Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mối liên quan giữa mức độ phì đại của va và viêm xoang hàm trên X quang ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.81 KB, 5 trang )

MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỨC ĐỘ PHÌ ĐẠI CỦA VA
VÀ VIÊM XOANG HÀM TRÊN X-QUANG Ở TRẺ EM
Nguyễn Trương Khương*, Phạm Kiên Hữu**, ĐặngHoàng Sơn*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa mức độ phì đại của VA và Viêm xoang hàm ở trẻ em.
Phương pháp: Cắt ngang mô tả.
Kết quả: Trong thời gian 2 tháng từ 01/9/2007 đến 30/10/2007 có 39 trường hợp VA phì đại, trong đó:
độ I: 17%, độ II: 21%, độ III: 62%. Tỷ lệ viêm xoang hàm 76%. Không có sự liên quan giữa mức độ phì đại
của VA và viêm xoang hàm trên X quang Blondeau (kiểm định χ2 Q = 0,39; p = 0,53).
Kết luận: Không có mối liên hệ giữa tình trạng viêm xoang hàm và phân độ quá phát của VA ở trẻ em
trên phim x quang.

ABSTRACT
RELATIONS BETWEEN HYPERTROPHYADENOID
AND MAXILLARY SINUSITIS
Nguyen Truong Khuong, Pham Kien Huu, DangHoang Son
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 – 2008: 39 – 41
Objective: Determine whether there have existed any relations between hypertrophyadenoid and
maxillary sinusitis in children.
Method: Crossection study.
Results: In a two-month period, from 1st September 2007 to 30th October 2007, there were 39 cases of
hypertrophyadenoid, including 17% of grade I, 21% of grade II and 62% of grade III. The percentage of cases
with maxillary sinusitis is 76%. Blondeau X-rays show no relations between hypertrophyademiod and
maxillary sinusitis (χ2 Q = 0.39; p = 0.53).
Conclusion: There are no relations between hypertrophyadenoid and maxillary sinusitis in children in X-ray.
trường hợp VA phì đại và viêm xoang hàm ở trẻ
ĐẶT VẤN ĐỀ
em hiệu quả hơn.
VA phì đại thường gặp ở trẻ em từ 2 đến 6
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


tuổi(4). Khi VA quá phát sẽ gây tắc nghẽn đường
thở ra một số biến chứng như viêm đường hô
Phương pháp
hấp, viêm tai giữa, viêm mũi xoang. Triệu chứng
Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang được
lâm sàng của viêm VA phì đại và viêm mũi
thực hiện tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viên Nhi
xoang lẫn lộn rất khó phân biệt. Tuy nhiên trên
Đồng I thành phố Hồ Chí Minh từ 01/9/2007 đến
thực tế có nhiều trường hợp VA quá phát nhưng
30/10/2007.
không có biểu hiện viêm xoang hàm trên X
Đối tượng và cách tiến hành
quang.
Tất cả các bệnh nhi lớn hơn 3 tuổi đến khám
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm
tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Nhi Đồng 1
xác định có hay không mối liên quan giữa mức
qua thăm khám được xác định có VA phì đại và
độ phì đại của VA và viêm xoang hàm trên x
được phân độ theo tiêu chuẩn(1,2,3):
quang để góp phần chẩn đoán và điều trị các
* BV Nhi đồng I, Tp. HCM
** Bộ môn TMH ĐH YD Tp HCM


- Độ I: tỷ số A/N nhỏ hơn 0,575

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN


- Độ II: tỷ số A/N từ 0,575 đến nhỏ hơn 0,8

Bảng 1: Đặc điểm dân số của mẫu nghiên cứu (n=39)

- Độ III: tỷ số A/N lớn hơn hoặc bằng 0,8.
A: số đo của khối VA, N: số đo khoảng họng
mũi. Trong đó: A là khoảng cách từ A’ cho tới
đường B với: A’ là điểm lồi nhất dọc theo bờ
dưới của bóng VA.
Đường B: được vẻ dọc theo bờ thẳng của bờ
trước mỏm nền xương chẩm.
Khoảng A sẽ được đo lường theo đường
thẳng góc chiếu từ A’ xuống đường B.

Đặc điểm
Tuổi
Nam
Giới
Nữ
A/N*
Độ I
Phân độ
Độ II
VA*
Độ III

Viêm
xoang**
Không


Trung bình ± độ lệch chuẩn
hoặc Tần xuất (%)
4,2 ± 1,6
23 (59)
16 (41)
0,73 ± 0,29
5 (17)
6 (21)
18 (62)
29 (76)
9 (24)

* với n = 29 ** với n = 38

Qua 39 trường hợp trên, chúng tôi nhận thấy độ
tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 4,2 tuổi,
trong đó khoảng 60% là bệnh nhi nam. Số trường
hợp VA độ III là 18 ca (chiếm tỷ lệ 62%), còn lại là tỷ
lệ VA độ I và độ II lần lượt là 17% và 21%.
Tuy nhiên chỉ có ¾ trường hợp (chiếm 76%)
có ghi nhận tình trạng viêm xoang trên hình ảnh
mờ xoang ở phim X-quang Blondeau.
Hình 1: Xác định khoảng A

Hình 2: Xác định khoảng N
N là khoảng cách giữa C’ và D’ với:
C’ là điểm ở bờ sau trên khẩu cái cứng.
D’ là điểm trước dưới của khớp bướm và
mỏm nền xương chẩm.
Sau đó các bệnh nhi này được thêm x quang

Blondeau để xác định có hay không hình ảnh
mờ hoặc dày niêm mạc xoang hàm.
Sau đó số liệu sẽ được thu thập và xử lý
thông kê.

Độ tuổi trung bình của các bệnh nhi có VA
quá phát nằm trong khoảng từ 2 đến 6 tuổi(4).
Tuy nhiên các bệnh nhi ở độ tuổi nhỏ hơn 3 lại
có kích thước xoang hàm rất bé không thể quan
sát trên X-quang Blondeau nên trong nghiên cứu
chúng tôi chỉ chọn những bệnh nhi có VA phì
đại từ 3 tuổi trở lên.
Khi VA phì đại, viêm nhiễm thường kéo
theo tình trạng viêm mũi xoang ở các mức độ
khác nhau. Để quan sát được các dấu hiệu viêm
xoang hàm thật sự trên X-quang Blondeau, bệnh
nhi phải có một diễn tiến viêm mũi xoang lâu
dài. Tuy nhiên độ đặc hiệu của X-quang
Blondeau để chuẩn đoán viêm xoang hàm ở trẻ
em cũng còn hạn chế. Điều này làm cho việc
diễn dịch kết quả có giá trị tương đối.
Bảng 2: Mối liên quan giữa mức độ quá phát VA và
sự hiện diện của viêm xoang
Có viêm xoang
Không viêm xoang

Độ I –II
9 (8,3)
2 (2,7)
11


Độ III
13 (13,7)
5 (4,3)
18

Kiểm định χ2 Q = 0,39; p = 0,53

Tổng
22
7
29


Chúngt tôi ghi nhận không có mối liên hệ
giữa sự hiện diện của tình trạng viêm xoang và
phân độ quá phát VA (p = 0,53). Điều này có thể
do cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi nhỏ.
Theo lý thuyết khi có sự tắt nghẽn dẫn lưu
của mũi xoang và bội nhiễm sẽ dẫn đến viêm
xoang. Tuy nhiên trong thực tế không phải lúc
nào VA phì đại cũng gây viêm xoang (trong
nghiên cứu này chỉ chiếm 76% viêm xoang trên
VA phì đại) có thể do chưa có sự viêm nhiễm
hoặc có sự viêm nhiễm nhưng không đủ để dẫn
đến tình trạng viêm mũi xoang. Nhưng cũng có
thể là VA phì đại và viêm mũi xoang là 2 bệnh lý
không có liên quan với nhau nhưng thường xuất
hiện cùng một lúc ở trẻ em và đếu là hậu quả
của viêm đường hô hấp trên. Việc tiếp tục

nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn sẽ làm sáng tỏ
mối liên quan giữa mức độ của VA phì đại và
viêm xoang hàm trên X-quang.

KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu này, chúng tôi không tìm
thấy mối liên quan nào giữa mức độ phì đại của
VA và tình trạng viêm xoang hàm ở trẻ em trên
phim X quang. Tuy nhiên điều này cần được
tiếp tục làm sáng tỏ với những nghiên cứu có cỡ
mẫu lớn hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

Bartolome Benito M (1998), A radiographic assessment of
the nasopharyngeal in healthy children from the Madrid
area – An Esp Pedia, p. 571 – 576.
Mutshuhisa Fujioka (1999), Radiographic evaluation of
adenoidal size in children: Adenoidal – Nasopharyngeal
ratio, Am J Roentgenol, p. 401-404.
Trần Thanh Thủy (2002), Khảo sát hình ảnh VA quá phát ở
trẻ em qua phi X-quang sọ nghiêng - Luận án chuyên khoa
II chuyên ngành Tai Mũi Họng.

Võ Tấn (1986), Viêm họng mãn tính khu trú: Viêm VA và
nạo VA – Tai Mũi Họng, Tập 1, trang 236 – 245.





×