Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu kết quả chuyển phôi đông lạnh tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng trong 5 năm 2010-2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.71 KB, 7 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-5017

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ CHUYỂN PHÔI ĐÔNG LẠNH
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HẢI PHÒNG TRONG 5 NĂM 2010 - 2014
Vũ Văn Tâm*; Nguyễn Thị Quỳnh Diệp*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá kết quả chuyển phôi đông lạnh và tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến
tỷ lệ thành công của chu kỳ chuyển phôi đông lạnh. Đối tượng và phương pháp: mô tả hồi cứu
134 hồ sơ chuyển phôi đông lạnh tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng từ 2010 - 2014. Kết quả: tỷ lệ
sống của phôi sau rã đông 89%, tỷ lệ có thai 57,6%, tỷ lệ thai lâm sàng 36,6%. Tỷ lệ thai
tiến triển 27,6%. Các yếu tố ảnh hưởng: thời gian trữ lạnh phôi, chất lượng phôi trước trữ lạnh,
phôi sau rã đông, chất lượng phôi chuyển, số lượng phôi chuyển. Kết luận: tỷ lệ thai tiến triển:
27,6%. Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: thời gian trữ lạnh phôi, chất lượng phôi trước trữ lạnh,
phôi sau rã đông, chất lượng phôi chuyển, số lượng phôi chuyển.
* Từ khóa: Hỗ trợ sinh sản; Thụ tinh trong ống nghiệm; Chuyển phôi đông lạnh.

Results of Frozen Embryo Transfer at Haiphong Hospital of Obstetrics
and Gynecology in 5 Years from 2010 to 2014
Summary
Objectives: To evaluate the results of frozen embryo tranfer (FET) as well as its affected
factors at the Center for Assisted Reproduction of Haiphong. Subject and methods:
Retrospective descriptive study on 134 medical records of frozen embryo cryopreservation
at Haiphong Hospital of Obstetrics and Gynecology from 2010 to 2014. Results: The
percentage of embryos that survive thawing: 89%, pregnancy: 57.6%, clinical pregnancy: 36.6%,
progressing pregnancy: 27.6%. The affected factors: the length of time frozen embryos, the quality of
embryos before freezing, the quality of embryos after thawing, the quality and the number of
transferred embryos. Conlusion: The percentage of progressing prengancy was 27.6%. The
affected factors are the time frozen embryos, the quality of embryos before freezing and after
thawing, the quality and the number of transferred embryos.
* Key words: Assisted reproduction; In vitro fertilization; Frozen embryo transfer.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trữ lạnh phôi là một kỹ thuật bảo quản
các phôi ở nguyên hiện trạng ban đầu
trong một thời gian dài. Điều này có thể

đạt được bằng cách lưu giữ phôi ở nhiệt
độ của nitơ lỏng, làm ngưng phản ứng
enzym nội bào, hô hấp, chuyển hóa…
giúp chúng vẫn tiếp tục phát triển bình
thường sau một thời gian dài đông lạnh [8].

* Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Văn Tâm ()
Ngày nhận bài: 10/01/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/04/2017
Ngày bài báo được đăng: 22/05/2017

28


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thành
công của chu kỳ chuyển phôi đông lạnh
như tuổi của mẹ, chất lượng niêm mạc
tử cung và chất lượng phôi sau rã đông…
Trong đó, chất lượng phôi sau rã đông
phụ thuộc vào kỹ thuật trữ lạnh và thời
điểm trữ lạnh của phôi. Sự ra đời của kỹ
thuật đông phôi thủy tinh hóa đã thể
hiện ưu thế vượt trội trong các phương
pháp trữ lạnh [9].

Với mục đích đánh giá kết quả chuyển
phôi đông lạnh của trung tâm và tìm ra
những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành
công của chu kỳ chuyển phôi đông lạnh,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu kết quả
chuyển phôi đông lạnh tại Khoa Hỗ trợ
Sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
từ 1 - 2010 đến 12 - 2014 nhằm mục tiêu:
- Đánh giá kết quả chuyển phôi đông
lạnh của các trường hợp được thụ tinh
trong ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ Sản
Hải Phòng.
- Nhận xét một số yếu tố liên quan đến
tỷ lệ thai lâm sàng sau chuyển phôi đông
lạnh ở các đối tượng trên.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
Tất cả hồ sơ những trường hợp thụ tinh
trong ống nghiệm (TTTON) tại Khoa Hỗ trợ
Sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
từ 1 - 2010 đến 12 - 2014.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Mô tả hồi cứu
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
Các trường hợp TTTON có chu kỳ
chuyển phôi đông lạnh, có hồ sơ đầy đủ
thông tin phục vụ nghiên cứu.

* Tiêu chuẩn loại trừ: các trường hợp

TTTON chu kỳ chuyển phôi tươi, các hồ sơ
không đủ thông tin nghiên cứu.
* Cỡ mẫu nghiên cứu:
Cỡ mẫu thuận tiện, hồ sơ của những
trường hợp TTTON có chu kỳ chuyển phôi
đông lạnh tại Khoa Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh
viện Phụ sản Hải Phòng thỏa mãn các
tiêu chuẩn, có 134 hồ sơ đủ tiêu chuẩn
nghiên cứu.
* Nhận định kết quả:
- Tiêu chuẩn đáng giá phôi: dựa vào
tỷ lệ các mảnh vỡ bào tương, tốc độ phân
chia và độ đồng đều tế bào.
- Tiêu chuẩn đánh giá kết quả chuyển
phôi đông lạnh.
+ Có thai: βhCG sau 14 ngày chuyển
phôi ≥ 25 µUI/ml.
+ Thai lâm sàng: siêu âm túi ối có tim
thai sau chuyển phôi đông lạnh 4 tuần.
+ Tỷ lệ thai lâm sàng: có túi ối, có tim
thai/tổng số BN chuyển phôi.
* Xử lý số liệu: số liệu được thu thập và
xử lý trên chương trình SPSS 18.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.
* Tuổi của đối tượng nghiên cứu:
Tuổi ≤ 30: 67 BN (50%); 31 - 35 tuổi:
45 BN (33,5%); 36 - 40 tuổi: 18 BN (13,5%);
> 40 tuổi: 4 BN (3%).

Từ 01 - 2010 đến 12 - 2014 chúng tôi
đã nhận vào nghiên cứu 134 chu kỳ đông
phôi vào giai đoạn phân chia sớm đủ tiêu
chuẩn lựa chọn. Kết quả cho thấy độ tuổi
trung bình 31,4 ± 4,91, nhưng thấp hơn
so với nghiên cứu của Nguyễn Viết Tiến và
CS (2008) và các nghiên cứu trước đó.
29


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-5017
* Phân loại vô sinh:

Biểu đồ 1: Phân loại vô sinh.
Tỷ lệ vô sinh nguyên phát cao hơn (52%) so với vô sinh thứ phát (48%). Kết quả
của chúng tôi khác với nghiên cứu chung về đối tượng TTTON tại Bệnh viện Phụ sản
Trung ương năm 2003, tỷ lệ vô sinh nguyên phát 43,8% và thứ phát 56,2% [4]; tuy nhiên,
kết quả này tương tự nghiên cứu của Zdravka Veleva (2013).
* Nguyên nhân vô sinh:

Vòi tử cung
16.40%

29.10%

Rối loạn phóng noãn
Lạc nội mạc tử cung

27.60%
9.70%

1.50%
15.70%

Giảm dự trữ buồng trứng
Nguyên nhân do chồng
Chưa rõ nguyên nhân

Biểu đồ 2: Nguyên nhân vô sinh.
Nguyên nhân do vòi tử cung chiếm tỷ
lệ cao nhất (29,1%), tiếp đến là nhóm có
nguyên nhân do chồng, chưa rõ nguyên
nhân và nguyên nhân giảm dự trữ buồng
trứng. Kết quả này tương tự nghiên cứu
của Hán Mạnh Cường (2010): tổn thương
vòi 63,9%, do tinh trùng chồng 27,2%, lạc
nội mạc tử cung 1,4%, rối loạn phóng
noãn 6,1% [5] hay trong nghiên cứu của
30

Vũ Thị Bích Loan (2008) có tỷ lệ vòi tử
cung cao nhất (54%), do chồng 14%, xin
noãn 13,5%, lạc nội mạc tử cung 4%, hội
chứng buồng trứng đa nang 5,5% [1].
Có thể nhận thấy các nghiên cứu ở
Việt Nam, nhóm chỉ định do tắc vòi tử cung
vẫn chiếm ưu thế, sau đó đến nguyên
nhân do chồng và các nguyên nhân khác.
Nguyên nhân do lạc nội mạc tử cung chiếm
tỷ lệ thấp nhất (1,5%).



T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
2. Kết quả chuyển phôi đông lạnh ở trường họp TTTON.
* Tỷ lệ phôi sống sót sau rã đông:
Bảng 1:
Tổng số phôi đã rã đông

Tổng số phôi sống sau rã đông (số phôi chuyển)

Tỷ lệ sống sót (%)

418

372

89

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ sống của phôi sau rã đông 89%, so với
nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh (2006) trên 783 phôi đông ngày 2 và 230 phôi đông
ngày 3 với kỹ thuật đông lạnh chậm cho thấy tỷ lệ sống của phôi ngày 2 sau rã là
76,7%; ngày 3: 76,5% [6]. Theo Nguyễn Liên Hương (2007), tỷ lệ sống của phôi ngày
2 tại cùng trung tâm là 81,2% [7]. Tỷ lệ sống của phôi cao vì từ năm 2010 đến nay,
chúng tôi đã thực hiện kỹ thuật đông phôi thủy tinh hóa, phương pháp này cho kết quả
cao hơn kỹ thuật đông phôi chậm. Hơn nữa, kỹ năng thao tác và môi trường hóa chất
tại trung tâm không ngừng được cải thiện.
* Kết quả chuyển phôi đông lạnh:
Bảng 2: Kết quả có thai.
Kết quả có thai

Số lượng


Tỷ lệ %

Có thai

76

56,7

Thai lâm sàng

49

36,6

Thai tiến triển

37

27,6

Trẻ sinh sống

37

27,6

Nghiên cứu của chúng tôi, 76/134 (56,7%) chu kỳ chuyển phôi đông lạnh có thai.
Tổng số 49/134 ca (36,6%); tỷ lệ thai tiến triển chiếm 27,6%. Kết quả của chúng tôi rất
khả quan không chỉ ở trong nước, mà còn cao hơn khu vực và quốc tế [2, 4, 11].

3. Các yếu tố liên quan tới kết quả có thai lâm sàng của chuyển phôi đông lạnh.
* Liên quan giữa thời gian trữ phôi và tỷ lệ thai lâm sàng:
Bảng 3:
Có thai
lâm sàng

Thời
gian
(tháng)

Không có
thai lâm sàng

Tổng

OR

n = 49

%

n = 85

%

n

%

≤ 12


39

39

61

61

100

100

> 12

10

29,4

24

70,5

34

100

95%CI

p


0,66 - 2,38

0,57

1,32

31


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-5017
Để đánh giá mối liên quan giữa thời gian bảo quản phôi và tỷ lệ thai lâm sàng, chúng tôi
chia thời gian bảo quản phôi thành 2 nhóm: trên và dưới 12 tháng. Khi phân tích 2 nhóm,
nhận thấy khả năng có thai lâm sàng giảm khi thời gian lưu trữ phôi tăng, tỷ lệ thai
lâm sàng của nhóm trữ lạnh phôi < 12 tháng gấp 1,32 lần nhóm trữ lạnh > 12 tháng.
Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với 95%CI (0,66 - 2,38), (p > 0,05).
* Liên quan giữa chất lượng phôi trước trữ lạnh và tỷ lệ thai lâm sàng:
Bảng 4:
Chất lượng
phôi

Không có
thai lâm sàng

Có thai lâm sàng

Tổng

p


n

%

n

%

n

%

Nhóm I

0

0

5

100

5

100

Nhóm II

22


28,2

56

71,8

78

100

Nhóm III

27

52,9

24

47,1

51

100

Tổng

49

85


0,004

134

Khi phân tích mối liên quan giữa chất lượng phôi trước trữ lạnh với tỷ lệ thai lâm
sàng của chu kỳ chuyển phôi đông lạnh, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ thai lâm sàng cao nhất
ở các phôi trước trữ lạnh thuộc nhóm III (52,9%); thấp nhất ở các phôi nhóm I (0%).
Sự khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
* Liên quan giữa chất lượng phôi sau rã đông và tỷ lệ thai lâm sàng:
Bảng 5:
Chất lượng
phôi sau rã
đông

Có thai lâm sàng

Không có thai lâm
sàng

Tổng

p

n

%

n

%


n

%

Nhóm I

0

0

9

100

9

100

Nhóm II

22

27,2

59

72,8

81


100

Nhóm III

27

61,4

17

38,6

44

100

Tổng

49

85

0.000

134

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỷ lệ thai lâm sàng cao nhất ở phôi sau rã đông
thuộc nhóm III (61,4%); thấp nhất ở nhóm I (0%). Sự khác biệt về tỷ lệ thai lâm sàng
giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

32


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
* Liên quan giữa chất lượng phôi chuyển và tỷ lệ thai lâm sàng:
Bảng 6:
Chất lượng
phôi chuyển

Có thai lâm sàng

Không có thai lâm sàng

Tổng

p

n

%

n

%

n

%

Nhóm I


0

0

10

100

10

100

Nhóm II

22

27,5

58

72,5

80

100

Nhóm III

27


61,4

17

38,6

44

100

Tổng

49

85

0,000

134

Khi phân tích chất lượng phôi đông chuyển, chúng tôi nhận thấy có mối liên quan
giữa chất lượng phôi đông lạnh được chuyển với tỷ lệ thai lâm sàng. Tỷ lệ thai lâm
sàng của nhóm II và nhóm III, tức là nhóm có ít nhất 1 phôi độ 4 cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với nhóm không có phôi độ 4 nào (phôi nhóm I) với p < 0,05.
* Liên quan giữa số lượng phôi chuyển và tỷ lệ thai lâm sàng:
Bảng 7:
Có thai
lâm sàng
Số lượng

phôi chuyển

Không có thai
lâm sàng

Tổng

n

%

n

%

n

%

≤2

19

31,1

42

64,9

106


100

>2

30

41,9

43

61,7

28

100

Tổng

49

85

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận
nhóm chuyển > 2 phôi đông lạnh có tỷ lệ
thai lâm sàng 41,9%, nhóm chuyển ≤ 2 phôi
có tỷ lệ thai lâm sàng 31,1%. Khi phân
tích mối liên quan giữa số lượng phôi
chuyển và tỷ lệ thai lâm sàng cho thấy số
phôi chuyển tăng, tỷ lệ thai lâm sàng tăng.

Sự gia tăng tỷ lệ thai lâm sàng rõ rệt khi
chuyển > 3 phôi so với chuyển ≤ 2 phôi.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p < 0,05.

95%CI

p

1,29 - 2,62

0,018

OR

1,54

134

KẾT LUẬN
- Tỷ lệ sống của phôi sau rã đông 89%,
tỷ lệ có thai 57,6%. Tỷ lệ thai lâm sàng
36,6%. Tỷ lệ thai tiến triển 27,6%.
- Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ thai lâm
sàng sau chuyển phôi đông lạnh: tỷ lệ thai
lâm sàng của nhóm trữ lạnh phôi < 12 tháng
gấp 1,32 lần nhóm trữ lạnh > 12 tháng.
Về chất lượng phôi trước trữ lạnh: phôi có
chất lượng càng tốt thì tỷ lệ thai lâm sàng
càng cao. Về số lượng phôi: nên chuyển 2

phôi mang lại hiệu quả thai lâm sàng cao hơn.
33


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-5017
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thị Bích Loan. Đánh giá kết quả
chuyển phôi ngày 3 của TTTON tại Bệnh viện
Phụ sản Trung ương từ tháng 2 - 2008 đến
8 - 2008. Luận văn Thạc sỹ Y học. Đại học Y
Hà Nội. 2008.
2. Nguyễn Viết Tiến và CS. Nghiên cứu áp
dụng kỹ thuật trữ lạnh phôi và tinh trùng trong
hỗ trợ sinh sản. Đề tài nghiên cứu KHCN cấp
bộ. 2008.
3. Phan Thanh Lan. So sánh kết quả giữa
2 nhóm bệnh nhân có sử dụng và không sử
dụng GnRH trước chuyển phôi đông lạnh.
Luận văn Thạc sỹ Y học. Đại học Y Hà Nội.
2007.
4. Nguyễn Xuân Huy. Nghiên cứu kết quả
TTTON tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
năm 2003. Luận văn Tốt nghiệp Bác sỹ Chuyên
khoa Cấp 2. Trường Đại học Y Hà Nội. 2004,
tr.3-52.

7. Nguyễn Thị Liên Hương. Đánh giá chất
lượng và tỷ lệ có thai lâm sàng của phôi đông
lạnh chậm giai đoạn tiền nhân. Luận văn Thạc
sỹ Y học. Đại học Y Hà Nội. 2007.

8. Maryam Eftekhar, Elham Rahmani,
Soheila Pourmasumi, Candidate. Evaluation
of clinical factors influencing pregnancy rate
in frozen embryo transfer. Iran J Reprod Med.
2014, 12 (7), pp.513-518.
9. Afifa Sellami Christophe Sifer, Christophe
Poncelet, Brigitte Martin-Pont, Raphael Porcher,
Jean-Noel Hugues, Jean-Philippe Wolf. Day 3
compared with day 2 cryopreservation does
not affect embryo survival but improves the
outcome of frozen-thawed embryo transfers.
Fertil Steril. 2006, 86, pp.1537-1540.
10. Uri Orava Zdravka Veleva1, Sinikka
Nuojua-Huttunen, Juha S. Tapanainen,
Hannu Martikainen. Factors affecting the
outcome of frozen-thawed embryo transfer.

5. Hán Mạnh Cường. Đánh giá hiệu quả
của phương pháp hỗ trợ phôi thoát màng
trong chuyển phôi đông lạnh tại Bệnh viện
Phụ sản Trung ương. Luận văn Thạc sỹ Y học.
2010.

Human Reproduction Update. 2013, 28 (9 ),
pp.2425-2431.

6. Nguyễn Thị Minh. Nghiên cứu sự thay
đổi hình thái cấu trúc phôi trước đông phôi và
sau rã đông. Luận văn Thạc sỹ Y học. 2006.


for major lower limb orthopaedic surgery: A
randomised double-blind study. Indian J Anaesth.

34

11. Anita Chhabra Sheetal Jagtap, Sunny
Dawoodi, Ankit Jain Comparison of intrathecal
ropivacaine-fentanyl and bupivacaine-fentanyl

2014, 58 (4), pp.442-446.



×