Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và hình ảnh chụp cộng hưởng từ của bệnh nhân hẹp ống sống cổ, tại khoa thần kinh bệnh viện bạch mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 97 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuật ngữ “hẹp ống sống cổ” được dùng trong lâm sàng để chỉ quá
trình bệnh lý, bẩm sinh hoặc mắc phải ở cột sống cổ làm hẹp đường kính ống
sống [44,74]. Phần lớn tác giả đều thống nhất đường kính trước- sau ống sống
bằng hoặc nhỏ hơn 13mm được coi là hẹp ống sống cổ [2,36,44].
Ống sống cổ dài 14cm đi từ đốt sống cổ C1 đến C7, được tạo bởi thân
đốt sống, cuống, cung sau đốt sống cổ, khớp gian đốt, các dây chằng dọc sau,
dây chằng vàng, dây chằng bao khớp [15]. Tất cả các nguyên nhân làm thay
đổi cấu trúc của các thành phần tạo nên ống sống đều có thể gây hẹp ống
sống. Trong lòng ống sống cổ có chứa tủy sống, các rễ thần kinh. Vì vậy hẹp
ống sống cổ có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của tủy và rễ thần kinh, tạo
ra bệnh cảnh lâm sàng đa dạng và phong phú. Có khi lâm sàng chỉ là đau cột
sống cổ, cũng có khi biểu hiện bằng rối loạn cảm giác, giảm vận động hai chi
trên hoặc tứ chi, teo cơ biến dạng chi. Đặc biệt có thể khó thở do ảnh hưởng
đến hoạt động của cơ hoành…Bệnh lý này tuy không gây nguy hiểm đến tính
mạng nhưng nếu xử lý muộn sẽ gây tàn phế, làm giảm khả năng lao động của
bệnh nhân. Nhưng trên thực tế, giai đoạn đầu của bệnh thường bị bỏ qua do
triệu chứng lâm sàng của bệnh nhiều khi chỉ là những biểu hiện dị cảm, tờ bỡ,
đau cột sống cổ nên người bệnh không đi khám. Vì vậy khi bệnh nhân đến
bệnh viện thường bệnh đã ở giai đoạn nặng, việc điều trị tốn kém và khả năng
phục hồi các chức năng khó khăn tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Nguyên nhân của hội chứng hẹp ống sống cổ rất đa dạng, được xếp vào
hai nhúm chớnh là hẹp ống sống cổ bẩm sinh và hẹp ống sống cổ mắc phải.
Hẹp ống sống mắc phải thường do những nguyên nhân như thoái hóa cột sống
cổ, chấn thương, thoát vị đĩa đệm, khối u, viêm cột sống [7,29]…Tại Việt
Nam trước đây việc chẩn đoán và tìm nguyên nhân tổn thương của hẹp ống
1
sống cổ gặp nhiều khó khăn. Từ khi cú mỏy chụp cộng hưởng từ việc xác
định những tổn thương của hẹp ống sống trở nên dễ dàng, an toàn, chính xác
hơn. Nhờ đó có thể phát hiện các bệnh lý và điều trị sớm tránh những tổn
thương không hồi phục gây tàn phế cho người bệnh [9,24].Tuy nhiên ở Việt


Nam máy chụp CHT chỉ có ở các thành phố lớn, nên việc chẩn đoán vẫn chủ
yếu dựa vào lâm sàng là chính. Do đó cần có những nghiên cứu toàn diện hơn
về lâm sàng và hình ảnh CHT của bệnh lý này.
Cho đến nay, ở trong nước một số tác giả thuộc chuyên khoa thần kinh,
phẫu thuật thần kinh, cơ xương khớp, y học cổ truyền cũng đã có những công
trình nghiên cứu về bệnh lý cột sống cổ. Tuy nhiên phần lớn các tác giả tập
trung vào bệnh lý đĩa đệm, bệnh lý tủy cổ, chưa đi sâu vào nghiên cứu về hội
chứng hẹp ống sống cổ.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiờn cứu các đặc điểm lâm sàng và hình ảnh chụp cộng hưởng
từ của bệnh nhân hẹp ống sống cổ, tại Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch
Mai ” nhằm hai mục tiêu sau:
1. Mô tả các đặc điểm lâm sàng của hội chứng hẹp ống sống cổ.
2. Nghiên cứu hình ảnh chụp cộng hưởng từ cột sống cổ ở bệnh
nhân hẹp ống sống cổ từ đó tìm hiểu nguyên nhân của hội chứng
này.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh
1.1.1. Trên thế giới
Trước thế kỷ XIX, bệnh lý cột sống cổ ít được nghiên cứu. Từ năm
1838 đến năm 1950, có một vài báo cáo một số trường hợp lâm sàng về đĩa
đệm cột sống cổ [18,27]
Năm 1970, Moiel và cộng sự [59], đã báo cáo một trường hợp của một
bệnh nhân trẻ tuổi bị hẹp ống sống cổ bẩm sinh, với đường kính ống sống đo
được ở đốt sống cổ từ C4 đến C6 là 13 mm.
Năm 1975, Kessler đã mô tả 6 trường hợp bệnh nhân hẹp ống sống cổ
bẩm sinh: bệnh thường gặp ở nam giới. Các dấu hiệu và triệu chứng của rối
loạn chức năng tủy sống chiếm ưu thế trong tất cả bệnh nhân. Triệu chứng

xuấtt hiện khi bệnh nhân ở lứa tuổi hoạt động thể chất nhiều. Hẹp ống sống cổ
bẩm sinh có thể dẫn đến chèn ép tủy sống mà không có tiền sử chấn thương
và đôi khi không có bằng chứng thoái hóa xương. Các dấu hiệu lâm sàng có
thể phân biệt được với thoái hóa cột sống. Phẫu thuật cải thiện bốn trong số
sáu bệnh nhân [50].
Năm 1979, Countee và Vijayanathan [33], đã báo cáo các trường hợp
bệnh nhân còn trẻ liệt tứ chi sau chấn thương và đường kính ống sống cổ của
họ chỉ dưới 14mm thậm chí nhỏ hơn.
Năm 1996, Inoue H [47] và cộng sự, trong “Phõn tích hình thái của ống
sống cổ, ống màng cứng và tủy sống cổ, ở các đối tượng bình thường dựa vào
3
chụp cắt lớp vi tớnh’’ đó đưa ra kết luận: các biến đổi thoái hóa cột sống làm
cho ống sống bị hẹp lại, dẫn tới chèn ép tủy sống. Thoái hóa cột sống cổ
thường quan sát thấy phổ biến ở đoạn giữa của cột sống cổ, ở đây ống sống cổ
hẹp, kích thước tủy sống cổ lại to nhất, vì thế tủy sống dễ bị chèn ép hơn khi
cột sống thoái hóa.
Các nghiên cứu của Hoa Kỳ đều cho số liệu thống kê tương tự nhau , tỷ
lệ hẹp ống sống chiếm khoảng 13 -14% bệnh nhân của chuyên khoa thần kinh
và khoảng 3 – 4% tại các phòng khám đa khoa [37].
Năm 2000, Maiuri F [55], trong nghiên cứu " hẹp ống sống cổ do cốt
hóa dây chằng dọc sau ở các bệnh nhân Italia: điều trị phẫu thuật và kết quả
điều trị" đã đưa ra kết luận: để điều trị cốt hóa dây chằng dọc sau thì phẫu
thuật tốt nhất là giải phóng chèn ép từ phía trước lấy đi dây chằng dọc sau bị
cốt hóa thường có kết quả cải thiện hoặc làm giảm bớt các triệu chứng thần
kinh ở hầu hết bệnh nhân.
Theo Benzel WC [29], bệnh lý tủy cổ là nguyên nhân phổ biến nhất gây
rối loạn chức năng cột sống ở người già. Bệnh lý của tủy cổ là kết quả của hẹp
ống sống cổ. Hẹp ống sống cổ có thể do thoái hóa và bẩm sinh. Việc điều trị
phẫu thuật là cần thiết. Nhưng việc chẩn đoán có thể khó khăn vỡ cỏc dấu hiệu
và triệu chứng có thể rất khác nhau và không có dấu hiệu đặc trưng của bệnh.

1.1.2. Trong nước
Từ trước đến nay có nhiều thầy thuốc thần kinh cũng như các nhà phẫu
thuật thần kinh, chỉnh hình quan tâm đền các bệnh lý về cột sống cổ và tủy cổ.
Tuy nhiên, hội chứng hẹp ống sống cổ chỉ được đề cập rải rảc trong các
nghiên cứu khác về thoát vị đĩa đệm, thoỏi hoỏ cột sống.
Đến năm 1992, chúng ta cú mỏy chụp cắt lớp vi tính và từ tháng 12
năm 1996 chúng ta cú mỏy chụp cộng hưởng từ đã thay thế phương pháp
4
chẩn đoán cũ, khiến cho việc chẩn đoán các bệnh lý thần kinh nói chung và
bệnh lý về tủy nói riêng gặp rất nhiều thuận lợi [9].
Năm 1999, Trần Trung, Hoàng Đức Kiệt [23] đó nhận xét về đặc điểm
lâm sàng, hình ảnh chụp cộng hưởng từ ở 90 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột
sống cổ và cho thấy hẹp ống sống cổ và thoái hóa đốt sống cổ thường đi kèm
với thoát vị đĩa đệm.
Năm 1999, Nguyễn Thị Ánh Hồng [7], trong báo cáo: “hẹp ống sống
cổ: giá trị của chụp cộng hưởng từ qua 300 trường hợp”, đã đưa ra nhận xét
bệnh lý hẹp ống sống cổ do thoỏi hoỏ ngày càng thường gặp (chiếm: 51%).
Chup cộng hưởng từ là phương tiện được ưu tiên lựa chọn trong chẩn đoán
bệnh lý thoỏi hoỏ cột sống cổ.
Năm 2003, Hồ Hữu Lương [12] trong cuốn “ thoỏi hoỏ cột sống cổ và
thoát vị đĩa đệm” cho thấy bệnh tiến triển thành từng đợt nặng dần. Hội chứng
hay gặp nhất là hội chứng cột sống cổ và hội chứng rễ thần kinh cổ.
Năm 2003, Đỗ Thị Lệ Thuý [21] trong đề tài “nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng của hội chứng tuỷ cổ do thoỏi hoỏ cột sống cổ”, đã đưa ra
kết luận: bệnh thường diễn biến từ từ, triệu chứng khởi đầu là rối loạn cảm
giác chủ quan. Trên hình ảnh cộng hưởng từ các đĩa đệm giảm tín hiệu ở thì
T2 chiếm tỷ lệ (80%), hẹp ống sống cổ chiếm (83,3%).
Năm 2005, Nguyễn Văn Liệu [11] đã nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng, chẩn đoán u trong ống sống lành tính. Trong 50 bệnh nhân có
17 trường hợp u ở tủy cổ, đứng ở vị trí thứ hai sau u ở vùng tủy lưng.

Năm 2006, Nguyễn Đỡnh Dõn [2] trong nghiên cứu “Một số nhận xét
về sự thay đổi đường kính trước - sau ống sống cổ và chỉ số Pavlop ở nhóm
người trưởng thành bình thường với nhóm người có bệnh lý cột sống cổ’’ đã
đưa ra kết luận: các bệnh nhân có đường kính trước sau ống sống cổ ở một
5
trong các đốt sống từ C1 đến C7 nhỏ hơn 13 mm và chỉ số Pavlop nhỏ hơn
0,78 thỡ cú cỏc biểu hiện lâm sàng của bệnh lý cột sống cổ.
Năm 2009, Nguyễn Trung Sơn [16], trong “Nghiên cứu một số đặc
điểm lâm sàng và hình ảnh học của hội chứng hẹp ống sống thắt lưng – cùng”,
đã đưa ra nhận xét: có 100% bệnh nhân có bất thường trên phim chụp cộng
hưởng từ, có 95% bệnh nhân có tổn thương đĩa đệm, có 72,5% có hẹp lỗ tiếp
hợp, có 80% bệnh nhân cú rỏch dây chằng dọc sau.
1.2. Đặc điểm giải phẫu – chức năng cột sống cổ
1.2.1. Đặc điểm chung của vùng cột sống cổ
Cột sống là trụ cột của thân người, chạy từ bờ dưới xương chẩm đến
hết xương cùng-cụt. Cột sống được cấu tạo từ 32 hoặc 33 đốt sống và được
chia thành năm đoạn: đoạn cổ, đoạn lưng, đoạn thắt lưng, đoạn cùng, đoạn
cụt.
Cột sống cổ với chức năng chủ yếu làm trục đỡ và vận động đầu, có
khả năng vận động linh hoạt hơn cột sống thắt lưng do có sự quay quanh C2
của C1 và khả năng đàn hồi của đĩa đệm. Tủy cổ nằm trong ống sống cổ có
nhiệm vụ tiếp nối toàn bộ các đường dẫn truyền thần kinh quan trọng từ não
bộ xuống thân mình. Đồng thời dẫn truyền các cảm giác cảm thụ bản thể
thông qua các tế bào tủy, các sợi dẫn truyền và cỏc đụi thần kinh sống. Quá
trình vận động bất hợp lý lâu ngày cùng với những bệnh lý mắc phải trong
cuộc sống sẽ làm thay đổi các cấu trúc bình thường của cột sống cổ gây ra các
rối loạn chức năng của cột sống cổ [14].
1.2.2. Đặc điểm các đốt sống cổ
Cột sống cổ nối từ lỗ chẩm đến đốt lưng thứ nhất (D1), là trụ cột để giữ
và vận động đầu. Cột sống cổ gồm 7 đốt sống, 5 đĩa đệm và một đĩa đệm

chuyển đoạn (C7 đến D1). Cột sống cổ gồm hai phần chính: cột sống cổ trên
6
(C1 đến C2) và cột sống cổ dưới (C3 đến C7); cấu trúc các đốt sống cổ này
khác hẳn nhau.
Cột sống cổ trên: đốt sống C1 (đốt đội) không có thân đốt, chỉ gồm hai
cung trước và sau nối với nhau bằng hai khối bên. Đốt C2 (đốt trục) có mỏm
nha dính liền với thân đốt làm trục tựa để đốt C1 quay quanh vì vậy biên độ
xoay của cổ rất rộng.
Hình 1.1.Hình ảnh giải phẫu đốt sống cổ [63]
Cột sống cổ dưới: mặt trên cỏc thõn đốt sống từ C3 đến C7 có hai mỏm
móc hay mấu bán nguyệt ôm lấy góc bên dưới của thân đốt sống phía trên,
hình thành khớp mỏm móc - đốt sống. Các khớp này có vai trò giữ đĩa đệm
không lệch sang hai bên. Cung sau các đốt sống từ C3 đến C7 có mỏm khớp
trên và mỏm khớp dưới tạo thành khớp mỏm- khớp bên là khớp động, khớp
hoạt dịch, mặt khớp nghiêng theo chiều trước sau một góc 45 - 60
0
với thân
đốt sống. Các gai ngang của đốt sống cổ có lỗ ngang để động mạch đốt sống
đi qua [13,25,44].
7
1.2.3. Đặc điểm các đĩa đệm cột sống cổ
Cột sống cổ cú sỏu đĩa đệm (giữa C1 và C2 không có đĩa đệm) chiều
cao của đĩa đệm ở người trưởng thành là 3mm. Đĩa đệm ở cột sống cổ dày
hơn ở phía trước để tạo đường cong ưỡn sinh lý ở đoạn này. Đĩa đệm có hình
thấu kính hai mặt lồi, gồm ba thành phần:
Mâm sụn cú các chân bám vào mặt xương của cỏc thõn đốt sống qua
các lỗ nhỏ giống như lỗ sàng, có tác dụng nuôi dưỡng đĩa đệm bằng hình thức
khuếch tán qua lỗ sàng ở bề mặt thân đốt sống và lớp canxi dưới mâm sụn.
Vòng sợi được cấu tạo bằng những sợi rất chắc và đàn hồi, sắp xếp đan
ngoặc lấy nhau kiểu xoắn ốc, ở phần ngoại vi các sợi sắp xếp sít hơn và thâm

nhập vào vỏ xương của đốt sống, còn ở phần trung tâm sắp xếp lỏng dần vòng
quanh nang của nhân nhày. Giữa các lớp có vách ngăn được gọi là yếu tố đàn
hồi. Ở vùng riềm của vòng sợi lại được tăng cường thêm một dải sợi móc chặt
vào nền xương. Tuy vòng sợi có cấu trúc bền chặt nhưng ở phía sau và sau
bên của của vòng sợi lại tương đối mỏng, được coi như điểm yếu, là nơi dễ bị
lồi vào và thoát vị đĩa đệm.
Nhân nhày là một khối gelatin nằm trung tâm đĩa đệm, có vòng xơ bao
quanh. Chất gelatin dạng sợi có đặc tính ưa nước, trong đó chất glycoprotein
có chứa nhiều chất sulfat có tác dụng hút nước và ngậm nước đồng thời ngăn
cản khuếch tán nước ra ngoài, do đó nhân nhày luôn có xu hướng phình to ra,
co giãn đàn hồi, có tác dụng làm giảm chấn động cột sống trong các động tác
cúi, ngửa, xoay sang hai bên. Ở người trưởng thành lượng nước giảm dần và
làm giảm tính chất của đĩa đệm.
8
Hình 1.2. Hình ảnh đĩa đệm cột sống cổ [75 ]
1.2.4. Các dây chằng cột sống
Các dây chằng chính là dây chằng dọc trước, dây chằng dọc sau, dây
chằng vàng. Những dây chằng này liên quan trực tiếp đến bệnh lý hẹp ống sống.
Dây chằng dọc trước phủ thành trước thân đốt sống và phần trước của
vòng sợi, có tác dụng ngăn cản đĩa đệm thoát vị ra trước và ngăn không cho
cột sống gấp quá mức.
Dây chằng dọc sau phủ thành sau của thân đốt sống và của vòng sợi
đĩa đệm, phần bên của dây chằng dọc sau bám vào màng xương của cỏc thõn
cung đốt sống. Tuy nhiên dây chằng dọc sau không bám sát đến bờ sau mỏm
múc nờn vị trí này được coi là điểm yếu dễ xảy ra thoát vị bên.
Dây chằng vàng phủ mặt sau của ống sống từ cung đốt sống này đến
cung đốt sống khác, tạo nên một bức vách thẳng ở phía sau ống sống, có tác
dụng hạn chế sự nộn ộp quá mức lờn cỏc đĩa đệm, ngăn cản sự thoát vị ra sau
và sự gấp đột ngột của cột sống. Sự phì đại của dây chằng vàng là nguyên
nhân chớnh gõy hẹp ống sống cổ từ phía sau và có thể chèn ép vào tủy sống

gây nên bệnh cảnh lâm sàng của hội chứng ép tủy cổ.
9
Dây chằng liên gai và dây chằng trên gai giúp gia cố phần sau của cột
sống cổ khi đứng thẳng và khi gấp cổ tối đa.
Dây chằng răng là một trong những dây chằng cố định trong ống sống,
nằm ở hai mặt bên của tủy.
1.2.5. Đặc điểm lỗ ghép (lỗ liên đốt )
Lỗ ghép được giới hạn bởi phía trước là mỏm múc, thõn đốt sống và
đĩa đệm, phía sau là mỏm khớp trên, mỏm khớp dưới và dây chằng vàng, phía
trên và dưới là các cuống cung sau [24].
Nhìn chung ở cột sống cổ các lỗ liên đốt nằm ngang mức đĩa đệm. Bình
thường đường kính lỗ ghép to gấp năm sáu lần đường kính của rễ thần kinh
chui qua lỗ. Khi đĩa đệm bị lồi hoặc thoát vị về phía bên sẽ làm hẹp lỗ liên
đốt, chèn ép vào rễ thần kinh gây đau. Khi khớp móc đốt sống và khớp gian
đốt sống thoái hóa, các gai xương của mỏm khớp này thường nhô vào lỗ ghộp
gõy chèn ép rễ thần kinh.
1.2.6. Đặc điểm ống sống cổ
Bình thường ống sống cổ có hình bầu dục, dài 14cm đi từ C1 đến C7
gồm hai phần: ống xương và ống dây chằng:
Ống xương tạo thành từ thân đốt sống, các cuống và cung sau đốt sống.
Ống dây chằng được ba thành cấu tạo:
Thành trước gồm mặt sau thân đốt sống được phủ bởi dây chằng dọc
sau, có một đám rối tĩnh mạch nằm giữa mặt sau của thân đốt sống và dây
chằng dọc sau.
Thành bên là những mỏm khớp của các khớp gian đốt sống được bọc
bởi các bao hoạt dịch và dây chằng bao khớp.
10
Hình 1.3. Ống sống cổ và các thành phần liên quan. [74 ]
Thành sau là dây chằng vàng.
Các thành phần nằm trong ống sống bao gồm tủy sống, các rễ thần

kinh, màng cứng, màng mềm, màng nuôi, khoang dưới nhện chứa dịch não-
tủy, mô mỡ, hệ thống tĩnh mạch [15,19].
Đường kính ống sống cổ:
Kích thước của ống sống đoạn cổ có tầm quan trọng về lâm sàng trong
các bệnh cảnh chấn thương, thoái hóa, viêm [60]. Chụp X quang cột sống cổ
nghiêng là phép đo điển hình kích thước của ống sống. Đó là đo đường kính
ống sống trên mặt phẳng đứng dọc từ mặt sau của mỗi thân đốt sống tới điểm
gần nhất của thành sau ống sống. Tuy nhiên, do các dao động của độ phóng
đại và khoảng cách từ nguồn tia X đến phim X quang, cũng như từ đối tượng
đến phim, đều có thể ảnh hưởng tới phép đo này. Để tránh điều đó Pavlop và
cộng sự [67] đã sử dụng tỷ số giữa đường kính của ống sống và đường kính
của thân đốt sống. Giá trị của tỷ số này dưới 0,8 mm là hẹp ống sống cổ.
đường kính trước- sau ống sống cổ
* Chỉ số Pavlop =
(đơn vị tính bằng mm). đường kính trước- sau thân đốt sống
11
Tuy nhiên, chụp X quang thường quy chỉ có khả năng đánh giá các cấu
trúc xương, trong khi các bất thường mô mềm cũng là những nguyên nhân
gây hẹp ống sống. So sánh các phương pháp nghiên cứu X quang khác hiện
có để đánh giá cột sống thì chụp cộng hưởng từ có khả năng phát hiện được
các bất thường tinh vi ở cả mô mềm lẫn mô xương làm cho kỹ thuật này có độ
nhạy cao trong chẩn đoán bệnh lý của cột sống cổ [43,86]. Do đó, sử dụng
chụp cộng hưởng từ có thể đo được chính xác đường kính ống sống đoạn cổ.
Năm 2009, Morishita Y và các cộng sự [60], trong phương pháp nghiên
cứu đã đo đường kính ống sống bằng cách chụp cộng hưởng từ theo mặt
phẳng đứng dọc ở những bệnh nhân đau vùng cột sống cổ mà không có triệu
chứng thần kinh, độ tuổi trung bình từ 17 đến 93. Sau đó để số hóa, các nhà
nghiên cứu đánh dấu 77 chấm trờn cỏc hỡnh chụp cộng hưởng từ (vị trí như
hình 1.4 dưới đây) và đo, đã đưa ra kết luận : đường kính trước - sau của cột
dịch não- tủy ở ngang mức của một cuống đốt sống nhất định chính là đường

kính trước-sau của ống sống ở ngang cùng mức đú (trờn hỡnh chụp cộng
hưởng từ chụp theo mặt phẳng đứng dọc ) [43,60,65,86]
12
INCLUDEPICTURE
" />" \* MERGEFORMATINET
Hình 1.4. Cách đo đường kính trước sau ống sống cổ [60]
Đường kính trung bình trước – sau của ống sống cổ ở người trưởng
thành (là trung bình cộng của tất cả các đường kính trước – sau ở ngang mức
cuống của các đốt sống C3 đến C7) là 13,73 ± 1,37mm. Đường kính trước –
sau nhỏ nhất ở đốt sống C4, to nhất ở đốt sống C2. Hẹp ống sống cổ khi
đường kính trung bình trước – sau của ống sống bằng hoặc nhỏ hơn 13mm
13
[17,47,60]. Những bệnh nhân với đường kính trước-sau của ống sống cổ dưới
10 mm đều có bệnh tuỷ sống và các đối tượng đường kính này từ 10mm đến
13 mm thỡ cú cỏc tiền triệu của bệnh tủy- sống (premyelopathic changes),
cũn cỏc bệnh nhân đường kính trước-sau của ống sống cổ từ 13 mm đến 17
mm thì họ không dễ bị bệnh tuỷ - sống [36].
1.2.7. Đặc điểm giải phẫu chức năng của tủy cổ
Tủy cổ dài 14 cm, nằm trong ống sống được ba màng bao bọc: màng
cứng, màng nhện, màng nuôi và dịch não - tủy.
Hình thể trong: tủy gồm hai phần phần chất xám ở trung tâm, phần chất
trắng ở ngoại vi. Chất xám là nơi chứa đựng một lượng lớn các tế bào thần
kinh chia ra làm nhiều lớp và mỗi lớp có một chức năng riêng biệt bao gồm
chi phối vận động, cảm giác, thần kinh thực vật. Chất trắng được tạo thành từ
cỏc bú dẫn truyền bao quanh trục xám, tủy cổ có một chỗ phình gọi là phình
cổ tương ứng với đám rối cổ [15,19].
Tủy cổ gồm tám khoanh tủy, được ký hiệu từ C1 đến C8 và chia thành
hai phần:
Tủy cổ cao từ C1 đến C4.
Tủy cổ thấp từ C5 đến C8.

14
1.2.8. Hệ thống thần kinh cổ và sự chi phối

Hình 1.5. Liên quan giải phẫu của đốt sống cổ C
4
[63]
Mỗi khoanh tủy cho ra một đôi rễ vận động, một đôi rễ cảm giác. Các
rễ trước và rễ sau của khoanh tủy hợp lại tạo thành dây thần kinh sống. Từ các
rễ của khoanh tủy cao sẽ tạo nên đám rối thần kinh cổ, chi phối cảm giác vùng
chẩm gáy và vận động các cơ vùng cổ. Từ các rễ của khoanh tủy thấp tạo ra
đám rối thần kinh cánh tay. Đám rối này có bảy ngành cùng: thần kinh cơ- bì,
thần kinh giữa, thần kinh trụ, thần kinh quay, thần kinh nách, thần kinh bì-
cánh tay trong, thần kinh bì- cẳng tay trong, chi phối vận động và cảm giác
hai tay.
Hạch giao cảm cổ phân nhánh cho các dây thần kinh sống. Khi thần kinh
giao cảm này bị kích thích sẽ gây chóng mặt, nhức đầu, ù tai, đỏ mặt, loạn
cảm họng
15
Sự chi phối vận động, cảm giác, phản xạ thần kinh cổ được tóm tắt như
sau [1,13,25]:
Rễ
Định khu rối
loạn cảm giác
Vận động
Động tác vận
động
Phản xạ
C2
Vùng chẩm, tai
và sau tai

Cơ trâm- móng Há miệng
C3 Vùng gáy, cổ
Cơ gối, cơ
thẳng đầu sau Ngửa, cúi đầu
C4
Vùng vai, cơ
hoành
Nghiêng đầu hai
bên, di động
lồng ngực
C5 Vùng cơ delta
Cơ delta
Dạng vai Nhị đầu
C6
Mặt ngoài cánh
tay, cẳng tay
đến tận ngón
cái
Cơ nhị đầu,
cánh tay
trước, sấp dài
Gấp cẳng tay,
Nhị đầu, trâm
quay
C7
Mặt sau cánh
tay, cẳng tay,
bàn tay, đến tận
ngón tay 2; 3
Tam đầu, trụ

sau, trụ quay,
duỗi các ngón,
duỗi và dạng
ngón cái
Duỗi cẳng tay,
duỗi các ngón,
duỗi và dạng
ngón cái
Tam đầu
C8
Mặt trong cánh
tay đến hai
ngón trong
cùng
Cơ gấp ngón
tay và bàn tay
Gấp cổ tay, gấp
các ngón và gấp
ngón vào bàn
tay
Trụ úp
16
Hình 1.6. Sơ đồ phân bố thần kinh cảm giác cơ thể [63]
17
Mạch máu:
Mạch máu nuôi đốt sống cổ: Nhánh động mạch cổ lên, động mạch cổ
sâu, động mạch đốt sống.
Mạch máu nuôi tủy cổ chủ yếu do động mạch đốt sống, tách ra từ động
mạch dưới đòn, chạy trong các lỗ ngang từ đốt sống C6 đến C1 rồi vào trong sọ.
Hệ thống các động mạch tủy sống: gồm một động mạch tủy trước và

hai động mạch tủy sau. Động mạch tủy trước bắt từ động mạch đốt sống cung
cấp máu cho 2/3 trước tủy. Động mạch tủy sau bắt nguồn từ động mạch tiểu
não sau dưới cung cấp máu cho vùng sau của tủy.
Hệ thống động mạch rễ: bắt nguồn từ động mạch đốt sống sau nối với
hệ thống tủy cùng tên tạo thành hai mạng lưới mạch máu trước và sau tủy.
1.3. Hội chứng hẹp ống sống cổ
1.3.1. Đặc điểm lâm sàng
Hẹp ống sống cổ là tình trạng thu hẹp khoảng trống xung quanh tủy
sống cổ. Tủy sống là tập hợp cỏc bú thần kinh chạy qua ống sống có chức
năng truyền đạt các thông tin từ não xuống thân mình và ngược lại. Khi ống
sống cổ bị hẹp dưới 13mm do nhiều nguyên nhân sẽ làm tăng áp lực trong
ống sống đồng thời chèn ép trực tiếp vào rễ thần kinh, tủy sống, các mạch
máu làm giảm cấp máu cho tủy gây ra các triệu chứng của rễ thần kinh và
bệnh tủy (myelopathy) [28,41,44,46].
Triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện tăng dần do nguyên nhân hay
gặp của hẹp ống sống là sự thoái hóa của cột sống, nhưng đôi khi nhiều triệu
chứng cùng xuất hiện một lúc trong trường hợp do chấn thương [44].
Dấu hiệu đầu tiên xuất hiện trong một số bệnh nhân là sự thay đổi dáng
khi đi bộ, chân bước nhanh mỏi và co cứng, bệnh nhân thường không nghĩ
rằng mỡnh cú bệnh lý ở cột sống cổ. Hầu hết bệnh nhân có vấn đề ở tay, bàn
tay tê cứng, vụng về khi làm các động tác tinh vi như đánh máy, mở cỳc ỏo.
18
Sau đú cỏc cơ tay teo dần kèm theo các rối loạn đại tiểu tiện. Triệu chứng
đau gáy cũng thường thấy ở nhiều bệnh nhân [34,51]
Hình 1.7. Rối loạn vận động của hẹp ống sống cổ [34]
Các triệu chứng lâm sàng trên được tập hợp thành các hội chứng sau:
1.3.1.1. Hội chứng cột sống cổ [10,14,34]:
Đau co cứng các cơ cạnh cột sống cổ.
Có điểm đau ở cột sống cổ.
Hạn chế vận động cột sống cổ.

1.3.1.2. Hội chứng rễ [1,6,10,14, ]:
Các triệu chứng đau, rối loạn cảm giác, vận động và phản xạ tương ứng
với vùng phân bố của rễ thần kinh cổ bị tổn thương, teo cơ khi rễ bị chèn ép
lâu ngày.
19
Đau kiểu rễ cổ: là triệu chứng thường gặp và xuất hiện sớm nhất, đau
lan truyền theo một nhóm rễ thần kinh cổ bị tổn thương, có thể một bên hoặc
hai bên.
Tính chất đau: đau nhức nhối, đau như điện giật, đau tăng lên khi ho hắt
hơi, khi vận động cột sống cổ. Đau lan từ gáy xuống cánh tay, cẳng tay, có thể
đến cỏc ngún, hoặc đau đầu vùng chẩm gáy tùy theo rễ tổn thương.
Một số nghiờm phỏp căng rễ: dấu hiệu bấm chuông, dấu hiệu
Lhermitte, dấu hiệu Spurling:
Dấu hiệu bấm chuông: khi ấn vào cạnh sống nơi xuất chiếu của rễ thần
kinh (hoặc ấn vào khe liên đốt), bệnh nhân thấy đau lan truyền hoặc giật mạnh
xuống dọc theo dây thần kinh.
Dấu hiệu Spurling: bệnh nhân ngồi hoặc nằm nghiêng đầu về bên đau,
thầy thuốc dùng tay ộp lờn đỉnh đầu bệnh nhân, đau xuất hiện ở rễ bị tổn
thương do làm hẹp lỗ ghép.
Dấu hiệu Lhermitte: Khi bệnh nhân cúi đầu có cảm giác như điện giật
bất ngờ lan từ cột sống cổ tới lưng.
Rối loạn cảm giác kiểu rễ.
Đây là triệu chứng chủ quan của người bệnh nhưng là triệu chứng hay
gặp. Bệnh nhân thường tờ bỡ và giảm cảm giác vùng bả vai hoặc tờ bỡ như
kiến bò lòng bàn tay và các ngón tay. Vùng rối loạn cảm giác rất có giá trị
chẩn đoán rễ tổn thương [25].
Liệt kiểu ngoại vi do tổn thương rễ.
Phụ thuộc vào vị trí tổn thương. Các triệu chứng này thấy rõ ở chi trên.
Liệt thường không hoàn toàn. Bệnh nhân khó thực hiện các động tác như
20

dạng vai (do tổn thương rễ C5), gấp cẳng tay (do tổn thương rễ C6), duỗi cẳng
tay (do tổn thương rễ C7)
Rối loạn phản xạ: là bằng chứng khách quan của chèn ép rễ thần kinh.
Khám có thể thấy: giảm phản xạ gân cơ nhị đầu do tổn thương rễ C5, giảm
hoặc mất phản xạ trâm- quay do tổn thương rễ C6, giảm hoăc mất phản xạ gân
cơ tam đầu do tổn thương rễ C7.
Teo cơ chi trên: rễ thần kinh nào bị tổn thương thỡ nhúm cơ do nó chi
phối bị teo.
1.3.1.3. Hội chứng tủy cổ [13,21]:
* Hội chứng tổn thương tủy cổ cao gồm:
Liệt cứng tứ chi: tăng trương lực cơ tứ chi, tăng toàn bộ các phản xạ
gân xương (có thể có phản xạ rung giật bàn chân, rung giật xương bánh chè,
đa động lan tỏa ), dấu hiệu Hoffmann, dấu hiệu Babinski, giảm hoặc mất cảm
giác dưới mức tổn thương, rối loạn cơ tròn, mất phản xạ da bìu, da bụng.
* Hội chứng tổn thương tủy cổ thấp:
Liệt ngoại vi hai chi trên: giảm mất hoặc trương lực cơ, giảm hoặc
mất phản xạ gân xương, có thể teo cơ cục bộ, đau kiểu rễ lan xuống hai tay.
Liệt cứng hai chi dưới.
Tăng phản xạ gân xương hai chi dưới.
Tăng trương lực cơ hai chi dưới.
Giảm hoặc mất cảm giác dưới mức tổn thương trở xuống.
Bí đại, tiểu tiện.
Mất phản xạ da bụng, da bìu.
Có dấu hiệu Babinski.
Có thể có thêm dấu hiệu Claude Bernard-Horner: khe mắt hẹp, co
đồng tử, nhãn cầu lép. Do tổn thương trung tâm mi- gai ở sừng bên khoanh
tủy C8 đến D1.
Hội chứng Brown-Sequard (hội chứng phân ly cảm giác) [13]: gặp
trong trường hợp tổn thương nửa tủy, biểu hiện bằng triệu chứng giảm vận
21

động và mất cảm giác sõu, cũn cảm giác nụng bờn tổn thương, mất cảm giác
nụng bờn đối diện[13,64].
Ngoài ra còn một số triệu chứng khác như khó thở, chóng mặt, cơn
ngã gục, mờ mắt do rối loạn tuần hoàn hệ sống- nền.
1.3.2. Các phương pháp thăm dò cân lâm sàng thường được áp dụng
1.3.2.1. Chụp X quang cột sống cổ thường quy
Là một xét nghiệm thường quy với ba tư thế: thẳng, nghiêng, chếch 3/4.
X quang cột sống cổ có thể hiển thị các vấn đề có ảnh hưởng đến xương, như
viêm xương, gãy xương, hoặc khối u của xương. Chụp X quang cũng có thể
đưa ra một số tổn thương của thoái hóa, mức độ thoái hóa. Dựa vào phim X
quang, người ta có thể đánh giá đường cong sinh lý của cột sống, khớp đốt
sống, khoang gian đốt, kích thước lỗ tiếp hợp, mật độ xương và cấu trúc
xương, các dị tật bẩm sinh Qua đây, có thể có các dầu hiệu gợi ý nguyên
nhân như loãng xương, mỏ xương, tiêu xương thân đốt sống, hẹp lỗ tiếp hợp,
hẹp khe cột sống …Trong trường hợp chấn thương, chụp X quang cột sống
cho phép phát hiện tổn thương nhanh. Tuy vậy hầu hết các cấu trúc mô mềm
của cột sống, chẳng hạn như các dây thần kinh, đĩa đệm, và cơ vùng cổ,
không hiển thị trên phim X quang cột sống [24,30,83].
Hình 1.8. Hình thoái hóa cột sống cổ (trên phim chụp X quang cột sống cổ)
[30].
22
1.3.2.2 Xét nghiệm dịch não- tủy
Dịch não - tủy là thành phần lưu thông trong khoang dưới nhện, được
hình thành từ đám rối mạch mạc.
Bình thường dịch não - tủy là một dịch trong suốt không màu, thể tích
khoảng 100 -150ml. Ở tư thế nằm, áp lực đo qua thắt lưng là 12-18cm nước.
Dịch não- tủy hầu như không chứa tế bào, chỉ vài tế bào lympho trong một ml
dịch não- tủy. Hàm lượng protein trong dịch não- tủy từ 0,2g/l đến 0,5g/l, chủ
yếu là albumin [4,8,77].
Trong hẹp ống sống, kết quả xét nghiệm dịch não- tủy có thể thấy hàm

lượng protein tăng nhẹ.
1.3.2.3. Chụp cắt lớp vi tính (CLVT)
Chụp CLVT là kỹ thuật hình ảnh y học sử dụng vi tính để tái tạo hình
ảnh của vật thể, dựa trên dữ liệu thu được khi cho tia X phát qua vật thể từ
nhiều góc khác nhau trên mặt phẳng trục.
Chụp CLVT được sử dụng nhiều trong bệnh lý cột sống và có giá trị
cao, đặc biệt các bệnh lý liên quan đến xương sống như chấn thương, u,
viờm Thời gian khảo sát trên CLVT rất nhanh, chi tiết hình ảnh trung thực.
Trên phim chụp CLVT, ta có thể đo được đường kính ống sống, phát
hiện hẹp ống sống bẩm sinh hay mắc phải, các dị dạng đốt sống, các tổn
thương thân đốt, cung sau, đĩa đệm. Các tổn thương trong màng cứng, quanh
màng cứng thường chỉ quan sát được sau khi tiêm thuốc cản quang hoặc kết
hợp chụp CLVT với bơm cản quang vào dịch não- tủy. Ngày nay với cỏc mỏy
chụp đa dãy (MSCT) rất hữu ích cho chụp cắt lớp cột sống. Đặc biệt có thể tái
tạo rõ ảnh theo chiều dọc.
Hạn chế của chụp CLVT: chụp CLVT sử dụng tia X, do đó một trong
các hạn chế quan trọng của CLVT là nhiễm xạ từ mức độ trung bình đến cao.
23
Ngoài ra tương phản mô mềm trên CLVT cũng không tốt bằng chụp cộng
hưởng từ trong việc đánh giá bệnh lý mô mềm của cột sống [5]
1.3.2.4. Chụp cộng hưởng từ (CHT) cột sống
Chụp CHT là xét nghiệm thường được sử dụng để đánh giá cột sống.
Chụp cộng hưởng từ tốt hơn chụp X quang cột sống cổ và chụp cắt lớp vi tính
vì ngoài phát hiện được các tổn thương ở xương còn hiển thị được hình ảnh
của cỏc dõy, rễ thần kinh, đĩa đệm, tủy sống [86]… Chụp cộng hưởng từ được
thực hiện để tỡm cỏc chấn thương, khối u, thoát vị đĩa đệm, hoặc rối loạn mô
mềm khác. Trong chụp CHT, hình ảnh máy tính rất chi tiết về các phần của
cột sống được lấy. Không giống như hầu hết các xét nghiệm khác, sử dụng tia
X quang, chụp CHT sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để xem cấu trúc của
cổ. Trước khi chụp CHT, bệnh nhân sẽ được yêu cầu loại bỏ bất kỳ vật bằng

kim loại, chẳng hạn như đồ trang sức, chìa khóa Những bệnh nhân có cấy
kim loại trong cơ thể như một máy tạo nhịp tim hay thay khớp sẽ không được
chụp phương pháp này [3,9,23,83,87].
Hiện nay, các thành phố lớn tại Việt nam, máy chụp cộng hưởng từ đó
cú ở một số cơ sở y tế công lập và tư nhân góp phần to lớn vào chẩn đoán
bệnh, đặc biệt các bệnh lý về tủy sống.
- Tính ưu việt của phương pháp CHT.
CHT là phương pháp chẩn đoán hình ảnh cho các thông tin đầy đủ nhất
và trung thực nhất về mặt giải phẫu trong đa số các trường hợp. Nó có thể
thăm khỏm cỏc mụ mềm với các lớp cắt mỏng(1mm) và tạo hình ảnh theo các
chiều trong không gian.
Trên phim cộng hưởng từ, người ta có thể quan sát cùng một bệnh lý
với nhiều hình ảnh tương phản nhau qua các xung T1W, T2W, T2 FLAIR,
T2*, khuếch tán và bản đồ ADC, T1 gadolinium, giúp thấy rõ khu vực tổn
thương và ảnh hưởng đối với mô kế cận. Trong một số trường hợp đặc biệt có
24
thể chỉ định chụp cộng hưởng từ động. Ngoài ra, hệ thống đo đạc phong phú
của máy CHT giúp thầy thuốc khá đầy đủ thông tin về tổn thương.
Sự vô hại của phương pháp CHT là một ưu thế rất lớn. CHT còn được
dùng để phát hiện các bệnh lý về thần kinh của thai nhi mà không ảnh hưởng
tới sức khỏe của thai nhi [3,9,83].
- Chỉ định chụp cộng hưởng từ
Tất cả các bệnh lý não.
Các bệnh lý cơ-xương-khớp: bệnh lý cơ-xương-khớp, dây chằng, cột
sống vv
Các bệnh lý mắt, tai, mũi, họng.
Các bệnh lý tim mạch.
Các cơ quan nội tạng khác: gan, thận, tụy, lách
- Chống chỉ định của chụp cộng hưởng từ.
Chống chỉ định tuyệt đối:

Bệnh nhân có đặt máy tạo nhịp, van tim bằng kim loại.
Lưới lọc tĩnh mạch chủ mới đặt, giá đỡ (Stent) động mạch cảnh
mới đặt dưới hai tuần.
Kẹp cũ trờn phỡnh mạch.
Chống chỉ định liên quan tới bệnh nhân: bệnh nhân sợ nằm trong hộp
kín, bệnh nhân kích động [21,31].
-
Vai trò của chụp CHT trong chẩn đoán các bệnh lý ở tủy sống [31,48 ,81]
Trên phim cộng hưởng từ ta quan sát hình ảnh qua các xung T1W,
T2W, STIR, Echo.
Hình ảnh xung T1W là tốt nhất để đánh giá các chi tiết cấu trúc giải
phẫu của cột sống cổ.
25

×