Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giá trị của axít hyaluronic trong chẩn đoán không xâm lấn xơ gan còn bù

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.14 KB, 7 trang )

ng. Kết quả,
axit hyaluronic khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm
bệnh nhân, độ nhạy và độ đặc hiệu của xét
nghiệm này lần lượt là 78,4% và 80,9% và có sự
tương quan thuận mức độ mạnh giữa nồng độ
axit hyaluronic trong máu và mức độ xơ hóa gan
theo mô học(8).
Nghiên cứu của Zhang(21) và cộng sự năm
2008 đánh giá vai trò của axit hyaluronic trên
nhóm bệnh nhân viêm gan virút B mạn tính và
kết luận axit hyaluronic, cùng với chỉ số APRI,
có thể chẩn đoán xơ hóa mức độ trung bình
đến nặng, tương ứng điểm giai đoạn xơ hóa từ
2 đến 4.

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi trị số
axit hyaluronic chọn làm điểm cắt tăng dần về
phía trị số 75 thì độ nhạy không đổi, độ đặc hiệu
tăng dần. Khi tăng hơn giá trị 75, độ đặc hiệu
không tăng thêm mà độ nhạy giảm rõ. Chỉ số
Youden cao nhất tại giá trị axit hyaluronic = 75
ng/ml, với độ nhạy 89,7%, độ đặc hiệu 79%. Để
chứng minh ưu điểm của giá trị cắt này, chúng
tôi nghĩ cần nghiên cứu rộng và sâu hơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, với hệ số
tương quan r = 0,63, axit hyaluronic có tương
quan thuận mức độ mạnh với độ tổn thương mô


học của gan (p = 0,000 < 0,01).
Trong cả nghiên cứu của Plevris(14), Felix(5)
và cộng sự và của chúng tôi, axit hyaluronic
đều cho thấy sự tương quan mạnh với giai
đoạn xơ hoá
Mức tương quan thuận mức độ mạnh giữa
axit hyaluronic và điểm phân bậc xơ hoá gan có
thể xem là ưu điểm nổi bật để xét nghiệm này
được xét đến khi theo dõi các bệnh nhân bệnh
gan mạn. Nhất là khi các nghiên cứu về các
thuốc chống xơ hóa bắt đầu được phát triển, axit
hyaluronic sẽ là phương tiện đắc lực để theo dõi
đáp ứng điều trị và nghiên cứu tìm liều điều trị
lý tưởng.
Trong những năm gần đây, axit hyaluronic
được nghiên cứu chuyên biệt hơn, trên từng
nhóm bệnh nhân, và mở rộng hơn, đánh giá các
giá trị khác của axit hyaluronic như giá trị tiên
lượng bệnh, giá trị chẩn đoán khi phối hợp với
các dấu hiệu, triệu chứng khác.
Nghiên cứu của Crawford và cộng sự(3) tại
Úc năm 2009 thực hiện trên bệnh nhân bệnh gan
mạn do ứ sắt di truyền. Trên những bệnh nhân
có nồng độ ferritin > 1 000 microgram/L, axit
hyaluronic > 46,5 ng/ml có độ nhạy và độ đặc
hiệu tuyệt đối 100% khi chẩn đoán xơ gan(3).
Nghiên cứu mới nhất về axit hyaluronic
được công bố tháng 06 năm 2010 của Nunes và
cộng sự(12) đã tìm thấy một vai trò khác của axit
hyaluronic là giá trị tiên lượng bệnh. Tác giả kết

luận, axit hyaluronic có giá trị tiên lượng tử
vong liên quan đến gan trên những bệnh nhân

Chuyên Đề Nội Khoa

Nghiên cứu Y học

viêm gan vi rút C mạn tính có và không có đồng
nhiễm HIV. Giá trị tiên lượng này độc lập với
thang điểm Child Pugh Turcotte và MELD và
đơn giản, dễ thực hiện hơn rất nhiều(12).
Nghiên cứu về giá trị tiên lượng bệnh không
phải là những nghiên cứu dễ thực hiện nên bước
đầu chúng ta chỉ mới có giá trị axit hyaluronic
trên một nhóm bệnh nhân chuyên biệt. Tuy
nhiên, điều này cũng mở ra một hướng nghiên
cứu mới và càng khuyến khích sự đầu tư nghiên
cứu thêm về axit hyaluronic trong chuyên khoa
Gan mật.

Mô hình chẩn đoán không xâm lấn
Theo khuynh hướng chung hiện nay, nghiên
cứu của chúng tôi cũng hướng đến một mô hình
chẩn đoán không xâm lấn phối hợp gồm các
triệu chứng lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm
sàng cơ bản và xét nghiệm định lượng axit
hyaluronic trong máu, một xét nghiệm mới thực
hiện được trong tình hình thực tế hiện nay.
Mô hình A gồm các dấu hiệu có ý nghĩa
trong nhóm xơ gan. Khi thêm axit hyaluronic

vào, tạo thành mô hình B thì độ nhạy tăng lên
89,7%, giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên
đoán âm đều cao hơn, lần lượt là 89,7% và
84,2%. Như vậy, với độ đặc hiệu không đổi, khả
năng phát hiện bệnh cũng như loại trừ chẩn
đoán xơ gan của mô hình B tốt hơn.
Đây là mô hình rút ra từ nghiên cứu của
chúng tôi. Chúng tôi chưa tìm được mô hình
nào tương tự trong các nghiên cứu khác về chẩn
đoán xơ gan còn bù để so sánh.
Kết luận về giá trị của mô hình chẩn đoán
không xâm lấn tìm được từ nghiên cứu của
chúng tôi cần thêm một bước là kiểm chứng lại
với một mẫu bệnh nhân tương đồng. Đó cũng
là một hạn chế của nghiên cứu. Chúng tôi cho
rằng cần tiếp tục nghiên cứu sâu, rộng hơn
mới có thể kết luận chính xác về mô hình
chúng tôi đã đưa ra. Tuy thế, với ưu điểm nổi
bật là tính khả thi, chúng tôi cho rằng mô hình
chẩn đoán không xâm lấn của nghiên cứu này
cần thiết được nghiên cứu thêm vì mô hình

301


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011

này sẽ rất có giá trị nếu những kết luận của

chúng tôi được công nhận.

6.

KẾT LUẬN

7.

Axit hyaluronic là chất đánh dấu xơ hóa gan
trực tiếp có mối tương quan thuận mức độ
mạnh với độ tổn thương mô học của gan. Tại giá
trị cắt 60 ng/ml, xét nghiệm định lượng axit
hyaluronic trong máu có ý nghĩa trong chẩn
đoán xơ gan giai đoạn còn bù với độ nhạy
89,7%, độ đặc hiệu 63,2%, giá trị tiên đoán
dương 78,8%, giá trị tiên đoán âm 80%. Mô hình
chẩn đoán không xâm lấn gồm sao mạch, lòng
bàn tay son, thời gian Prothrombine kéo dài,
siêu âm bờ gan không đều, siêu âm có lách to và
nồng độ axit hyaluronic trong máu > 60 ng/ml có
thể chẩn đoán xơ gan giai đoạn còn bù với độ
nhạy 89,7%; độ đặc hiệu 84,2%; giá trị tiên đoán
dương 89,7%; giá trị tiên đoán âm 84,2%.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phương
pháp chẩn đoán không xâm lấn là có giá trị và
có thể sử dụng mô hình không xâm lấn đã tìm
được để chẩn đoán xơ gan giai đoạn còn bù
trong tình hình thực tế hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.

3.

4.
5.

302

Bùi Hữu Hoàng (2000). Sinh thiết gan trong viêm gan siêu vi
C. Viêm gan siêu vi C- từ cấu trúc siêu vi đến điều trị, NXB Y học.
Bùi Hữu Hoàng, Đinh Dạ Lý Hương (2000). Dịch tễ học Viêm
gan siêu vi B. Viêm gan siêu vi B- từ cấu trúc siêu vi đến điều trị,
NXB Đà Nẵng.
Crawford DH, Murphy TL, Ramm LE (2009). Serum
hyaluronic acid with serum ferritin accurately predicts
cirrhosis and reduces the need for liver biopsy in C282Y
hemochromatosis, Hepatology 49(2):418-25.
Dieterich DT. (2003). Biopsies, www.janis7hepc.com
Felix S., Gudrun Ooeschl (2003). Serum hyaluronate correlates
with histological progreesion in alcoholic liver disease, Eur J
Gastroenterol Hepatol, 15: 945-950.

8.

9.

10.


11.
12.

13.
14.

15.
16.
17.
18.
19.
20.

21.

Gordon A. et al (2005). Comprehensive clinical assessment
improves the accuracy of predicting cirrhosis in chronic
hepatitis C, J Gastroenterol Hepatol, 20: 825-832.
Kaneda H, Hashimoto E, Yatsuji S, Tokushige K, Shiratori K
(2006). Hyaluronic acid levels can predict severe fibrosis and
platelet counts can predict cirrhosis in patients with
nonalcoholic fatty liver disease, J Gastroenterol Hepatol.,
21(9):1459-65.
Khan JA, Khan FA, Dilawar M (2007). Serum hyaluronic acid
as a marker of hepatic fibrosis”, J Coll Physicians Surg Pak
17(6):323-6
Lu L et al (2003). Relationship between clinical and pathologic
findings in patients with chronic liver diseases, World J
Gastroenterol, 9 : 2796-2800.
McHutchison JG, Blatt LM, de Medina M (2000).

Measurement of serum hyaluronic acid in patients with
chronic hepatitis C and its relationship to liver histology.
Consensus Interferon Study Group, J Gastroenterol Hepatol,
15:945-951.
Nezam H. Afdhal, Nunes David (2004). Evaluation of liver
fibrosis: a concise review, Am J Gast, 1160-1174.
Nunes David (2010). Non-invasive markers of liver fibrosis
are highly predictive of liver-related death in a Cohort of
HCV-infected individuals with and without HIV infection,
American Journal of Gastroenterology,105: 1346-1353
Oberti F, Valsesia E, Pilette C (1997). Non-invasive diagnosis
of hepatic fibrosis or cirrhosis, Gastroenterology, 113:1609-1616.
Plevris JN, Haydon GH, Simpson KJ (2000). Serum
hyaluronan - a non-invasive test for diagnosing liver cirrhosis,
Eur J Gastroenterol Hepatol, 12(10):1121-7.
Sherlock S. and James Dooley (2002). Cihhhosis. Diseases of the
liver and biliary system, 11th edition.
Scott L. Friedman (2003). Liver fibrosis-from bench to bedside,
J Hepatol, 38: S38-S53.
Taylor CR (2004). Cirrhosis, eMedicine Journal.
Trần Ngọc Bảo (2000). Dịch tễ học nhiễm siêu vi viêm gan C”.
Viêm gan siêu vi C- từ cấu trúc siêu vi đến điều trị, NXB Y học.
Wolf DC (2004). Definition, Epidemiology and Etiology of
Cirrhosis, eMedicine Journal
Yilmaz S, Bayan K, Tuzun Y (2007). Replacement of
hystological findings: serum hyaluronic acid for fibrosis, highsensitive C-reactive protein for necroinflamation in chronic
viral hepatitis, Int J Clin Pract. 61(3):438-43.
Zhang YX, Wu WJ, Zhang YZ (2008). Noninvasive assessment
of
liver

fibrosis
with
combined
serum
aminotransferase/platelet ratio index and hyaluronic acid in
patients
with
chronic
hepatitis
B,
World
J
Gastroenterol.14(46):7117-21.

Chuyên Đề Nội Khoa



×