Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bước đầu đánh giá tác dụng lâm sàng của điện châm kết hợp với bài thuốc “ trúng phong ẩm” trên bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.25 KB, 5 trang )

Nguyễn Thị Thủy và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

101(01): 121 - 125

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG LÂM SÀNG CỦA ĐIỆN CHÂM
KẾT HỢP VỚI BÀI THUỐC “ TRÚNG PHONG ẨM”
TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO SAU GIAI ĐOẠN CẤP
Nguyễn Thị Thủy*, Nguyễn Thị Bích Đào, Nguyễn Thị Phương Nga
Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên

TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá các tác dụng lâm sàng của điện châm kết hợp với bài
thuốc “Trúng phong ẩm” trên bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp và đánh giá tác dụng
không mong muốn của bài thuốc khi dùng bằng đường uống.
Chúng tôi áp dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu, điều trị mở không đối chứng. Các bệnh nhân
được điều trị bằng điện châm và thuốc “Trúng phong ẩm” trong thời gian điều trị 30 ngày.
Trên lâm sàng chúng tôi đánh giá hiệu quả điều trị phục hồi chức năng liệt vận động, phục hồi khả
năng sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp. Đánh giá dựa trên một
số chỉ số nghiên cứu: đánh giá độ liệt chi theo thang điểm Henry, đánh giá khả năng độc lập trong
sinh hoạt hàng ngày theo thang điểm Barthel, đánh giá tình trạng giảm khả năng vận động theo
thang điểm Rankin. So sánh kết quả trước và sau điều trị.
Ngoài ra nghiên cứu của chúng tôi còn nhằm mục tiêu đánh giá tác dụng không mong muốn của
thuốc “Trúng phong ẩm” khi dùng bằng đường uống.
Từ khoá: Điện châm, thuốc “ trúng phong ẩm’’, nhồi máu não.

ĐẶT VẤN ĐỀ*
Tai biến mạch máu não là một loại bệnh lý
khá phổ biến, tỷ lệ tử vong cao, di chứng tàn
tật nhiều là gánh nặng cho gia đình và xã hội.


Việc điều trị phục hồi di chứng tai biến mạch
máu não sau giai đoạn cấp là một nhu cầu cấp
bách của Y học hiện đại và Y học cổ truyền
nhằm giảm bớt tối đa di chứng, giúp bệnh
nhân nhanh chóng tái hoà nhập với gia đình
và xã hội, giảm tối thiểu chi phí điều trị. Để
góp phần vào công tác nghiên cứu trong lĩnh
vực điều trị phục hồi tai biến mạch máu não
sau giai đoạn cấp bằng phương pháp Y học cổ
truyền, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Bước đầu đánh giá tác dụng lâm sàng của
điện châm kết hợp với bài thuốc “ Trúng
phong ẩm” trên bệnh nhân nhồi máu não sau
giai đoạn cấp”.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên 30 bệnh nhân
tai biến mạch máu não.
Tiêu chuẩn chẩn bệnh nhân theo Y học
hiện đại
Tiêu chuẩn lâm sàng:
+ Bệnh khởi phát đột ngột, cấp tính hoặc
từng nấc.
*

Tel: 0912 798710, Email :

+ Có triệu chứng thần kinh khu trú kéo dài
trên 24 giờ.
+ Không còn rối loạn ý thức.
+ Không còn hội chứng tăng áp lực trong sọ

do phù não.
+ Tuần hoàn, hô hấp ổn định.
+ Không còn biểu hiện tiến triển nặng lên
của bệnh.
+ Loại trừ nguyên nhân chấn thương.
Tiêu chuẩn chẩn bệnh nhân theo Y học
cổ truyền
- Bệnh nhân thực tại có biểu hiện chứng bán
thân bất toại (liệt nửa người).
- Các triệu chứng được khám theo bốn bước:
vọng, văn, vấn, thiết.
- Qui nạp bệnh theo bát cương, hội chứng
bệnh tạng phủ, nguyên nhân gây bệnh.
Tiêu chuẩn cận lâm sàng
Xác định nhồi máu não bằng chụp cắt lớp vi
tính não: có ổ Nhồi máu não điển hình, loại
trừ những trường hợp nghi ngờ. Bệnh nhân
được chụp cắt lớp vi tính từ giai đoạn cấp tính
hoặc những bệnh nhân chưa được điều trị
hoặc chụp ở tuyến trên đến bệnh viện cho chỉ
định chụp.
121

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Nguyễn Thị Thủy và Đtg


Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Tiêu chuẩn loại trừ
- Nhồi máu não chảy máu.
- Nhồi máu não lần hai.
- Dị dạng mạch máu não, nhiễm khuẩn, di căn
ung thư, viêm não, u não, viêm màng não.
- Bệnh nhân có kèm các bệnh HIV/ AIDS, lao.
- Bệnh nhân không làm đủ các xét nghiệm
theo yêu cầu của nghiên cứu.
- Bệnh nhân bỏ điều trị ≥ 3 ngày liên tiếp.
Phương pháp nghiên cứu trên bệnh nhân
- Khám ,chẩn đoán theo Y học cổ truyền và Y
học hiện đại.
- Các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng đánh giá
từ ngày đầu vào viện và sau 30 ngày điều trị.
Công thức huyệt
Các huyệt ½ người bên liệt.
Kiên tỉnh, kiên ngung, khúc trì, ngoại quan,
bát tà, dương lăng tuyền, tam âm giao, bát
phong...; nếu kèm liệt mặt thêm các huyệt
dương bạch, thái dương, địa thương, giáp xa,
nghinh hương bên liệt và hợp cốc bên đối diện.
Công thức bài thuốc
Sinh hoàng kỳ 30 g, Đương qui 12 g, Xích
thược 8 g, Hồng hoa 8 g, Đào nhân 8 g,
Xuyên khung 8 g, Địa long 6 g, Uất kim 12 g,
Đan sâm 12 g.

101(01): 121 - 125


Các chỉ tiêu theo dõi về lâm sàng dựa trên
các thang điểm Henry, Barthel, Rankin
Đánh giá mức độ liệt chi theo thang điểm
Henry
Bệnh nhân được chia thành 3 nhóm
- Nhóm liệt nặng: sức cơ từ 0 đến 1 điểm.
- Nhóm liệt vừa: sức cơ từ 2 đến 3 điểm.
- Nhóm liệt nhẹ: sức cơ từ 4 đến 5 điểm.
Bệnh nhân được đánh giá độ liệt khi vào viện
và khi ra viện, so sánh tỷ lệ bệnh nhân ở các
mức độ liệt khi ra viện.
Đánh giá mức độ hồi phục di chứng vận động
của bệnh nhân theo thang điểm Barthel
Bệnh nhân được chia làm 3 nhóm
- Nhóm phụ thuộc hoàn toàn và nhiều:
Barthel từ 0 đến 40 điểm.
- Nhóm phụ thuộc vừa: Barthel từ 45 đến
70 điểm.
- Nhóm độc lập hoặc phụ thuộc không đáng
kể Barthel từ 75 đến 100 điểm.
Các tiêu chuẩn được đánh giá khi vào viện,
khi ra viện. So sánh tỷ lệ bệnh nhân theo các
mức độ phụ thuộc khi ra viện và so sánh điểm
Barthel trung bình.

Thang điểm đánh giá độ liệt theo Henry
Độ liệt
I - Liệt nhẹ
II- Liệt vừa

III- Liệt nặng
IV- Liệt rất nặng
V - Liệt hoàn toàn

Điểm sức cơ
4 điểm
3 điểm
2 điểm
1 điểm
0 điểm

Tình trạng
Giảm sức cơ, còn vận động chủ động
Còn nâng được chi lên khỏi giường
Còn co duỗi chi khi có tỳ
Chỉ còn biểu hiện co cơ chút ít
Không co cơ chút nào

Thang điểm Barthel (1979)
Chức năng vận động
Ăn
Chuyển xe lên giường, nằm ngồi dậy
Vệ sinh cá nhân
Đi toalet
Tắm
Đi bộ
Lên xuống cầu thang
Mặc quần áo, đi giầy
Kiểm soát đại tiện
Kiểm soát tiểu tiện

Tổng cộng

Giúp đỡ không
làm được
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0

Giúp đỡ
làm được
5
5
0
5
0
5
5
5
5
5
40


Tự làm được
10
15
5
10
5
15
10
10
10
10
100

122

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Nguyễn Thị Thủy và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Đánh giá mức độ di chứng theo Rankin
Đánh giá:
- Không có di chứng: độ I.
- Di chứng nhẹ: độ II.
- Di chứng vừa: độ III.
- Di chứng tương đối nặng và nặng: độ IV, V.

Đánh giá kết quả điều trị chung về chức
năng vận động như sau
+ Phục hồi hoàn toàn: hết liệt (Rankin độ I,
Henry độ I, Barthel >90 điểm).
+ Đỡ nhiều: giảm 2 - 3 độ liệt.
+ Đỡ ít: giảm 1 độ liệt.

101(01): 121 - 125

+ Không kết quả: độ liệt như cũ.
- Các bệnh nhân được đánh giá mức độ rối
loạn ý thức, mức độ liệt và mức độ di chứng
trước và sau điều trị. So sánh mức độ phục
hồi di chứng trước và sau điều trị.
Các chỉ tiêu theo dõi về cận lâm sàng
Xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu, chụp
CT-Scaner
Phương pháp xử lý số liệu
Các kết quả được sử lý theo phương pháp
thống kê y sinh học (T- test và so sánh tỷ lệ
phần trăm).

Mức độ di chứng theo Rankin
Độ di
chứng
I
II
III
IV
V


Mức độ

Điểm

Phục hồi hoàn toàn.
Di chứng nhẹ: tự sinh hoạt được.
Di chứng vừa: sinh hoạt cần người giúp đỡ.
Di chứng nặng cần phục vụ hoàn toàn.
Di chứng rất nặng, có nhiều biến chứng nặng (rối loạn cơ vòng)

4
3
2
1
0

Trước
điều trị

Sau
điều trị

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Độ liệt Henry
I
II
III
IV- V
Cộng


Bảng 1. Tiến triển độ liệt Henry sau điều trị
Trước điều trị
Sau điều trị
Số bệnh nhân
Tỷ lệ %
Số bệnh nhân
Tỷ lệ %
1
3,3
5
16,7
10
33,3
19
63,3
14
46,7
3
10
5
16,7
3
10
30
100
30
100
P< 0,001
Bảng 2. Tiến triển độ liệt Barthel sau điều trị


Điểm Barthel
0 – 44
45- 74
75 - 100

Trước điều trị
Số bệnh nhân
Tỷ lệ %
7
23,3
21
70
2
6,7

Sau điều trị
Số bệnh nhân
Tỷ lệ %
3
10
15
50
12
40

p
<0,01
<0.01
<0,01


Bảng 3. Điểm trung bình Barthel của các bệnh nhân sau điều trị
Điểm Barthel
Chỉ số thống kê
P
Trước điều trị
Sau điều trị
< 0,001
24,20 ± 15,80
72,12 ± 19,18
X ± SD
Độ liệt
I
II
III
IV- V

Bảng 4. Tiến triển độ liệt Rankin sau điều trị
Trước điều trị
Sau điều trị
Số bệnh nhân
Tỷ lệ %
Số bệnh nhân
Tỷ lệ %
1
3,3
2
6,7
11
36,7

16
53,3
14
46,7
10
33,3
4
13,3
2
6,7
p < 0,001

123

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Nguyễn Thị Thủy và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

101(01): 121 - 125

Bảng 5. Kết quả sự chuyển dịch độ liệt Henry sau một tháng điều trị theo lứa tuổi
Sự chuyển dịch độ liệt
1 độ
2 độ
3 độ


40 - 60 tuổi
Số BN
Tỷ lệ %
1
9,1
9
81,8
1
9,1

> 60 tuổi
Số BN
Tỷ lệ %
9
47,4
8
42,1
2
10,5

p
<0,01
<0,01
<0,01
<0,01

Bảng 6. Biến đổi một số chỉ số sinh hoá của bệnh nhân sau một tháng điều trị
Chỉ tiêu theo dõi


Trước điều trị

Sau điều trị

( X ± SD)
( X ± SD)
Đường huyết ( mmol/l )
3,95 ± 1,36
4,29 ± 1,36
Cholesterol huyết (mmol/l )
5,12 ± 1,03
4,57 ± 0,76
HDL (mmol/l )
1,25 ± 0,23
1,34 ± 0,26
LDL (mmol/l )
2,62 ± 0,69
2,53 ± 0,74
Triglycerit huyết (mmol/l )
1,71 ± 0,84
1,66 ± 0,62
Urê huyết (mmol/l )
6,18 ± 1,65
6,03 ± 1,71
Creatinin huyết (mmol/l)
86,12 ± 20,83
88,05 ± 17,61
SGOT huyết (U/l )
27,33 ± 7,24
29,51 ± 8,13

SGPT huyết (U/l )
24,33 ± 12,07
26,21 ± 8,26
Bảng 7. Tác dụng không mong muốn của thuốc khi dùng bằng đường uống
Chỉ tiêu theo dõi
Buồn nôn và nôn
Ỉa chảy
Đầy bụng
Sẩn ngứa

Số bệnh nhân
0
0
1
0

Các kết quả trên bảng 1, 2 , 3, 4 và 5 cho thấy
sau một tháng điều trị bằng phương pháp trên
thấy các bệnh nhân có tiến triển tốt, điểm số
Barthel và Henry ở cả hai nhóm tuổi 40- 60
tuổi và trên 60 tuổi đều tăng lên rõ rệt so với
trước điều trị, số bệnh nhân hồi phục hoàn
toàn độ độ II tăng lên rõ rệt, tự sinh hoạt
không cần sự giúp đỡ so với trước điều trị,
Trong số này có 17/30 (56,17 %) bệnh nhân
dịch chuyển 2 độ liệt; có 10/30 (33,3 %) bệnh
nhân dịch chuyển 1 độ liệt và 3/30 (10 %)
bệnh nhân dịch chuyển 3 độ liệt. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết
quả công bố của Rankin J. (1957) [1] và

Shun-Wei Li Zhen- Xin- Zhang (1995) [2].
Để khách quan hơn chúng tôi áp dụng thang
điểm Barthel và thang điểm Rankin để xem
mức tiến triển của bệnh.
Kết quả bảng 2 và 3 cho thấy, sau điều trị
điểm số Barthel ở cả hai nhóm tuổi 40- 60
tuổi và trên 60 tuổi đều tăng lên rõ rệt so với
trước điều trị. Khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p < 0,01. Điều này chứng tỏ rằng phương
pháp này có tác dụng tốt trong điều trị phục
hồi di chứng liệt. So sánh với kết quả

p
> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0, 05
>0,05
> 0,05

Tỷ lệ %
0
0
3,3
0

nghiên cứu của The Acupuncture Institute of

the Academy of Traditional Chinese
Medicine (1993) [3] thì kết quả của chúng
tôi thấp hơn chút ít.
Nếu xét mức độ di chứng theo thang điểm
Rankin ở bảng 4, sau một tháng điều trị phần
lớn bệnh nhân đều hồi phục tốt. Có 2 bệnh
nhân (6,7 %) hồi phục hoàn toàn (độ I), 53,3
% bệnh nhân hồi phục ở mức độ di chứng
nhẹ, tự sinh hoạt không cần sự giúp đỡ (độ
II); 33,3 % bệnh nhân hồi phục ở mức độ di
chứng vừa, sinh hoạt cần sự giúp đỡ (độ III).
Chỉ có 6,7 % bệnh nhân còn ở mức độ di
chứng nặng (độ IV-V).
Bảng 6 cho thấy sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê với P> 0,05, điều đó chứng tỏ
thuốc không ảnh hưởng đến các chỉ số sinh
hoá máu.
Bảng 7 cho thấy, trong số 30 bệnh nhân dùng
thuốc, không có bệnh nhân nào bị ỉa chảy,
nôn mửa, dị ứng, đau bụng. Chỉ có 1 bệnh
nhân bị đầy bụng nhưng sau khi uống nước
gừng nướng thì hết. Bài thuốc có vị thuốc
hoạt huyết, nhuận tràng, do bệnh nhân trong

124

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





Nguyễn Thị Thủy và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

quá trình sử dụng uống lạnh trên cơ thể
người già tỳ vị hư yếu nên gây nê trệ, khi
dùng gừng nướng là thuốc ôn trung thì các
triệu chứng sẽ hết và những lần uống thuốc
sau hâm nóng thì không có triệu chứng gì.
Tóm lại theo chúng tôi thấy sử dụng điện
châm và uống bài thuốc “Trúng phong ẩm” có
tác dụng trên lâm sàng đối với những bệnh
nhân bị nhồi máu não sau giai đoạn cấp (cải
thiện tình trạng ý thức, giảm bớt độ liệt, tăng
điểm Barthel). Kết quả này của chúng tôi
trong quá trình điều trị thuốc không làm biến
đổi các chỉ số sinh hoá máu đánh giá chức
năng tuần hoàn, gan, thận. Thuốc cũng không
gây bất kỳ tác dụng không mong muốn nào.
KẾT LUẬN
Hiệu quả phục hồi liệt vận động cho bệnh
nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp số bệnh
nhân cải thiện độ liệt theo Henry đạt 100 %.
Số bệnh nhân có sự chuyển dịch độ liệt theo
Henry tốt (chuyển từ 2 đến 3 độ liệt) có 17/30
BN chiếm tỷ lệ cao 56,7 %.
Điểm trung bình Barthel sau điều trị tăng lên
rõ rệt so với trước điều trị (từ 24,20 lên 72,12)


101(01): 121 - 125

sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <
0,001.
Các bệnh nhân ở lứa tuổi dưới 60 phục hồi tốt
hơn những bệnh nhân trên 60. Những bệnh
nhân ở thể “ Trúng phong kinh lạc” có xu
hướng phục hồi tốt hơn những bệnh nhân ở
thể “Trúng phong tạng phủ”.
Nghiên cứu các chỉ số sinh hoá máu trước và
sau điều trị cho thấy thuốc không làm thay
đổi các chỉ số sinh hoá máu với p> 0,05.
Sử dụng bài thuốc “Trúng phong ẩm”không
độc, không có tác dụng không mong muốn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Rankin J. (1957), “Cerebral vascular accident
in patients over the age 60; 2 prognosis’’,
Scottish Medical Journal 1957, 2, pp. 1062- 1068
[2]. Shun-Wei Li Zhen- Xin- Zhang. (1995),
Epidemiology of Cerebrovascular Disease in the
People’ s Republic of China 1995, Eur Neurol; pp.
5-11.
[3]. The Acupuncture Institute of the Academy of
Traditional Chinese Medicine. (1993), Essentials
of chinese acupuncture, Foreign languages Press
Beijing, 1993, pp. 334- 335.

SUMMARY
INITIAL EVALUATION OF THE CLINICAL EFFECTS OF ELECTRO ACUPUNCTURE IN COMBINATION WITH THE "TRÚNG PHONG ẨM"
REMEDY IN PATIENTS WITH AFTER THE ACUTE STAGE

Nguyen Thi Thuy*, Nguyen Thi Bich Dao, Nguyen Thi Phuong Nga
Thai Nguyen Hospital of Traditional Medicine

The purpose of this study aims at not just evaluating the clinical effects of electro-acupuncture in
combination with the "Trúng phong ẩm" remedy in patients with cerebral infarction after the acute
stage, but also evaluating the unwanted effects of this drug when taken orally.
We apply our method in our study, the open uncontrol treatment. The patients will be treated by
electro-acupuncture and "Trúng phong ẩm" medicine in a 30-day treatment period.
Clinically, we evaluate the effectiveness of motor paralysis rehabilitation treatment; and the
recovery of patients with cerebral infarction in daily activities after the acute phase. The
assessment is based on a number of study indicators: assessing the paraplegia level according to
Henry’s scale; evaluating personal self-support ability in daily life by Barthel’s scale; assessing the
state of mobility declination in Rankin’scale; and finally comparing the results before and after
treatment. Our study also aims to assess the unwanted effects of the "Trúng phong ẩm" medicine
when taken orally.
Key words: electro-acupuncture,Trung phong am medicine, cerebral infarction
Ngày nhận bài:14/1/2013, ngày phản biện:19/2/2013, ngày duyệt đăng:26/3/2013
*

Tel: 0912 798710, Email :

125

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên






×