyền

42

11,8

Vi khuẩn lao

203


57,2

Lao lực

102

28,7

1

0,3

Đặc điểm
Nguyên nhân gây bệnh lao

Khác

Nghề nghiệp chủ yếu của người bệnh
lao là làm nghề nông, điều này phù hợp vì
4 huyện nghiên cứu là các huyện thuần
nông.

Tiêm vắc xin phòng lao
cho trẻ sơ sinh

131

36,9


* Phân bố đối tượng nghiên cứu theo
học vấn (n = 355):

Hạn chế tiếp xúc với
người bệnh lao

259

72,1

Đi khám sớm khi có
dấu hiệu nghi lao

103

29,0

Không biết

52

14,6

Không biết đọc, biết viết: 13 người
(3,7%); chưa tốt nghiệp tiểu học: 26
người (7,3%); tiểu học: 53 người (14,9%);
trung học cơ sở: 166 người (46,8%);

Biện pháp phòng bệnh lao


7


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017
Chỉ có 57,2% hiểu đúng về nguyên
nhân gây bệnh là do vi khuẩn lao. Như
vậy, vẫn còn một tỷ lệ lớn người bệnh
thiếu kiến thức về nguyên nhân gây bệnh
(42,8%). Phần lớn người bệnh còn thiếu
kiến thức về phòng bệnh lao, chỉ có
36,9% đồng ý cho trẻ sơ sinh đi tiêm vắc
xin phòng lao và 29% đồng ý đi khám
sớm khi có dấu hiệu nghi lao.
* Hành vi tìm kiếm DVYT của bệnh
nhân khi lần đầu có dấu hiệu nghi lao
(n = 355):
Trạm y tế xã: 175 người (49,3%); bệnh
viện huyện: 210 người (59,2%); bệnh viện
lao tỉnh: 24 người (6,8%); bệnh viện đa
khoa tỉnh: 8 người (2,3%); hiệu thuốc:
36 người (10,1%); phòng khám, bệnh
viện tư: 29 người (8,2%); thầy thuốc tư,
thầy lang: 47 người (13,2%); khác: 1 người
(0,3%).
Kết quả này là phù hợp, bởi đây là
những cơ sở khám bệnh gần nhà, thuận
tiện cho người bệnh. Như vậy, nếu có sự
phối hợp tốt với tuyến y tế cơ sở, đặc biệt
có sự tham gia của y tế tư sẽ làm tăng tỷ
lệ người dân được tiếp cận với dịch vụ

khám phát hiện bệnh lao.
* Khoảng thời gian từ khi xuất hiện
triệu chứng nghi lao đến khi người bệnh
được chẩn đoán mắc bệnh (n = 355):
Trung bình 1,3 tháng; < 1 tháng: 226
người (63,7%); 30 - 45 ngày: 76 người
(21,4%); > 45 ngày: 53 người (14,9%).
Khoảng thời gian từ khi xuất hiện triệu
chứng nghi lao đến khi người bệnh được
chẩn đoán mắc bệnh lao khá dài. Kết quả
này phù hợp với nghiên cứu của Trịnh
Hữu Hùng [3].
8

* Lý do chậm trễ trong khám phát hiện
bệnh lao (n = 355):
Không nghĩ đến mắc lao: 154 người
(43,4%); phiền hà khi đi khám ở cơ sở y
tế nhà nước: 2 người (0,6%); gia đình
khó khăn kinh tế: 37 người (10,4%);
không biết nơi khám bệnh lao: 2 người
(0,6%); nhà xa bệnh viện: 9 người (2,5%).
Lý do chính khiến người bệnh chậm
trễ trong việc đi khám phát hiện bệnh lao
là bản thân họ không nghĩ mình bị mắc
bệnh lao. Do vậy, họ không đi khám bệnh
hoặc tự ý mua thuốc uống, tiếp đến là do
gia đình khó khăn kinh tế, nhà xa bệnh
viện huyện, phiền hà khi khám ở các cơ
sở y tế nhà nước và không biết nơi nào

khám bệnh lao chiếm tỷ lệ thấp (0,6%).
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Trịnh Hữu Hùng và một số nghiên cứu
khác [3].
KẾT LUẬN
Người bệnh còn thiếu kiến thức về
bệnh lao. Hành vi tìm kiếm DVYT của
người bệnh chủ yếu ở tuyến y tế cơ sở.
Thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng
nghi lao đến khi bệnh lao được chẩn
đoán khá dài (1,3 tháng). Lý do cơ bản
nhất khiến người bệnh chậm trễ trong
khám phát hiện bệnh là bản thân họ
không nghĩ mình bị mắc bệnh lao (43,4%).
KIẾN NGHỊ
Tăng cường các hoạt động truyền
thông, giáo dục sức khỏe về bệnh lao cho
cộng đồng. Triển khai các mô hình can
thiệp tại tuyến y tế cơ sở, đặc biệt có sự
tham gia của các cơ sở y tế tư để tăng
cường phát hiện sớm cho người bệnh lao.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế - Chương trình Chống lao Quốc
gia. Báo cáo Tổng kết Chương trình Chống
lao 2015. Chương trình Chống lao Quốc gia.
2016.
2. Bộ Y tế - Chương trình Chống lao Quốc

gia. Báo cáo tổng kết hoạt động Chương trình
Chống lao Quốc gia 2013. 2014.
3. Trịnh Hữu Hùng. Nghiên cứu sự chậm
trễ tiếp cận DVYT của bệnh nhân lao phổi
AFB (+) mới tại tỉnh Thanh Hóa và giải pháp
can thiệp. Luận án Tiến sỹ Y học. Viện Vệ
sinh Dịch tễ Trung ương. 2010.

4. Nguyen T Huong, Marleen Vree, Bui D
Duong, Vu T Khanh, Vu T Loan, Nguyen V
Co, Martien W Borgdorff, Frank G Cobelens.
Delays in the diagnosis and treatment of
tuberculosis patients in Vietnam. BMC Public
Health. 2007, p.41-54.
5. World Health Organization. Global TB
Report. Geneva. 2015.
6. N.B. Hoa, E.W.T, D.N. Sy, N.V. Nhung,
M. Vree, M.W. Borgdorff and F.G.J. Cobelens.
Health-seeking behaviour among adults with
prolonged cough in Vietnam. Tropical Medicine
and International Health doi. 2011, 10 (16),
pp.1260-1267.

9



×