Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ sọ não của bệnh Wilson

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.12 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ NHI KHOA 2012, 5, 3

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ
SỌ NÃO CỦA BỆNH WILSON
Đỗ Thanh Hương1, Nguyễn Văn Liệu2
1
Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội
2
Bộ môn Thần kinh, Trường Đại học Y Hà Nội
TÓM TẮT
Bệnh Wilson (Wilson Disease, WD) là bệnh rối loạn chuyển hóa đồng, đột biến gen lặn gây
ra bởi sự khiếm khuyết ở gen mã hóa cho enzym ATPase vận chuyển đồng dẫn đến những
triệu chứng thần kinh nghiêm trọng và bệnh gan tiến triển.
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ sọ não
của bệnh Wilson.
Phương pháp nghiên cứu: 49 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh Wilson tại khoa Thần
kinh Bệnh viện Bạch Mai
Kết quả: Triệu chứng thần kinh hay gặp nhất ở giai đoạn khởi phát là run tay, tăng nhẹ
trương lực cơ ở chi. Giai đoạn toàn phát triệu chứng đa dạng: triệu chứng thần kinh chủ yếu
là run tay, nói khó, nuốt khó, tăng trương lực cơ kiểu ngoại tháp tứ chi; 40,8% trường hợp có
triệu chứng tiêu hóa; 79.6% trường hợp có vòng Kayser – Fleischer. 16/26 bệnh nhân có tổn
thương trên phim chụp cộng hưởng từ sọ não dạng giảm tín hiệu trên T1W, tăng tín hiệu trên
T2W và Flair ở vùng nhân xám trung ương đối xứng 2 bên.
Kết luận: Bệnh Wilson có biểu hiện triệu chứng lâm sàng đa dạng ở nhiều cơ quan trong
cơ thể với các triệu chứng sớm là run tay, tăng nhẹ trương lực cơ ở chi. Hình ảnh tổn thương
chính trên phim chụp cộng hưởng từ sọ não là giảm tín hiệu trên T1W, tăng tín hiệu trên T2W
và Flair ở vùng nhân xám trung ương đối xứng 2 bên.
Từ khóa: Bệnh Wilson, ceruloplasmin, rối loạn chuyển hóa đồng, cộng hưởng từ (MRI).
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Wilson được biết đến là bệnh thoái hóa
gan - nhân đậu, được tác giả Kinnear Wilson mô


tả lần đầu tiên vào năm 1912. Cho đến nay, bệnh
được phát hiện ở hầu hết các quốc gia và các
chủng tộc trên thế giới với tỷ lệ mắc là 1/100.000
đến 1/35.000 trẻ sinh ra. Đây là bệnh di truyền, đột
biến gen lặn trên nhiễm sắc thể thường 13q14.3,
mã hóa gen ATP7B. Gen này có vai trò điều hòa
quá trình hấp thu, phân bố và thải trừ đồng trong
cơ thể. Do đó, khi đột biến gen xảy ra sẽ gây rối
loạn quá trình chuyển hóa đồng đặc biệt là giảm
bài tiết đồng qua đường mật. Lượng đồng ứ lại

26

trong cơ thể sẽ lắng đọng dần trong các tổ chức:
gan, não (chủ yếu ở nhân xám), mắt, da, thận,
xương,... và gây ra các triệu chứng đa dạng trên
lâm sàng. Nếu bệnh được chẩn đoán và điều trị
sớm, có thể ngăn chặn được các biến chứng và
hạn chế sự phát triển của bệnh [1,2].
Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên
cứu về bệnh Wilson. Tuy nhiên, các nghiên cứu
này chưa đầy đủ với số lượng bệnh nhân còn hạn
chế. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
này nhằm mục tiêu:
“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh
cộng hưởng từ của bệnh Wilson”


PHẦN NGHIÊN CỨU
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp
cắt ngang mô tả, bao gồm 49 bệnh nhân được
chẩn đoán bệnh Wilson và điều trị nội trú tại khoa
Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai từ năm 2002 đến
2007. Những bệnh nhân này được chẩn đoán
bệnh Wilson theo tiêu chuẩn của Sternlieb (1978),
bao gồm: các triệu chứng thần kinh, hàm lượng
ceruloplasmin huyết thanh dưới 20 mg/dl, hoặc/và
có vòng Kayser – Fleischer, hoặc/và các biểu hiện
tổn thương gan.
Khám mắt: Tại Bệnh viện Mắt Trung ương tìm

vòng Kayser – Fleischer, đục thủy tinh thể kiểu
hoa hướng dương.
Định lượng ceruloplasmin, men gan: Được tiến
hành tại khoa Sinh hoá Bệnh viện Bạch Mai.
Chụp cộng hưởng từ sọ não: tại khoa chẩn
đoán hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện
Việt Xô.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tuổi và giới
Tuổi khởi phát bệnh hay gặp nhất từ 11 – 15
tuổi. Trung bình là 14,1 tuổi. Nam mắc bệnh nhiều
hơn nữ. (Tỷ lệ nam/nữ là 1,23).
3.2. Đặc điểm lâm sàng

3.2.1. Triệu chứng khởi phát
Bảng 1. Các triệu chứng khởi phát
Các triệu chứng khởi phát


Số bệnh nhân

Run tay

51,0%

Tăng nhẹ trương lực cơ chi trên

34,7%

Nói khó

34,7%

Nuốt khó

32,7%

Chảy nước dãi
Vàng da

30,6%
10,2%

Sạm da

10,2%

Chảy máu chân răng

Suy giảm trí tuệ

8,2%
2,0%

Nhận xét: Triệu chứng lâm sàng khởi phát hay gặp là run tay (chiếm 51,0%).
3.2.2. Triệu chứng ở giai đoạn toàn phát
Bảng 2. Các triệu chứng ở giai đoạn toàn phát
Triệu chứng

Thần kinh

Tiêu hóa

Mắt

Số bệnh nhân

Run tay

95,9%

Nói khó

95,9%

Nuốt khó

91,8%


Tăng trương lực cơ rõ kiểu ngoại tháp tứ chi

98,8%

Chảy nước dãi

46,9%

Múa vờn

30,6%

Vàng da

20,4%

Tuần hoàn bàng hệ

8,2%

Cổ trướng

8,2%

Gan to

4,1%

Vòng Kayser-Fleischer


79,6%

Đục thủy tinh thể kiểu hoa hướng dương

14,3%

27


TẠP CHÍ NHI KHOA 2012, 5, 3
Nhận xét: Các triệu chứng giai đoạn toàn phát thường gặp là: run tay, tăng trương lực cơ, nói khó,
nuốt khó.
3.3. Kết quả chụp cộng hưởng từ sọ não
Bảng 3. Kết quả chụp cộng hưởng từ sọ não
Vị trí tổn thương

Số bệnh nhân
Trên T1W

Trên TW2

Trên Flair

Tăng tín hiệu ở vùng nhân xám đối xứng hai bên

0/26

17

17


Giảm tín hiệu ở vùng nhân xám đối xứng hai bên.

16/26

0

0

Tăng tín hiệu vùng nhân xám không đối xứng hai bên

0/26

2

2

Giảm tín hiệu vùng nhân xám không đối xứng hai bên

1/26

0

0

Teo vỏ não

7/26

7


7

Tăng tín hiệu vùng thân não

3/26

5

6

Không thấy hình ảnh bất thường

6/26

4

3

Nhận xét: Hình ảnh tăng tín hiệu trên T2W và
Flair, giảm tín hiệu trên T1W vùng đồi thị, nhân xám
đối xứng hai bên chiếm tỷ lệ cao nhất (40.8%).
4. BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi gồm 49 bệnh nhân,
tuổi khởi phát hay gặp nhất là nhóm 11-15 tuổi
(59,2%). Nghiên cứu của Lê Đức Hinh [2], tuổi khởi
phát bệnh trung bình là 12.6 tuổi. Nghiên cứu của
Liu và cộng sự tại Trung Quốc, cho kết quả 72/75
bệnh nhân Wilson khởi phát bệnh trước 18 tuổi [10].
Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng

thấy rằng bệnh chủ yếu khởi phát ở nhóm tuổi trẻ,
giống như các tác giả khác ở trong và ngoài nước.
Nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ nam/nữ là
1.23. Nghiên cứu của Lê Đức Hinh, tỷ lệ nam/nữ
là 1.3 [2]. Nghiên cứu của Saito T. có 55,8% bệnh

28

nhân nam và 44,2% bệnh nhân nữ [7]. So sánh
với các nghiên cứu trên thì nghiên cứu của chúng
tôi cũng cho kết quả tương tự, bệnh Wilson gặp ở
nam nhiều hơn nữ (p<0,01).
Theo y văn thế giới triệu chứng thần kinh ở
giai đoạn khởi phát thường là các biểu hiện tăng
trương lực cơ vùng môi, miệng, lưỡi, hầu làm cho
bệnh nhân nói khó, nuốt khó cùng với các động tác
ngoại tháp [6]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở
bảng 1 cũng như nghiên cứu của Lê Đức Hinh [2],
Quách Nguyễn Thu Thủy [4] đều thấy rằng phần
lớn các triệu chứng ở giai đoạn này là run tay, nói
khó, nuốt khó, tăng nhẹ trương lực cơ tứ chi. Các
triệu chứng ở giai đoạn này thường biểu hiện kín
đáo, và hay bị bỏ sót chẩn đoán.
Ở giai đoạn toàn phát, các triệu chứng thần
kinh rất đa dạng và phong phú, nổi bật là rối loạn


PHẦN NGHIÊN CỨU
trương lực cơ và các động tác bất thường. Tăng
trương lực cơ lan tỏa kiểu ngoại tháp thấy rõ ở các

cơ mặt, cơ phát âm, cơ tứ chi làm cho bệnh nhân
có “bộ mặt Wilson” điển hình (bộ mặt vô cảm), nói
khó, nuốt khó, chảy nước dãi, đi đứng khó khăn.
Bệnh nhân có các động tác bất thường bao gồm:
run, múa vờn, múa giật, các cơn rối loạn trương
lực co vặn, động tác định hình [6]. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi ở bảng 2 cũng thấy rằng các
triệu chứng thần kinh hay gặp ở giai đoạn toàn
phát là run tay, nói khó (chiếm tỷ lệ 95,9%), nuốt
khó (91,8%), tăng trương lực cơ kiểu ngoại tháp
tứ chi (89,8%), chảy nước dãi (46,9%).
Triệu chứng tiêu hóa của bệnh Wilson thường
xuất hiện rất sớm (khoảng 40% xuất hiện trước
các triệu chứng thần kinh) nhưng hay bị bỏ sót
chẩn đoán vì ban đầu có thể chỉ tăng men gan
đơn thuần hoặc vàng da, vàng mắt, đi ngoài phân
lỏng thoảng qua [6]. Nghiên cứu của Nguyễn
Quách Thu Thủy tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi
Quốc gia, triệu chứng lách to chiếm tỷ lệ cao nhất
(44,1%), gan to, vàng da (38,1%), cổ trướng ít gặp
hơn [4]. Nghiên cứu 49 bệnh nhân Wilson của
chúng tôi với kết quả ở bảng 1 có 10 trường hợp
viêm gan; 4 trường hợp cổ trướng; 4 trường hợp
có tuần hoàn bàng hệ; 2 trường hợp gan to. Như
vậy, triệu chứng tiêu hóa ở giai đoạn toàn phát rất
phong phú. Tuy nhiên, thể gan - thần kinh với triệu
chứng tiêu hóa chiếm ưu thế thường hay bị bỏ sót
chẩn đoán. Do đó, với các triệu chứng tiêu hóa ở
giai đoạn sớm của bệnh hoặc những bệnh nhân
được chẩn đoán viêm gan mạn tính, gan lách to

hoặc xơ gan cổ trướng không rõ nguyên nhân cần
làm thêm các xét nghiệm loại trừ bệnh Wilson.
Vòng Kayser – Fleischer màu xanh nâu ở rìa
giác mạc là triệu chứng điển hình hay gặp của
bệnh Wilson, đục thủy tinh thể kiểu hoa hướng
dương và giảm thị lực là triệu chứng hiếm gặp ở
giai đoạn muộn của bệnh. Nghiên cứu của Saito
T. (Nhật Bản) phát hiện 233/283 trường hợp có
vòng Kayser – Fleischer, 21 trường hợp đục thủy
tinh thể [7]. Nghiên cứu của chúng tôi có 79,6%
trường hợp có vòng Kayser – Fleischer, 14,3%
trường hợp đục thủy tinh thể kiểu hoa hướng
dương. Như vậy, tổn thương điển hình hay gặp

ở mắt của bệnh nhân Wilson là vòng Kayser –
Fleischer. Theo y văn, hình ảnh tổn thương trên
phim chụp cộng hưởng từ sọ não có độ nhậy cao
và khá điển hình (bộ mặt gấu trúc hoặc cú mèo).
Tổn thương hay gặp là giảm tín hiệu trên T1W,
tăng tín hiệu trên T2W và Flair ở vùng đồi thị, nhân
bèo đối xứng hai bên. [6]. Nghiên cứu 4 trường
hợp bệnh nhân Wilson của tác giả Nguyễn Năng
Tấn thấy cả 4 trường hợp trên phim chụp cộng
hưởng từ đều có tổn thương nhân xám đặc biệt
là nhân vỏ hến và nhân cầu nhạt. Trong đó có 2
trường hợp kèm theo teo thể trai, teo tiểu não và
não thất bên giãn rộng, 1 trường hợp kèm theo
tổn thương vùng đồi thị và teo thùy thái dương
[9]. Chúng tôi chụp cộng hưởng từ sọ não cho
26 bệnh nhân thấy có 23 trường hợp tổn thương

giảm tín hiệu trên T1W, tăng tín hiệu trên T2W và
Flair. Trong đó tổn thương vùng nhân xám, đồi
thị đối xứng hai bên chiếm tỷ lệ cao nhất (16/26
trường hợp); 7 trường hợp kèm theo teo vỏ não; 6
trường hợp kèm theo tổn thương vùng thân não;
chỉ có 2 trường hợp tổn thương vùng đồi thị, nhân
bèo không đối xứng hai bên (bảng 3). Như vậy
trên phim chụp cộng hưởng từ thấy tổn thương
chủ yếu ở vùng đồi thị, nhân xám đối xứng hai
bên, hình ảnh thường gặp là giảm tín hiệu trên
T1W, tăng tín hiệu trên T2W và Flair.
5. KẾT LUẬN
Bệnh Wilson là bệnh biểu hiện triệu chứng
rất đa dạng ở nhiều cơ quan trong cơ thể. Bệnh
thường khởi phát ở tuổi thiếu niên với các triệu
chứng ở gan hoặc các triệu chứng thần kinh kín
đáo, hay bị bỏ qua: tăng men gan không rõ nguyên
nhân, run tay, tăng nhẹ trương lực cơ chi. Giai
đoạn toàn phát hay gặp các triệu chứng: run tay,
nói khó, nuốt khó, tăng trương lực cơ ngoại tháp
tứ chi, vàng da, vòng Kayser-Fleischer ở rìa giác
mạc. Tổn thương điển hình trên phim chụp cộng
hưởng từ sọ não là giảm tín hiệu trên T1W, tăng
tín hiệu trên T2W và Flair vùng nhân xám trung
ương đối xứng hai bên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

29



TẠP CHÍ NHI KHOA 2012, 5, 3
1. Bùi Quốc Hương, Nguyễn Nhật Thông,
Nguyễn Ngọc Quang (1970) “8 trường hợp bệnh
thoái hóa gan – nhân đậu ở Việt Nam” (25) tr:
1147.
2. Lê Đức Hinh (1989 - 1990) “Một số đặc
điểm bệnh Wilson ở Việt Nam”. Kỷ yếu công trình
nghiên cứu khoa học, tập 3; tr: 316-334.
3. Lê Đức Hinh (2006) “Đặc điểm lâm sàng
của bệnh Wilson ở Việt Nam”. Y học Việt Nam số
363; tr: 1-9.
4. Nguyễn Quách Thu Thủy (2006) “Đặc điểm
lâm sàng và cận lâm sàng bệnh Wilson ở trẻ em
tại Viện Nhi Quốc Gia”. Luận văn bác sĩ chuyên
khoa cấp II.
5. Celia H. Chang, et al (2004). “Wilson
disease”. Neurol 46(3) pp: 419- 429.
6. Raymond D. Adams Marrice Victor

(1993). “Principles of Neurology” fifth edition;
pp: 834-837.
7. Saito T. (1987) “Presenting symptoms
and natural history of Wilson disease”. Pediatrics
(146) pp: 261- 265.
8. Steindl P., Ferenci P., Dienes HP., et
al (1997). “Wilson’s disease in patients with liver
disease: a diagnostic challenge”. Gastroenterology;
(113) pp: 212-218.
9. Tan Nguyen Nang (2005). “Clinical
feature and magnetic resonance imaging of Wilson

disease - 4 cases report”. Parkinson and related
disorders: 16th international congress on PD and
related disorder Berlin. Vol 11. pp:149.
10. Xiao - Qing Liu, Ya - Fen Zhang, Tze Tze Liu, Kwang - Jen Hsiao, Jian - Ming Zang,
Xue - Fan Gu, Ke - Rong Bao, Li - Hua Yu, Mei

- Xian Wang (2004). “Corelation of ATP7B genotype with phenotype in Chinese patients with Wilson
disease”. World J Gastroenterol; 10(4) pp: 590-593.

ABSTRACT
CLINICAL FEATURES AND MAGNETIC RESONANCE IMAGING OF WILSON DISEASE
Wilson disease (WD) is an autosomal recessive disorder of copper metabolism caused by defects
in copper-transporting P-type ATPase that may result in severe neurological symptoms and advanced
liver diseases.
Aims: 49 patients with WD had been analysed to find the clinical feature and magnetic resonance
imaging of Wilson disease.
Methods: Description study in 49 patients with WD in Neurology department of Vietnam’s Bach Mai
Hospital.
Results: The most of neurologic symptoms onset was tremor. The full of neurologic dysfunction were
tremor, mild hypertonic, dysphagia, dysphonia (hypophonic); 40.8% cases had hepatic dysfunction;
79.6% cases had Kayser – Fleischer rings. 16/26 cases had showed brian MRI with symmetrical basal
ganglia hypointensities on T1W, hyperintensities on T2W and Flair.
Conclusions: WD has varied symptoms in many organs (with the onset of symptoms: tremor, mild
hypertonic). Major findings on bain MRI included symmetrical basal ganglia hypointensities on T1W,
hyperintensities on T2W and Flair.
Keywords: Wilson Disease (WD), ceruloplasmin, disorder of copper metabolism, Magnetic
Resonance Imaging (MRI).

30




×