Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khảo sát sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật cắt túi mật nội soi do sỏi túi mật tại Bệnh viện Nhân dân Gia định năm 2009-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.06 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG
TRONG PHẪU THUẬT CẮT TÚI MẬT NỘI SOI DO SỎI TÚI MẬT
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH NĂM 2009 – 2011
Lê Diệu Huy*, Võ Thị Kiều Quyên**, Vũ Thị Phương Mai**, Võ Phùng Nguyên*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng (KSDP) trong phẫu thuật nội soi cắt túi mật do
sỏi túi mật ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ thấp và nguy cơ cao (có bệnh lý đái tháo đường đi kèm và bệnh nhân
≥65 tuổi). Đánh giá hiệu quả của kháng sinh dự phòng cefazolin dựa vào yếu tố thời gian nằm viện sau mổ.
Phương pháp nghiên cứu: 2 giai đoạn với đối tượng bệnh nhân phẫu thuật cắt túi mật nội soi do sỏi túi mật
từ tháng 07/2009 đến tháng 06/2011.
Giai đoạn 1: Cắt ngang mô tả (từ tháng 07/2009 - 06/2010).
Giai đoạn 2: Nghiên cứu theo dõi lâm sàng việc sử dụng kháng sinh dự phòng cefazolin và penicillin (từ
tháng 07/2010 - 06/2011). Nhóm 1: sử dụng KSDP cefazolin 1-2g tiêm tĩnh mạch. Nhóm 2: sử dụng KSDP
penicillin phối hợp chất ức chế β-lactamase (amoxicillin-clavulanat, ampicillin-sulbactam). Phân tích thống kê mô
tả - dữ liệu được trình bày dưới dạng số trung bình ± sai số chuẩn của số trung bình (SEM) và phân tích hồi qui
đa biến số đánh giá hiệu quả điều trị theo thời gian nằm viện sau mổ.
Kết quả: Giai đoạn 1: Thời gian nằm viện bị ảnh hưởng bởi yếu tố dùng kháng sinh điều trị (KSĐT) sau
phẫu thuật. Sử dụng kháng sinh điều trị sau phẫu thuật kéo dài thời gian nằm viện. Giai đoạn 2: Hiệu quả dự
phòng của 2 nhóm kháng sinh nghiên cứu không khác nhau về thời gian nằm viện (khoảng 3 ngày). Chi phí
kháng sinh của kháng sinh dự phòng của cefazolin thấp hơn penicillin phối hợp với chất ức chế β-lactamase từ
16,6% đến 120%.
Kết luận: Cefazolin có hiệu quả dự phòng trong phẫu thuật cắt túi mật nội soi do sỏi túi mật ở bệnh nhân có
yếu tố nguy cơ thấp và bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao.
Từ khóa: Sỏi túi mật, phẫu thuật nội soi, kháng sinh dự phòng, bệnh nhân yếu tố nguy cơ thấp và yếu tố
nguy cơ cao.


ABSTRACT
USING ANTIBIOTIC PROPHYLAXIS IN LAPAROSCOPIC CHOLECYSTECTOMY
IN NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL FROM 2009 TO 2011
Le Dieu Huy, Vo Thi Kieu Quyen, Vu Thi Phuong Mai, Vo Phung Nguyen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 395 - 400
Objectives: Using antibiotic prophylaxis in low-risk and high-risk patients undergoing laparoscopic
cholecystectomy (diabetics and elderly (≥ 65 years-old), respectively). The effectiveness of antibiotic
prophylaxis cefazolin during postoperative inhospital duration were evaluated.
Methods: 2 phases in patients undergoing laparoscopic cholecystectomy from 07/2009 to 06/2011. Phase
1: Cross sectional study (07/2009 – 06/2010). Phase 2: Controlled trials (07/2010 – 06/2011). Group 1: cefazolin
(1-2 g) administered intravenously as antibiotic prophylaxis. Group 2: penicillin combined with β-lactamase
* Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ** Khoa Dược, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Tác giả liên lạc: ThS. Lê Diệu Huy
ĐT: 0982005020
Email:

Chuyên Đề Dược Học

395


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014

inhibitors (amoxicillin-clavulanat, ampicillin-sulbactam) administered as antibiotic prophylaxis. Data were
collected and analyzed with exploratory data (data are presented as mean±sem) and multivariable regression
analysis to evaluate the effectiveness of treatment during the postoperative inhospital duration.
Results: Phase 1: The postoperative inhospital duration was most affected by antibiotic treatment. Using
antibiotics for treatment prolonged the postoperative inhospital duration. Phase 2: The effect of using

prophylactic antibiotics on the postoperative inhospital duration were not significant between two groups
administered cefazoline or penicillin combined with β-lactamase inhibitors (approximately 3 days). In Nhan Dan
Gia Dinh Hospital, the cost of administering cefazolin was lower than that of penicillin combined with βlactamase inhibitors from 16.6%-120%.
Conclusion: Cefazolin was effective in antibiotic prophylaxis for low-risk and high-risk patients undergoing
laparoscopic cholecystectomy.
Keywords: Cholecystectomy, laparoscopy, antibiotic prophylaxis, low-risk patients and high-risk
patients.
không có viêm túi mật được chỉ định phẫu thuật
ĐẶT VẤN ĐỀ
nội soi cắt túi mật theo chương trình.
Bệnh sỏi túi mật thường gặp trong ngoại
- Bệnh nhân không dùng kháng sinh 48 giờ
khoa - ngày càng gia tăng trong dân số với biến
trước mổ().
chứng thường gặp là nhiễm khuẩn vết mổ, từ đó
- Bệnh nhân có bệnh lý đái tháo đường đi
làm gia tăng việc sử dụng kháng sinh, kéo dài
kèm
có glucose huyết < 7mmol/l(8).
thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị và giảm
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân(6). Kháng
Phương pháp nghiên cứu
sinh dự phòng đóng vai trò quan trọng trong
Giai đoạn 1
việc kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ(6,7).Vì vậy,
Cắt ngang mô tả
chúng tôi tiến hành khảo sát tình hình sử dụng
Giai đoạn 2
kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật nội soi
Nghiên cứu lâm sàng có đối chứng:

cắt túi mật do sỏi túi mật ở bệnh nhân có yếu tố
nguy cơ thấp và nguy cơ cao (có bệnh lý đái tháo
Bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu
đường đi kèm và bệnh nhân ≥65 tuổi)(1,2,3,4,10,11) tại
được chọn và chia thành 2 nhóm sử dụng kháng
bệnh viện Nhân Dân Gia Định và đánh giá hiệu
sinh dự phòng (KSDP): nhóm 1 và nhóm 2.
quả của kháng sinh dự phòng cefazolin trong
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
phẫu thuật nội soi cắt túi mật do sỏi túi mật
điều trị bằng
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của kháng
- Phân tích mô tả: Các yếu tố liên quan đến
sinh dự phòng cefazolin.
sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật cắt túi mật
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
nội soi do sỏi túi mật được trình bày dưới dạng
số trung bình ± sai số chuẩn của số trung bình
Đối tượng nghiên cứu
(SEM). Các số liệu được so sánh sự khác biệt về
Bệnh nhân phẫu thuật cắt túi mật nội soi do
thống kê (p < 0,05 được cho là có ý nghĩa)
sỏi túi mật tại Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định từ
- Phân tích hồi qui đa biến số: phân tích mối
tháng 07/2009 đến tháng 06/2011.
liên quan giữa hiệu quả điều trị - thời gian nằm
Giai đoạn 1: Hồ sơ bệnh án (HSBA) bệnh
viện sau mổ, kiểm tra sự tương tác giữa các yếu
nhân phẫu thuật nội soi túi mật do sỏi túi mật
tố liên quan trong phẫu thuật cắt túi mật nội soi

bao gồm: sỏi túi mật không viêm và có viêm
do sỏi túi mật ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
túi mật.
- Phép kiểm χ2 với phần mềm Minitab 16.
Giai đoạn 2:- Bệnh nhân bị sỏi túi mật có hay

396

Chuyên Đề Dược Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Giai đoạn 1
Tình hình sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật
cắt túi mật nội soi do sỏi túi mật
Có 58/86 HSBA (67,44%) sử dụng KSDP và
có 28/86 HSBA (32,56%) sử dụng KSDP kết hợp
KSĐT sau phẫu thuật.

Hình 1.Tỷ lệ (%) các trường hợp sử dụng kháng sinh
– kháng sinh dự phòng (KSDP), kháng sinh điều trị
không lý do và kháng sinh điều trị có lý do

Hình 2.Tỷ lệ (%) các loại kháng sinh được sử dụng
trong phẫu thuật cắt túi mật nội soi do sỏi túi mật với
nhóm kháng sinh penicillin phối hợp các chất ức chế
β-lactamase được sử dụng nhiều nhất (hơn 88%)

Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng kháng sinh

trong phẫu thuật nội soi cắt túi mật do sỏi trong
giai đoạn 1 theo thời gian nằm viện sau mổ
Bảng 1.Thời gian nằm viện theo các yếu tố liên quan
Yếu tố
Tuổi
Giới tính

<65
≥65
Nữ
Nam

Chuyên Đề Dược Học

Số
lượng
73
13
65
21

Thời gian nằm
viện trung bình
(ngày)
2,99 ± 0,21
2,92 ± 0,49
3,04 ± 0,22
2,76 ± 0,42

Nghiên cứu Y học


Yếu tố

Số
lượng

1
2
3
Không
Bệnh lý đi
kèm

Không
Siêu âm

≤10G/l
Bạch cầu
>10G/l
≤77%
Neutrophil
>77%
Nhóm A
Kháng
sinh
Nhóm B
Không KSĐT
KSĐT
KSĐT không lý do
KSĐT có lý do


41
43
2
79
7
72
14
72
14
76
10
76
10
58
20
8

Điểm ASA

Thời gian nằm
viện trung bình
(ngày)
2,68 ± 0,25
3,33 ± 0,3
1,5 ± 0,5
2,85 ± 0,19
4,43 ± 0,99
2,86 ± 0,20
3,57 ± 0,63

2,75 ± 0,19
4,14 ± 0,58
2,85 ± 0,20
3,9 ± 0,66
2,76 ± 0,19
4,6 ± 0,67
2,09 ± 0,13
4,2 ± 0,26
6,37 ± 0,75

Nhóm
A:
Amoxicillin-clavulanat
ampicillin-sulbactam



Nhóm B: Cephalosporin thế hệ 2, 3
(cefuroxim, ceftazidim, ceftriaxon) và kháng sinh
khác ertapenem.
Kết quả phân tích cho thấy sự không tương
đồng giữa thời gian nằm viện sau mổ và đánh
giá điểm ASA: thời gian nằm viện sau phẫu
thuật ở bệnh nhân có điểm số nguy cơ ASA=3 –
bệnh nhân có rối loạn toàn thân nặng, hoạt động
hạn chế nhưng không tàn phế ít hơn ở bệnh
nhân có điểm số nguy cơ ASA=1 và ASA=2. Vì
vậy, phương trình hồi qui đa biến số được phân
tích mà không sử dụng yếu tố ASA.
Tiến hành kiểm tra sự tương tác giữa các

yếu tố liên quan đến phẫu thuật cắt túi mật
nội soi do sỏi túi mật, ảnh hưởng của các yếu
tố này đến hiệu quả điều trị được đánh giá bởi
thời gian nằm viện sau mổ và ghi nhận được
phương trình:
Thời gian nằm viện = 5,74 + 0,850 (nhóm
tuổi-X1) – 0,516 (giới tính-X2) + 0,0119 (thời gian
phẫu thuật -X3) – 4,18 (KSĐT-X11) – 2,02 (KSĐTX12) – 0,0289 TTX3X1 + 2,37 TTX1X2.(1)
(R2=0,72)
Theo phương trình (1) thì thời gian nằm
viện giảm 4 ngày ở những bệnh nhân chỉ sử

397


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014

dụng KSDP, thời gian này giảm ít hơn (chỉ
khoảng 2 ngày) ở những bệnh nhân dùng
KSĐT không có lý do và thời gian nằm viện
không giảm ở những bệnh nhân dùng KSĐT
có lý do. Như vậy, sử dụng KSĐT làm tăng
thời gian nằm viện sau mổ (p=0.00).
Trong nhóm sử dụng KSĐT (32,56%), đặc
biệt là nhóm sử dụng KSĐT không có lý do
(23,26%) vẫn sử dụng ở tỷ lệ cao so với KSDP –
mà đối với các trường hợp này thì theo khuyến
cáo chỉ cần sử dụng KSDP và có thể không sử

dụng KSDP trong các trường hợp có yếu tố nguy
cơ thấp. Tuy nhiên, do không đảm bảo chắc chắn
về vệ sinh bệnh viện, chúng tôi không đề nghị
biện pháp không sử dụng KSDP trong giai đoạn
hiện nay tại Việt Nam mà chỉ đề nghị không sử
dụng KSĐT không có lý do sau phẫu thuật.

Giai đoạn 2
Kết quả giai đoạn 1 cho thấy, KSDP đã được
sử dụng, tuy nhiên kháng sinh được ưu tiên lựa
chọn sử dụng dự phòng trong phẫu thuật nội soi
cắt túi mật là cefazolin chưa được sử dụng. Theo
hướng dẫn của Sanford Guide 2010(4) và một số
tài liệu trên thế giới(2), chúng tôi đề nghị sử dụng
kháng sinh dự phòng cefazolin cho bệnh nhân
phẫu thuật cắt túi mật nội soi do sỏi túi mật.
Bảng 2.Yếu tố liên quan trong phẫu thuật cắt túi mật
do sỏi túi mật
Yếu tố
Tổng cộng
<65
Tuổi
≥65
Nữ
Giới tính
Nam
Không có
Bệnh lý đi
kèm


≤10G/l
Bạch cầu
>10G/l
≤77%
Neutrophil
>77%
Không
Siêu âm

1
Điểm ASA
2

398

Nhóm 1
Nhóm 2
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
lượng (%) lượng (%)
42
50,60
41
49,40
33
46,48
38
53,52

4
33,33
8
66,67
34
52,31
31
47,69
8
44,44
10
55,56
40
52,63
36
47,37
2
28,57
5
71,43
37
51,39
35
48,61
5
45,45
6
54,55
41
53,95

35
46,05
1
14,29
6
85,71
41
53,95
35
46,05
1
14,29
6
85,71
17
43,59
22
56,41
19
47,50
21
52,50

Nhóm 1
Nhóm 2
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
lượng (%) lượng (%)

3
1
25,00
3
75,00
Trung bình 1,5±0,08
1,65±0,09
16
35,56
1 liều
29
64,44
Liều dùng
KSDP
2 liều
13
34,21
25
65,79
Không
39
53,42
34
46,58
KSĐT

3
30,00
7
70,00

Thời gian phẫu thuật
60,43 ± 3,36
70,37 ± 4,55
(phút)
Thời gian nằm viện (ngày) 2,93 ± 0,02
2,90 ± 0,17
Yếu tố

Nhóm 1: kháng sinh dự phòng cefazolin
(Bifazo)
Nhóm 2: kháng sinh dự phòng amoxicillinclavulanat, ampicillin-sulbactam (Augmentin,
Curam, Unasyn)
Trong giai đoạn này cũng có sự không tương
quan giữa thời gian nằm viện và đánh giá điểm
số nguy cơ ASA (thời gian nằm viện ở bệnh
nhân có ASA=3 ít hơn bệnh nhân có điểm
ASA=1 và ASA=2) như trong giai đoạn 1. Vì vậy,
phương trình hồi qui đa biến số được phân tích
mà không sử dụng thông số này.
Hiệu quả điều trị được đánh giá dựa vào
thời gian nằm viện, kiểm tra sự tương tác giữa
các yếu tố liên quan trong phẫu thuật cắt túi mật
do sỏi – nhóm tuổi, giới tính, thời gian phẫu
thuật, bệnh lý đi kèm, siêu âm, bạch cầu,
neutrophil, nhóm kháng sinh, liều dùng kháng
sinh, kháng sinh điều trị.
Phương trình hồi qui đa biến số:
Thời gian nằm viện = 2,78 + 1,12 KSĐT-X12
(2)
(R2= 0,096).

Thời gian nằm viện sau mổ ở 2 nhóm kháng
sinh nghiên cứu không có sự khác biệt, vì vậy
hiệu quả điều trị được tiếp tục đánh giá qua các
thông số nhiễm khuẩn vết mổ và chi phí kháng
sinh sử dụng.

Đánh giá NKVM giữa 2 nhóm kháng sinh
được sử dụng
NKVM ở 2 nhóm KSDP sử dụng được đánh
giá dựa vào tình trạng bệnh nhân sau mổ: có sốt,

Chuyên Đề Dược Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
bạch cầu tăng, đau vết mổ. Ngoài ra, đánh giá
NKVM còn dựa vào tình trạng của bệnh nhân
theo dõi sau khi tái khám sau 5-7 ngày (cận lâm
sàng, bệnh nhân bị đau vết mổ, bác sĩ điều trị có
chỉ định sử dụng kháng sinh điều trị).
Trong giai đoạn 2, có 3 bệnh nhân (3,61%) có
chỉ định cận lâm sàng sau phẫu thuật, kết quả
siêu âm có tụ dịch vùng túi mật và bác sĩ có chỉ
định dùng kháng sinh sau đó. Tuy nhiên, theo
đánh giá của bác sĩ điều trị thì các trường hợp
này không được đánh giá là nhiễm khuẩn vết
mổ. Vì vậy trong giai đoạn này chúng tôi không
đánh giá được tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ giữa 2
nhóm KSDP mà chỉ ghi nhận kết quả siêu âm
sau phẫu thuật có hay không có tụ dịch vùng túi

mật. Kết quả được trình bày trong bảng 3.
Bảng 3.Tỷ lệ % kết quả siêu âm có tụ dịch vùng túi
mật sau phẫu thuật
Siêu âm có tụ dịch và
chỉ định KS

Không

KS nhóm 1

KS nhóm 2

1 (2,38%)
41 (97,62%)

2 (4,88%)
39 (95,12%)

Nhận xét: So sánh tỷ lệ % kết quả siêu âm có
tụ dịch vùng túi mật sau phẫu thuật giữa 2 nhóm
KSDP (p=0,542), khác nhau không có ý nghĩa
thống kê.

Đánh giá chi phí kháng sinh giữa 2 nhóm
Cách dùng KSDP
Dùng 1 liều trước mổ 30 phút, có thể sử
dụng thêm 1 liều thứ 2 trong vòng 24 giờ (đối
với các ca mổ có thời gian kéo dài hơn 3 giờ hay
hơn 2 lần thời gian bán hủy của kháng sinh hoặc
lượng máu mất >1500ml)(10).

Bảng 4.Liều dùng KSDP
Yếu tố
Sử dụng 1 liều duy nhất

KS nhóm 1
29(64,44%)

KS nhóm 2
16 (35,56%)

Sử dụng 2 liều

13 (34,21%)

25 (65,79%)

Như vậy, việc sử dụng số liều KS ở 2 nhóm
không giống nhau (p=0,006).
Theo kết quả ghi nhận có 45,78% bệnh nhân
được sử dụng thêm liều thứ 02 KSDP sau mổ,
tuy nhiên thời gian phẫu thuật nội soi cắt túi mật
trong nghiên cứu đều <3 giờ(4,10). Do điều kiện vệ

Chuyên Đề Dược Học

Nghiên cứu Y học

sinh bệnh viện, vấn đề vô khuẩn phòng mổ ở
nước ta chưa cao, số lượng bệnh nhân đông, môi
trường chung không chỉ bệnh viện mà toàn

thành phố chưa tốt nên bác sĩ chỉ định bổ sung
liều thứ 02 KSDP để đảm bảo NKVM không xảy
ra cho bệnh nhân. Tuy nhiên, việc sử dụng thêm
liều thứ hai KSDP sau mổ sẽ làm tăng chi phí
điều trị cho bệnh nhân. Ngoài ra, nếu có điều
kiện theo dõi lượng máu bệnh nhân bị mất trong
quá trình phẫu thuật có thể đề nghị sử dụng liều
thứ 02 KSDP.

Chi phí kháng sinh sử dụng
Kết quả khảo sát cho thấy việc sử dụng
KSDP không có sự khác biệt giữa cefazolin và
các kháng sinh nhóm penicillin phối hợp chất ức
chế beta – lactamase về thời gian nằm viện của
bệnh nhân. Do đó, chúng tôi tiến hành đánh giá
chi phí điều trị của KSDP. Tuy nhiên, trong mỗi
trường hợp phẫu thuật, có nhiều mức chi phí
khác nhau, do không thể tiếp cận được chi phí
của quá trình phẫu thuật nên chúng tôi đánh giá,
so sánh về chi phí kháng sinh trong việc sử dụng
KSDP trong nghiên cứu.
Từ giá khảo sát tại bệnh viện và số liều
kháng sinh được sử dụng làm KSDP, chúng
tôi nhận thấy cefazolin khi được sử dụng có
khả năng làm giảm chi phí kháng sinh cho
bệnh nhân phẫu thuật cắt túi mật nội soi do
sỏi túi mật từ 120% - 16,6% (khi so sánh với
Unasyn và Curam).

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy:
Kháng sinh dự phòng đã được sử dụng hợp
lý tại thời điểm 30 phút trước khi rạch da trong
phẫu thuật nội soi cắt túi mật do sỏi túi mật.
Trong giai đoạn 1 vẫn còn sử dụng kháng
sinh điều trị không có lý do sau phẫu thuật, giai
đoạn 2 việc sử dụng kháng sinh đã không còn
nhóm sử dụng kháng sinh điều trị không có lý
do (theo phác đồ đề nghị).
Nghiên cứu đã áp dụng sử dụng KSDP cho
nhóm bệnh nhân nguy cơ thấp và một số bệnh

399


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014

nhân thuộc nhóm nguy cơ cao theo khuyến cáo
và đã ghi nhận được kết quả tốt.
Hiệu quả dự phòng của cefazolin đã được
ghi nhận: giảm chi phí kháng sinh, hạn chế được
tình hình đề kháng kháng sinh ngày càng gia
tăng tại bệnh viện. Hiện nay, tại bệnh viện Nhân
Dân Gia Định đã có kháng sinh cefazolin trong
danh mục thuốc nên nghiên cứu đã mở rộng sự
lựa chọn KSDP cho bác sĩ trong phẫu thuật cắt
túi mật nội soi do sỏi túi mật và cefazolin là
kháng sinh được ưu tiên lựa chọn trong phẫu

thuật cắt túi mật do sỏi.
Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi còn
hạn chế là chưa đánh giá được tỷ lệ nhiễm
khuẩn vết mổ.
Từ kết quả của nghiên cứu này, có thể mở
rộng nghiên cứu thêm nhóm không sử dụng
KSDP cho bệnh nhân phẫu thuật cắt túi mật do
sỏi có yếu tố nguy cơ thấp như các hướng dẫn và
y văn trên thế giới.
Ngoài ra, nếu có điều kiện tiếp cận thu thập
đầy đủ chính xác các dữ kiện như thời gian tiêm
KSDP, chi tiết hơn về cách đánh giá điểm số
ASA, nhiễm khuẩn vết mổ và chi phí điều trị của
bệnh nhân, … sẽ giúp cho việc phân tích mối
liên hệ giữa các yếu tố với nhau trong phương
trình hồi qui đa biến số sẽ rõ ràng, chính xác và
thuyết phục hơn, từ đó cho ra các kết luận chi
tiết hơn nữa.

400

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Choudhary A, Bechtold ML, Puli SR; Mohamed O, Praveen KR
(2008), "Role of Prophylactic Antibiotics in Laparoscopic
Cholecystectomy: A Meta-Analysis", J Gastrointest Surg 12:
1847-1853.
2. Wells BG, Dipiro JT, Hammer TLS, Hamiton CW (2009),
Pharmacotherapy Handbook, Seventh Edition, Mc Graw _Hill

Coop, 522-531
3. Bộ Y Tế (2007), Ban tư vấn sử dụng kháng sinh, Hướng dẫn sử
dụng kháng sinh, tr. 176-193, NXB Y học.
4. Gilbert DN, Moellering RC, Eliopoulos GM, Chambers HF; Saag
MS (2010), The Sanford Guide to antimicrobial therapy,
Antimicrobial Therapy, Inc, p. 168-171.
5. Higgins A et al (1999),"Prophylactic antibiotics for elective
laparoscopic cholecystectomy: are they necessary?", Archives of
Surgery, 134: 611 - 614.
6. Kasatpibal N, Jamulitrat S, Chongsuvivatwong V (2005),
"Standardized incidence rates of surgical site infection: a
multicenter study in Thailand", Am J Infect Control, 33(10): 587594.
7. Mehmet U, Gurkan Y, Bulent C (2009), "The Role of Prophylactic
Antibiotics in Elective Laparoscopic Cholecystectomy", Journal
of the Society of Laparoendoscopic Surgeons (JSLS), 13: 337-341.
8. Mohammed A, Subodh V, Thomas FL (2011), "Suboptimal use
of risk reduction therapy in peripheral arterial disease patients at
a major teaching hospital", Original Article, 31(4): 371-375.
9. Sanabria A, Valdivieso E, Gomez G, Domiguez LC (2009),
"Antibiotic prophylaxis for patients undergoing elective laparoscopic
cholecystectomy", The Cochrane Library, 1: 1-7.
10. Scottish Intercollegiate Guidelines Network (2000), Scottish
Intercollegiate Guidelines Network.
11. Zhou H, Zhang J, Wang Q, Hu Z (2009), "Meta-analysis:
antibiotic prophylaxis in elective laparoscopic cholecystectomy",
Alimentary Pharmacology & Therapeutic, 29: 1087 – 95.

Ngày nhận bài báo:

14.12.2012


Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20.12.2012
Ngày bài báo được đăng:

13.03.2014

Chuyên Đề Dược Học



×