Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kết quả phục hồi chức năng của khớp gối sau thay khớp gối toàn phần tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.54 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

Nghiên cứu Y học

KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA KHỚP GỐI SAU THAY KHỚP 
GỐI TOÀN PHẦN TẠI BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH 
Trương Trí Hữu*, Đoàn Quang Phương** 

TÓM TẮT 
Mở đầu: Phẫu thuật thay khớp gối mang đến giảm đau và phục hồi chức năng khớp gối. Yếu tố tiên lương 
chính là phục hồi tầm vận động khớp gối sau mổ phụ thuộc vào tầm vận động khớp gối trước mổ, kỹ thuật mổ và 
chế độ tập vật lý trị liệu. 
Mục đích nghiên cứu: Để đánh giá hiệu quả chương trình tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay 
khớp gối. 
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiền cứu dùng phần mềm thống kê SPSS 16; mức độ chứng cứ IV. Đối 
tượng gồm các BN lớn tuổi có chỉ định phẫu thuật thay khớp gối do thoái hóa khớp nặng hay viêm khớp dạng 
thấp. Tập phục hồi chức năng bắt đầu ngay 24 giờ sau mổ, áp dụng bài tập cơ hiệu quả và tăng dần sức mạnh cơ 
bắp. Chế độ tập được theo dõi sát trong 12 tuần đầu. Tiếp theo được hoàn thiện tầm độ khớp, hoạt động sinh hoạt 
hàng ngày, tập dáng đi được hướng dẫn về nhà tập. Đánh giá chức năng trước mổ, sau mổ 1,2.3,6 và 12 tháng). 
Lượng giá chung về tầm độ khớp, sức cơ, đau, dáng đi và cân bằng cơ thể. 
Kết quả: Thực hiện thay khớp gối toàn phần 76 khớp gối của 71 bệnh nhân ( từ 1‐9‐2010 đến 1‐4‐2013), 
không thay bánh chè. Thời gian theo dõi trung bình là 26 tháng, thang điểm KS và KFS được so sánh trước và 
sau mổ. Điểm trung bình KS trước mổ 41,88 và sau mổ 88,20, điểm trung bình KFS trước mổ 41,80 và sau mổ 
là 79,78. Kết quả theo thang điểm KS sau mổ là rất tốt 71,1%; tốt 22,2%, khá 5,3%, xấu 1,5%. Gập gối trung 
bình 115o. Phục hồi sức cơ tứ đầu (0,98 ± 0,54; P < 0,042) và gân cơ chân ngỗng (1,05 ± 0,72; P < 0,041), thang 
điểm dáng đi (P < 0,047) và điểm thăng bằng (P < 0,045).  
Kết  luậ: Tập phục hồi chức năng sớm sau phẫu thuật thay khớp gối giúp rút ngắn thời gian năm viện, 
không biến chứng thuyên tắc mạch và thuyên tắc phổi. Tập phục hồi chức năng sau mổ giúp cải thiện chức năng 
khớp gối sau mổ thay khớp gối và có dáng đi tốt đối với người cao tuổi bị thoái hóa khớp nặng 
Từ khóa: phẫu thuật thay khớp gối toàn phần, phác đồ tập phục hồi chức năng 


ABSTRACT 
KNEE FUNCTIONAL OUTCOME AFTER TOTAL KNEE ARTHROPLASTY (TKA) IN HOSPITAL  
FOR ORTHOPEDIC‐ TRAUMATOLOGY 
Truong Tri Huu, Doan Quang Phuong 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 449 ‐ 455 
Introduction:  The  arthritis  pain  is  typically  eliminated  and  function  is  recovered  after  TKA.The  biggest 
predictor of postoperative ROM is preoperative ROM, technique of surgery and rehabilitation program. 
Purpose: to evaluate the effectiveness of a rehabilitation program after total knee arthroplasty. 
Method  and  materials: Prospective observation, data are represented by descriptive statistics (SPSS 16. 
soft –ware). Level IV evidence base. Subjects  are patients undergoing primary total knee arthroplasty for severe 
osteoarthritis and rheumatoid arthritis. Rehabilitation was started within 24 hours post surgery. Rehabilitation 
using effective exercise and progression to functional strengthening exercises. Rehabilitation programs will take 
* Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP. HCM, ** Bệnh viện Đa khoa Bình Định 
Tác giả liên lạc: TS. BS Trương Trí Hữu 
ĐT: 0918591576  
Email:  

Chấn Thương Chỉnh Hình 

449


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

place  over  12  weeks.  Then  they  will  receive  treatment  for  range  of  motion,  activities  of  daily  living  and  gait 
training, as well as a home exercise program. The investigators will measure function and strength at six time 
points  (pre‐op;  1,  2,  3,  6,  and  12  months  after  TKA).  Measurement  variables  included  joint  range  of  motion, 
muscle strength, pain, gait and balance.  

Results: A total of 71 patients with 76 knees from 1‐9‐2010 to 1‐4‐2013 were done fixed bearing posterior‐
stabilized  prosthesis,  without  patella  resurfacing.  At  average  26  months  follow‐up  the  study  group  showed 
shortly hospital stay (by (mean ± standard deviation) 5.09 ± 1.45 days; P < 0.001), no deep venous thrombosis, no 
pulmonary  embolism.  Lesser  pain  (by  2.36 ± 2.47  points;  P < 0.027),  the  Knee  Score  (KS)  and  Knee  Function 
Score  (KFS)  were  increased  comparable  between  pre‐  and  post‐operative.  The  mean  pre‐  and  KS  post‐op  were 
41.88 and 88.20 respectively. The mean pre‐ and KS post‐op were 41.80 and 79.78 respectively (p<0.05). The 
proportion of KS score in post‐op was 71.1% of excellent, 22.2% of good, 5.3% of fair, 7.9% of poor. The average 
flexion  was  115°;  improved  strength  in  quadriceps  (by  0.98 ± 0.54;  P < 0.042)  and  hamstring  muscles  (by 
1.05 ± 0.72; P < 0.041), and higher scores for gait (P < 0.047) and balance (P < 0.045).  
Conclusions:  Initiation  of  rehabilitation  within  24  hours  after  total  knee  arthroplasty  reduces  the  mean 
hospital stay, the deep venous thrombosis,  pulmonary embolism. Rehabilitation after TKA improves knee joint 
function and achieves normal gait balance in the the old patiens of severe arthritis knees. 
Key words: total knee arthroplasty (TKA), rehabilitation program 

MỞ ĐẦU 
Phẫu  thuật  thay  khớp  gối  mang  đến  giảm 
đau  và  phục  hồi  chức  năng  khớp  gối.  Mong 
muốn chính của bệnh nhân được phục hồi tầm 
vận  động  khớp  gối  sau  mổ  và  chức  năng  sinh 
hoạt  khớp  gối  cải  thiện  hơn  trước  mổ.  Vì  thế 
nghiên  cứu  chế  độ  tập  vật  lý  trị  liệu  thích  hợp 
sớm mang lai hiệu quả phục hồi chức năng sau 
mổ là cần thiết. 

Mục tiêu nghiên cứu 
Đánh  giá  hiệu  quả  chương  trình  tập  phục 
hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối 

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Phương pháp nghiên cứu 

Tiền cứu mô tả, dùng phần mềm SPSS 16.5 

Chọn mẫu 
Tất  cả  bệnh  nhân  từ  trên  55  tuổi,  thoái  hóa 
khớp  gối  nặng  do  viêm  khớp  dạng  thấp,  thoái 
hóa  khớp  gối  giai  đoạn  3,  4  theo  phân  loại  của 
Kellgren – Lawrence và điều trị nội khoa không 
hiệu  quả.  tại  Bệnh  Viện  Chấn  Thương  Chỉnh 
Hình Thành Phố  Hồ  Chí  Minh  từ  tháng  9  năm 
2010 đến tháng 9 năm 2012.  

450

Mẫu  gồm  76  khớp  gối,  trên  71  bệnh  nhân 
gồm 68 nữ, 3 nam, trong đó 5 bệnh nhân được 
thay  khớp  gối  hai  bên  ở  hai  thời  điểm  cách 
nhau ít nhứt 3 tháng. Thời gian theo dõi trung 
bình  18  tháng  (thời  gian  ngắn  nhất  13  tháng, 
lâu nhất 26 tháng). 

Phương pháp phẫu thuật 
Thay  khớp  gối  toàn  phần  có  xi  măng  loại 
hy sinh dây chằng chéo sau, không thay xương 
bánh  chè.  Sủ  dụng  ga  rô  áp  lực  khoảng  300 
mmHg,  xả  ga  rô  cầm  máu  trước  khi  khâu  vết 
thương.  Cắt  mâm  chày  vuông  góc  với  trục 
xương  chày  dốc  ra  sau  trung  bình  5  độ,  sử 
dụng dụng cụ cắt bên ngoài tủy. cắt lồi cầu lát 
cắt xa dang khoảng 6 độ so với trục giải phẫu 
của thân xương đùi. Giải phóng phần mềm và 

cân bằng đúng khi đặt khớp nhân tạo. Dẫn lưu 
kín sau mổ từ 24‐ 48 giờ. Giảm đau sau mổ tê 
thần  kinh  đùi  duy  trì  sau  mổ  24  giờ.  Không 
dùng  kháng  đông  trừ  một  vài  ca  có  tiền  sử 
bênh lý tim mạch 
BN  được  đánh  giá  chức  năng  khớp  gối 
theo thang điểm Knee Scociety scoring system. 
BN  được  hướng  dẫn  tập  vận  động  trị  liệu 
trước mổ về phục hồi tầm vận động khớp gối 

Chuyên Đề Ngoại Khoa 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
và sức cơ. BN được đánh giá sau mổ 6 tuần, 3 
tháng, 6 tháng, 12 tháng.  
X  quang  được  đánh  giá  trước  mổ,  và  sau 
mổ 3 tháng theo hai bình diện thẳng, nghiêng 
90 độ trên tư thế đứng thẳng chịu toàn bộ sức 
nặng, chụp tiếp tuyến xương bánh chè gối gập 
30‐ 45 độ.  
Đo sự chênh lệch giới hạn gấp gối giữa trước 
mổ và sau mổ, cũng như duỗi gối giữa trước mổ 
và sau mổ. 

Phác đồ tập luyện(13,14) 
Ngày thứ nhất sau mổ 
Tập  vận  động  cổ  chân:  Người  bệnh  nằm 
trên giường, hít sâu và gấp mu chân, giữ yên tư 
thế này trong 5 giây, sau đó thở ra và thả lỏng cổ 

chân, nghỉ 5 giây rồi lặp lại động tác đó. Tập liên 
tục khoảng 20 lần. Động tác này giúp giảm sưng 
nề  và  ngăn  chặn  sự  hình  thành  cục  máu 
đông.Bài tập  cơ  tứ  đầu: Mục đích làm co cơ tứ 
đầu đùi. Bệnh nhân nằm ngửa, gối duỗi thẳng, 
ấn khoeo chân xuống sát giường, giữ 5 giây rồi 
thả lỏng. Lặp lại 20 lần. 
Ngày thứ hai sau mổ 
Bài  tập  trượt  gót  chân:  Bài  tập  giúp  tăng 
biên độ vận động khớp gối và sức cơ đùi. Bệnh 
nhân  nằm  ngửa,  kéo  trượt  gót  chân  bên  mổ  về 
phía mông xa nhất có thể và mức độ đau có thể 
chịu được, giữ 5 giây rồi trược duỗi gối về vị trí 
ban đầu. Lặp lại 20 lần. 
Tập nâng thẳng chân: Bệnh nhân nằm ngửa, 
hít  sâu  và  nâng  thẳng  chân  mổ  với  gối  duỗi 
thẳng lên cách mặt giường khoảng 20 cm, giữ 5 
giây rồi đặt chân về vị trí ban đầu. Lặp lại 20 lần. 
Động tác giúp tăng sức cơ tứ đầu đùi. 
Bài  tập  cơ  mông: Mục đích làm mạnh khối 
cơ  mông.Bệnh  nhân  nằm  ngửa,  nghiêng  và  ép 
mông  bên  chân  mổ  vào  giường,  giữ  5  giây  rồi 
thả lỏng. Lặp lại 20 lần. 
Bài  tập  gấp  và  duỗi  gối  có  nâng  đỡ:  Bệnh 
nhân ngồi dậy sát thành giường, đưa 2 chân ra 
ngoài  thành  giường,  dùng  chân  không  mổ  đặt 
dưới gót chân mổ, gấp và duỗi gối xa đến mức 
có thể và chịu đau được. Mỗi động tác giữ 5 giây 

Chấn Thương Chỉnh Hình 


Nghiên cứu Y học

rồi thả lỏng. Lặp lại 20 lần. Động tác này giúp cải 
thiện biên độ vận động khớp gối và tăng sức cơ 
tứ đầu đùi. 
Tập khép và dạng háng 

Ngày thứ 3 đến tuần lễ đầu tiên 
Bài  tập  gấp  và  duỗi  gối  không  nâng  đỡ: 
Bệnh  nhân  ngồi  dậy,  để  2  chân  ra  sát  thành 
giường,  gấp  và  duỗi  gối  chủ  động  chân  mổ  xa 
đến mức có thể và chịu đau được. Mỗi động tác 
giữ 5 giây rồi thả lỏng. Lặp lại 20 lần. 
Tập  đi  bằng  khung  hổ  trợ:  Đến  ngày  thứ 
3, bệnh nhân bắt đầu tập đi bằng khung hổ trợ. 
Đặt  khung  tập  đi  khoảng  10‐15cm  phía  trước 
mặt, giữ cho lưng thẳng và cúi người dựa vào 
khung  tập  đi,  đưa  chân  bên  lành  vào  giữa 
khung, cẩn thận không xoay chân, sau đó bước 
chân còn lại lên. 

Tuần thứ nhất đến tuần thứ tư sau mổ 
Hoạt  động:  Chịu lực trên chân mổ, bắt đầu 
sử dụng 2 nạng hay khung khi đi. 
Tầm vận động: Tăng biên độ vận động gấp 
và duỗi gối nhờ các bài tập trượt gót chân và bài 
tập  cơ  tứ  đầu  ở  mức  độ  hài  lòng  sao  cho  khớp 
gối duỗi gần hoàn toàn và gấp khoảng 90°. 
Sức  cơ:  Tăng  cường  sức  cơ  bằng  bài  tập 

nâng thẳng chân với khớp gối duỗi thẳng. 
Chăm  sóc  vết  thương:  Không  để  vết  mổ  bị 
ướt  khoảng  2  tuần  sau  mổ,  thường  cắt  chỉ  vết 
mổ vào ngày thứ 10 – 14 sau mổ. 
Mục  đích: Ở  tuần lễ thứ  3  –  4,  khớp  gối  có 
thể gấp 90° và duỗi gần hoàn toàn. 

Tuần thứ 5 đến tuần thứ 8 sau mổ 
Hoạt  động:  Bệnh  nhân  có  thể  đi  2  nạng 
khoảng cách ngắn 100 mét. 
Tầm vận động: Khi khớp gối gấp được 90°, 
bệnh  nhân  có  thể  tập  đạp  xe  tại  chỗ  không  có 
kháng  lực.  Điều  này  có  thể  cải  thiện  tầm  vận 
động khớp. Bài tập tăng dần từ không kháng lực 
cho đến có kháng lực ở mức độ hài lòng. Ngày 
tập 1 – 2 lần, mỗi lần 10 – 15 phút  
Sức cơ: Tiếp tục các bài tập cơ tứ đầu và bài 
tập  nâng  thẳng  chân,  có  thể  nâng  tạ  1  –  2kg  ở 

451


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

mức độ đau chịu được. 
Mục  đích: Ở  tuần lễ thứ  8, khớp gối  có  thể 
gấp 105° và duỗi hoàn toàn. 


Tuần thứ 9 đến tuần thứ 12 
Hoạt động: Bệnh nhân chịu lực hoàn toàn và 
có thể đi 1 nạng nếu cảm thấy an toàn. 
Tầm vận động: Tiếp tục các bài tập cải thiện và 
duy  trì  vận  động.  Cuối  cùng  bệnh  nhân  có  thể 
gấp gối 105° hoặc hơn. Điều này cho phép bệnh 
nhân có thể hoạt động sinh hoạt hàng ngày một 
cách độc lập 
Sức  cơ:  Tiếp  tục  các  bài  tập  tăng  sức  cơ  để 
cho  bệnh  nhân  có  thể  đi  lại  thoải  mái  và  dễ 
dàng. 
  Để  có  một  khớp  gối  khỏe  mạnh  và  lâu 
bền, bệnh nhân nên tránh làm một số động tác 
sau:  ngồi  xổm,  quỳ  gối,  không  được  xoay  gối, 
mang vác nặng, chạy, nhảy, đi nhanh... 

KẾT QUẢ 
‐  Thực  hiện  thay  khớp  gối  toàn  phần  tổng 
cộng 76 khớp gối, trên 71 bệnh nhân gồm 68 nữ, 
3  nam,  trong  đó  5  bệnh  nhân  được  thay  khớp 
gối  hai  bên.  Thời  gian  theo  dõi  trung  bình  18 

tháng (thời gian ngắn nhất 13 tháng, lâu nhất 26 
tháng). Bệnh nhân tuổi từ 56‐ 89 gặp nhiều nhất 
khoảng 60‐69 tuổi, chiếm tỷ lệ 45,07%. 
Thời  gian  nằm  viện  liên  quan  đến  giai 
đoạn  hồi  phục  sớm,  như  khả  năng  rời  khỏi 
giường  bệnh  và  xuất  viện.  Bệnh  nhân  tự  ngồi 
dậy  được.Khớp  gối  duỗi  gần  hoàn  toàn.Khớp 
gối  gấp  khoảng  90°,  có  thể  ít  hơn  90°  nhưng 

quan  trọng  mức  độ  gấp  phải  tiến  bộ  từng 
ngày.Bệnh  nhân  biết  cách  đi  nạng  hoặc  dùng 
khung hổ trợ: Kết quả thời gian nằm viện TB: 5 
ngày (p<0,01). 
‐  Thời  gian  hồi  phục  ngắn  cho  phẫu  thuật 
thay khớp gối toàn phần khoảng  từ  bệnh  nhân 
không cần dùng nạng và có thể đi xung quanh 
nhà không đau, không dùng thuốc giảm đau và 
trong  đêm  ngủ  ngon  mà  không  dùng  thuốc: 
trung bình 7 tuần (p<0,01). 
‐ Thời gian phục hồi dài cho bệnh nhân thay 
khớp gối toàn phần: liên quan đến sự lành khỏi 
vết  mổ  và  cấu  trúc  phần  mềm  bên  trong;  bệnh 
nhân  có  thể  trở  lại  hoạt  động  sinh  hoạt  hàng 
ngày: trung bình 4 tháng (p<0,01). 

Bảng 1: Kết quả phục hồi trục và chức năng khớp gối 
Knee scociety score
Knee scociety function score
Trục cơ học khớp gối

Trước mổ
41.88
41,80
0
Vẹo ngoài 0- 20: n= 1
Vẹo trong 0- 20: n= 75

Sau mổ 3 tháng
80,50

75,58
0: n= 59
Vẹo ngoài 0- 5: n= 3
Vẹo trong 0- 5: n= 16

Sau mổ 6 tháng
88.20
79,78
0: n= 59
Vẹo ngoài 0-5: n=3
Vẹo trong 0-5: N=16

Vẹo trong 8- 15 độ

0: n= 59 ca
Vẹo ngoài 0-5: n= 11
Vẹo trong 0-3: n= 6

0: n= 59 ca
Vẹo ngoài 0-5: n= 11
Vẹo trong 0-3: n= 6

0- 3 độ

0-3 độ

Bình thường

Bình thường


Trục lồi cầu đùi trên mp thẳng đứng
Trục mâm chày trên mp thẳng đứng

Trục lồi cầu trên mp nghiêng bên
Độ dốc từ trước ra sau của mâm chày
7 độ
trên bình diện nghiêng bên
Độ nghiêng bánh chè và di lệch bánh chè 2 ca di lệch bên ngoài

Bảng 2: Kết quả phục hồi tầm độ khớp 
Trươc mổ

Tầm vận động
Sau mổ 1 tuần
khớp gối duỗi
Mất duỗi 5- 10 độ: n= 14
N = 76 gối
Mất duỗi 5 độ- 10 độ
Mất duỗi 10- 15 độ n= 34
Số n
n= 52
Mất duỗi trên 15 độ n= 28 Số n không đạt
n= 24

Sau mổ 4 tuần

Sau mổ 3 tháng

Sau mổ 6 tháng


Duỗi 0 độ
n= 61
n= 15

Duỗi 0-5 độ
n=64
n= 12

Duỗi0-10 độ
n= 71
n= 05

 

452

Chuyên Đề Ngoại Khoa 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
Tầm vận động
khớp gối khi gấp
N = 76 gối
Số ca đạt
Số ca không đạt

Nghiên cứu Y học

Trước mổ


Sau mổ 1 tuần

Sau mổ 4 tuần

Sau mổ 3 tháng

Sau mổ 6 tháng

> 100 độ
n= 16
n = 60

0- 90 độ
n= 44
n= 22

0- 110
n= 61
n= 15

Trên 120
n= 58
n= 18

Trên 125 độ
n= 56
n= 20

Bảng 3: Mức độ cải thiện gấp gối sau mổ. Sự khác 
biệt độ gấp gối trung bình trước mổ và sau mổ có ý 

nghĩa thống kê (‐t = ‐2,064, df = 75, p < 0,05). 
Trước mổ Sau mổ 3 tháng Sau mổ 12
tháng
Gấp gối trung
101
103
115
bình
Gấp gối tối đa
125
115
130

Yếu tố ảnh hưởng phục hồi chức năng sau 
mổ 
Tầm vận động trước mổ và điểm chức năng 
khớp sau mổ. 

nhằm hạn chế  biến  chứng  tắc  mạch.  Tập  ngồi 
sớm  và  tập  hô  hấp  sâu  hít  thở  bụng.  Kết  quả 
nghiên  cứu  không  có  trường  hợp  nào  xảy  ra 
biến chứng thuyên  tắc  mạch.  Các  báo  cáo  của 
phương  Tây  nếu  không  điều  trị  dự  phòng 
thuốc  kháng  đông,  tỉ  lệ  huyết  khối  tĩnh  mạch 
sâu là 85% và tỉ lệ thuyên tắc phổi là 1,5‐10% ở 
những  bệnh  nhân  thay  khớp  gối  nhân  tạo(5). 
Bệnh sinh của thuyên tắc tĩnh mạch liên quan 
đến 3 yếu tố: tình trạng tĩnh mạch, yếu tố tăng 
đông và tổn thương nội mạch. Có nhiều yếu tố 
làm tăng nguy cơ thuyên tắc như: hút thuốc lá, 

béo phì, xơ vữa động mạch.  

Phục hồi chức năng 

 

Biểu đồ 1: Có sự tương quan thuận giữa tầm vận 
động trước mổ và điểm chức năng sau mổ có ý nghĩa 
thống kê (r = 0,524, F = 26, p< 0,05) 
Bảng 4: Biến chứng sau phẫu thuật thay khớp gối 
Biến chứng
Nhiễm trùng
Gãy xương
Trật khớp
Thuyên tắc mạch
Tổn thương thần kinh mạch
máu

Số lượng khớp gối
0
1
0
0
0

BÀN LUẬN 
Ưu điểm của tập luyện sớm:  
‐Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  thường 
băng  ép  chân  mổ  và  cho  bệnh  nhân  tập  vận 
động  sớm,  đặc  biệt  bài  tập  gấp  duỗi  cổ  chân 


Chấn Thương Chỉnh Hình 

Để  cải  thiện  tầm  vận  động  khớp  gối  sau 
phẫu  thuật  thay  khớp  thì  phục  hồi  chức  năng 
đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt các bài tập 
vận  động  trị  liệu  trước  và  sau  phẫu  thuật.  Cần 
tập luyện ngay ngày đầu sau mổ để tránh biến 
chứng  dính  khớp.  Các  bài  tập  nhằm  mục  đích 
tăng cường sức mạnh của cơ và tăng biên độ vận 
động  gấp  duỗi  khớp  gối,  giúp  bệnh  nhân  sớm 
trở  lại  các  hoạt  động  sinh  hoạt  hàng  ngày.  Sau 
phẫu thuật thay khớp gối khoảng 2‐3 tháng, đa 
số bệnh nhân cảm thấy hài lòng về vấn đề đau 
và  phục  hồi  chức  năng(3,14).  Những  bệnh  nhân 
tuân thủ chế độ tập luyện tốt có khả năng phục 
hồi nhanh hơn. Ngược lại, nếu không tập phục 
hồi chức năng bệnh nhân có nguy cơ viêm dính 
khớp, viêm cơ cốt hóa và cứng khớp sau mổ(12). 
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phục hồi chức 
năng  sau  phẫu  thuật  thay  khớp  gối.  Tầm  vận 
động trước mổ giảm là một yếu tố nguy cơ quan 
trọng  nhất  ảnh  hưởng  đến  cứng  khớp  gối  sau 
mổ(8),  giới  hạn  này  có  lẻ  do  bộ  máy  duỗi  và  co 
rút  bao  khớp,  viêm  khớp  sau  chấn  thương  và 
viêm  khớp  nhiễm  trùng  trước  đó.  Một  số  bệnh 
lý  khác  như  thấp  khớp  thiếu  niên  và  viêm  cột 
sống dính khớp cũng gây ra cứng khớp sau mổ. 
Hơn nữa, Jordan và cộng sự(7) đã báo cáo 17 ca 


453


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

thay khớp gối trên bệnh nhân bị bại liệt chỉ ra 2 
ca cứng khớp sau mổ. Đái tháo đường và bệnh 
lý phổi cũng ảnh hưởng đến tầm vận động sau 
mổ(8,6,7). Thái độ tập luyện của bệnh nhân có vai 
trò quan trọng trong phục hồi chức năng: bệnh 
nhân chán nản hoặc ngưỡng  đau  thấp  gây  khó 
khăn cho phục hồi tầm vận động khớp(2). 
Ngoài ra các yếu tố khác như: tuổi, giới, béo 
phì  cũng  ảnh  hưởng  đến  tầm  vận  động  khớp 
sau mổ(11). Do hiễu rõ tầm quan trọng của phục 
hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp, chúng 
tôi  đưa  ra  những  lời  khuyên  và  yêu  cầu  bệnh 
nhân phải tuân thủ đúng chương trình phục hồi 
chức năng, đặc biệt chú trọng việc tập sớm sau 
mổ, trước khi xuất viện gối gấp 90° và gối duỗi 
0° và tiếp tục chương trình phục hồi chức năng ở 
nhà.  
Trong  lô  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  độ  gấp 
gối trung bình sau mổ là 103°. Kết quả này cũng 
tương  tự  kết  quả  báo  cáo  của  các  tác  giả  khác. 
Ranawat và cộng sự đã phẫu thuật 125 khớp gối, 
độ gấp gối trung bình sau mổ là 111°(13), Nguyễn 
Thành Chơn đã phẫu thuật 72 khớp gối, độ gấp 

gối trung bình sau mổ là 102°(9). 

Điểm  khớp  gối  và  điểm  chức  năng 
khớp gối 
Phẫu  thuật  thay  khớp  gối  nhân  tạo  nhằm 
mục  đích  giảm  đau,  phục  hồi  tầm  vận  động 
khớp,  phục  hồi  trục  cơ  học,  tạo  độ  vững  của 
khớp  gối  và  đặc  biệt  là  cải  thiện  chất  lượng 
sống.  Do  đó,  điểm  khớp  gối  và  điểm  chức 
năng khớp được cải thiện sau phẫu thuật thay 
khớp  nhân  tạo.  Điểm  TB  khớp  gối  41,88  và 
điểm  chức  năng  khớp  trước  mổ  41,80  là  rất 
thấp,  một  phần  do  tâm  lý  sợ  mổ,  sức  chịu 
đựng  đau  và  thời  gian  điều  trị  nội  khoa  kéo 
dài của bệnh nhân, cho nên đến khi mổ nhiều 
khớp  gối  đã  bị  hư  nặng,  biến  dạng  và  giảm 
chức  năng  nhiều  làm  ảnh  hưởng  đến  kết  quả 
sau  mổ.  Tuy  nhiên,  điểm  khớp  gối  và  điểm 
chức  năng  khớp  được  cải  thiện  rõ  rệt,  điểm 
khớp gối 88,20 và điểm chức năng khớp 79,78, 
do  kỹ  thuật  mổ  ngày  càng  hoàn  thiện  dần, 
trong đó chú trọng đến cân bằng phần mềm và 

454

cân bằng khoảng gấp tốt. Đặc biệt, vai trò của 
phục hồi chức năng có ý nghĩa quan trọng cho 
sự thành công của phẫu thuật thay khớp nhân 
tạo.  
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự 

kết quả báo cáo của các tác giả khác. Ranawat và 
cộng sự đã phẫu thuật 125 khớp gối, điểm khớp 
gối trước mổ là 44 và điểm khớp gối sau mổ là 
93(13),  Nguyễn  Thành  Chơn(9)  đã  phẫu  thuật  72 
khớp  gối,  điểm  khớp  gối  trước  mổ  là  50,6  và 
điểm khớp gối sau mổ 89,5. 

Yếu  tố  ảnh  hưởng  phục  hồi  chức  năng 
sau mổ 
Tầm vận động trước mổ và điểm chức năng 
khớp  sau  mổ.Tầm  vận  động  trước  mổ  giảm  là 
một yếu tố nguy cơ quan trọng nhất ảnh hưởng 
đến cứng khớp gối sau mổ(8), giới hạn này có lẻ 
do bộ máy duỗi và co rút bao khớp, viêm khớp 
sau  chấn  thương  và  viêm  khớp  nhiễm  trùng 
trước  đó.  Một  số  bệnh  lý  khác  như  thấp  khớp 
thiếu niên và viêm cột sống dính khớp cũng gây 
ra cứng khớp sau mổ. Hơn nữa, Jordan và cộng 
sự(6)  đã  báo  cáo  17  ca  thay  khớp  gối  trên  bệnh 
nhân  bị  bại  liệt  chỉ  ra  2  ca  cứng  khớp  sau  mổ. 
Đái  tháo  đường  và  bệnh  lý  phổi  cũng  ảnh 
hưởng  đến  tầm  vận  động  sau  mổ(6,7,8).  Thái  độ 
tập  luyện  của  bệnh  nhân  có  vai  trò  quan  trọng 
trong phục hồi chức năng: bệnh nhân chán nản 
hoặc ngưỡng đau  thấp  gây  khó  khăn  cho  phục 
hồi tầm vận động khớp(2). 
Ritter và cộng sự(15) đã phẫu thuật 4227 khớp 
gối của 3066 bệnh nhân trong thời gian 15 năm 
cùng một bệnh viện. Ông đã sử dụng cùng một 
loại  khớp  nhân  tạo  cho  tất  cả  các  bệnh  nhân. 

Ông nhận thấy mối tương quan rõ rệt giữa tầm 
vận  động  khớp  gối  trước  mổ  và  tầm  vận  động 
khớp  gối  sau  mổ.  Những  khớp  gối  bị  hạn  chế 
gấp  gối  trước  mổ  thì  được  cải  thiện  sau  mổ, 
những khớp gối có tầm vận động trước mổ lớn 
hơn  120°  thì  tầm  vận  động  sau  mổ  không  cải 
thiện  nhiều.  Tuy  nhiên,  nếu  khớp  gối  bị  co  rút 
nặng  thì  ảnh  hưởng  nhiều  đến  tầm  vận  động 
khớp  gối  sau  mổ(15).Ngoài  ra  các  yếu  tố  khác 
như: tuổi, giới, béo phì cũng ảnh hưởng đến tầm 

Chuyên Đề Ngoại Khoa 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
vận động khớp sau mổ(11). 

KẾT LUẬN  
Phẫu  thuật  thay  khớp  gối  nhân  tạo  là  một 
trong những phương pháp điều trị hiệu quả cho 
những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối nặng ở 
giai đoạn cuối, thay khớp gối nhân tạo làm giảm 
đau, phục hồi chức năng khớp và cải thiện chất 
lượng sống cho bệnh nhân. 
Phục  hồi  chức  năng  đóng  góp  vai  trò  quan 
trọng  cho  sự  thành  công  của  phẫu  thuật  thay 
khớp  gối  nhân  tạo.Tập  vận  động  sớm  không 
đau đớn cải thiện được biên độ vận động khớp 
sau  mổ,  tránh  được  các  biến  chứng  thuyên  tắc 
mạch hay cứng khớp.Tầm vận động trước mổ có 

ảnh hưởng đến kết quả chức năng khớp sau mổ. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

2.

3.

4.

5.

Bùi Hồng Thiên Khanh (2007). ʺThay khớp gối toàn phần (có 
kết  hợp  xương,  ghép  xương)  trên  bệnh  nhân  thoái  hóaʺ.  Kỷ 
yếu hội nghị thường niên chấn thương chỉnh hình Thành Phố Hồ 
Chí Minh, tr. 81‐82. 
Fisher DA, Watts MR, Davis K (2007). ʺLooks good but feels 
bad:  factors  that  contribute  to  poor  results  after  total  knee 
arthroplastyʺ. J Arthroplasty 22(6 suppl 2), pp. 39–42. 
Fitzgerald  JD,  Marcantonio  ER,  Poss  R,  Goldman  L,  et  al 
(2004). ʺPatient quality of life during the 12 months following 
joint replacement surgeryʺ. Arthritis Rheum, 51: 100–109. 
Gandhi  R,  Leone  J,  Petruccelli  D,  Winemaker  M,  Adili  A 
(2006).  ʺPredictive  risk  factors  for  stiff  knees  in  total  knee 
arthroplastyʺ. J Arthroplasty 21(21): 46–52. 
Geerts  WH,  Pineo  GF,  et  al  (2008).  ʺPrevention  of  venous 
thromboembolism:  American  College  of  Chest  Physicians 
evidence‐based  clinical  practice  guidelines  (8th  edition)ʺ. 
 


Chấn Thương Chỉnh Hình 

6.
7.

8.
9.

10.

11.

12.

13.

14.

15.

Nghiên cứu Y học

Chest, 133(136 Suppl): 381–453. 
Jordan  L,  Sculco  TP  (2007).  ʺTotal  knee  arthroplasty  in 
patients with poliomyelitisʺ. J Arthroplasty; 22(4), p 543–548. 
Meding JB, Keatng ME, Klay A, Ritter MA, Faris PM, Berend 
ME (2003). ʺTotal knee replacement in patients with diabetesʺ. 
Clin Orthop, 416: 208–216. 
Nelson  CH,  Lotke  PA  (2005).  ʺStiffness  after  total  knee 

arthroplastyʺ. J Bone Joint Surg. 87‐A(Supp81 Pt82): 264–270. 
Nguyễn  Thành  Chơn  (2011).  ʺĐánh  giá  kết  quả  phẫu  thuật 
thay khớp gối toàn phần điều  trị  thoái  hóa  khớp  gối  nặngʺ. 
Luận án bác sĩ chuyên khoa II, tr 50‐65. 
Nguyễn Văn Quang (2006). ʺSinh cơ học khớp gốiʺ. Tạp chí Y 
học TPHCM.  Chuyên  đề  Cơ  Xương  Khớp,  Đại  học  Y  Dược 
TPHCM, tập 10 phụ bản số 12, tr.19‐13. 
Nicoli  DR  (2007).  ʺThe  influence  of  age,  gender  and  body 
mass index on knee society scores before and after total knee 
replacementʺ. Journal of Bone and Joint Surgery. British. Vol 91‐
B,(Issue Supp 1,), pp. 71. 
Parvizi  J, Tarity  TD, Steinbeck  MJ, Politi  RG, Joshi  A, Purtill 
JJ, Sharkey PF (2006). ʺManagement of stiffness following total 
knee arthroplastyʺ. The Journal of Bone and Surgery, Volume 88 
(4): 175‐181. 
Ranawat  CS  (1997).  ʺThe  press‐fit  condylar  modular  total 
knee system, four to six year results with a posterior‐cruciate 
substituting designʺ. JBJS(A), 79: 342‐348. 
Rissanen  PA,  Sintonen  H,  Slatis  P,  Paavolainen  P  (1996). 
ʺQuality  of  life  and  functional  ability  in  hip  and  knee 
replacements: a prospective studyʺ. Qual Life Res, 5: 56–64. 
Ritter  MA,  Davis  KE,  Meding  JB,  Berend  ME  (2003). 
ʺPredicting  range  of  motion  after  total  knee  arthroplasty. 
Clustering,  log‐linear  regression,  and  regression  tree 
analysisʺ. J Bone Joint Surg Am, 85‐A:1278–1285. 

 

Ngày nhận bài báo: 30/10/2013 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/11/2013 

Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

455



×