Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đánh giá kết quả ứng dụng kỹ thuật phacochop trên phẫu thuật đục thủy tinh thể tuổi già

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.54 KB, 5 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PHACO CHOP
TRÊN PHẪU THUẬT ĐỤC THỂ THỦY TINH TUỔI GIÀ
Nguyễn Xuân Vũ*, Trần Thò Phương Thu**õ

TÓM TẮT
Kỹ thuật phaco chop ứng dụng để mổ 49 bệnh nhân bò đục thể thủy tinh tuổi già từ 1.2002 đến 5.2002
tại Bệnh Viện Mắt TP Hồ Chí Minh. Kết quả khả quan 89,8% bệnh nhân có thò lực sau mổ từ 5/10 trở lên, chỉ
có 10,02% bệnh nhân có thò lực 4/10. Tỷ lệ biến chứng thấp, 4,1% rách bao trước trong mổ và 12,2% phù
giác mạc độ 1 và phục hồi chỉ trong vài ngày sau mổ.
Kỹ thuật này hiệu quả cao đối với đục thể thủy tinh có độ cứng 2 và 3, tỷ lệ biến chứng thấp: không có
rách bao trước và phù giác mạc chỉ có 2 trường hợp ở nhân độ 3. Thò lực trung bình sau mổ trên 7/10
Đối với nhân độ 4 hiệu quả kỹ thuật thấp, tỷ lệ biến chứng cao: rách bao trước 2 trường hợp và phù giác
mạc 4 trường hợp.
EVALUATING RESULTS OF APPLYING PHACO CHOP TECHNIQUE IN SENILE
CATARACT SURGERY
Tran Thi Phuong Thu, Nguyen Xuan Vu * Y Học TP. Ho Chi Minh * Vol. 7 * Supplement of No 1 *
2003: 25 - 29

Phaco chop technique was used to perform cataract surgery for 49 senile cataract patients from January
2002 to May 2002 at Ho Chi Minh City Eye Hospital.
89,8% patients had postoperative visual acuity ≥ 5/10. There were low complication rates, capsulorrhexis
tear in 2 cases (4,1%) and postoperation corneal edema in 6 cases (12,2%). the edema was resolved within a
few days.
This technique showed good results in cases with grade 2 and 3 nuclear hardness. There was no cases of
capsulorrhexis tear and 2 cases of corneal edema (4,1%). Postoperative visual acuity is 7/10 or better.
With hard nulei grade 4, the results was not so good. There were 2 capsulorrhexis tear (4,1%) and 4
corneal edema (8,1%)



ĐẶT VẤN ĐỀ
Đục thể thủy tinh là nguyên nhân gây mù hàng
đầu trên thế giới cũng như ở Việt nam. Phẫu thuật
đục thể thủy tinh là một phẫu thuật quan trọng và
phổ biến của ngành nhãn khoa.Mục tiêu của phẫu
thuật đục thể thủy tinh là làm sao cho người bệnh
phục hồi và đạt thò lực tối đa và ổn đònh sớm sau mổ.
Ngày nay phẫu thuật đục thể thủy tinh bằng
phương pháp phaco đã chứng tỏ được ưu thế của
mình là mổ không đau, không cần nằm viện và
phục hồi thò lực nhanh sau mổ.

Ở Việt nam phẫu thuật phaco đã được ứng dụng
tại Bệnh Viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh từ năm
1996. Từ đó đến nay đã có những công trình nghiên
cứu về phẫu thuật đục thể thủy tinh bằng phương
pháp phaco của các bác só: Thái Thành Nam(4), Trần
Thò Phương Thu(7), Lâm Kim Phụng(5)
Kỹ thuật phaco chop trong phẫu thuật phaco
được bác só Kunihiro Nagahara người Nhật giới thiệu
năm 1993(3) và được ứng dụng rộng rãi trên thế giới,
đặt biệt là ở Châu Á, nơi có nhiều dạng đục thể thủy
tinh và đặt biệt là nhân cứng.

*Bệnh Viện Mắt, TP. Hồ Chí Minh
* *Bộ Môn Mắt Trường Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Chuyên đề Nhãn khoa


25


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003
Kỹ thuật phaco chop đã được bác só Thái Thành
Nam sử dụng trong nghiên cứu của mình cùng với
các kỹ thuật khác nhưng chưa phân tích sâu về hiệu
quả của kỹ thuật này.
Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là phân tích
đánh giá kết quả ứng dụng kỹ thuật phaco chop trên
phẫu thuật đục thể thủy tinh tuối già ở người Việt
Nam.
Mục tiêu chuyên biệt là phân tích ưu khuyết
điểm của kỹ thuật phaco chop khi ứng dụng trên
phẫu thuật đục thể thủy tinh tuổi già ở người Việt
Nam.
Theo dõi kết quả sau mổ gồm thò lực và biến
chứng. Ghi nhận thời gian phaco tương đương và
phân tích mối tương quan giữa độ cứng nhân và
thời gian phaco.
Phân tích mối tương quan biến chứng trong mổ
và sau mổ với độ cứng nhân.
Từ các phân tích đưa ra chỉ đònh cho kỹ thuật
phaco chop.

ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Đối tượng
Những bệnh nhân bò đục thể thủy tinh đơn
thuần từ 50 tuổi trở lên nhập viện Khoa Bán công

Bệnh Viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng
1.2002 đến tháng 5.2002 và không có bệnh lý mắt
nào khác.
Cỡ mẫu:

49 bệnh nhân

Phương pháp tiến hành
Phương pháp đánh giá nhân thể thủy tinh
đục

Theo cách đánh giá của Bệnh viện mắt TP Hồ
Chí Minh, dựa vào màu sắc nhân, ánh đồng tử, tuổi
bệnh nhân:
Độ I: nh đồng tử hồng, đục dưới bao, dưới 35
tuổi
Độ II: Nhân màu vàng nhạt, đục dưới bao hay
đục nhân ở người dưới 60 tuổi

26

Nghiên cứu Y học

Độ III: Nhân màu nâu nhạt, ánh đồng tử còn
hồng.
Độ IV: Nhân màu nâu hoặc đục trắng toàn bộ
Độ V: Nhân đen
Khám bệnh nhân tiền phẫu, ghi nhận thò lực và
đánh giá độ cứng nhân.
Tiến hành phẫu thuật và ghi nhận số liệu trong

mổ gồm thời gian phaco biểu hiện trên máy, phần
trăm công suất sử dụng và các biến chứng xảy ra lúc
mổ.
Khám bệnh nhân sau mổ và ghi nhận thò lực và
biến chứng sau mổ vào ngày hôm sau, 1 tuần, 1
tháng và 3 tháng sau mổ.
Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê
SPSS for Window 10.0 và sử dụng các test thống kê
chi bình phương và student t.
Kỹ thuật phẫu thuật

Phaco chop, nhỏ tê tại chổ 100%
Phẫu thuật viên ngồi phía thái dương bệnh
nhân, đặt vành mi, ánh sáng được chỉnh thấp và
tăng dần để tránh khó chòu cho bệnh nhân. Yêu cầu
bệnh nhân luôn mở hai mắt nhìn thẳng vào đèn
kính hiển vi phẩu thuật. Chọc lổ phụ tại vò trí 3 giờ
(đường mổ chính xem như là 12 giờ) bơm chất nhày
thay toàn bộ thủy dòch bằng chất nhày. Dùng dao
3,2 mm tạo đường hầm giác mạc trong một mặt
phẳng tại vò trí 12 giờ. Dùng kẹp xé bao liên tục hình
tròn đường kính từ 5,5mm – 6 mm. Dùng kim cong
cỡ 27 bơm nước dưới bao trước để thủy tách nhân ra
khỏi bao làm nhân xoay dễ dàng trong bao. Đạp bàn
đạp phaco ở bước 1 cho nước chảy và đưa đầu phaco
vào tiền phòng đồng thời luồn cây chop qua lổ phụ
vào tiền phòng. Đạp bàn đạp qua bước 2 hút lớp
thượng nhân trên bề mặt nhân. Luồn cây chop dưới
bao trước ở vò trí 6 giờ ra xích đạo nhân giữ ổn đònh
nhân. Đặt đầu phaco ở giữa nhân đạp bàn đạp qua

bước ba cắm đầu phaco vào nhân. Kéo cây chop về
phía đầu phaco để cắt nhân, khi cây chop chạm vào
đầu phaco thì tách nhẹ cây chop và đầu phaco sang
hai bên để tách nhân gãy làm đôi. Xoay nửa nhân
đến vò trí 6 giờ tiếp tục luồn cây chop ra xích đạo và
dùng đầu phaco cắm vào giữa nửa nhân, kéo cây

Chuyên đề Nhãn khoa


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003

chop để cắt nửa nhân thành 2 mảnh. Tiếp tục động
tác xoay hút cắt để chia nhân thành nhiều mảnh
nhỏ rồi dùng phaco để hút các mảnh nhỏ đi. Khi
hút các mảnh nhân nhỏ dùng cây chop để nhồi
mảnh nhân vào đầu phaco để nhờ lực hút và tốc độ
dòng chảy cao hút mảnh nhân đi để tiết kiệm năng
lượng phaco.
Lớp chất vỏ sẽ được hút đi bằng đầu rửa hút
(IA), sau đó dùng đầu rửa hút đánh bóng bao trước
và bao sau để hạn chế đục bao sau sau mổ.
Bơm chất nhày vào tiền phòng và đặt thủy tinh
thể nhân tạo mềm. Rửa hút chất nhày bằng đầu rửa
hút. Bơm nước tái tạo tiền phòng.
Chế độ cài đặt trong khi mổ:
Phaco US 1:
Lực hút: 500 mmHg

Tốc độ dòng chảy:40 ml/phút
Lực phaco: 40%
Pulse: 3 nhòp/giây
Chiều cao chai: 90 cm
Phaco US 2:
Lực hút: 200 mmHg
Tốc độ dòng chảy: 30 ml/phút
Lực phaco: 30%
Pulse: 3 nhòp/phút
Chiều cao chai: 90 cm
Chế độ rửa hút IA 1:
Lực hút: 500 mmHg
Tốc độ dòng chảy:30 ml/phút
Chiều cao chai: 90 cm
Chế độ rửa hút IA 2:
Lực hút: 10 mmHg
Tốc độ dòng chảy:10 ml/ phút
Chiều cao chai: 60 cm
Chế độ phaco US 2 dùng để lấy mảnh nhân cuối
để tránh nguy hiểm cho bao sau và chế độ rửa hút
IA 2 dùng để đánh bóng bao.

Chuyên đề Nhãn khoa

KẾT QUẢ
Từ 1.2002 đến tháng 5.2002 có 49 bệnh nhân
gồm 25 nữ (51%) và 24 nam (49%) được mổ bằng
kỹ thuật phaco chop. Tuổi thấp nhất là 50, cao nhất
là 92, tuổi trung bình là 67,16 ± 10,14.
Độ cứng nhân trung bình là 3,16 ± 0,69 nhân

cứng độ 3 chiếm 51% (25 ca), nhân độ 4 chiếm 33%
(16 ca) và ít nhất là nhân độ 2: 16% (8 ca).
Thò lực trung bình trước mổ 0,061 (đếm ngón
tay 3 m). Thò lực trước mổ dưới 1/10 chiếm 69,3%,
từ 1/10 đến 3/30 chiếm 30,7%.
Thò lực trung bình 3 tháng sau mổ là 0.69 (gần
7/10), có sự khác biệt nhỏ giữa thò lực sau mổ một
ngày (0.65) và sau mổ 3 tháng nhưng không có ý
nghóa thống kê (p=0,418).
Thời gian phaco tương đương trung bình (EPT)
(thời gian phaco sử dụng nhân với % công suất
phaco sử dụng và chia cho 100) là 4,02 ± 0,64 giây.
Có mối liên quan tỷ lệ thuận giữa EPT và độ cứng
nhân, nhân càng cứng thời gian phaco càng dài (r
= + 0,722) và có mối liên quan tỷ lệ nghòch giưã
thời gian phaco và thò lực sau mổ (bảng 1)
Biến chứng trong mổ có 2 ca bò rách bao trước
(4,1%) xảy ra ở nhân quá cứng, không có rách bao
sau hay thoát pha lê thể. Sau mổ có 6 ca bò phù giác
mạc nhẹ độ 1 và phù giác mạc biến mất trong vài
ngày thời gian phaco EPT kéo dài 10,29 ± 3,12 giây
và có mối liên quan giưã phù giác mạc – độ cứng
nhân - EPT(bảng 2)
Bảng 1: Mối tương quan thời gian phaco EPT với
độ cứng nhân và thò lực sau mổ
Độ cứng nhân
ĐỘ II
ĐỘ III
ĐỘ IV


Số mắt
Ept
Thò lực tb sau mổ
8
0,06 ± 0,06
9/10
25
2,26 ± 0,19
7/10
16
8,75 ± 1,27
5/10

Bảng 2: Mối tương quan Biến chứng - Độ cứng
nhân – EPT – Thò lực TB sau mổ:
Biến chứng

Độ ii

Độ iii

Độ iv

Không rách
8
bao
100%
Rách bao
0
trước

0%

25
100%
0
0%

14
87,5%
2
12,5%

Ept

Thò lực
sau mổ
3,47 ± 0,53 7/10
16,92 ±
2,52

4/10

27


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003
Biến chứng

Độ ii


Độ iii

Độ iv

Không phù
GM
Phù GM

8
100%
0
0%

23
92%
2
8%

12
75%
4
25%

Ept

Thò lực
sau mổ
3,14 ± 0,47 7/10
10,29 ±
3,12


6/10

BÀN LUẬN
Phương pháp mổ phaco ngày nay là lực chọn
đầu tiên cho phẫu thuật đục thể thủy tinh vì những
lợi điểm rỏ rệt: đường mổ nhỏ, an toàn, nhanh
chóng, không đau và phục hồi và ổn đònh thò lực
nhanh sau mổ.
Kỹ thuật mổ phaco ngày nay chủ yếu sử dụng
càng ít năng lượng phaco để phá nhân càng tốt. Đầu
phaco khi hoạt động sinh cả hai nhiệt lượng và vi
bọt khí. Nhiệt sinh ra do ma sát giưã các phân tử
bên trong đầu phaco và ma sát giữa đầu phaco và
mô xung quanh. Nhiệt sinh ra ở vò trí đường rạch có
thể làm bỏng giác mạc và từ đó gây dò vết mổ, phù
giác mạc, loạn thò do phẫu thuật nghiêm trọng.
Năng lượng do vi bọt khí (cavitation) sinh ra ở đầu
phaco tỏa đi mọi hướng làm tổn thương nội mô giác
mạc và gây phù giác mạc(2).
Các kỹ thuật mổ phaco phổ biến ngày nay là các
kỹ thuật “Divide and conquer”, “Phaco chop” và
“phaco stop and chop”…mỗi kỹ thuật đều có ưu
điểm riêng của mình.
Gần đây có nhiều nghiên cứu so sánh kỹ thuật
“phaco chop” và “Divide and conquer” về các mặt
thời gian phaco, năng lượng sử dụng, biến chứng
trong mổ, sau mổ và thò lực sau mổ. Các nghiên cứu
này cho thấy những ưu thế có ý nghóa thống kê của
phaco chop về thời gian phaco và năng lượng so với

“Divide and Conquer” và mất tế bào nội mô cũng ít
hơn kỹ thuật phaco chop.
Tina Wong trong nghiên cứu của mình cho thấy
thời gian phaco tương đương trung bình ở kỹ thuật
phaco chop thấp hơn hẳn so với kỹ thuật divide and
conquer (0,39 phút so với 0,98 phút)(12). Tuy nhiên
Vaipayee lại thấy không có sự khác biệt giữa phaco
chop và stop and chop về các số liệu trong mổ và
sau mổ (6)

28

Nghiên cứu Y học

Howard Fine thực hiện kỹ thuật phaco chop với
chế độ pulse trên 6 loại máy phaco cho 244 mắt thời
gian phaco EPT thay đổi từ 16,36 giây (máy Amo
Diplomax) đến 2,65 giây (Máy Sovreign)(1).
Ilan Sebban với kỹ thuật Phaco one chop
nucleotomy mổ cho 196 bệnh nhân và có thời gian
phaco EPT trung bình là 1,9 giây.(6)
Trong nghiên cứu chúng tôi dùng kỹ thuật
phaco chop với năng lượng thấp, dùng tốc độ dòng
chảy cao để giúp lấy mảnh nhân giảm sử dụng năng
lượng. Cùng lúc chúng tôi sử dụng chế độ pulse cắt
giảm thời gian phaco 50%, xen kẻ giữa sử dụng
phaco và sử dụng rửa hút (khi bàn đạp ở bước 3) để
tăng hiệu quả của rửa hút. Hơn nữa chúng tôi còn
tăng cường lực cơ học khi dùng cây chop nhồi mảnh
nhân nhỏ vào đầu phaco và chỉ dùng lực hút cao hút

đi. Khi dùng kỹ thuật phaco chop chúng tôi luồn cây
chop ra xích đạo trước để giữ ổn đònh nhân, với
nhân được giữ cố đònh chúng tôi dùng ít năng lượng
phaco hơn nhiều để cắm ngập đầu phaco vào nhân
so với trường hợp cắm đầu phaco khi nhân di động
(không luồn chop trước). Với các kỹ thuật phối hợp
với nhau thời gian phaco EPT của chúng tôi là 4,02
giây, thời gian này thấp hơn rất nhiều so với Tina
Wong(8) mặc dù độ cứng nhân của chúng tôi cao, đa
số là nhân độ 3 và độ 4.
Các tác giả khi mổ phaco chop đều nhận thấy kỹ
thuật này khó áp dụng cho nhân mềm(6), tuy nhiên
chúng tôi lại thấy ngược lại khi luồn cây chop ra xích
đạo trước thì nhân mềm bò cắt dễ dàng ngay cả khi
không dùng phaco. Đối với nhân độ 2 hầu như
chúng tôi không dùng phaco, thời gian phaco EPT là
0,06 giây. Ngược lại kỹ thuật này lại cho thấy không
có hiệu quả khi nhân quá cứng, ở nhân cứng giữa
bao và nhân không có khoảng trống nên khi cố
gắng luồn cây chop ra xích đạo thì bao trước dễ bò
rách và gây nguy hiểm cho cuộc mổ. Chúng tôi
nhận thấy với nhân quá cứng nên dùng đầu phaco
để cắm vào nhân trước và hút kéo nhân ra tạo
khoảng trống giữa bao và nhân để luồn cây chop.
Chúng tôi không gặp trường hợp rách bao sau
nào. Có 6 trường hợp bò phù giác mạc nhẹ sau mổ
và thò lực thấp hơn những trường hợp không phù

Chuyên đề Nhãn khoa



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003

nhưng không có ý nghóa thống kê (p=0,293). Và
hầu hết phù giác mạc phục hồi ngay chỉ vài ngày
sau mổ.
Phù giác mạc (12,2%) và rách bao trước (4,1%)
chủ yếu xảy ra ở nhóm nhân cứng độ 4 khi nhân
quá cứng, bao mỏng, và phải dùng nhiều thời gian
phaco vànăng lượng (xem bảng 2).
Tỷ lệ biến chứng của chúng tôi cũng tương tự
như các tác giả: Tina Wong có 9,68% rách bao
trước(8), Howard Fine có 10,65% phù giác mạc(1).

KẾT LUẬN
Kỹ thuật phaco chop ứng dụng cho mổ đục thể
thủy tinh tuổi già ở người Việt nam cho kết quả tốt
89,8% có thò lực sau mổ 5/10 trở lên. Kỹ thuật đặc
biệt có hiệu quả ở nhân cứng độ 2: thời gian phaco
tương đương trung bình (EPT) là 0,06 giây và thò lực
sau mổ là 9/10 và nhân độ 3: thời gian phaco tương
đương trung bình là 2,26 giây và thò lực sau mổ là
7/10. Tuy nhiên đối với nhân cứng độ 4 thì tỏ ra ít
hiệu quả, thời gian phaco tương đương trung bình
8,75 giây và có các biến chứng rách bao trước trong
mổ và phù giác mạc sau mổ.

Chuyên đề Nhãn khoa


TÀI LIỆU THAM KHẢO
I.

2

3

4

5

6

7

8

Howard Fine, Use of power modulations in
phacoemulsification. Choo choo chop and flip
phacoemulsification, Journal of cataract and refractive
surgery, Volume 27, Number 2, February 2001, 188 –
197.
Howard Fine, Comparison or sonic and ultrasonic
phacoemulsification using the Staar Sonic Wave
System, Journal of cataract and refractive surgery,
Volume 28, Number 9, September 2002, 1581 – 1584.
Paul S. Koch, The Stop and Chop Phacoemulsification,
Ophthalmology Clinics of North America, Saunder
Company, Volume8, Number 3, September 1995, 497 507.

Thái Thành Nam, Đánh giá kết quả mổ đục thủy tinh
thể bằng kỹ thuật nhũ tương hóa, Luận văn chuyên
khoa cấp 2 chuyên ngành mắt 2000.
Lâm Kim Phụng, Nghiên cứu về tương quan giữa tỷ lệ
mất tế bào nội mô và thời gian nhũ tương hóa thể thủy
tinh, Luận văn chuyên khoa cấp 2 chuyên ngành mắt
2000.
Ilan Sebban, Phaco one chop nucleotomy, Journal of
cataract and refractive surgery, Volume 28, Number 8,
August 2002.
Trần Thò Phương Thu, Lượng giá phẫu thuật phaco
“stop, chop, chop and stuff” trên bệnh nhân đục thủy
tinh thể nhân cứng, Tạp chí Y học thực hành, Số 7
(399) 2001, 57 – 60.
Tina Wong, Phacoemulsification time and power
requirements in phaco chop and divide and conquer
nucleofractis techniques, Journal of cataract and
refractive surgery, Volume 26, Number 9, September
2000, 1374 – 1378.

29



×