Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá kết quả điều trị bệnh quanh răng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Quân y 103

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.97 KB, 6 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH QUANH RĂNG Ở
BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Nguyễn Khang*; Vũ Mạnh Hùng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá kết quả kiểm soát glucose máu khi có kết hợp liệu pháp quanh răng (QR)
không phẫu thuật trên bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 có bệnh QR tại Bệnh viện
Quân y 103. Đối tượng và phương pháp: 50 BN với chẩn đoán xác định ĐTĐ týp 2 kèm theo
bệnh QR được lựa chọn ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm can thiệp với 25 BN được hướng dẫn
vệ sinh răng miệng (VSRM), lấy cao răng làm nhẵn chân răng và dùng kháng sinh; nhóm đối
chứng với 25 BN được hướng dẫn VSRM đơn thuần. Kết quả: nhóm can thiệp và nhóm đối
chứng, theo thứ tự có đặc điểm: tuổi trung bình 60,20 ± 9,04 và 64,12 ± 7,94; chỉ số HbA1c
trung bình 7,83 ± 0,77% và 7,74 ± 0,56%. Sau 3 tháng, nhóm can thiệp: chỉ số HbA1c trung
bình giảm đáng kể (0,46 ± 1,13%) so với nhóm đối chứng (p < 0,05); các chỉ số QR gồm: chỉ số lợi,
độ sâu thăm dò, mất bám dính cải thiện đáng kể so với nhóm đối chứng (p < 0,05). Kết luận:
điều trị ĐTĐ týp 2 có kết hợp với liệu pháp QR không phẫu thuật có thể giúp cải thiện kiểm soát
glucose máu trên BN ĐTĐ týp 2 có bệnh QR.
* Từ khoá: Bệnh quanh răng; Đái tháo đường týp 2; Kiểm soát glucose máu.

Ascessment of Effects of Periodontal Therapy in Patients with
Type 2 Diabetes Mellitus at 103 Military Hospital
Summary
Objectives: Ascessment of the effect of nonsurgical periodontal therapy on glycemic control
and periodontal status in patients with type 2 diabetes mellitus and periodontal disease at 103
Military Hospital. Subjects and methods: A total of 50 patients attending the type 2 diabetes
mellitus and periodontal disease were selected and assigned in an alternative sequence into
2 groups: test group (25 patients) were received oral hygiene instructions, scaling and root
surface debridement and antibiotic therapy; control group (25 patients) received only oral
hygiene instructions. Results: There were 50 participants in each group with the mean age of
60.20 ± 9.04 years and 64.12 ± 7.94 years and glycated hemoglobin (HbA1c) level of 7.83 ±


0.77% and 7.74 ± 0.56%, in the test and control groups, respectively. After 3 months, there was
significant reduction in HbA1c levels in the test group (0.46 ± 1.13%) compared to the control
group (p < 0.05). Clinical periodontal parameters of gingival index, probing depth and clinical
attachment level significantly improved in the test group (p < 0.05). Conclusions: This study showed
that nonsurgical periodontal therapy may have a beneficial effect on HbA1c level in type 2
diabetic patients.
* Keywords: Periodontal disease; Tye 2 diabetes mellitus; Glycemic control.
* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Mạnh Hùng ()
Ngày nhận bài: 04/01/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/03/2018
Ngày bài báo được đăng: 23/03/2018

132


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh quanh răng là bệnh lý nhiễm
khuẩn tổ chức QR có tính chất mạn tính,
gây phá hủy cấu trúc nuôi dưỡng và nâng
đỡ răng gồm lợi, xương răng, dây chằng
và xương ổ răng [2]. Đây là nguyên nhân
chính gây mất răng, là mối đe dọa lớn thứ
hai trong các rối loạn về sức khỏe răng
miệng [3]. Những năm đầu thập niên 90,
Loe đánh giá viêm QR như biến chứng
thứ 6 của ĐTĐ. ĐTĐ là một bệnh lý rối
loạn chuyển hóa, đặc trưng bởi glucose
máu ở mức cao [4], gây biến chứng nhiều
cơ quan. Ở Việt Nam, ước tính tỷ lệ hiện

mắc ĐTĐ tăng từ 2,9% năm 2010 lên đến
5,4% năm 2013. Có khoảng 53.458 người
tử vong liên quan đến bệnh ĐTĐ vào
năm 2015 tại Việt Nam [5]. Trong số các
BN mắc ĐTĐ, tỷ lệ ĐTĐ týp 2 chiếm trên
90%, những BN mắc ĐTĐ thường kèm
theo bệnh QR [6], càng làm tăng gánh
nặng bệnh tật. Nhiều nghiên cứu kết luận:
điều trị bệnh QR có thể giúp cải thiện
kiểm soát glucose máu ở BN ĐTĐ týp 2.
Do vậy, nghiên cứu tiến hành nhằm:
Đánh giá kết quả điều trị bệnh QR ở BN
ĐTĐ týp 2 tại Bệnh viện Quân y 103.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.

* Tiêu chuẩn lựa chọn chung cho 2 nhóm:

- Điều trị ĐTĐ thường xuyên trong
3 tháng trước.
* Tiêu chuẩn loại trừ cho cả 2 nhóm:
- Đang mắc bệnh toàn thân cấp hoặc
mạn tính khác.
- Hút thuốc và nghiện rượu.
- ĐTĐ đã có biến chứng.
- Dùng kháng sinh toàn thân hoặc điều
trị QR tại thời điểm cách thời gian khám
< 3 tháng.
- Phụ nữ có thai; mắc bệnh liên quan

đến tuyến giáp.
- BN không hợp tác.
- Trong quá trình nghiên cứu, tình trạng
bệnh QR có chỉ định điều trị.
* Cỡ mẫu: tính cỡ mẫu nghiên cứu can
thiệp lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng
theo công thức:

Trong đó, n1, n2: cỡ mẫu nhóm can thiệp
và nhóm đối chứng; p1, p2: tỷ lệ mắc bệnh
QR có độ sâu thăm dò ≥ 7 mm trước
và sau can thiệp, ước tính 0,6 và 0,2;
α = 0,05; β = 0,2; Z1-α/2 = 1,96 và Z1-β = 0,842.
Cỡ mẫu tối thiểu cho mỗi nhóm là 23 BN.
Trong nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn mỗi
nhóm 25 BN đạt tiêu chuẩn.
2. Phương pháp nghiên cứu.

- Chẩn đoán xác định ĐTĐ týp 2 theo
tiêu chuẩn ADA (2017).

- Thiết kế nghiên cứu can thiệp lâm sàng
ngẫu nhiên có đối chứng.

- Có viêm lợi hoặc viêm QR theo Hướng
dẫn của Viện Hàn lâm QR Mỹ AAP (2014).

- Lựa chọn BN theo tiêu chuẩn (lâm
sàng và cận lâm sàng), thời gian từ tháng
7 - 2017 đến 11 - 2017, ghi lại các dữ liệu:


- Có ít nhất 3 vùng lục phân còn chức
năng.
- Hợp tác nghiên cứu và tự đi lại được.

+ Thông tin cá nhân, thời gian phát
hiện bệnh ĐTĐ týp 2, BMI, HbA1c.
133


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018
+ Các chỉ số đánh giá tình trạng QR:
chỉ số lợi GI, chỉ số độ sâu thăm dò, chỉ số
tái bám dính lâm sàng CAL.
- Ngưỡng đánh giá: theo Hiệp hội ĐTĐ
Hoa Kỳ ADA (2017). Mục tiêu điều trị
ĐTĐ týp 2 theo chỉ số HbA1c như sau:
đạt mục tiêu: HbA1c < 7%; không đạt
mục tiêu: HbA1c ≥ 7%. Chỉ số khối cơ thể
BMI (Boby Mass Index-kg/m2) theo WHO
(2000): < 18,5: cân nặng thấp; 18,5 - 24,9:
bình thường; 25,0 - 29,9: thừa cân; ≥ 30:
béo phì.
- Tiến hành can thiệp:
+ Nhóm can thiệp: hướng dẫn VSRM,
súc miệng bằng dung dịch povidoneiodine 1% x 2 lần/ngày x 5 ngày; lấy cao
răng, đánh bóng kết hợp bơm rửa túi lợi

bằng dung dịch povidone-iodine 1% và
oxy già 3%; kháng sinh.

+ Nhóm đối chứng: hướng dẫn VSRM
đơn thuần, trong thời gian 3 tháng không
nhận bất cứ can thiệp đến tổ chức QR.
- Cả 2 nhóm đều được tái khám sau
1 và 3 tháng. Trong phạm vi bài báo này,
chúng tôi trình bày dữ liệu vào hai thời điểm:
lần khám đầu và sau 3 tháng can thiệp.
- Xử lý số liệu: bằng phần mềm thống
kê y học Epi.info 7 và Excel 2013.
* Đạo đức nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, đối với
nhóm đối chứng, BN tình trạng QR cần
điều trị sẽ loại ra khỏi nghiên cứu. BN đảm
bảo tiêu chuẩn, khi kết thúc nghiên cứu tiến
hành điều trị bệnh QR theo mức độ bệnh.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm bệnh ĐTĐ týp 2 và bệnh QR trên 2 nhóm nghiên cứu.
Bảng 1: Đặc điểm 2 nhóm tại thời điểm trước can thiệp.
X ± SD
Chỉ số

p

Nhóm can thiệp

Nhóm đối chứng

Nam (BN)


17 (68%)

15 (60%)

Nữ (BN)

8 (32%)

10 (40%)

Tuổi (năm)

60,20 ± 9,04

64,12 ± 7,94

0,11

Thời gian phát hiện ĐTĐ (năm)

6,04 ± 1,85

5,68 ± 2,41

0,30

BMI (kg/m )

24,56 ± 1,67


24, 34 ± 1,95

0,85

HbA1c (%)

7,83 ± 0,77

7,74 ± 0,56

0,63

GI

1,54 ± 0,53

1,58 ± 0,51

0,79

PD (mm)

5,84 ± 0,81

5,73 ± 1,14

0,70

CAL (mm)


2,97 ± 1,38

2,96 ± 1,40

0,99

2

- Khác biệt về tuổi và thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ týp 2 giữa hai nhóm không
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
134


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018
- Chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình giữa hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05) và thuộc nhóm cân nặng bình thường.
- Tình trạng kiểm soát glucose máu: giữa hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05). Như vậy, khi so sánh với mục tiêu điều trị theo ADA (2017), chỉ số
HbA1c trung bình của cả hai nhóm đều không đạt mục tiêu. Các chỉ số đánh giá tình
trạng QR gồm chỉ số lợi GI, chỉ số độ sâu thăm dò và chỉ số tái bám dính CAL giữa
hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
2. Kết quả sau can thiệp.
Bảng 2: Kết quả can thiệp sau 3 tháng.
X ± SD

Chỉ số

p

Nhóm can thiệp


Nhóm đối chứng

7,83 ± 0,77

7,74 ± 0,56

0,63

7,37 ± 1,22

8,12 ± 1,15

0,03

-0,46 ± 1,13

0,38 ± 0,11

0,01

1,54 ± 0,53

1,58 ± 0,51

0,79

0,43 ± 0,34

1,20 ± 0,61


0,007

-1,11 ± 0,53

-0,38 ± 0,43

< 0,0001

1,54 ± 0,53

1,58 ± 0,51

0,70

4,47 ± 0,59

4,76 ± 0,87

0,17

-1,37 ± 0,35

-0,97 ± 0,47

< 0,0001

2,97 ± 1,38

2,96 ± 1,40


0,99

2,18 ± 1,03

2,92 ± 1,06

0,015

-0,79 ± 0,78

-0,04 ± 0,90

0,003

HbA1c (%)
Trước can thiệp
Sau can thiệp 3 tháng
Chênh lệch sau-trước điều trị
GI
Trước can thiệp
Sau can thiệp 3 tháng
Chênh lệch sau-trước điều trị
PD (mm)
Trước can thiệp
Sau can thiệp 3 tháng
Chênh lệch sau-trước điều trị
CAL (mm)
Trước can thiệp
Sau can thiệp 3 tháng

Chênh lệch sau-trước điều trị

* Kết quả kiểm soát glucose máu:
Bảng 3: So sánh chỉ số HbA1c trung bình ở 2 nhóm sau can thiệp với các tác giả khác.
Tác giả

Nhóm can thiệp

Nhóm đối chứng

n

X ± SD

n

X ± SD

Nguyễn Xuân Thực (2011) [1]

87

7,2 ± 1,4

83

7,3 ± 1,3

Khushboo Goel và CS (2017) [7]


27

6,71 ± 0,50

29

6,80 ± 0,45

Chúng tôi (2017)

25

7,37 ± 1,22

25

8,12 ± 1,15

135


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018
Sau can thiệp 3 tháng, khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số HbA1c trung bình
giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng, kết quả của chúng tôi tương tự nghiên cứu
của Nguyễn Xuân Thực (2011) [1], Khushboo Goel và CS (2017) [7].
Bảng 4: So sánh hiệu quả cải thiện chỉ số HbA1c với các tác giả khác.
Nhóm can thiệp

Tác giả


Nhóm đối chứng

n

X ± SD

n

X ± SD

Khushboo Goel và CS (2017) [7]

27

-1,83 ± 0,95

29

0,43 ± 3,71

Chúng tôi (2017)

25

-1,01 ± 0,61

25

-0,07 ± 0,78


Về hiệu quả điều trị: chỉ số HbA1c trung bình ở nhóm can thiệp giảm 0,46 ± 1,13%
trong khi nhóm đối chứng tăng 0,38 ± 0,11%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Theo Khushboo Goel và CS (2017) [7], sau 3 tháng can thiệp, chỉ số HbA1c trung bình
ở nhóm can thiệp giảm (1,83 ± 6,95%), nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê so
với nhóm đối chứng (p > 0,05).
Chỉ số HbA1c giảm sau điều trị QR được giải thích do giảm đáp ứng viêm toàn thân
và tại chỗ thông qua giảm hàng loạt các mediator viêm như TNF-α, IL-1 β, PGE2, IL-8,
IL-10 và CRP. Tuy nhiên, một số nghiên cứu không thấy cải thiện chỉ số HbA1c sau
điều trị QR. Sự khác biệt này là do thiết kế mẫu nghiên cứu khác nhau. Đa số các
nghiên cứu cho rằng chỉ số BMI ở mức cao, còn HbA1c quá gần ngưỡng đạt mục tiêu
điều trị. Vì vậy, sự khác biệt trong cải thiện chuyển hóa không rõ.
* Hiệu quả cải thiện tình trạng QR:
Bảng 5: So sánh hiệu quả cải thiện chỉ số GI và CAL với các tác giả khác.
Nhóm can thiệp

Nhóm đối chứng

Tác giả
n

X ± SD

n

X ± SD

Khushboo Goel và CS (2017) [7]

27


-0,3

29

-0,03

Chúng tôi (2017)

25

-1,11 ± 0,53

25

-0,38 ± 0,43

Khushboo Goel và CS (2017) [7]

27

-0,91

29

-0,05

Chúng tôi (2017)

25


-1,37 ± 0,35

25

-0,97 ± 0,47

Khushboo Goel và CS (2017) [7]

27

-0,3

29

-0,05

Chúng tôi (2017)

25

-0,79 ± 0,78

25

-0,04 ± 0,90

GI

PD


CAL

Sau can thiệp, trung bình các chỉ số GI, PD, CAL giữa hai nhóm khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05).
136


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018
Hiệu quả cải thiện 3 chỉ số GI, PD,
CAL ở nhóm can thiệp có ý nghĩa thống
kê so với nhóm đối chứng (p < 0,05). Kết
quả này tương tự nghiên cứu của Nguyễn
Xuân Thực (2011) [1], Khushboo Goel và
CS (2017) [7]. Sau can thiệp 3 tháng, chỉ
số GI trung bình ở nhóm can thiệp giảm
1,11 ± 0,53 mm, độ sâu thăm dò giảm
1,37 ± 0,35 mm và tái bám dính trung
bình 0,79 ± 0,78 mm, có sự cải thiện rõ
rệt tình trạng QR so với nhóm đối chứng
(p < 0,05).
Như vậy, sau 3 tháng can thiệp, chỉ số
HbA1c và 3 chỉ số QR (GI, PD, CAL) cải
thiện đáng kể so với nhóm đối chứng. Kết
quả của chúng tôi tương tự với nhiều
nghiên cứu khác [8]. Kết quả này góp
phần ủng hộ thêm cho quan điểm: điều trị
QR có thể giúp cải thiện kiểm soát glucose
máu tốt hơn.
KẾT LUẬN
Điều trị ĐTĐ týp 2 kết hợp với liệu

pháp QR không phẫu thuật có thể giúp
cải thiện kiểm soát glucose máu trên BN
ĐTĐ týp 2 có bệnh QR.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Xuân Thực. Nghiên cứu bệnh
QR ở BN ĐTĐ týp 2 tại Bệnh viện Nội tiết
Trung ương và đánh giá hiệu quả can thiệp.

Luận án Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y
Hà Nội. 2011.
2. de Pablo, Paola Chapple, Lain L.C.
Buckley et al. Periodontitis in systemic rheumatic
diseases. Nature Reviews Rheumatology. 2009,
5, p.218.
3. Benjamin, Regina M. Oral health: The
silent epidemic. Public Health Reports. 2010,
125 (2), pp.158-159.
4. American Diabetes Association. Diagnosis
and classification of diabetes mellitus. Diabetes
Care. 2014, 37 (Supplement 1), s.81.
5. Lai Duc Truong. A global public health
agenda to halt the rise of diabetes. World
Health Organization. 2016.
6. James R. Gavin III, K.G.M.M. Albert,
Mayer B. Davidson. Report of the expert
committee on the diagnosis and classification
of diabetes mellitus. Diabetes Care. 2003, 26
(suppl. 1), s5.
7. Goel, Khushboo Pradhan, Shaili Bhattarai
et al. Effects of nonsurgical periodontal

therapy in patients with moderately controlled
type 2 diabetes mellitus and chronic periodontitis
in Nepalese population. Clinical, Cosmetic and
Investigational Dentistry. 2017, 9, pp.73-80.
8. Koromantzos PA, Makrilakis K, Dereka X,
Katsilambros N et al. A randomized,
controlled trial on the effect of nonsurgical
periodontal therapy in patients with type 2
diabetes. J Clin Periodontol. 2011, 38 (2),
pp.142-147.

137



×