Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kết quả bước đầu điều trị lệch khúc xạ ở trẻ em bằng Laser Excimer theo phương pháp LASIK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.15 KB, 6 trang )

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ LỆCH KHÚC XẠ
Ở TRẺ EM BẰNG LASER EXCIMER THEO PHƯƠNG PHÁP
LASIK
TÔN THỊ KIM THANH, LÊ THUÝ QUỲNH, TRẦN THỊ THU THUỶ VÀ CS

Bệnh viện Mắt Trung ương
TÓM TẮT
Đánh giá kết quả bước đầu điều trị 6 mắt của 6 bệnh nhân trẻ em tuổi từ 8 đến 15
có lệch khúc xạ giữa 2 mắt trên 6 D (tính theo tương đương cầu) bằng Laser Excimer
theo phương pháp LASIK tại bệnh viện Mắt Trung ương.
Sử dụng máy Laser Excimer Nidek EC - 5000 CXIII. Tạo vạt GM dầy 130
micromet. Bắn laser lên nhu mô giác mạc theo thông số khúc xạ cần chỉnh.
Sau phẫu thuật bệnh nhân được khám lại định kì ngày thứ 1, 2; 1 tuần, 1 tháng
sau mổ. Kiểm tra bao gồm đo khúc xạ, thị lực không kính, khám sinh hiển vi. Sau mổ
cho thấy kết quả khá tốt về thị lực cũng như giảm được mức độ cận thị, loạn thị cao.
Ngoài ra không gặp biến chứng nào. Cụ thể: Trước mổ khúc xạ tính theo tương đương
cầu (SE) trung bình là -10,3D (từ –7,5D đến –13D) sau mổ tính theo tương đương cầu
là +0,7D. Thị lực không kính trước mổ trung bình là ĐNT 1,66m sau mổ tăng lên
trung bình là 3,7/10.

Tật khúc xạ là 1 trong những bệnh
rất hay gặp trong nhãn khoa, đặc biệt ở
trẻ em. Số trẻ em có tật khúc xạ đến
khám ở Bệnh viện Mắt TƯ ngày càng
nhiều. Theo điều tra của Viện Mắt - Viện
khoa học giáo dục năm 1980 tỷ lệ cận thị
ở học sinh phổ thông là 5%. Điều tra của
trung tâm mắt Hà Nội 1998 tỉ lệ cận thị ở
học sinh tiểu học là 10,3%, PTCS là
15,9%, PTTH là 20,2%. Và theo thống
kê tại phòng khám Viện Mắt trung ương


năm 1999 có 34.340 lượt người tới khám
khúc xạ - chiếm khoảng 30% tổng số
bệnh nhân tới phòng khám, trong đó 70%
là trẻ em [1]. Điều đó chứng tỏ nhu cầu
khám chữa bệnh về khúc xạ rất lớn. Đa

số bệnh nhi đều được chẩn đoán và điều
trị theo phương pháp truyền thống là cấp
đơn kính, đeo kính gọng phù hợp để đạt
được thị lực tốt hơn.
Tuy nhiên, nhiều bệnh nhi có lệch
khúc xạ giữa 2 mắt - chiếm tỉ lệ 2,4% số
trẻ bị tật khúc xạ [2]. Nhưng nếu lệch
khúc xạ cao (thông thường trên 3D) trẻ
không thể đeo được kính gọng, vì 2 mắt
chỉ đeo kính lệch số được khoảng 2-3
diop, nếu cao hơn trẻ sẽ bị chóng mặt,
nhức đầu. Đối với những mắt lệch khúc
xạ cao đeo kính gọng đủ số còn gây hiện
tượng hình ảnh không đều giữa 2 mắt.
Có 1 giải pháp khác để giải quyết tình
trạng trên là trẻ có thể đeo kính tiếp xúc.
56


Nhưng với điều kiện khí hậu nóng ẩm,
bụi bặm của Việt Nam có thể gây viêm
nhiễm mắt nếu đeo kính tiếp xúc trong
thời gian dài, cùng với việc tháo lắp kính
khá phức tạp nhất là đối với trẻ em... nên

kính tiếp xúc hiện không được dùng cho
trẻ em.
Nhược thị là một nguyên nhân
thường gặp ở trẻ em do mắt bị lệch khúc
xạ cao không được chỉnh kính đúng để
đạt thị lực tốt hơn, khi lớn lên có chỉnh
kính cũng không tăng được thị lực.
Trong 60 trẻ tập nhược thị tại khoa nhiViện mắt trong 2 năm 1998-2000 có 40
trẻ có lệch khúc xạ trên 3D (từ 3,25D đến
8D) với mức độ nhược thị có thị lực dưới
1/10 chiếm 36,67%, nhược thị có thị lực
<4/10 chiếm 93,33% [3]. Những trẻ này
sau tập nhược thị đạt thị lực tốt hơn
nhưng có khó khăn là đại đa số không
dung nạp được kính lệch để đeo do đó
sau thời gian tập nhược thị trẻ sẽ tái
nhược thị.
Gần đây việc nghiên cứu áp dụng
phẫu thuật Laser Excimer để điều trị cận
thị có lệch khúc xạ cao giữa 2 mắt cho
trẻ em đã được một số nước tiên tiến trên
thế giới như Mỹ [4,5,6], Canada [7],
Cộng hòa Séc [8], Brazin [9], Ai-len [10]
áp dụng. Họ đã thực hiện phẫu thuật này
cho nhiều mắt trẻ em (đa số trong lứa
tuổi từ 7 đến 16 tuổi, tuổi ít nhất được
phẫu thuật là 2 tuổi) bị lệch khúc xạ cao
và đều đưa ra kết luận phẫu thuật Laser
Excimer thực hiện an toàn và đạt hiệu
quả ở trẻ em lệch khúc xạ cao khi mà

chữa theo tập quán cũ - đeo kính - bị thất
bại, giảm được tật khúc xạ, nâng cao thị
giác 2 mắt, cải thiện nhược thị. Trong

nghiên cứu này chúng tôi chỉ áp dụng
phương pháp LASIK vì so với PRK thì
LASIK có ưu thế hơn hẳn, không đau sau
mổ, có thể điều trị được tật khúc xạ cao
mà không gây đục giác mạc sau mổ; đạt
được kết quả thị lực sau mổ nhanh hơn.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1.
Đối tượng:
1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
Những bệnh nhân trẻ em từ 7-15
tuổi bị chênh lệch khúc xạ giữa 2 mắt ít
nhất trên 6D mà không thể đeo được
kính.
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
Bệnh nhân có các bệnh cấp tính
họăc mãn tính tại mắt (như viêm kết,
giác mạc, viêm màng bồ đào, sẹo giác
mạc, giác mạc hình chóp...)
Những bệnh nhân có bệnh lý toàn
thân không cho phép phẫu thuật hoặc
những trẻ bé chưa phối hợp gây tê để
mổ.
Những trẻ gia đình không chấp
nhận phải đeo kính sau mổ, tăng số kính
sau mổ hoặc có thể phải bắn laser bổ

xung sau này khi mắt đã mổ tăng số
kính, cũng như những trẻ mà gia đình
không có điều kiện chăm sóc và khám lại
định kì sau mổ.
2.
Phương pháp:
2.1. Phương tiện nghiên cứu:
Máy Laser EC.5000 CXIII của
hãng NIDEK Nhật Bản - là máy thế hệ
mới nhất sản xuất năm 2005 - với đầu
microkeratome tạo vạt giác mạc dày 130
hoặc 160 micro mét với đường kính vạt
là 9mm.
57


Bệnh nhân được kiểm tra tình trạng
vết mổ (sinh hiển vi): Vạt giác mạc
phẳng hay nhăn hoặc xô lệch vạt; Thẩm
lậu ở diện cắt giác mạc (sands of Sahara)
Thị lực không kính (vì thời gian
theo dõi sau mổ ngắn (1 tháng) nên
chúng tôi chưa đặt vấn đề thị lực có kính
sau mổ). Kiểm tra thị lực vào ngày thứ 2,
1 tuần, 1 tháng sau mổ, đo khúc xạ máy
sau mổ 1 tháng.
(Từ tháng thứ 2 sau mổ bệnh nhân
sẽ được thử thị lực có và không kính, đo
khúc xạ liệt điều tiết, đo độ dầy giác
mạc, bản đồ giác mạc... Bệnh nhân sẽ

được tiếp tục điều trị nhược thị bằng bịt
mắt tốt, đồng thời tập thị giác 2 mắt.)

2.2. Khám nghiệm trước mổ:
Đo thị lực không kính. Đo khúc xạ
có và không liệt điều tiết. Thử kính theo
khúc xạ. Tập nhược thị. Khám phát hiện
lác, đo Synophthopho, đánh giá thị giác 2
mắt. Khám sinh hiển vi để phát hiện
những bất thường tại mắt. Soi đáy mắt.
Làm OPD (vẽ bản đồ giác mạc...). Làm
siêu âm, điện võng mạc. Xét nghiệm máu
(HBsAg, HIV).
2.3. Phương pháp điều trị:
Gây tê tại chỗ bằng thuốc tra
Dicain trước mổ 3-4 lần cách nhau 5
phút. Đặt vành mi. Tạo vạt giác mạc
bằng đầu microkeratome với độ dầy 130
micromet. Lật vạt giác mạc lên. Bắn
laser lên nhu mô giác mạc theo số khúc
xạ cần chỉnh. Rửa nhu mô giác mạc. Đậy
lại vạt giác mạc, thấm khô. Đặt kính tiếp
xúc. Kết thúc phẫu thuật bệnh nhân được
tra 1-2 giọt dung dịch Ciloxan và
Indocollyre.
2.4. Hậu phẫu:
Bệnh nhân được tra dung dịch
kháng sinh Ciloxan 4 lần/ngày; dung
dịch Indocollyre 4 lần/ngày. Từ ngày hậu
phẫu thứ 2 sẽ được tra thêm dung dịch

Flumetholon 0,1% 4 lần/ngày. Các thuốc
này được tra trong vòng 2-3 tuần sau mổ.
Bệnh nhân được khám lại định kì vào
ngày thứ 1,2 sau mổ, sau 1 tuần và 1, 3,
6, 12, 36 tháng.
2.5. Phương pháp đánh giá:

KẾT QUẢ
1.

Tuổi:
Tuổi trung bình của các bệnh nhân
là: 12,2 tuổi (từ 8- 15 tuổi).
2.

Giới:
Trong 6 bệnh nhân có: 4 nam và 2

nữ.
3.

Vạt giác mạc:
Sau mổ cả 6 mắt vạt giác mạc đều
phẳng, không có trường hợp nào vạt bị
nhăn hoặc xô, cũng như không có thẩm
lậu ở diện cắt giác mạc.
4.

Khúc xạ trước và sau mổ:


Bảng 1: Khúc xạ trước và sau mổ
Trung bình
Trước mổ (n=6)
Khúc xạ tính theo tương đương cầu (SE)
-10,3D
Thị lực không kính
ĐNT 1,66m
58

Sau mổ 9 (n=6)
+0,7 D
3,7/10


Thị lực có kính

2/10

Chưa có số liệu

Khúc xạ tính theo tương đương cầu
(SE) trung bình trước mổ là -10,3D sau
mổ là: +0,7D.
Khúc xạ tính theo tương đương cầu
được chữa trung bình là: -11D
5.

Thị lực không kính trước mổ là:
ĐNT 1m có 4 bệnh nhân, ĐNT 2m có 1
bệnh nhân, ĐNT 4m có 1 bệnh nhân, sau

mổ thị lực thấp nhất không kính là 2/10
cao nhất đạt được 6/10. Sau mổ thị lực
không kính tăng lên ít nhất 1 hàng so với
thị lực tốt nhất có kính trước mổ.
Thị lực trước và sau mổ:
Bảng 2: Thị lực trước và sau mổ
Thị lực
Có kính trước mổ
Không kính sau mổ
1/10
3
0
2/10
1
2
3/10
2
1
4/10
0
1
5/10
0
1
6/10
0
1

6.


Thị giác 2 mắt:
4/6 bệnh nhân không có hợp thị. Vì
thời gian theo dõi ngắn nên chúng tôi
chưa đánh giá được chức năng thị giác 2
mắt sau mổ.

1.

Tuổi:
Trong nghiên cứu, tuổi từ 8 - 15
tuổi. Đây là lứa tuổi đủ lớn để có thể
phối hợp mổ gây tê.
2.

Kết quả về khúc xạ:
Qua kết quả cho thấy mức độ điều
chỉnh giảm được độ khúc xạ theo tương
đương cầu là rất khả quan, điều chỉnh tốt
được số khúc xạ khá lớn, giảm trung
bình được –11D (từ trung bình –10,3
xuống +0,7D). Với kinh nghiệm của các
nhà phẫu thuật laser trên thế giới thì số
khúc xạ viễn nhẹ sau mổ là rất tốt để sau
3 - 6 tháng sau mổ mắt trở về chính thị.
Trong 6 bệnh nhân trên có 4 bệnh nhân 1
mắt bình thường (thị lực 8-10/10), mắt
kia bị cận thị cao hoặc cận loạn cao và
được mổ. 2 bệnh nhân còn lại 1 mắt cận
thị nhẹ (-1 và -1,25D), mắt kia cận nặng,


7.

Độ lác:
Trước mổ có 2 /6 bệnh nhân có độ
lác đo theo Synophthopho là +5o vì độ
lác ít, chúng tôi chưa xử trí gì, sẽ theo
dõi lâu hơn.
8.

Biến chứng:
Không có biến chứng nặng như vạt
bị cắt giữa chừng hoặc đứt vạt trong mổ.
Sau mổ không có ca nào vạt bị nhăn
cũng như viêm nhiễm sau mổ.
BÀN LUẬN

59


và bệnh nhân đã được mổ mắt có cận cao
hơn.

trì để tập trong thời gian dài được, và do
họ nhận thấy kết quả sau tập là rất bấp
bênh, cho nên chúng tôi nhận thấy lựa
chọn tiếp theo cho những bệnh nhân có
lệch khúc xạ cao mà không thể đeo được
kính gọng cũng như kính tiếp xúc là phẫu
thuật bằng Laser Excimer. Sau mổ 1
tháng có 3 cháu được hướng dẫn tập

nhược thị. Chúng tôi nhận thấy sau mổ
thị lực tăng lên rõ, khi tập các cháu
không phải đeo kính dầy nữa, nên cả
bệnh nhân và gia đình đều hào hứng tập hy vọng sẽ đạt kết quả tốt hơn.

3.
Thị lực không kính trước và sau
mổ:
Thị lực được cải thiện rõ, tăng ở tất
cả các mắt được mổ. Thị lực không kính
sau mổ tăng hơn thị lực có kính trước mổ
ít nhất là 1 hàng, có bệnh nhân tăng thêm
được 3 hàng, cho thấy ưu thế của phẫu
thuật laser.
4.

Biến chứng:
Tất cả bệnh nhân đều được phẫu
thuật với thuốc tê tại chỗ, các cháu phối
hợp tương đối tốt. Cũng cần phải nói
thêm rằng với ưu thế của máy có hệ
thống Eye tracker nên giúp ích đắc lực
cho việc bắn laser đúng tâm. Không có
biến chứng nặng như vạt bị cắt giữa
chừng hoặc đứt vạt trong mổ. Sau mổ
không có ca nào vạt bị nhăn cũng như
viêm nhiễm sau mổ.

6.


Cảm giác chủ quan:
Tất cả bệnh nhân và gia đình các
cháu đều rất phấn khởi với thị lực đạt
được sau mổ. Trút bỏ được gánh nặng lo
lắng về bệnh tật của con em mà trước
đây chưa có cách điều trị đạt hiệu quả.
KẾT LUẬN
Trẻ em bị lệch khúc xạ giữa 2 mắt
mà không thể đeo được kính gọng cũng
như không dung nạp được kính tiếp xúc,
từ đó có thể gây ra nhược thị. Nay phẫu
thuật khúc xạ bằng Laser Excimer theo
phương pháp LASIK được đánh giá là
phương pháp an toàn, thực hiện được ở
trẻ em, mang lại hiệu quả, chữa lệch
khúc xạ giữa 2 mắt, cho kết quả thị lực
tốt bằng hoặc tốt hơn thử kính trước mổ.
Đây là niềm vui sướng rất lớn đối với các
cháu, đặc biệt là cha mẹ chúng. Tuy
nhiên phẫu thuật mới được triển khai nên
số lượng bệnh nhân còn rất khiêm tốn,
thời gian theo dõi còn ngắn (1 tháng sau

5.

Vấn đề tập nhược thị trước mổ:
4/6 bệnh nhân được tập nhược thị
trước mổ bằng cách bịt mắt tốt 6-8
giờ/ngày, mắt kia đeo đúng số kính theo
tật khúc xạ trong thời gian 2-3 tháng tuy nhiên sau tập thị lực tăng ít, chỉ đạt

1-3/10 (do đeo kính dầy bệnh nhân khó
chịu), trong đó có 1 bệnh nhân đã tập
nhược thị từ 3 năm nay, nhưng mỗi năm
chỉ bịt mắt tập được 1-2 tháng hè, cháu
tập không đều, ngày có, ngày không, sau
đó vào năm học cháu không chịu bịt mắt
nữa nên thị lực có kính trước mổ chỉ
được 1/10. Tập nhược thị là một vấn đề
lớn vì bệnh nhân và gia đình không kiên
60


mổ), vì vậy cần có thời gian dài để theo
dõi. Đồng thời sau này với thời gian theo
dõi dài hơn chúng tôi sẽ đánh giá thêm
nhiều thông số hơn và mở rộng điều trị

gây mê cho những trẻ có chỉ định mổ
như trên nhưng không phối hợp để mổ
gây tê.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
NGUYỄN XUÂN HIỆP: Tật khúc xạ: Một nguyên nhân chính gây giảm
thị lực tại Việt Nam và các nước trong khu vực. Nội san Nhãn khoa. Viện
Mắt 2000, Số 3: 94-96.
2.
TONG L., SAW SM., CHIA KS., TAN D.: Anisometropia in Singapore
School children. Am. J. Ophthalmol 2004, 137(3): 497-99.
3.

ĐỖ QUANG NGỌC, VŨ THỊ BÍCH THUỶ: Nhận xét kết quả điều trị
nhược thị do lệch khúc xạ. Nội san Nhãn khoa,Viện Mắt 2001,5: 24-35.
4.
PAOLO NUCCI, ARLENE V. DRACK: Refractive Surgery for Unilateral
High Myopia in Children. J AAPOS 2001, 5:348-351.
5.
EVELYN A. PAYSSE, M. BOWES HAMILL, MOHAMET A.W.
HUSSEIN, DOUGLAS D. KOCH: Photorefractive keratectomy for
Pediatric Anisometropia: Safety and Impact on Refractive Erro, Visual
Acuity, and Stereopsis. Am. J. Ophthalmol 2004,138: 70-78.
6.
CHRISTOPHER B. PHILLIPS, THOMAS C. PRAGER, MPH,
GLYNETT Mc CLELLAN, COT, HELEN A. MINTZ-HITTNER: Laser
in situ keramileusis for treated anisometropic amblyopia in awake,
autofixating pediatric and aldolescent patients. J.Cataract Refract Surg 30,
Dec 2004: 2522-28.
7.
ASTLE WF., HUANG PHẪU THUẬT., ELLS AL., COX RG,
DESCHENES MC., VIBERT HM.: Photorefractive keratectomy in
children. J. Cataract Refract Surg 2002, 28: 932-41.
8.
AUTRATA R., REHUREK J.: Clinical results of excimer laser
photorefractive keratectomy for high myopic anisometropic in children:
four-year follow-up. J. Cataract Refract Surg 2003, 29: 694-702.
9.
NASSARALLA BR., NASSARALLA JR.: Laser in situ keratomileusis in
children 8 to 15 years old. J. Refract Surg. 2001 Sep –Oct,17(5): 519-24.
10. M O' KEEFE AND L. NOLAN: LASIK in children. Br. J. Ophthalmol
2004, 88: 19-21.


61



×