Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu nồng độ osteocalcin và beta‐crosslap huyết thanh ở phụ nữ mãn kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.83 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ OSTEOCALCIN VÀ BETA‐CROSSLAP  
HUYẾT THANH Ở PHỤ NỮ MÃN KINH 
Lê Thu Hà*, Vũ Thị Thanh Hoa*, Nguyễn Thị Hương* 

TÓM TẮT 
Mục  tiêu: Khảo sát nồng độ marker tạo xương OC và hủy xương BC huyết thanh ở PNMK và tìm hiểu 
mối liên quan giữa hai marker này với mật độ xương, tuổi, thời gian mãn kinh và nồng độ estradiol huyết thanh. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Tiến hành trên 161 PN chia thành hai 
nhóm 123 PNMK và 38 PN trẻ tuổi 20‐35 tuổi đến khám tại khoa Nội Thận – Khớp – Bệnh viện 108 từ 01/ 
2011 đến 08/ 2012. 
Kết quả: PNMK có tuổi trung bình là 63,2 ± 9,2 tuổi và phụ nữ trẻ là 29,0 ± 3,6 tuổi, tuổi mãn kinh 49,4 ± 
2,4 tuổi và thời gian mãn kinh 13,7 ± 8,9 năm. Nồng độ marker tạo xương OC, hủy xương BC huyết thanh 
trung bình ở PNMK đều cao hơn nhóm trẻ tuổi. Tỉ lệ PNMK có OC huyết thanh tăng là 29,3% và BC huyết 
thanh tăng 59,4%. Mật độ xương tại cổ xương đùi ở PNMK xu hướng thấp hơn ở nhóm có nồng độ OC, BC 
mức cao nhưng sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Marker tạo xương OC huyết thanh tăng 
cao có ý nghĩa ở độ tuổi 55‐64 và ở thời điểm 10 năm đầu của mãn kinh so với PN trẻ tuổi, p < 0,05. Trong khi 
đó marker hủy xương BC ở nhóm MK tăng cao có ý nghĩa ở mọi độ tuổi và ở mọi thời điểm mãn kinh so với PN 
trẻ tuổi. Có mối tương quan nghịch mức trung bình giữa nồng độ BC huyết thanh với estradiol huyết thanh với 
hệ số tương quan r = ‐ 0,35, p < 0,05. 
Kết luận: Nồng độ trung bình các marker hủy xương BC và marker tạo xương OC ở nhóm PNMK cao hơn 
có ý nghĩa thống kê so với nhóm PN trẻ tuổi. Có mối liên quan giữa nồng độ marker hủy xương BC với nồng độ 
estradiol huyết thanh ở PNMK. Không thấy có mối liên quan giữa nồng độ các marker này với mật độ xương ở 
PNMK. 
Từ khóa: osteocalcin, beta‐crosslap, phụ nữ mãn kinh. 

ABSTRACT 
OSTEOCALCIN AND BETA‐CROSSLAP SERUM IN POSTMENOPAUSAL WOMEN 


Le Thu Ha, Vu Thi Thanh Hoa, Nguyen Thi Huong 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 368 ‐ 373 
Objectives: To investigate boneturnover marker osteocalcin, beta‐crosslap serum and correlate between the 
markers with bone mineral density, age, postmenopausal duration and estradiol serum. 
Methods: Cross‐sectional study. 161 women were divided two group, postmenopausal group include 123 
people  and  the  control  has  38  young  women  with  20‐35  years  old.  They  were  examined  at  department  of 
nephrology and rheumatology, military central hospital 108 from January, 2011 to August, 2012.  
Results: Mean age of postmenopausal group was 63.2 ± 9.2 years old and in young group was 29.0 ± 3.6 
years old, mean postmenopausal age was 49.4 ± 2.4 years old and postmenopausal duration was 13.7 ± 8.9 years. 
Mean of OC, BC serum in postmenopausal group was higher than in the young. In postmenopausal women, rate 
of high OC, BC level was respectively 29.3 % and 59.4%. Bone mineral density hip in postmenopausal with high 
OC, BC level was lower than in the other group, nonsignificantly p > 0.05. In 55‐64 year‐old women and first 10 
* Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 
Tác giả liên lạc: BS.Vũ Thị Thanh Hoa, 

368

 ĐT: 091 3008220,  

Email:  

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 

Nghiên cứu Y học

year postmenopausal duration, bone formation marker OC serum in the old women increased significantly higher 
than in the control, p< 0.05. Beside, BC serum increased significantly in all period of postmenopausal women, p < 

0.001. There was medium correlation between BC serum and estradiol serum in postmenopausal women (r = ‐
0.35, p < 0.05). 
Conclusions:  Mean  of  BC  and  OC  serum  in  postmenopausal  women  were  higher  than  in  the  control, 
significantly. There were relationship between BC serum and estradiol serum in postmenopausal women. None of 
relationship was the markers with bone mineral density in the old women. 
Keyword: osteocalcin, beta‐crosslap, postmenopausal women. 

ĐẶT VẤN ĐỀ 
Mật  độ  xương  (MĐX)  cho  biết  khối  lượng 
khoáng  của  xương,  trong  khi  chuyển  hóa  sinh 
học  của  xương  được  đánh  giá  dựa  vào  các 
marker chu chuyển xương. Các marker được sử 
dụng trên lâm sàng gồm các marker tạo xương 
và  marker  hủy  xương.  Nhiều  nghiên  cứu  đã 
khẳng định các marker chu chuyển xương có ý 
nghĩa trong tiên lượng mất xương, gãy xương và 
theo dõi hiệu quả điều trị loãng xương (LX). Các 
marker  này  thường  biến  đổi  sớm  ngay  sau  6‐8 
tuần điều trị loãng xương trong khi những thay 
đổi của mật độ xương có ý nghĩa ít nhất phải sau 
6  tháng  điều  trị(9).  Theo  khuyến  cáo  của  Hội 
chống  loãng  xương  thế  giới  (IOF)  và  Hiệp  hội 
sinh hóa lâm sàng và xét nghiệm (IFCC) – 2011, 
2  marker  chu  chuyển  xương  có  thể  ứng  dụng 
trong lâm sàng dự báo nguty cơ loãng xương và 
theo dõi hiệu quả điều trị loãng xương là marker 
tạo  xương  osteocalcin  (OC)  và  marker  hủy 
xương beta‐crosslap (BC)(9). 
Theo  một  nghiên  cứu  dịch  tễ  tại  Việt  Nam 
(2000),  20%  phụ  nữ  trên  60  tuổi  có  triệu  chứng 

loãng  xương  và  ước  tính  hàng  năm  số  ca  gãy 
xương ở nữ là 100.000 ca và nam là 60.000 ca, dự 
kiến  con  số  này  tăng  gấp  2  lần  trong  vòng  20 
năm  tới(7).  Cho  tới  nay  tại  Việt  Nam  những 
nghiên  cứu  về  marker  chu  chuyển  xương  ở 
PNMK  còn  khiêm  tốn.  Nhằm  làm  rõ  thêm 
những  thay  đổi  về  một  số  marker  chu  chuyển 
xương  ở  PNMK  chúng  tôi  tiến  hành  đề  tài: 
“Nghiên  cứu  nồng  độ  ostecalcin,  beta‐crosslap 
huyết thanh ở phụ nữ mãn kinh” với mục tiêu: 
1.  Khảo  sát  nồng  độ  ostecalcin  và  beta‐
crosslap huyết thanh ở phụ nữ mãn kinh. 

2.  Tìm  hiểu  mối  liên  quan  giữa  nồng  độ 
ostecalcin, beta‐crosslap huyết thanh với mật độ 
xương  và  một  số  yếu  tố  nguy  cơ  loãng  xương 
như  tuổi,  BMI,  thời  gian  mãn  kinh,  nồng  độ 
estradiol huyết thanh ở phụ nữ mãn kinh. 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Gồm 161 phụ nữ chia thành hai nhóm 
‐ Nhóm nghiên cứu là 123 PNMK đến khám 
tại  khoa  Nội  Thận  –  Khớp  ‐  Bệnh  viện  TƯQĐ 
108, được thăm khám theo mẫu bệnh án thống 
nhất; Xét nghiệm công thức máu; các chỉ số sinh 
hóa thường qui; đo mật độ xương bằng DEXA; 
định  lượng  estradiol,  osteocalcin  (OC)  và  beta‐
crosslap (BC) huyết thanh. 


Tiêu chuẩn lựa chọn 
Các  PN  mãn  kinh  tự  nhiên,  mất  kinh  hoàn 
toàn ít nhất 12 tháng. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
PNMK mãn kinh bắt buộc, mắc bệnh hoặc dùng 
các thuốc ảnh hưởng tới MĐX, suy giảm chức  năng 
thận, không hợp tác nghiên cứu đầy đủ. 

‐ Nhóm chứng là 38 phụ nữ trẻ tuổi từ 20 – 
35 tuổi, khỏe mạnh. 

Phương pháp nghiên cứu 
Tiến cứu cắt ngang. 

Các  tiêu  chuẩn  và  qui  trình  xét  nghiệm  sử 
dụng trong nghiên cứu 
‐  Tiêu  chuẩn  chẩn  đoán  loãng  xương:  Theo 
WHO – 1994(5). T‐score ≤ ‐ 2,5 là bị loãng xương. 
Đo mật độ xương theo phương pháp DEXA tại 
cổ xương đùi trên máy Hologic – Mỹ, tại khoa Y 
học hạt nhân – Bệnh viện 108. 

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 

369


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

Nghiên cứu Y học 


‐  Phân  loại  BMI:  tiêu  chuẩn  Hiệp  Hội  Đái 
tháo đường Đông Nam Á. 
‐ Xét nghiệm estradiol, OC, BC huyết thanh 
trên máy Elecsys ‐ 2010 ‐ Roche theo nguyên lý 
“bánh  kẹp”  tại  khoa  Sinh  hóa  ‐  Bệnh  viện  108. 
Lấy máu vào buổi sáng sau nhịn ăn 8‐10h. Định 
lượng  estradiol  sau  sạch  kinh  7  ngày  ở  PN  trẻ 
tuổi. 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 
Bảng 1. Đặc điểm chung của các nhóm nghiên cứu 
Đặc điểm
Tuổi (năm)
BMI (kg/ m2)
Tuổi mãn kinh (năm)
Thời gian mãn kinh (năm)

+ Phân mức nồng độ estradiol, OC, BC huyết 
thanh:  Định  lượng  nồng  độ  ở  PN  trẻ  tuổi.  Căn 

MĐX tại CXĐ ( X ± SD)
(g/cm2)

cứ  vào  giá  trị  trung  bình  ( X )  và  một  độ  lệch 
chuẩn  (SD)  của  nhóm  chứng  để  xác  định  các 
phân mức bình thường của mỗi marker.  

Địa điểm và thời gian nghiên cứu 

 Khoa  Nội  Thận  ‐  Khớp  ‐  Bệnh  viện  TƯQĐ 
108.  Thời  gian  nghiên  cứu  từ  01/  2011  đến  08/ 
2012. 

Xử lý số liệu 
Bằng phương pháp thống kê y học trên phần 
mềm  Epi  info  6.0.  Tính  tỉ  lệ  %,  trung  bình,  độ 
lệch chuẩn, hệ số tương quan (r) giữa tuổi, thời 
gian MK, estradiol với OC, BC. 

Nồng độ Estradiol ( X ± SD)
(pg/ml)

< 10 năm
Thời gian
11-15 năm
mãn kinh
> 15 năm
Bệnh kèm Thoái hóa khớp
theo
Khác (ĐTĐ, THA)
Loãng xương
(T-score ≤ -2,5)

Nhóm mãn Nhóm trẻ
kinh (n=123) tuổi (n=38)
63,2 ± 9,2
29,0 ± 3,6
22,7 ± 2,9
20,8 ± 1,1

49,4 ± 2,4
13,7 ± 8,9
0,64 ± 0,13 0,87 ± 0,11
p< 0,05
25,6 ± 33,0

71,4 ± 54,1

p< 0,001
n
47
28
48
60
18

%
38,2
22,8
39,0
48,8
14,6

22

17,9

Đặc điểm osteocalcin và beta‐crosslap huyết thanh của nhóm nghiên cứu 
Bảng 2. Osteocalcin, beta‐crosslap huyết thanh ở 2 nhóm nghiên cứu 
Nồng độ (ng/ml)

Osteocalcin (

X

Beta-crosslap (
Phân mức
OC
Phân mức
BC

X

± SD)

Nhóm mãn kinh (n=123)
16,9 ± 9,2

Nhóm trẻ tuổi (n=38)
13,8 ± 5,9

p
0,05

0,56 ± 0,30

0,28 ± 0,20

<0,001

± SD)


Bình thường (≤19,7ng/ml)
Cao(> 19,7ng/ml)
Bình thường(≤ 0,48ng/ml)
Cao(> 0,48 ng/ml)

n
87
36
50
73

%
70,7
29,3
40,6
59,4

Mối liên quan giữa osteocalcin và beta‐crosslap huyết thanh với mật độ xương và một số 
yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh 
Bảng 3. Liên quan giữa OC, BC huyết thanh và mật độ xương. 
Mật độ xương Phân mức
Osteocalcin (OC)
Beta-crosslap (BC)

370

CXĐ (

Bình thường (≤ 19,7 ng/ml) (n =87)

Cao (> 19,7 ng/ml) (n = 36)
Bình thường (≤ 0,48 ng/ml) (n =50)
Cao (> 0,48 ng/ml) (n = 73)

± SD) (g/cm2)
0,75 ± 0,14
0,72 ± 0,17
0,75 ± 0,14
0,71 ± 0,17

X

p
> 0,05
> 0,05

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 

Nghiên cứu Y học

Bảng 4. Liên quan giữa OC, BC huyết thanh và tuổi ở phụ nữ mãn kinh 
Nồng độ
(ng/ml)
Osteocalcin
(

X


< 55 (1)
(n = 23)
16,9±10,0

X

(4)
≥ 75 (n=19)

Nhóm trẻ
(5)
tuổi

p

15,9 ± 6,7

13,8±5,9

p2-5 <0,05 p1-5, p3-5, p4-5 >0,05

0,49 ± 0,22

0,28 ± 0,20

p1-5<0,001 p2-5<0,001
p3-5<0,01 p4-5<0,05

pchung> 0,05


± SD)

Beta-crosslap 0,51 ± 0,30
(

Phân nhóm tuổi ở PNMK
65 – 74(3)
55 – 64(2)
(n = 52)
(n = 29)
17,0±10,5
16,5 ± 7,9

0,63 ± 0,31

± SD)

0,49 ± 0,29

pchung> 0,05

Bảng 5. Nồng độ OC, BC huyết thanh và thời gian mãn kinh 
Nồng độ
(ng/ml)
Osteocalcin

< 5 năm(1)
(n = 23)
17,2±9,8


( X ± SD)
Beta-crosslap 0,60 ± 0,31
(

X

Thời gian mãn kinh ở PNMK
5-10 năm(2) 11-15năm(3) >15 năm(4)
(n = 24)
(n = 28)
(n = 48)
19,1±11,3
16,2±10,5
15,8±6,8

Nhóm trẻ tuổi

(5)

p

13,8±5,9

p1-5, p2-5 <0,05; p3-5, p4-5 >0,05

0,28 ± 0,20

p1-5, p2-5, p3-5, p4-5 <0,001


pchung> 0,05
0,65± 0,35

0,55 ± 0,26

0,50 ± 0,28

pchung> 0,05

± SD)

Bảng 6. Nồng độ osteocalcin và estradiol huyết thanh ở phụ nữ mãn kinh 
Phân mức Estradiol
Thấp (≤ 17,3 pg/ml) (n =66)
Bình thường (> 17,3pg/ml) (n =57)
Chung (n=123)

Phân mức osteocalcin
Cao (> 19,7ng/ml)
Bình thường (≤19,7ng/ml)
20 (55,6%)
46 (52,9%)
16 (44,4%)
41 (47,1%)
36
87

p
>0,05


Bảng 7. Nồng độ BC huyết thanh và estradiol huyết thanh ở PNMK 
Phân mức Estradiol
Thấp (≤ 17,3pg/ml) (n =66)
Bình thường (> 17,3pg/ml) (n =57)
Chung (n=123)

Phân mức beta-crosslap
Cao (> 0,48 ng/ml)
Bình thường (≤ 0,48ng/ml)
53 (72,6%)
13 (26,0%)
20 (27,4%)
37 (74,0%)
73
50

BÀN LUẬN 
Nghiên cứu được tiến hành trên 123 PNMK 
và  38  phụ  nữ  trẻ  tuổi,  khỏe  mạnh.  Tuổi  trung 
bình của PNMK là 63,2 ± 9,2 tuổi và PN trẻ tuổi 
khỏe mạnh là 29,0 ± 3,6 tuổi. Tuổi mãn kinh 49,4 
± 2,4 tuổi, thời gian mãn kinh 13,7 ± 8,9 năm. Đa 
số các PNMK > 10 năm là 22,8% MK 11‐15 năm 
và  39%  MK  >  15  năm.  Trong  nghiên  cứu  của 
chúng  tôi,  PNMK  bị  loãng  xương  tại  cổ  xương 
đùi  chiếm  tỉ  lệ  17,9%.  Kết  quả  này  cũng  tương 
đồng  với  nghiên  cứu  dịch  tễ  học  khác  tại  Việt 
Nam(7).  Mật  độ  xương  tại  cổ  xương  đùi  luôn 
phản ánh trung thực tình trạng loãng xương hơn 
so với các vị trí khác do vùng đo mật độ xương 

tại đây rõ ràng, kết quả đo ít bị ảnh hưởng bởi 
các bệnh lí khác như thoái hóa khớp. 

p
<0,05

Nồng độ osteocalcin và beta‐crosslap huyết 
thanh ở phụ nữ mãn kinh 
Với người trưởng thành luôn có 5% diện tích 
vỏ xương và 20% diện tích bè xương trong quá 
trình thực hiện hoạt động chu chuyển xương để 
duy  trì  và  làm  mới  cấu  trúc  của  xương(5).  Bình 
thường chu chuyển xương là một quá trình cân 
bằng giữa tạo xương và hủy xương. Các marker 
tạo xương là sản phẩm của các tế bào tạo xương, 
phản ánh chức năng của tế bào đó và quá trình 
tạo  xương,  bao  gồm  Osteocalcin,  Phosphatase 
kiềm  đặc  hiệu  của  xương  (BSAP),  Procollagen 
týp 1 propeptid (P1NP). Các marker hủy xương 
là  sản  phẩm  thoái  biến  của  các  collagen  tạo  ra 
trong  quá  trình  hủy  xương  bao  gồm  NTX  và 
Beta‐Crosslap, 
Hydroxyprolin 
(HYP), 
Pyridinolin  và  Deoxypyridinolin,  Phosphatase 

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 

371



Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

acid đối kháng tartrate, Bone Sialoprotein (BSP), 
Cathepsin  K.  Osteocalcin  (OC)  là  một  marker 
của  quá  trình  tạo  xương,  một  protein  không 
collagen  của  mạng  lưới  xương,  được  tổng  hợp 
từ tế bào tạo xương, nguyên bào răng và tế bào 
sụn. Nó có nhiệm vụ gắn canxi vào protein của 
mạng  lưới  xương  trong  quá  trình  khoáng  hóa. 
Sau  khi  được  tổng  hợp,  80%  OC  sẽ  nhập  vào 
mạng lưới xương và 20% còn lại đi vào hệ tuần 
hoàn  và  có  thể  định  lượng  được.  Nồng  độ  OC 
huyết  thanh  không  thay  đổi  theo  chu  kỳ  kinh 
nguyệt và không bị ảnh hưởng bởi lượng canxi 
đưa  vào  cơ  thể,  nó  có  thể  tăng  cao  ở  PNMK. 
Beta‐crosslap  (BC)  là  marker  của  quá  trình  hủy 
xương. BC được thải trừ qua thận. Nhiều nghiên 
cứu quan sát thấy BC huyết thanh và BC niệu có 
xu  hướng  gia  tăng  theo  tuổi.  Xét  nghiệm  BC 
huyết thanh và niệu có độ  nhạy cao (83,8%) và 
độ  đặc  hiệu  cũng  cao  (95%)  khi  theo  dõi  hiệu 
quả điều trị loãng xương. Nhiều nghiên cứu đã 
khẳng định nồng độ BC tăng liên quan tới nguy 
cơ mất xương, gãy xương và có giá trị trong theo 
dõi hiệu quả điều trị thuốc chống LX ở PNMK. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: 
nồng độ OC, BC huyết thanh ở PNMK lần lượt 

là 16,9 ± 9,2 ng/ml và 0,56 ± 0,30 ng/ml đều cao 
hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm trẻ tuổi là 
13,8 ± 5,9 ng/ml (p = 0,05) và 0,28 ± 0,2 ng/ml (p 
<0,001).  Tỉ  lệ  PNMK  có  nồng  độ  OC,  BC  huyết 
thanh  tăng  cao  tương  ứng  là  29,3%  và  59,4%. 
Như vậy tỉ lệ PNMK có marker hủy xương tăng 
cao  hơn  so  với  marker  tạo  xương.  Sự  thay  đổi 
này  làm  rõ  thêm  hiện  tượng  tăng  hủy  xương, 
mất  cân  bằng  giữa  hủy  xương  và  tạo  xương  ở 
PNMK. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự với 
các nghiên cứu của Garnero P(3), Seichi Y(9)[trích 
9]. 

Mối  liên  quan  giữa  osteocalcin,  beta‐
crosslap huyết thanh với mật độ xương 
Nghiên  cứu  OFELY  (Pháp)  ở  PNMK  thấy 
nếu  BC  huyết  thanh  tăng  trên  2SD  thì  nguy  cơ 
gãy  xương  tại  tất  cả  các  vị  trí  sẽ  tăng  2,1  lần(3) 
[trích  5Error!  Reference  source  not  found.]. 
Trong  một  số  nghiên  cứu  phân  tích,  can  thiệp 

372

Cabrera(1), Pino(9)[trích 9] đã xác định OC, BC là 
những  dấu  ấn  có  độ  nhạy  và  có  tính  đặc  hiệu 
cao  trong  dự  báo  nguy  cơ  mất  xương,  gãy 
xương và theo dõi hiệu quả điều trị LX ở PNMK. 
Năm 2011, Hiệp hội chống loãng xương thế giới 
(IOF)  và  Hiệp  hội  sinh  hóa  lâm  sàng  và  xét 
nghiệm thế giới (IFCC) cũng đưa ra khuyến cáo: 

OC,  BC  là  hai  marker  có  giá  trị  trong  theo  dõi 
điều  trị  loãng  xương  và  cho  biết  nguy  cơ  gãy 
xương  ở  PNMK(9).  Kết  quả  nghiên  cứu  của 
chúng tôi cho thấy, mật  độ  xương  ở  PNMK  xu 
hướng  thấp  hơn  ở  nhóm  có  nồng  độ  OC,  BC 
huyết  thanh  tăng,  tuy  nhiên  sự  khác  biệt  là 
không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Kết quả 
này  dường  như  ủng  hộ  cho  quan  điểm  marker 
chu  chuyển  xương  không  được  dùng  để  chẩn 
đoán loãng xương. 

Mối liên quan giữa nồng độ OC, BC huyết 
thanh với tuổi 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi của chúng 
tôi  cho  thấy  nồng  độ  BC  huyết  thanh  nhóm 
PNMK  ở  tất  cả  các  độ  tuổi  đều  cao  hơn  có  ý 
nghĩa  so  với  nhóm  chứng,  tuy  nhiên  mức  độ 
tăng  cao  hơn  ở  độ  tuổi  55  ‐  64  tuổi  tương  ứng 
với  thời  kỳ  tụt  giảm  nhanh  nồng  độ  estradiol 
huyết thanh và hủy xương tăng mạnh. Tương tự 
với  BC,  nồng  độ  marker  tạo  xương  OC  huyết 
thanh cũng tăng cao hơn và có ý nghĩa thống kê 
ở nhóm PNMK 55 ‐ 64 tuổi (17,4 ± 10,7 ng/ml) và 
< 55 tuổi (16,9 ± 10,0 ng/ml) so với nhóm chứng, 
với p < 0,05. Tuy nhiên so sánh với các độ  tuổi 
khác trong nhóm MK thì sự khác biệt là không 
có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. 

Mối  liên  quan  nồng  độ  OC,  BC  huyết 
thanh với thời gian mãn kinh 

Theo  Mazzouli(5),  Rosen  [88]  thấy  sự  mất 
xương  chiếm  ưu  thế  trong  khoảng  2  năm  đầu 
sau mãn kinh, từ năm thứ 3 đến năm thứ 5, tạo 
xương sẽ gia tăng để cân bằng giữa tạo xương – 
hủy  xương.  Do  vậy  song  hành  cùng  với  sự  gia 
tăng  của  marker  hủy  xơng  BC  thì  marker  tạo 
xương OC huyết thanh cũng sẽ tăng trong 5 ‐ 10 
năm đầu sau mãn kinh tương ứng với độ tuổi từ 
50 – 60 tuổi, tuy nhiên hủy xương chiếm ưu thế 

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 
và  BC  tăng  nhanh  và  mạnh  hơn.  Nghiên  cứu 
của  chúng  tôi  thấy  marker  hủy  xương  BC  tăng 
cao có ý nghĩa ở tất cả các thời điểm MK so với 
nhóm  chứng  (p  <  0,001).  Trong  khi  đó  marker 
tạo  xương  OC  chỉ  tăng  cao  ở  giai  đoạn  5  ‐  10 
năm  đầu  của  MK  còn  ở  những  giai  đoạn  sau 
không  có  sự  khác  biệt  so  với  nhóm  chứng. 
Nhiều  nghiên  cứu  cũng  cho  kết  quả  tương  tự 
với  chúng  tôi  như  Hồ  Phạm  Thục  Lan(1), 
Colman(2). 

Mối  liên  quan  OC,  BC  huyết  thanh  với 
estradiol huyết thanh 
Ở  PNMK  do  sự  sụt  giảm  estrogen  dẫn  tới 
tăng hủy xương và tăng nguy cơ loãng xương(1) 
[trích 1]. Kết quả của chúng tôi cho thấy có mối 

tương  quan  nghịch  mức  độ  trung  bình  giữa 
nồng  độ  estradiol  huyết  thanh  và  nồng  độ  BC 
huyết thanh ở PNMK với hệ số tương quan r = ‐ 
0,35  và  p  <  0,05.  Tuy  nhiên  không  thấy  có  sự 
khác biệt về phân mức OC huyết thanh với nồng 
độ  estradiol  bình  thường  hoặc  thấp  (p  >  0,05). 
Kết quả này cho thấy tình trạng giảm nội tiết tố 
nữ  estradiol  đi  kèm  chủ  yếu  với  sự  hủy  xương 
mạnh ở PNMK. Tác giả Garnero P (2001 ‐ Pháp) 
cũng cho nhận định tương tự(3). 

KẾT LUẬN 
Nghiên cứu các marker chu chuyển xương ở 
123 PNMK và 38 phụ nữ trẻ chúng tôi rút ra kết 
luận sau: 
1. Nồng độ marker tạo xương OC và marker 
hủy xương BC huyết thanh ở phụ nữ mãn kinh 
đều cao hơn có ý nghĩa so với nhóm phụ nữ trẻ 
tuổi: 
‐ Nồng độ OC, BC huyết thanh ở PNMK lần 
lượt là 16,9 ± 9,2 ng/ml và 0,56 ± 0,30 ng/ml, đều 
cao hơn nhóm PN trẻ tuổi, p = 0,05 và < 0,001. 
‐  Tỉ  lệ  PNMK  có  OC  huyết  thanh  tăng  cao 
29,3% và BC huyết thanh tăng cao 59,4%. 
2.  Liên  quan  giữa  nồng  độ  osteocalcin  và 
beta‐crosslap huyết thanh với mật độ xương và 
một  số  yếu  tố  nguy  cơ  loãng  xương  ở  phụ  nữ 
mãn kinh. 

Nghiên cứu Y học


‐  Không  thấy  có  sự  khác  biệt  về  mật  độ 
xương  tại  cổ  xương  đùi  giữa  các  nhóm  PNMK 
có  phân  mức  nồng  độ  osteocalcin  và  beta‐
crosslap huyết thanh khác nhau. 
‐ Nồng độ marker tạo xương OC trung bình 
tăng cao có ý nghĩa ở độ tuổi 55‐64 tuổi và ở thời 
điểm  10  năm  đầu  của  mãn  kinh  so  với  nhóm 
phụ nữ trẻ tuổi, p < 0,05. 
‐  Nồng  độ  marker  hủy  xương  BC  trung 
bình  tăng  cao  có  ý  nghĩa  ở  mọi  độ  tuổi  của 
PNMK,  ở  mọi  thời  điểm  mãn  kinh  so  với  PN 
trẻ  tuổi  với  p  lần  lượt  <  0,001.  Có  mối  tương 
quan  nghịch  mức  trung  bình  giữa  BC  huyết 
thanh  với  estradiol  huyết  thanh  với  hệ  số 
tương quan r = ‐ 0,35, p < 0,05. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

2.

3.

4.
5.

6.
7.
8.


9.

10.

Cabrera  CD  et  al.  (1998),  “Biochemical  markers  of  bone 
formation  in  the  study  of  postmenopausal  osteoporosis”, 
Osteoporos Int., 8 (2), pp. 147–151. 
Colman  RJ  et  al.  (1999),  “Skeletal  effects  of  aging  and 
menopausal  status  in  female  rhesus  macaques”,  J  Clin 
Endocrinol Metab, 84 (11), pp. 4144‐4148. 
Garnero  P  et  al.  (2001),  “Evaluation  of  a  Fully  Automated 
Serum  Assay  for  C‐Terminal  Cross‐Linking  Telopeptide  of 
Type I Collagen in Osteoporosis”, Clin Chem, Apr, 47 (4), pp. 
694‐702. 
Hồ  Phạm  Thục  Lan  (2011),  Cẩm  nang  điều  trị  loãng  xương, 
NXB Y học. 
Mazzouli  G  et  al.  (2000),  “Annual  skeletal  balance  and 
metabolic  bone  marker  changes  in  healthy  early 
postmenopausal  women:  results  of  a  prospective  study”, 
Bone, 26 (3): 381‐386. 
Nguyễn  Thị  Ngọc  Lan  (2010),  Bệnh  học  cơ  xương  khớp  Nội 
Khoa, NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 274‐285. 
Nguyen  H.T.T.  et  al.  (2008),  “Peak  bone  mineral  density  in 
Vietnamese women”, Osteoporosis Int. 2008, in‐press. 
Rosen  CJ  et  al.  (1997),  “The  predictive  value  of  biochemical 
marker  of  bone  turnover  for  bone  mineral  density  in  early 
postmenopausal  women  treated  with  hormone  replacement 
or calcium supplementation”, J Clin Endocrinol Metab, 82, pp. 
1904‐10./88. 

Vasikaran  S  et  al.  (2011),  International  Osteoporosis 
Foundation  and  International  Federation  of  Clinincal 
Chemistry and Laboratory Medicine position on bone marker 
standards in osteoporosis, Clin Chem Lab Med, 49 (8). 
Waikakul  S.,  Sintuvanich  N.,  et  al  (2011),  “Efficacy,  side 
effects, safety and effects on bone turnover markers of once a 
Week  Sandoz  Alendronate  sodium  trihydrate  70  mg”, 
Malaysian Orthop aedic Journal, Vol 5, No 2, pp. 15‐19. 
 

Ngày nhận bài báo 
 
     
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 
Ngày bài báo được đăng: 

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 

 

 01‐7‐2013 
10‐7‐2013 
01‐8‐2013 

373



×