Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân viêm gan virut C mạn tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.36 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN Ở BỆNH NHÂN
VIÊM GAN VIRUT C MẠN TÍNH
Đoàn Việt Cường*; Phạm Thị Thu Thủy**
TÓM TẮT
Khảo sát tình trạng kháng insulin ở 57 bệnh nhân (BN) viêm gan virut C mạn tính dựa vào nồng
độ insulin máu lúc đói, chỉ số HOMA IR, QUICKI và 30 người khỏe mạnh (nhóm chứng). Kết quả:
- Nồng độ insulin máu lúc đói ở BN cao hơn so với nhóm chứng (6,91 ± 4,12 µU/ml so với 3,43 ±
1,21 µU/ml) (p < 0,01). 87,7% BN tăng insulin máu.
- Giá trị trung bình HOMA IR cao hơn ở nhóm BN (2,23 ± 1,31 so với 0,85 ± 0,64); QUICKI thấp
hơn (0,25 ± 0,06 so với 0,66 ± 0,09) (p < 0,05). Tỷ lệ BN tăng HOMA IR và QUICKI lần lượt là 89,5%
và 85,9%. BN viêm gan virut C mạn tính có bi u hiện kháng insulin.
* T khóa: Viêm gan virut C mạn tính; Kháng insulin.

INSULIN RESISTANCE IN PATIENTS WITH CHRONIC HEPATITIS C
SUMMARY
Serum levels of fasting glucose and fasting insulin were measured in 57 patients with chronic
hepaitis C and 30 healthy subjects. Using HOMA IR and QUICKI to determine insulin resistance in
patients with chronic hepatitis C.
Results: The levels of serum insulin were significantly higher in patients with chronic hepatitis C
than in healthy subjects (6.91 ± 4.12 µU/ml vs 3.43 ± 1.21 µU/ml) (p < 0.01). HOMA IR was higher
(2.23 ± 1.31 vs 0.85 ± 0.64) and QUICKI was lower (0.25 ± 0.06 vs 0.66 ± 0.09) in paients with
chronic hepatitis C than in healthy ones (p < 0.05). Therefore, patients with chronic hepatitis C had
insulin resistance compared with the control group.
* Key words: Chronic hepatitis C; Insulin resistance.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gan là một trong những cơ quan lớn
nhất của cơ th , là cơ quan điều hòa
chuy n hóa glucid. Dưới sự điều hòa của


hệ thần kinh và nội tiết, gan giữ cho nồng
độ glucose luôn hằng định. Mối liên quan
giữa bệnh gan mạn tính với tình trạng rối
loạn chuy n hóa glucose đã được đề cập
t rất sớm, do đó có thuật ngữ "đái tháo

đường do gan" (hepatogenous diabetes).
Trong số các bệnh gan mạn tính, người ta
nhận thấy viêm gan virut C mạn tính làm
tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng kháng
insulin và đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2. Đ
góp phần tìm hi u thêm vấn đề trên, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm:
Khảo sát tình trạng kháng insulin ở BN viêm
gan virut C mạn tính dựa vào nồng độ insulin,
chỉ số HOMA IR và QUICKI.

* Bệnh viện 103
** Trung tâm Y khoa Medic TP. HCM
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: PGS. TS. Hoàng Trung Vinh
GS. TS. Nguyễn Văn Mùi

1


TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
Bảng 1: Đặc đi m giới.

Gồm 87 người, chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm nghiên cứu: 57 BN viêm gan
virut C mạn tính.
+ Nhóm chứng: 30 người khỏe mạnh.
* Tiêu chuẩn lựa chọn: BN được chẩn đoán
viêm gan virut C mạn tính theo khuyến cáo
của Hội Nghiên cứu Bệnh gan châu Âu (2011):
xét nghiệm anti-HCV (+) và HCV-ARN (+)
trong thời gian > 6 tháng và kèm theo bi u
hiện của viêm gan.

NHÓM
GIỚI

2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Đối tượng tham gia nghiên cứu được
khám lâm sàng, xét nghiệm glucose máu lúc
đói, insulin máu lúc đói, tính chỉ số HOMA
IR theo công thức của Matthews (1985);
QUICKI theo công thức của Katz (2000):

n

%

Nam


13

43,3

29

50,9

> 0,05

Nữ

17

56,7

28

49,1

> 0,05

Tổng

30

100

57


100

Tỷ lệ nam/nữ ở 2 nhóm tương đương nhau
(p > 0,05).
Bảng 2: Đặc đi m tuổi.
NHÓM
TUỔI

Trong đó: Io: nồng độ isulin máu lúc đói;
Go: nồng độ glucose máu lúc đói.
Đi m cắt giới hạn của nồng độ insulin:
X + SD. Đi m cắt giới hạn của chỉ số HOMA
IR: tứ phân vị cao nhất của nhóm chứng.
Đi m cắt giới hạn của chỉ số QUICKI: tứ
phân vị thấp nhất của nhóm chứng.
- Xử lý số liệu: theo phương pháp thống
kê y học sử dụng phần mềm SPSS 15.0.

NHÓM
CHỨNG

NHÓM
NGHIÊN CỨU

p

n

%


n

%

< 40

0

0

11

19,3

-

40 - 49

11

36,7

13

22,8

> 0,05

50 - 59


13

43,3

22

38,6

> 0,05

> 60

6

20

11

19,3

> 0,05

X ± SD

59,2 ± 13,4

49,15 ± 11,72

> 0,05


Độ tuổi trung bình của 2 nhóm tương
đương nhau (p > 0,05).
Bảng 3: Nồng độ insulin máu lúc đói giữa
2 nhóm.

HOMA IR = [Insulin (µU/ml) x glucose
(mmol/l)]/22,5 [4].
QUICKI = 1/ [log (Io) + log (Go)] [3]

p

%

- BN đang hôn mê gan nặng.

- BN nhiễm HBV, đồng nhiễm HCV và
HBV, viêm gan do các nguyên nhân khác.

NHÓM
NGHIÊN CỨU

n

* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Đang sử dụng các thuốc có ảnh hưởng
lên chuy n hóa glucose trong thời gian 1
tháng trở lại đây.

NHÓM

CHỨNG

INSULIN
(µU/ml)

NHÓM
CHỨNG
(n = 30)

NHÓM
NGHIÊN
CỨU (n = 57)

p

Nam

3,38 ± 1,25

6,92 ± 3,69

< 0,01

Nữ

3,46 ± 1,17

6,91 ± 4,14

< 0,01


Tổng

3,43 ± 1,21

6,91 ± 4,12

< 0,01

p

> 0,05

> 0,05

GIỚI

Ngoài 2 chỉ số HOMA IR và QUICKI,
nồng độ insulin máu lúc đói cũng là một chỉ
số đ đánh giá tình trạng kháng insulin vì
cường insulin máu có th độc lập khởi phát

2


TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013
tình trạng kháng insulin, kết hợp với khiếm
khuyết tiết insulin của tế bào β tụy đảo sẽ
dẫn đến ĐTĐ týp 2.


Chỉ số HOMA IR ở nhóm nghiên cứu
cao hơn so với nhóm chứng. Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

- Nồng độ insulin máu lúc đói ở BN viêm
gan virut C cao hơn so với nhóm chứng. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
Dựa vào nồng độ insulin máu lúc đói của
nhóm chứng lấy điÓm cắt giới hạn là 4,64
µU/ml, chúng tôi thấy: tỷ lệ BN viêm gan
virut C có tăng nồng độ insulin máu lúc đói
chiềm tỷ lệ cao (87,7%). Khi đi m cắt giới
hạn này lớn hơn 4,64 µU/ml, xuất hiện tình
trạng cường insulin (kháng insulin).

Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu
của các tác giả khác trên thế giới. Hoda AE
Satar và CS khi nghiên cứu trên 50 BN viêm
gan virut C không có ĐTĐ so với nhóm
chứng tương đương về tuổi, giới, chỉ số
BMI, nhận thấy: ở nhóm nghiên cứu chỉ số
HOMA IR là 4,9 ± 1,69 so với nhóm chứng
là 0,99 ± 0,28 (p < 0,0001) [1]. Imezaki và
CS (2008) nghiên cứu trên 952 BN, bao
gồm BN viêm gan virut C, viêm gan B mạn
tính và BN đã điều trị hết virut viêm gan C
bằng interferon nhận thấy: tỷ lệ kháng insulin
ở nhóm viêm gan C cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với nhóm viêm gan B (54,3%
so với 36,3%, p < 0,05) và so với nhóm đã

điều trị hết viêm gan C bằng interferon
(54,3% so với 35,7%, p < 0,05) [2].

Các rối loạn chuy n hóa glucose ở BN
viêm gan virut C rất đa dạng bao gồm: rối
loạn glucose máu lúc đói, rối loạn dung nạp
glucose và §T§. Cơ chế bệnh sinh của rối
loạn chuy n hóa glucose ở BN viêm gan
virut C cũng chưa thực sự được sáng tỏ.
Nhưng các nghiên cứu đã đặt ra giả thuyết
về tình trạng kháng insulin ở BN viêm gan
virut C là cơ chế quan trọng trong việc khởi
phát các rối loạn chuy n hóa glucose. Đ
đánh giá tình trạng kháng insulin trong
nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng 2 chỉ số
đó là chỉ số HOMA IR và QUICKI.
Bảng 4: So sánh chỉ số HOMA IR giữa 2
nhóm.
NHÓM
CHỨNG
(n = 30)

HOMA IR
GIỚI

NHÓM
NGHIÊN CỨU
(n = 57)

NHÓM

CHỨNG
(n = 30)

QUICKI
GIỚI

NHÓM
NGHIÊN
CỨU (n = 57)

p

n

X ± SD

n

X ± SD

Nam

13

0,68 ±
0,09

29

0,26 ±

0,04

< 0,05

Nữ

17

0,65 ±
0,1

28

0,24 ±
0,08

< 0,05

Chung

30

0,66 ±
0,09

57

0,25 ±
0,06


< 0,05

p

n

X ± SD

n

X ± SD

13

0,86 ±
0,62

29

2,26 ±
1,43

< 0,01

Nữ

17

0,84 ±
0,67


28

2,18 ±
1,15

< 0,01

Chung

30

0,85 ±
0,64

57

2,23 ±
1,31

< 0,01

Nam

Bảng 5: So sánh QUICKI giữa 2 nhóm.

BN viêm gan virut có QUICKI thấp hơn
so với nhóm chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05).
Một chỉ số nữa cũng thường được dùng

trong lâm sàng đ đánh giá tình trạng
kháng insulin đó là chỉ số QUICKI. Chỉ số
QUICKI ở nhóm chứng là 0,66 ± 0,09; còn
ở BN viêm gan virut C là 0,25 ± 0,06.
Chúng tôi chưa tham khảo được chỉ số

3


TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013
QUICKI ở BN viêm gan virut C trong các
nghiên cứu khác. Dựa vào chỉ số HOMA IR
và QUICKI của nhóm chứng lấy tứ phân vị
cao nhất và tứ phân vị thấp nhất của nhóm
chứng thấy BN viêm gan virut C tăng chỉ số
HOMA IR chiếm tỷ lệ cao (89,5%) cũng như
tỷ lệ BN giảm chỉ số QUICKI (85,9%).
Bảng 6: Chỉ số kháng insulin ở 2 nhóm.
NHÓM
CHỨNG
(n = 30)

NHÓM
NGHIÊN
CỨU (n = 57)

p

Tăng


3 (10%)

50 (87,7%)

< 0,01

Bình
thường

27 (90%)

7 (12,3%)

< 0,01

Tăng

2 (6,7%)

51 (89,5%)

< 0,01

Bình
thường

28 (93,3%)

7 (10,5%)


< 0,01

Giảm

4 (13,3%)

49 (85,9%)

< 0,01

THÔNG SỐ
Insulin

HOMA IR

QUICKI

Bình
thường

26 (86,7)

8 (14,1%)

< 0,01

Như vậy, ở nhóm BN viêm gan virut C
mạn tính không những tăng nồng độ insulin
máu lúc đói, chỉ số HOMA IR, chỉ số
QUICKI mà tỷ lệ BN có tăng các chỉ số trên

đều chiếm tỷ lệ cao. Chứng tỏ BN viêm gan
virut C mạn tính có tình trạng kháng insulin
cao hơn.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu tình trạng kháng insulin
ở 57 BN viêm gan virut C mạn tính, chúng
tôi rút ra một số kết luận sau:

- Nồng độ insulin máu lúc đói ở nhóm BN
cao hơn so với nhóm chứng với p < 0,01.
87,7% BN tăng insulin máu.
- BN viêm gan virut C có tình trạng kháng
insulin cao hơn so với nhóm chứng. Giá trị
trung bình HOMA IR cao hơn (2,23 ± 1,31 so
với 0,85 ± 0,64); giá trị trung bình QUICKI
thấp hơn (0,25 ± 0,06 so với 0,66 ± 0,09)
ở nhóm BN so với nhóm chứng (p < 0,05).
Tỷ lệ BN có tăng HOMA IR và QUICKI lần
lượt là 89,5% và 85,9%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoda Abd El-Satar, et al. Insulin resistance
in patients with chronic hepatitis C infection.
Autralian Journal of Basic and Applied Sciences.
2010, 4 (10), pp.4554-4558.
2. Imezaki F, Yokosuka O, Fukai K, Kanda T,
Kojima H, Saisho H. Prevalence of diabetes
mellitus and insulin resistance in patients with
chronic hepatitis C: comparison with hepatitis B
infected and hepatitis C virus cleared paients.
2008.

3. Katz A, Nambi SS, Kieren M. QUICKI:
a simple, accurate method for assessing insulin
sensitivity in human. J Clin Endo Met. 2000, 85,
pp.2407-2410
4. Matthews DR, Hosker JP, Rudenski AS,
Naylor BA, Treacher DF, Turner RC. Homeostasis
model assessment: insulin resisance and beta cell
function from fasting plasma glucose and insulin
in man. Diabetologica.1985, 28, pp.412-419.

Ngày nhận bài: 4/1/2013
Ngày giao phản biện: 20/2/2013
Ngày giao bản thảo in: 26/4/2013

4


TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013

5



×