Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Góp phần nghiên cứu xác định và hoặc hoàn thiện một số tiêu chuẩn chẩn đoán tế bào học trong 5 loại ung thư phế quản thường gặp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.96 KB, 5 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 4 * 2001

GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH VÀ / HOẶC HOÀN THIỆN
MỘT SỐ TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN TẾ BÀO HỌC
TRONG 5 LOẠI UNG THƯ PHẾ QUẢN THƯỜNG GẶP
Nguyễn Vượng* – Lê Trung Thọ *– Đặng Thế Chân *

TÓM TẮT
50 trường hợp ung thư phế quản bao gồm 14 ung thư biểu mô vảy, 18 ung thư biểu mô tuyến, 8 ung thư
biểu mô tế bào lớn, 8 ung thư biểu mô tế bào nhỏ, 2 ung thư biểu mô vảy – tuyến đã được nghiên cứu về tế bào
học và khẳng đònh chẩn đoán qua đối chiếu mô bệnh học. Các tiêu chuẩn chẩn đoán tế bào học đã được trình
bày và bàn luận.

SUMMARY
CONTRIBUTION TO THE ESTABLISHMENT AND/OR IMPROVEMENT STUDY SOME CRITERIA OF
CYTOLOGIC DIAGNOSIS 5 MAJOR LUNG CARCINOMAS.
Nguyễn Vượng, Lê Trung Thọ, Đặng Thế Chân * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Special issue of Pathology - Vol. 5 Supplement of No 4 – 2001: 32-36

50 cases of lung cancer including 14 squamous carcinomas, 18 adenocarcinomas, 8 large cell
carcinomas, 8 small cell carcinomas and 2 adeno-squamous carcinomas were diagnosed cytologically and
confirmed by histologycal confrontation. Criteria of cytologic diagnosis were presented and discussed..
chỉnh cho mọi típ ung thư.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong Y giới, hầu như ai cũng biết hiện nay
ung thư phổi chiếm vò trí hàng đầu trong các ung
thư ở nam giới và để chẩn đoán bệnh chính xác, bộ
ba chẩn đoán bằng hình ảnh, nội soi, hình thái học
có vai trò quyết đònh trong đó chẩn đoán tế bào học
– mô bệnh học có ý nghóa của tiêu chuẩn vàng. Ở


Việt Nam, trước nay, chẩn đoán tế bào học trong
ung thư phổi thường chỉ xác đònh có tế bào ung thư
hay không (kể cả hàng chục luận án, luận văn về
chủ đề ung thư phổi có liên quan chẩn đoán tế bào
học), hầu như không đònh típ ung thư và cũng
không nêu những tiêu chuẩn chẩn đoán tế bào học
ngoài một vài tài liệu của Nguyễn Vượng và cộng
sự(1,2,3,5).
Ngay ở những nước phát triển, tuy chẩn đoán tế
bào học ung thư phổi được đề cập từ lâu(2,6,7,8,9) song
vì kinh nghiệm chưa thống nhất, việc phân loại và
đònh típ còn đang diễn tiến nên đương nhiên, các
tiêu chuẩn chẩn đoán tế bào học chưa thể hoàn

Ở công trình này, chúng tôi chỉ hạn chế trong
xác đònh tiêu chuẩn chẩn đoán tế bào học 5 loại
ung thư phổi thường gặp không ngoài mục đích gợi
mở hướng điều trò, tiên lượng bệnh cũng như giúp
cho việc nhân lên rộng rãi ở các cơ sở giải phẫu
bệnh – tế bào bệnh học.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Do kinh phí hạn hẹp và thời gian nghiên cứu
ngắn, chúng tôi chỉ có thể nghiên cứu trên 50 mẫu
bệnh.
Việc lựa chọn bệnh nhân phải đáp ứng 2 yêu
cầu:
Chẩn đoán tế bào học xác đònh chắc chắn có
ung thư và típ (chỉ dựa vào bệnh phẩm quét, áp

và/hoặc chọc hút kim xuyên thành ngực). Dó nhiên,
không lấy các bệnh phẩm từ màng phổi hoặc bệnh
phẩm nước tràn dòch, đờm.. Cũng loại các trường
hợp ung thư di căn hoặc chưa đònh típ

* Bộ Môn Giải Phẫu Bệnh – Đại học Y Hà Nội

Chuyên đề Giải Phẫu Bệnh g

1


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 4 * 2001
Có bệnh phẩm mô bệnh học đối chiếu các chẩn
đoán, ở đây là 35 bệnh phẩm phẫu thuật và 15 sinh
thiết trước phẫu thuật đã chẩn đoán rõ típ ung thư.
Việc nhuộm tế bào theo kỹ thuật Giemsa thông
dụng, còn xử lý tiêu bản mô bệnh học như kỹ thuật
chuẩn vẫn làm tại Bộ môn và Khoa Giải phẫu
bệnh, bệnh viện Bạch Mai. Mỗi típ bệnh đều được
chụp ảnh vi thể màu, làm phim dương bản.
Với mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi không
quan tâm tới tỷ lệ các típ bệnh, độ tuổi, giới... và vì
thế cũng không áp dụng toán thống kê, tỷ lệ dương
tính giả, âm tính giả, độ nhạy, độ đặc hiệu v.v...
như đã công bố ở các công trình trước.
Thực chất đây là một nghiên cứu bổ sung thêm
về chẩn đoán tế bào học trong ung thư phổi so với
những tài liệu chúng tôi đã công bố trước đây.


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong 50 bệnh nhân được xác chẩn và đònh típ
ung thư về cả tế bào học, mô bệnh học, có ung thư
(K) biểu mô vảy: 14 trường hợp, chiếm tỷ lệ 28%;
K biểu mô tuyến 18 trường hợp (36%); K biểu mô
tế bào lớn 8 trường hợp (16%); K biểu mô tế bào
nhỏ: 8 trường hợp (16%); và K biểu mô vảy tuyến:
2 trường hợp (4%). Những số liệu và tỷ lệ này
không phản ánh tình hình các típ ung thư phổi mà
chủ yếu giới thiệu kinh nghiệm chẩn đoán đã được
đối chiếu tế bào – mô bệnh tỉ mỉ trên những số
lượng bệnh nhân có thể tin cậy được vì ở hàng
nghìn trường hợp chẩn đoán dương tính khác, việc
đối chiếu thường khó theo dõi hoặc thiếu chuẩn xác
vì nhiều lý do khác nhau.
K biểu mô vảy

Nghiên cứu Y học

nọc. Chúng có thể đứng đơn độc nhưng thường tụ
thành đám nhỏ, đám lỏng lẻo sánh nhau hoặc đám
hơi chùm lên nhau. Việc phân tích kỹ các đặc điểm
tế bào riêng lẽ có ý nghóa quan trọng trong chẩn
đoán.
Bào tương: nét đặc trưng là ít nhiều có keratin,
cầu biểu mô phản ánh độ biệt hóa của tế bào K và
là yếu tố quan trọng để chẩn đoán K biểu mô vảy.
Độ biệt hóa càng cao, bào tương càng rộng, ranh
giới tế bào càng rõ, mức độ ưa bazơ càng tăng và
do đó tỷ lệ nhân / bào trương tuy vẫn lớn hơn ở tế

bào bình thường song tương đối nhỏ so với các típ
tế bào K khác. Khi sinh nhiều keratin, bào tương
cứng gần như bóp chết nhân và có thể tạo thành
những tế bào bóng ma (nhân lì, mờ, chìm đi, chỉ
còn vết tích nhân hoặc bóng mờ màng nhân..)hoặc
hình thành những khối sừng nhỏ gọi là hạt trai
trong bào tương. Ở những K biểu mô vảy biệt hóa
vừa hay kém biệt hóa, nếu xem kỹ, toàn diện các
phiến đồ vẫn có thể thấy ít nhiều tế bào biệt hóa
sừng.
Nhuộm Giemsa, keratin bắt màu xanh, làm cho
bào tương từ xanh nhạt, sáng tới xanh đậm, đôi khi
lạc sắc, có màu hồng.
Nhân: trong đại đa số trường hợp, thường nằm
giữa tế bào , tăng sắc và hình thái rất thay đổi, từ
teo đặc, nhân lì đi như giọt mực tàu cho tới nhân
quái, nhân nhiều múi đến nhân hình thoi, nòng nọc.
Tế bào càng sừng hóa thì hình răng cưa của màng
nhân không rõ, màng nhân kém dày, tính bắt màu
giảm và hạt nhân khó thấy. Ở những nhân lớn, có
thể thấy một vài hạt nhân không đều, vò trí thay
đổi. Hiếm nhân chia nhất là loại bất thường.

Chúng tôi cố gắng nêu những đặc điểm chung
nhất cho chẩn đoán, không đi sâu vào các biến thể
hoặc thứ nhóm mà cho đến nay phân loại vẫn đang
diễn tiến.

Trên nền phiến đồ, có thể thấy hồng cầu ít
nhiều thoái hóa, tế bào viêm, chất cặn và mảnh

vụn tế bào .

Trong mọi trường hợp, K biểu mô vảy đều có
tế bào K ít nhiều gợi tế bào biểu mô vảy bình
thường. Đó là:

Nhìn chung, nhóm u này đặc trưng bằng sự
hiện diện các khoảng dạng tuyến (có hay không
kèm cấu trúc nhú) và/hoặc có chất nhầy ở tế bào
nằm trong các đám tế bào u thường chồng lên nhau
song tính chất to nhỏ không đều của tế bào ở mức
vừa phải và ranh giới của chúng tương đối rõ. Tế
bào u riêng lẻ hay xếp thành nhóm nhỏ ít gặp hơn.

Tế bào u thường có những thay đổi dễ nhận
biết về hình thái, kích thước song đa số gợi hình đa
diện (đá lát), một số ít hoặc đôi khi có hình kỳ quái
và thường không thiếu tế bào hình thoi, dạng nòng

2

K biểu mô tuyến

Chuyên đề Giải Phẫu Bệnh


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 4 * 2001


Tùy độ biệt hóa, nơi phát sinh và cách phát triển
trong nhu mô phổi, chia 2 nhóm chính: K biểu mô
tuyến phế quản, K biểu mô tiểu phế quản – phế
nang.
Bào tương: điển hình mới hình trụ hay khối
vuông lớn (dễ xác đònh) nhưng thường hình elíp
hay bầu dục song cũng không ít tế bào hình tròn
hay đa diện lớn. Lượng bào tương thường vừa phải,
ít nhiều ưa bazơ nhưng có khi khá nhiều, sáng,
chứa các không bào cỡ khác nhau, trong có thể thấy
rõ chất nhầy khi nhuộm đặc biệt song không nhận
được các hình lông. Có thể thấy hoạt động thực bào
, biểu thò bằng các mảnh vụn tế bào hoặc sự xâm
nhập của bạch cầu đa nhân trong bào tương tế bào
u. Trường hợp kém biệt hóa, bào tương có thể bò
hư, để lại các bó, đám nhân trơ.
Nhân: thường hình tròn hay bầu dục, nằm lệch
một bên và ở tế bào trụ cao, dễ thấy nằm ở đáy; cỡ
nhân thay đổi nhưng thường to hơn ở tế bào biểu
mô phế quản (không thay đổi nhiều trong một số
típ K tiểu phế quản phế nang), rìa nhân mảnh, nhẵn
ít có hình gai hay răng cưa, nếp gấp (thường chỉ
thấy loại sau khi đứng riêng lẻ hay nhóm nhỏ).
Nhân thường tăng sắc nhẹ hoặc đục, cũng có khi
khá sáng với lưới chromatin lấm chấm hạt nhỏ, cá
biệt có hình nhiều nhân. Tỷ lệ nhân trên bào trương
thay đổi nhưng lớn hơn so với tế bào biểu mô phế
quản bình thường. Hạt nhân thường to, nổi rõ, nằm
giữa nhân, thường hình tròn, đơn độc, dễ thấy ở típ
K biểu mô phế quản và khó nhận trong K biểu mô

tiểu phế quản – phế nang vì nhân đục hơn và khi
có, hạt nhân thường nhỏ.
Cần lưu ý là trong nhiều trường hợp, không thể
phân biệt về tế bào học giữa 2 típ K biểu mô phế
quản và K biểu mô tiểu phế quản – phế nang.
K biểu mô tế bào nhỏ
Dù chia thành các thứ nhóm tế bào lúa mạch,
típ trung gian hay tổ hợp, đây là nhóm u có những
đặc điểm chung giống nhau và phác đồ điều trò
riêng. Đặc điểm đặc trưng và chung nhất là tế bào
K nhỏ, không biệt hóa song cần phân biệt với các
ung thư di căn. Tế bào u mất tính kết dính rõ,
thường xếp thành từng đám lỏng lẻo, kèm các tế
bào riêng lẻ, rải rác, đôi khi thành chuỗi ngắn, đôi,
hoặc hình hoa hồng nhỏ. Kích thước tế bào rất thay

Chuyên đề Giải Phẫu Bệnh g

đổi tùy típ, song trong mỗi típ, cỡ tế bào thay đổi từ
nhẹ đến vừa phải.
Bào tương: thường chỉ có một riềm bào tương
mỏng ưa bazơ khó hay không thấy rõ làm cho ranh
giới giữa các tế bào rất khó nhận.
Nhân: Không đều, tăng sắc rõ, tương đối tròn
hay hình thoi nếu cỡ nhỏ, teo đặc, giống mực tàu,
không nhận được hạt nhân, nếu cỡ to, nhân sáng
hơn, bờ nhân rõ, không cứng, có nhiều hạt nhân rõ,
phân tán không đều, có thể nhận biết được. Hiếm
thấy hình các nhân chồng lên nhau. Có thể thấy ít
nhiều tế bào u hoại tử tạo ra hiện tượng vỡ nhân với

các mảnh vụn thể hiện dưới dạng các chấm, vệt
nhân xẫm màu.
Cần chú ý phân biệt loại tế bào nhỏ với u
limphô ác tính không Hodgkin (nhiều khi không
xác đònh được nếu tế bào không kết hợp với một số
tế bào u khác) và loại tế bào hình thoi với K biểu
mô vảy hoặc K biểu mô tuyến không biệt hóa.
K biểu mô tế bào lớn
Trên thực tế có 2 mẫu cơ bản:
Mẫu phát triển đặc có xu hướng tế bào đồng
dạng trong đó biến thể tế bào sáng dễ chẩn đoán
hơn.
Mẫu phát triển lỏng lẻo, tế bào u mất cực tính,
đa hình thái, điển hình là típ tế bào khổng lồ, cũng
dễ chẩn đoán.
Đặc điểm chung là sự hình thành các tế bào u
cỡ lớn, không có sự biệt hóa, thường xếp thành các
đám lớn, lan tỏa, lỏng lẻo, hiếm khi chồng nhau mà
làm thành các đám dẹt kề nhau và/ hoặc cũng có
thể đơn độc hay xếp thành các nhóm nhỏ song ranh
giới các tế bào trong đám thường khó xác đònh và
tỷ lệ nhân/bào tương thường tăng rõ (giảm hơn ở
biến thể tế bào sáng).
Bào tương: lượng từ ít đến vừa phải, thường
đồng nhất, nhạt (có thể sàng), thường ưa bazơ nhẹ
nhưng cũng có khi ưa axit, màng bào tương thường
mờ hoặc nhăn nhúm, ít khi rõ, thỉnh thoảng có hốc
sáng hoặc thể vùi nội bào tương.
Nhân: thường nằm ở giữa, hình thay đổi, từ
tròn, bầu dục, đa diện tới cổ quái, nhiều nhân

nhưng tỷ lệ nhân/bào tương phần lớn tăng rõ. Màng
nhân có ranh giới rõ, khi có riềm không đều, có

3


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 4 * 2001
nhú, góc cạnh, có khi lại nhẵn, không dày, chất
chromatin thô, phân bố không đều; hạt nhân thường
to, nổi rõ, vò trí không xác đònh, hình thái thay đổi,
có một hay nhiều. Hiếm có nhân teo đặc và khi
nhân trơ chiếm ưu thế khó chẩn đoán xác đònh.
Ung thư biểu mô – vảy tuyến
Chẩn đoán tế bào học chỉ xác đònh khi có sự
phối hợp đầy đủ các đặc điểm của tế bào vảy và tế
bào tuyến ung thư trên cùng một bệnh nhân với
một tỷ lệ đáng kể, theo kinh nghiệm của chúng tôi,
ít nhất từ 2 trở lên đối với đám tế bào và từ 10 trở
lên, đối với các tế bào riêng lẻ.
Một vài nhận xét
Xu hướng phân loại típ ung thư phổi ngày càng
sâu và phức tạp. Ở Việt Nam, nhiều cơ sở y tế còn
chưa làm quen với phân loại mô học ung thư phổi
năm 1981 của WHO thì nay lại có phân loại WHO,
1999 về mô học nhóm u này(10). Chỉ riêng với 5 típ
mô học nêu ở công trình này, các tiêu chuẩn chẩn
đoán tế bào học ở y văn nước ngoài còn chưa thống
nhất và dó nhiên chưa đầy đủ giữa các tác giả(6,7,8,9).
Khi chẩn đoán 5 típ mô học này còn chưa trở thành
thông lệ ngay ở giữa những trung tâm y tế lớn hoặc

chuyên sâu thì việc chúng tôi giới thiệu nhằm hoàn
chỉnh hoặc bổ sung các tiêu chuẩn chẩn đoán tế
bào học 5 típ ung thư phổi thường gặp ở Việt Nam
trước hết là nhằm phục vụ cán bộ chuyên ngành ở
94 cơ sở giải phẫu bệnh trong cả nước có thêm điều
kiện để nhân lên rộng rãi một phương pháp chẩn
đoán hiện đại, có giá trò cao nhưng lại ít tốn kém và
trang bò, phương tiện không quá phức tạp.
Trong 50 bệnh nhân ở công trình này, chẩn
đoán tế bào học dương tính đã được xác lập ngay từ
đầu vì có những tổn thương điển hình cho từng típ
và còn hội tụ được đồng thời nhiều tiên chuẩn chẩn
đoán đặc trưng. Song trong quá trình chẩn đoán
hàng nghìn trường hợp ung thư phổi về tế bào học,
chẩn đoán âm tính giả thường chiếm trên dưới 15%
do lấy không trúng vùng ung thư(2,3,4), còn chẩn
đoán sai típ thường có một số nguyên nhân sau:
Không đọc kỹ các phiến đồ. Y văn chưa nêu
một điểm rất quan trọng trong thực tế là: ở bất kỳ
loại tổn thương ung thư phổi nào, cũng có thể thấy
đồng thời nhiều loại tế bào của nhiều típ vi thể

4

Nghiên cứu Y học

khác nhau. Chẩn đoán có ung thư không phức tạp
song nếu không xem kỹ, toàn diện, việc nhận đònh
cục bộ ắt sẽ đònh sai típ. Ví dụ: nếu chỉ dựa vào
một vài đám lớn tế bào ung thư, nhiều khi rất khó

phân biệt một ung thư biểu mô vảy kém biệt hóa
với ung thư biểu mô tế bào lớn phát triển đặc hoặc
một ung thư biểu mô tuyến kém biệt hóa.
Khi có nhiều típ tế bào ung thư phối hợp, việc
đònh típ nên dựa vào loại tế bào nào chiếm ưu thế
nhất hoặc điển hình nhất. Nếu vẫn phân vân, nên
xếp vào nhóm linh tinh (hoặc không xếp loại)(10).
Cố đònh và/hoặc nhuộm tồi: cần xét nghiệm lại
Bỏ qua những tế bào riêng lẽ hoặc nhóm nhỏ,
chuỗi, dây tế bào . Sai lầm này rất hay gặp. Ví dụ:
trong ung thư biểu mô vảy biệt hóa rõ, bên cạnh
nhiều tế bào bình thường có thể thấy tế bào nòng
nọc hoặc sừng hóa riêng lẻ nhân chỉ hơi bất thường.
Hoặc bên cạnh những đám tế bào ung thư biểu mô
tế bào lớn khó xác đònh, có thể dễ dàng đònh típ
biểu mô tuyến nếu thấy nhưng tế bào riêng lẻ hay
chuỗi ngắn, tế bào hình trụ, nhân nằm lệch về đáy
tế bào ung thư.
Khi phân vân, nên nhuộm đặc biệt để phát hiện
chất sừng hoặc chất nhầy trong tế bào . Chỉ có một
số hạt trai cũng đủ xác đònh ung thư biểu mô vảy
hoặc các giọt chất nhầy trong bào tương, ở ung thư
biểu mô tuyến.

KẾT LUẬN
Những kinh nghiệm về tiêu chuẩn chẩn đoán tế
bào học 5 típ ung thư phổi thường gặp nêu ở tài liệu
này được tổng hợp trong y văn, được bổ sung thêm
với quá trình chẩn đoán hơn 30 năm tại Bộ môn
giải phẫu bệnh Đại Học Y Hà Nội và đối chiếu kỹ

tế bào học – mô bệnh học ở 50 trường hợp tương
đối điển hình.
Việc xét nghiệm đờm và dòch rửa phế quản cho
hiệu quả dương tính rất thấp (dưới 20%)(2,3,5).
Chúng tôi đề nghò: chỉ nên áp dụng việc lấy bệnh
phẩm quyết, áp, chọc hút kim nhỏ xuyên thành
ngực, xuyên vách phế quản(1,3,5).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

NGÔ QUÝ CHÂU, NGUYỄN VĂN THÀNH, NGUYỄN
VƯNG..Sinh thiết phổi hút kim nhỏ trong chẩn đoán ung thư
phổi. Nội san lao và bệnh phổi, 1993 (114).

Chuyên đề Giải Phẫu Bệnh


Nghiên cứu Y học
2.
3.
4.

5.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 4 * 2001

NGUYỄN VƯNG – Chẩn đoán tế bào ung thư phế quản Kỹ
Thuật Y Dược, số 3, 1977, (3-18).
NGUYỄN VƯNG – Chẩn đoán tế bào ung thư phổi. Trong

sách: Giải phẫu bệnh học. Nhà xuất bản Y học, 1998 (287-289).
NGUYỄN VƯNG, NGUYỄN NGỌC HÙNG, NGUYỄN
TRỌNG CHĂM – chẩn đoán mô bệnh học trước phẫu thuật ung
thư phế quản – phổi. Phụ trương Y học Việt Nam. Chuyên đề
giải phẫu bệnh – Y pháp 1998 (1-3).
NGUYỄN VƯNG, NGUYỄN NGỌC HÙNG, LÊ TRUNG
THỌ – chẩn đoán tế bào học ung thư phế quản. Đặc san Giải
phẫu bệnh – Y pháp 1998 (48-50).

Chuyên đề Giải Phẫu Bệnh g

6.

NATIONAL CANCER INSTITUTE Atlas of early lung
cancer.. US department of health and human services. Igaku –
Shoin. New york, Tokyo, 1983, 351.
7. BIBBO. M. In: Comprehensive cytopathology, Respiratory
tract W.B Saunders Company, 1991 (320-399).
8. KOSS L.G. In Diagnostic cytology and its histopathologic basis.
Cancer of the lung. Vol 1. J. B. lippincott Company, 1992 (769864).
9. WHO. Cytology of non gynecological sites (Pulmonary
cytology) Geneva, 1977 (19-29).
10. WHO. Classification of lung tumors. Geneva Original, 1977,
2nd edition 1981, 3rd edition, 1999..

5




×