Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khảo sát tần suất, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng cầu cơ động mạch vành ở bệnh nhân chụp động mạch vành qua da

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.91 KB, 5 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017

KHẢO SÁT TẦN SUẤT, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
CẦU CƠ ĐỘNG MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN
CHỤP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA
Nguy n Văn Tu n*; Lư ng Công Th c*; Tr n Đ c Hùng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát tần suất, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân (BN) có cầu cơ
động mạch vành (ĐMV) dựa vào kết quả chụp ĐMV qua da. Đối tượng và phương pháp: 1.386
BN được chụp ĐMV qua da tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 1 - 2013 đến
3 - 2016. Khảo sát tần suất cầu cơ ở những BN này. Phân tích đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng ở BN chỉ có cầu cơ đơn thuần. Kết quả: 95/1.386 BN (6,8%) có cầu cơ ĐMV, trong đó
14/95 BN (14,73%) có hẹp ĐMV kết hợp và 81/95 BN (85,27%) chỉ có cầu cơ đơn thuần. 81 BN
cầu cơ đơn thuần này đều có triệu chứng đau thắt ngực với cường độ đau chủ yếu là CCS1 và
CCS2 (43,2% và 37%). Biến đổi điện tim gặp ở 20 BN (24,7%) với ST chênh xuống ở 12 BN
(14,8%) và ST chênh lên ở 8 BN (9,9%). Siêu âm tim cho thấy 6 BN (7,4%) có rối loạn vận
động vùng và 17 BN (20,9%) có giãn thất trái. Trên phim chụp ĐMV, vị trí cầu cơ hay gặp nhất
ở LAD (94%), trong đó LAD2 là chủ yếu (60,3%). Tỷ lệ các mức độ hẹp ĐMV trong thì tâm thu:
64,19% hẹp nhẹ, 24,69% hẹp vừa và 11,12% hẹp nặng. Không có mối liên quan giữa triệu
chứng đau ngực và mức độ hẹp ĐMV. Kết luận: cầu cơ ĐMV gặp ở 6,8% BN chụp ĐMV. BN có
cầu cơ đều có cơn đau thắt ngực. Vị trí cầu cơ hay gặp nhất là động mạch liên thất trước. Đa số
cầu cơ gây hẹp ĐMV mức độ nhẹ và vừa trong thì tâm thu.
* Từ khóa: Cầu cơ động mạch vành; Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.

Myocardial Bridge: Prevalence, Clinical and Paraclinical Characteristics
in Patients Undergoing Percutaneous Coronary Angiography
Summary
Objectives: To investigate the prevalence of myocardial bridge and its clinical and laboratory
characteristics in patients who underwent percutaneous coronary angiography. Subjects and
methods: 1,386 patients underwent percutaneous coronary angiography in Department of Cardiology,
103 Hospital from 1 - 2013 to 3 - 2016. Clinical and laboratory findings were assessed in patients


with myocardial bridge only. Results: Myocardial bridge (MB) was found in 95 out of 1386
patients (6.8%), of whom 81 patients (85.27%) had MB only and 14 patients (14.73%) had
coronary atherosclerosis concomitantly. All of 81 patients manifested with angina with the majority of
CCS1 and 2 (43.2% and 37%). Abnormal ECGs were found in 20 patients (24.7%) with ST
depression in 12 patients (14.8%) and ST elevation in 8 patients (9.9%). Echocardiography
revealed regional wall dyskinesia in 6 patients (7.4%) and LV dilatation in 17 patients (20.9%).
* Bệnh viện Quân y 103
Ngư i ph n h i (Corresponding): Lư ng Công Th c ()
Ngày nh n bài: 21/09/2016; Ngày ph n bi n đánh giá bài báo: 12/12/2016
Ngày bài báo đư c đăng: 26/12/2016

112


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017
On CAG, MB was mostly found in LAD (94%). The severity of systolic coronary stenosis caused
by MB was: 64.19% mild, 24.69% moderate and 11.12% severe. There was no correlation
between angina and coronay artery stenosis degree. Conclusions: The prevalence of myocardial
bridge was 6.8% of patients undergoing percutaneous CAG. All patients with MB manifested
with angina. Most of MB was found in LAD. The majority of MB resulted in mild and moderate
systolic coronary stenosis.
* Key words: Myocardial bridge; Clinical, paraclinical characteristics.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cầu cơ tim (Myocardial bridge) là một
bất thường bẩm sinh của ĐMV, được
Reyman phát hiện đầu tiên (1737) khi mổ
tử thi và Portmann và Iwig mô tả lần đầu
tiên bằng chụp động mạch cản quang
năm 1960. Bình thường, ĐMV nằm trên

lớp thượng tâm mạc, cung cấp máu cho
cơ tim, khi có một ĐMV đi xuyên qua lớp
cơ tim (hay lớp cơ tim phủ lên một đoạn
của ĐMV) gọi là bệnh lý cầu cơ ĐMV.
Trong thời kỳ tâm thu, khi cơ tim co bóp
sẽ gây thắt đoạn ĐMV có cầu cơ, dẫn đến
thiếu máu cơ tim, gây triệu chứng đau thắt
ngực, đặc biệt khi BN gắng sức, cơ tim co
bóp càng mạnh thì triệu chứng đau ngực
ngày càng nhiều. Tần suất mắc cầu cơ
ĐMV chiếm 5,4 - 85,7% khi giải phẫu
tử thi và 0,5 - 16% khi chụp ĐMV [1, 2].
Cầu cơ ĐMV thường lành tính, tuy nhiên
nó cũng là nguyên nhân gây thiếu máu
cơ tim, nhồi máu cơ tim cấp, nặng hơn
nữa là đột tử [3].
Ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu
về bệnh lý cầu cơ ĐMV. Vì vậy, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu này nhằm: Khảo sát
tần suất, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
và hình ảnh chụp ĐMV của cầu cơ ĐMV
ở BN được chụp ĐMV qua da tại Bệnh viện
Quân y 103.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
1.386 BN được chẩn đoán lâm sàng
cơn đau thắt ngực ổn định, có chỉ định
chụp ĐMV theo khuyến cáo của Hội Tim

mạch Việt Nam (2008) [1], được chụp
ĐMV qua da từ tháng 01 - 2013 đến 03 2016 tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện Quân
y 103.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Mô tả, cắt ngang.
- Tất cả BN được khám lâm sàng, cận
lâm sàng và chụp ĐMV qua da. Đánh giá
mức độ đau thắt ngực theo phân loại của
Hội Tim mạch Canada (CCS). CCS1: đau
ngực khi hoạt động thể lực mạnh, CCS2:
đau ngực khi leo cầu thang lên 1 tầng
hoặc đi bộ qua 2 dãy nhà, CCS3: đau ngực
khi leo nửa cầu thang lên 1 tầng hoặc
đi bộ 1 dãy nhà, CCS4: đau ngực khi làm
việc nhẹ [4].
- Chụp ĐMV qua da được thực hiện tại
phòng chụp mạch của Bệnh viện Quân y
103. Chẩn đoán cầu cơ khi ĐMV bị hẹp
trong thì tâm thu và trở lại bình thường
trong thì tâm trương (hiện tượng vắt sữa
“milking effect”) [5]. Đánh giá mức độ hẹp
theo Kern M.J [6].
113


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017
* Xử lý số liệu: số liệu được trình bày
dưới dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn
hoặc tỷ lệ phần trăm. Xử lý số liệu bằng
phần mềm SPSS 16.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
Cầu cơ tim là bất thường bẩm sinh của
ĐMV, đặc trưng bởi sự co thắt một phần
ĐMV trong thì tâm thu, do có một lớp cơ
tim phủ lên trên ĐMV, tần suất mắc cầu
cơ ĐMV trên giải phẫu tử thi từ 5,4 - 85,7%
và 0,5 - 16% trên chụp ĐMV qua da [3].

Bảng 1: Đặc điểm chung (n = 95).
Ðặc điểm
Tuổi (nãm)

X ± SD hoặc n (%)
61,85 ± 12,45

Giới nam

77 (81,10%)
Tăng huyết áp

Bệnh kết Ðái tháo đường
hợp
Bệnh tim thiếu
máu cục bộ

55 (57,90%)
13 (13,70%)
14 (14,73%)


Tuổi trung bình của nhóm BN có cầu
cơ là 61,85, trong đó nam chiếm 81,10%.

* Phân loại mức độ đau thắt ngực theo
CCS (n = 81):
CCS1: 35 BN (43,20%); CCS2: 30 BN
(37,00%); CCS3: 15 BN (18,60%); CCS4:
93,20%
1 BN (1,20%). Đau thắt ngực là triệu
chứng
phổ biến nhất của cầu cơ ĐMV.
1291 BN
Cầu cơ động mạch vànhTrong nghiên cứu này, tất cả BN đều có
đau thắt ngực. Về mức độ đau thắt ngực
95 BN
phân
loại theo CCS, đa số BN chỉ đau
Không có cầu cơ
ngực mức độ nhẹ (CCS1 và 2), chỉ có
1,20% BN đau ngực CCS4. Như vậy, đa
số BN có cầu cơ ĐMV thường không có
6,80%
triệu chứng trên lâm sàng hoặc có nhưng
thoáng qua, rất nhẹ, vì vậy thường ít ảnh
Biểu đồ 1: Tần suất cầu cơ ĐMV.
hưởng đến các hoạt động thường ngày
95/1.386 BN (6,80%) có cầu cơ ĐMV. và bị bỏ qua. Điều này có thể giải thích
John R Kramer và CS [2] nghiên cứu là do cơ tim được cấp máu phần lớn
658 BN chụp ĐMV qua da thấy 12% mắc trong thì tâm trương, hiện tượng vắt sữa
cầu cơ ĐMV. Bằng phương pháp chụp (milking effect) của cầu cơ kéo dài từ thì

cắt lớp vi tính ĐMV, Atar E và CS [7], tâm thu đến đầu thì tâm trương, dẫn đến
Lazoura O và CS [8] nhận thấy tỷ lệ mắc giảm nhẹ đường kính ĐMV đầu thì tâm
cầu cơ ĐMV lần lượt là 17% và 21%. trương. Như vậy, cầu cơ ít ảnh hưởng
đến dòng máu đến cơ tim trong thì tâm
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tần suất
trương. Việc giảm đường kính ĐMV trong
mắc cầu cơ ĐMV là 6,80%. Như vậy, tần
thì tâm trương chỉ có thể gây ra triệu
suất mắc cầu cơ ĐMV của chúng tôi thấp
chứng lâm sàng khi tần số tim nhanh, khi
hơn so với nhiều nghiên cứu trên thế giới. đó thời gian tâm trương ngắn lại, dẫn đến
Sự khác biệt này là do chúng tôi chỉ nghiên giảm dòng máu đến cơ tim gây đau ngực
cứu trên BN được chụp ĐMV qua da.
[9].
114


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017
Bảng 2: Đặc điểm điện tâm đồ và siêu âm tim (n = 81).
Ðặc điểm

ECG

X ± SD hoặc n (%)

Bình thường

61 (75,30%)

ST chênh xuống, T âm


12 (14,80%)

ST chênh lên

8 (9,90%)

LVDd (mm)
Siêu âm tim

46,74 ± 5,98

LVDs (mm)

29,95 ± 6,38

EF (%)

63,76 ± 10,50

Giảm vận động vùng

6 (7,40%)

Giãn thất trái

17 (20,90%)

Nghiên cứu biến đổi điện tâm đồ 12 chuyển đạo và siêu âm tim nhận thấy 75,30%
BN không có biến đổi điện tim, 20,90% BN có giãn thất trái, 7,40% BN có rối loạn vận

động vùng trên siêu âm. Biến đổi điện tim gặp ở 20 BN (24,70%) với 12 BN (14,80%)
ST chênh xuống và 8 BN (9,90%) ST chênh lên. Tỷ lệ BN có biến đổi điện tim của
chúng tôi cao hơn khi so sánh với Li Wan và CS (biến đổi điện tim gặp ở 10% BN) [3].
Siêu âm tim cho thấy 6 BN (7,40%) có rối loạn vận động vùng và 17 BN (20,90%) có
giãn thất trái (bảng 3). Các triệu chứng này cũng được lý giải do thiếu máu cục bộ cơ
tim do cầu cơ.
70.00%
60,30%

60.00%
50.00%
40.00%

30,10%

30.00%
20.00%
10.00%

3,60%

2,40%

1,20%

2,40%

LCX

RCA


KHÁC

0.00%
LAD1

LAD2

LAD3

Biểu đồ 2: Vị trí cầu cơ ĐMV (n = 81).
(LAD: động mạch liên thất trước, LCX: động mạch mũ, RCA: ĐMV phải)
Chụp ĐMV là phương pháp chẩn đoán xác định cầu cơ, vị trí cầu cơ, mức độ hẹp
ĐMV do cầu cơ gây ra. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 94% BN có cầu cơ tại động
mạch liên thất trước, trong đó 60,30% BN có cầu cơ tại LAD2. Kết quả này tương
đương một số tác giả trên thế giới. Lazoura O gặp 100% cầu cơ ở động mạch liên thất
trước, trong đó 67,9% ở đoạn LAD2 [8]. Tuy nhiên, Atar E và CS chỉ gặp 60% cầu cơ
ở động mạch liên thất trước [7]. Sự khác biệt này có thể do cỡ mẫu trong các nghiên
cứu khác nhau.
115


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017
Bảng 3: Phân loại mức độ hẹp ĐMV do
cầu cơ (n = 81).
Mức độ hẹp

n (%)

Nhẹ (< 50%)


52 (64,19%)

Vừa (50 - 74%)

20 (24,69%)

Nặng

75 - 89%

4 (4,95%)

≥ 90%

5 (6,17%)

Tổng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

81 (100%)

Mức độ hẹp ĐMV trong thì tâm thu chủ
yếu là hẹp nhẹ (64,19%), chỉ có 11,12%
có biểu hiện hẹp nặng, 5 BN có hẹp ĐMV
từ 90 - 95%. Kết quả này lý giải tại sao đa
số BN đau ngực mức độ nhẹ (CCS 1-2).
Mặc dù ít gây nguy hiểm như vữa xơ
ĐMV, cầu cơ ĐMV vẫn cần điều trị, chủ

yếu là dùng thuốc, điều trị can thiệp đặt
stent cầu cơ hoặc phẫu thuật bắc cầu nối
chủ vành chỉ áp dụng với những trường
hợp không đáp ứng với điều trị nội khoa,
tuy nhiên kết quả còn hạn chế.
Bảng 4: Mối liên quan giữa mức độ đau
ngực và mức độ hẹp ĐMV (n = 81).
Hẹp nhẹ, vừa
(n (%))

Hẹp nặng
(n (%))

CCS 1-2

58 (71,60%)

7 (8,60%)

CCS 3-4

14 (17,30%)

2 (2,50%)

p

> 0,05

Ở các mức độ đau ngực CCS1 và

CCS2, cầu cơ gây hẹp nhẹ và vừa ĐMV
chiếm ưu thế, tuy nhiên không có mối liên
quan giữa mức độ đau ngực và mức độ
hẹp ĐMV.
KẾT LUẬN
Tần suất mắc cầu cơ ĐMV là 6,80%
trường hợp chụp ĐMV qua da. Cầu cơ ĐMV
hay gặp ở động mạch liên thất trước.
Không có mối liên quan giữa triệu chứng

116

đau ngực trên lâm sàng với mức độ hẹp
của ĐMV trên chụp ĐMV qua da.

1. Hội Tim mạch học Việt Nam. Khuyến cáo
2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về xử
trí bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (đau
thắt ngực ổn định). Khuyến cáo 2008 về các
bệnh tim mạch và chuyển hóa. Nhà xuất bản
Y học. 2008, tr.329-350.
2. Kramer J.R et al. Clinical significance of
isolated coronary bridges: benign and frequent
condition involving the left anterior descending
artery. American Heart Journal. 1982, 103 (2),
pp.283-288.
3. Wan L, Q Wu. Myocardial bridge,
surgery or stenting? Interactive cardiovascular
and thoracic surgery. 2005, 4 (6), pp.517-520.
4. Campeau L. Letter: Grading of angina

pectoris. Circulation. 1976, 54 (3), pp.522-523.
5. Bruschke A et al. Myocardial bridging:
what have we learned in the past and will new
diagnostic modalities provide new insights?
Netherlands Heart Journal. 2013, 21 (1), pp.6-13.
6. Kern M.J. The interventional cardiac
catheterization handbook third edition. Elsevier
Saunders Publishing. 2013, pp.88-98.
7. Atar E et al. Prevalence of myocardial
bridging detected with 64-slice multidetector
coronary computed tomography angiography
in asymptomatic adults. Journal of Cardiovascular
Computed Tomography. 2007, 1 (2), pp.78-83.
8. Lazoura O et al. Myocardial bridging
evaluated with 128-multi detector computed
tomography coronary angiography. Surgical and
Radiologic Anatomy. 2010, 32 (1), pp.45-50.
9. Thej M et al. Atherosclerosis and myocardial
bridging: Not a benign combination. An autopsy
case report. Journal of Cardiovascular Disease
Research. 2012, 3 (2), pp.176-178.



×