Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tỷ lệ bệnh da hiện mắc và các yếu tố liên quan của học sinh trường THCS Lê Văn Tám, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.44 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

TỶ LỆ BỆNH DA HIỆN MẮC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM, Q.BÌNH THẠNH, TP. HCM
Trần Thị Hoài Hương*, Lê Ngọc Diệp**

TÓM TẮT
Mở đầu: Mụn trứng cá và các bệnh da khác gây những quan tâm lo lắng của học sinh PTCS, từ 12- 15
tuổi, bắt đầu thời kỳ dậy thì(1,2). Những vấn đề về da được chăm sóc, điều trị sớm và đúng sẽ làm giảm các di
chứng và tránh được những biến chứng của bệnh và tránh những tác hại không mong muốn do tự ý sử dụng
thuốc
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ hiện mắc của bệnh da và các yếu tố liên quan như các chế độ sinh hoạt
hàng ngày, kiến thức, thực hành về bệnh da, ở học sinh THCS.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang: Bs chuyên khoa Da Liễu khám bệnh da. Học sinh trả lời bảng
câu hỏi.
Kết quả: Tổng cộng có 420 học sinh THCS tuổi 12 – 15 được khám. Tỷ lệ chung của bệnh da là 63,1%. Tỉ
lệ học sinh nữ và nam mắc bệnh lần lượt là 66,2% và nam 59,3%.Trong đó, phổ biến nhất là mụn trứng cá
(97,7%) và bệnh chàm (2,6%). Các bệnh da khác như nấm da, nevus, viêm nang lông, viêm da tiết bã, rạn da,
lang ben, chiếm tì lệ không đáng kể. Có 34,4% nữ và 22 % nam mắc bệnh mtc trước 12 tuổi. Thời gian bị mụn
hơn 1 năm tính đến thời điểm nghiên cứu, trong đó tỉ lệ nữ và nam là 47,7% và 32,4%. Tỉ lệ học sinh có người
thân trong gia đình từng bị mụn trứng cá là 27,9%.Tỉ lệ bệnh mtc của nhóm học sinh với tiền sử gia đình mắc
bệnh này cao gấp 2,13 lần so với nhóm học sinh không có tiền sử gia đình. Mức độ mtc; nhẹ, trung bình, nặng là
46,7%, 47,1%, và nặng (6,2%). Trong số bệnh mtc nặng, nam chiếm tỉ lệ cao hơn nữ. Trong số học sinh nam, có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ mtc và các khối lớp (p<0,05). Các khối lớp càng lớn thì càng mắc mtc
nhiều hơn. Học sinh nữ có thực hành chăm sóc da tốt hằng ngày mắc mtc chỉ bằng 0,86 lần so với học sinh nữ
chăm sóc da chưa tốt (p<0,05). Có sự liên quan giữa bệnh mụn trứng cá và chế độ ăn.
Kết luận: Tỷ lệ bệnh da là 63,1%. Giới nữ 66,2%. Giới nam 59,3%. Mụn trứng cá chiếm ưu thế tuyệt đối
tỷ lệ là 61,6%, nữ 65,4%, nam là 57,1%. Từ kết quả nghiên cứu có hướng thiết kế các chương truyền thông giáo
dục các em học tự chăm sóc da, và làm tiền đề cho các nghiên cứu về bệnh da sau này.


Từ khóa: bệnh da, mụn trứng cá, chàm, nấm da, viêm da tiết bã

ABSTRACT
PREVALENCE OF SKIN DISEASES AND RELATED FACTORS IN STUDENTS OF LE VAN TAM
JUVENILE HIGH SCHOOL, BINH THANH DISTRICT, HO CHI MINH CITY, 2011
Tran Thi Hoai Huong, Le Ngoc Diep
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 330 - 336
Background: Acne and other skin diseases are important concerns of the juvenile school students, who are
usually in their puberal period. Early diagnosis and treatment and good care of skin problems possibly reduce
severe complications thus avoiding side effects of self using drugs.
Objectives: Identifying the prevalence and related fators of skin diseases such as habits, knowledge and skills
of skin care in this group of population.
* Bệnh viện Da Liễu TP.HCM
Tác giả liên lạc: TS. Lê Ngọc Diệp

330

** Bộ môn Da Liễu – ĐHYD TP. HCM
ĐT: 0938106969

Email:

Chuyên Đề Nội Khoa II


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

Methods: A cross-setional study was performed. Students were examined by dermatologist and were asked

to fill out a questionaire sheet.
Result: Total 420 students, 12 – 15 years of age, were enrolled. Skin lesion ratio was 63.1%. Females and
males with skin disease were 66.2% and 59.3%, respectively, in which, the predominant diseases were acne
vulgaris (61.6 %) and eczema (2.6%). Other skin diseases such as tinea, foliculitis, seborrheic dermatitis, striae,
pityriasis versicolor accounted for low ratios. 34.4 % of females and 22% of males had acne before 12 years of age.
47.7% of females and 32.4% of males had been suffering from acne over one year. 27.9% of students with acne
had family history with this disease. The ratio of acne in the students with acne family history was 2.13 fold
higher than that of the ones without acne family history. Clinincal-based grades were: 46.7% mild, 47.1%
moderate, 6.2% severe. Of the severe grade, the ratio of males was higher than that of female. There was
significant relation (p<0.05) among male students of different school grades and ratios of acne. Male students of
higher school grades had acne more frequently. Female students who took good care of their skin were less frequent
(0.86 fold) to have acne as compared with ones who never (rarely) took care of their skin. There were significant
relations between acne and diet.
Conclusions: Skin disease ratio was 63.1%. Females were 66.2%. Males were 59.3%. Acne vulgaris was
the most frequent disease with the ratio of 61.6%. These data may be useful to develop not only the guildeline of
skin care for students but also future research of skin disease.
Keywords: skin diseases, acne vulgaris, eczema, tinea, seborrheic dermatitis
da ở học sinh và cho những nghiên cứu chuyên
ĐẶT VẤN ĐỀ
về bệnh da trong cộng đồng sau này.
Đa số các bệnh da thường gặp không ảnh
Mục tiêu nghiên cứu
hưởng đến tính mạng, nhưng thường gây
những cảm giác khó chịu như ngứa, đau, rát,
Mục tiêu tổng quát
cũng như những tổn thương cấu trúc da và
Xác định được tỷ lệ bệnh da hiện mắc và các
nếu không được điều trị, chăm sóc đúng cách,
yếu tố liên quan về bệnh da của học sinh trường
có thể để lại những di chứng là những thay

trung học cơ sở Lê Văn Tám quận Bình Thạnh
đổi màu sắc và các loại sẹo lồi hoặc lõm trên
TP.HCM.
da(4), điều này thường gây lo lắng và các phản
Mục tiêu chuyên biệt
ứng khác nhau đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì 12Xác định được tỷ lệ bệnh da hiện mắc tại
15 tuổi(11), mà đặc biệt (mtc) thường được xem
trường
trung học cơ sở Lê Văn Tám Quận Bình
là bệnh của lứa tuổi thanh thiếu niên(4), mtc ở
Thạnh.
mức độ trung bình và nặng có thể để lại
Xác định được tỷ lệ từng loại bệnh da và các
những mức độ sẹo khác nhau ảnh hưởng
loại bệnh da ưu thế.
nặng nề lên thẩm mỹ da và tâm lý(1,4,6).
Xác định được các yếu tố liên quan: cách
Với mong muốn tìm hiểu mô hình bệnh
chăm sóc da hàng ngày và kiến thức thực hành
ngoài da ở học sinh THCS chúng tôi tiến hành
về các bệnh da.
nghiên cứu “Tỷ lệ bệnh da hiện mắc và các yếu
tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở
(THCS) Lê Văn Tám, Quận Bình Thạnh,
TP.HCM, năm 2011”, nhằm tìm hiểu về tỷ lệ
bệnh da ở các em học sinh lứa tuổi 12-15, góp
phần đánh giá tình hình bệnh da và các yếu tố
liên quan, làm bước đầu cho những nghiên cứu
xa hơn về chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho bệnh


Chuyên Đề Nội Khoa II

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô tả nhóm đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mục tiêu
Thanh thiếu niên độ tuổi 12 - 15.
Đối tượng nghiên cứu

331


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Học sinh đang theo học tại trường THCS Lê
Văn Tám, quận Bình Thạnh, TP.HCM được
chọn.

Trình bày số liệu bằng phần mềm Microsoft
Word.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: trường THCS Lê Văn Tám, quận
Bình Thạnh, TP.HCM, tháng 5 năm 2011.

Phân tích: dùng PR với khoảng tin cậy
(KTC) 95% để xác định sự liên quan giữa các
yếu tố.


Tiêu chí chọn vào
Học sinh đang theo học tại 4 khối lớp của
trường, đồng ý tham gia nghiên cứu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tiêu chí loại ra
Học sinh không đảm bảo tình trạng sức
khỏe tại thời điểm khảo sát. Đối tượng không
đúng tuổi.

Mô tả: bằng tần số và tỷ lệ (%).

Nghiên cứu tại trường THCS Lê Văn Tám,
Quận Bình Thạnh thu nhận 425 mẫu, loại bỏ 5
mẫu không đủ tiêu chuẩn, số mẫu còn lại để
phân tích là 420.

Đặc tính của mẫu nghiên cứu
Bảng 1: Tần số và tỷ lệ các đặc tính

Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.

Nội dung
Năm học

Cỡ mẫu nghiên cứu
Với mục đích xác định tỷ lệ hiện mắc

Z 2 p (1  p )
n  1 / 2 2
d
n: cỡ mẫu nghiên cứu. Z: Trị số tới hạn của độ tin cậy
(Z=1,96). : Xác xuất sai lầm loại I (=0,05). p: Tỷ lệ bệnh
da trong học sinh, tỷ lệ này chưa biết nên lấy=0,5 (để đạt cỡ
mẫu lớn nhất). d: sai số ước lượng (d=0,05). Số mẫu tối
thiểu cần đạt: 387 học sinh. Cộng thêm 10% dự trù mất
mẫu, số mẫu thực tế: 425 học sinh.

Phương pháp chọn mẫu
Trường phổ thông cơ sở Lê Văn Tám có 4
khối lớp, mỗi lớp có # 40-50 học sinh. Tổng số
mẫu là ≥387, chọn ngẫu nhiên mỗi khối 3 lớp,
khám mỗi khối đến #100 em.

Thu thập dữ kiện
Đo chiều cao, cân nặng. Khám phát hiện
bệnh, chẩn đoán, lập bệnh án. Trong trường hợp
bệnh khó chẩn đoán hội chẩn với Bộ môn Da
liễu. Phát câu hỏi điều tra tự điền.

Xử lý và phân tích số liệu
Đánh mã bộ câu hỏi. Nhập số liệu bằng
phần mềm Epi. Data. Xử lý số liệu bằng phần
mềm Stata 10.

332

Giới tính


Tần số (n = 420) Tỷ lệ %

Lớp 6 (12 Tuổi)
Lớp 7 (13T)
Lớp 8 (14 T)
Lớp 9 (15 T)
Nam
Nữ

125
102
103
90
189
231

29,8
24,3
24,5
21,4
45
55

Tỷ lệ hiện mắc bệnh da
Bảng 2: Tần số và tỷ lệ mắc bệnh da hiện tại của học
sinh
Nội dung
Bệnh
Không bệnh


Tần số(n=420) Nữ(n=231) Nam(n=189)
265 (63,1)
153 (66,2)
112 (59,3
155 (36,9)
7 (33,8)
77 (40,7)

Nhận xét: Trong 420 học sinh, có 265 học
sinh hiện đang mắc các bệnh ngoài da, chiếm
63,1%. Trong đó, số nữ bị bệnh chiếm 66,2%
và ở nam là 59,3%.

Xác định bệnh da ưu thế: Mụn trứng cá
Bảng 3: Tần số và tỷ lệ nam và nữ mắc bệnh mụn
trứng cá
Nội dung
Bệnh
Không bệnh

Tần số (n=420) Nữ (n=231)
259 (61,6)
161 (38,4)

151 (65,4)
80 (34,6)

Nam
(n=189)

108 (57,1)
81 (42,9)

Nhận xét:, Có 259 học sinh hiện đang mắc
bệnh mụn trứng cá trong tổng số 420 học sinh,
chiếm tỷ lệ 61,6%, nữ bị mụn trứng cá chiếm
65,4% và ở nam 57,1%.

Chuyên Đề Nội Khoa II


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Bảng 4: Tần số và tỷ lệ nam nữ các khối lớp mắc
bệnh mụn trứng cá
Tần số
(n=259)
Lớp 6 (n=125) 55/125 (44)
Lớp 7 (n=102) 66/102 (64,7)
Lớp 8 (n=103) 74/103 (71,8)
Lớp 9 (n=90) 64/90(71,1)
Nội dung

Nữ (n=151) Nam (n=108)
37/62 (59,7) 18/63 (28,6)
32/53 (60,4) 34/49 (69,4)
39/56 (69,6) 35/47 (74,5)
43/60 (71,7) 21/30 (70)

Nhận xét:Trong 259 trường hợp mắc bệnh
mụn trứng cá, tỷ lệ mắc bệnh ở các khối lớp 7, 8

và 9 cao (>60%). Trong đó, nam sinh lớp 8 là
nhóm có tỷ lệ mắc bệnh mụn trứng cá cao nhất
(74,5%), kế đến là nhóm nữ lớp 9 và nam sinh
lớp 9 (>70%). Nhóm có tỷ lệ mắc thấp nhất là
nam lớp 6 (28,6%).
Bảng 7: Phân loại mức độ lâm sàng mụn trứng cá
Nội dung
Nhẹ
Trung bình
Nặng

Tần số
(n=259)
121 (46,7)
122 (47,1)
16 (6,2)

Nữ (n=151)
75 (49,7)
72 (47,7)
4 (2,6)

Nam
(n=108)
46 (42,6)
50 (46,3)
12 (11,1)

Nhận xét: Đánh giá mức độ lâm sàng mụn
trứng cá, nhận thấy:

Xét mức độ mụn trên 259 học sinh, nhận
thấy, đa số các trường hợp chỉ ở mức độ nhẹ và
trung bỉnh (≈ 47%),có một số ít bị nặng (6,2%).
Mức độ này cũng tương đương khi xét riêng
từng nhóm nam và nữ.
Sự liên quan giữa mắc bệnh mụn trứng cá với
tiền sử gia đình
Đặc điểm
Không


Không bệnh
Bệnh
Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ
161 53,1 142 46,9
0
0
117 100

PR
(KTC 95%)

P

2,13(1,89
– 2,4)

<0,0
5


Nhận xét: Có sự liên quan có ý nghĩa thống
kê (p<0,05) giữa tiền sử mắc bệnh da của người
thân với hiện mắc bệnh da. HS tiền sử gia đình
có bệnh mụn trứng cá mắc bệnh gấp 2,13 lần so
với tiền sử gia đình không mắc bệnh.

Sự liên quan giữa bệnh mtc với ăn đồ ngọt
Không bệnh
Bệnh
Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ
Không
126 44,1 160 55,9

35
26,1 99
73,9
Đặc
điểm

Chuyên Đề Nội Khoa II

PR
(KTC 95%)

P

1,32 (1,14 – <0,0
1,52)
5


Nghiên cứu Y học

Nhận xét: Có sự liên quan có ý nghĩa thống
kê (p<0,05) giữa ăn đồ ngọt (bánh, kẹo) hằng
ngày với mắc bệnh. Kết quả học sinh ăn đồ ngọt
hằng ngày mắc bệnh gấp 1,32 lần so với học
sinh không ăn hằng ngày.

BÀN LUẬN
Các đặc tính
Cỡ mẫu ban đầu ước lượng khảo sát là 425
học sinh, trong quá trình thực hiện, qua giai
đoạn phân lọc, còn lại 420 học sinh được khảo
sát.
Tỷ lệ phân bố nam nữ trong từng khối lớp
nói riêng và trong mẫu chung là tương đối đều.
Tỷ lệ nữ và nam trong nghiên cứu không chênh
lệch nhiều nữ (55%) so với nam (45%).

Tỷ lệ hiện mắc bệnh da
Nghiên cứu xác định được tỷ lệ bệnh da ở
học sinh học sinh THCS 63,1%, nữ chiếm 66,2%
và ở nam là 59,3%. Trong đó mtc chiếm ưu thế
tuyệt đối 97,7%, tỷ lệ ở 2 giới gần tương đương
nhau nữ 65,4% và ở nam 57,1%, các bệnh còn lại
theo tỷ lệ lần lượt giảm dần là chàm (2,6%), lang
ben 0,8%, rạn da 0,8%, viêm da tiết bã, viêm
nang lông, nấm da,…. Đây là những bệnh
thường gặp trong độ tuổi họat động thể lực,
theo tác giả W.K Fung tỷ lệ bệnh da thường gặp

nhất ở học sinh trung học là mụn trứng cá và
chàm, còn ở độ tuổi tiểu học là chàm và nevus
bẩm sinh, NC của Sunil Dorga(10) ở Ấn Độ tuổi
từ 6-14 tỷ lệ bệnh chàm là 5,2%, theo WHO(13) tỷ
lệ bệnh chàm ở các nước đang phát triển là 05%, trong nghiên cứu này tỷ lệ bệnh chàm thu
được (2,6%), thấp hơn các nghiên cứu khác
nhưng nằm trong tỷ lệ trung bình của WHO.
Nhìn chung số liệu tỷ lệ bệnh da thu được
trong nghiên cứu này tương đương với các tài
liệu trong và ngoài nước trong thời gian gần
đây, đặc biệt khẳng định thêm mtc là bệnh da
đặc trưng cho độ tuổi dậy thì với độ lưu hành
bệnh rất cao so với những dịch bệnh khác có thể
gặp trong cộng đồng, vấn đề nghiên cứu thiết
lập một chương trình chăm sóc da cho lứa tuổi
này là cần thiết.

333


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Tỷ lệ hiện mắc bệnh da
Giới tính
Ảnh hưởng của giới tính lên mtc: trong
nghiên cứu này tỷ lệ mtc ở nữ cao hơn nam một
chút (65,4% so với 57,1%), tỷ lệ này chênh lệch
không nhiều trong khi tỷ lệ nữ tham gia NC

cũng nhỉnh hơn nam nữ là 55% nam 45%, Giới
tính không ảnh hưởng lên mụn trứng cá cũng
được kết luận trong Nc của tác giả S.
Zahra Ghodsi ở Iran(11) tỷ lệ MTC là 93,3, 94,4%
cho nam và 92,0% cho trẻ em gái

Các yếu tố lâm sàng
Vị trí bị mụn chủ yếu là ở mặt (95%). Do đó
mà mắc mtc thường ảnh hưởng nhiều đến tâm
lý học sinh(9,10).
Về loại mụn trứng cá, chủ yếu thường gặp là
các loại mụn đầu trắng, đầu đen (75,7% và 57,9),
tỷ lệ mụn mủ cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao
(47,9%). Đáng chú ý, một số trường hợp bị mụn
nặng hoặc nốt sâu (6,2% và 0,8%). Đây là những
bệnh cảnh rất nặng, chỉ thường gặp ở những
thanh niên độ tuổi 18 trở lên(3). Các bệnh cảnh
mụn nặng này nếu không được điều trị tốt sẽ để
lại các loại sẹo xấu.
Về sẹo do mụn thường gặp là sẹo lõm và sẹo
thâm (18,1% và 17,7%).Trong khi tỷ lệ mtc mức
độ nặng chỉ chiếm 6,2 %, như vậy không chỉ mtc
mức độ nặng mà các mức độ khác vẫn có thể để
lại di chứng.
Vấn đề có “cần chữa trị bệnh ngay” khi bị
bệnh hay không, với tỷ lệ đồng ý (83,1%) cho
thấy nhận thức rất tốt của các em trong vấn đề
điều trị bệnh. Số còn lại 14% các em cho rằng
bệnh từ từ chữa và 2,9% cho rằng không cần
chữa trị tuy là con số không lớn nhưng cần giúp

các em hiểu thêm về tính chất các bệnh da. Và có
hướng bổ xung về phần mảng nhận thức này
trong kế hoạch truyền thông sau này.
Bệnh Viện Da Liễu được đa số lựa chọn đi
khám bệnh, ngoài ra nơi các em chọn còn là các
bệnh viện công có khoa khám da (76%), phòng
mạch tư bác sĩ chuyên khoa (15,7%). Tỷ lệ các
em không biết là 13,3%, việc này có thể giải

334

thích là do các em thường được cha mẹ dẫn đi
bệnh viện khi mắc bệnh nên các em không biết
hoặc không nhớ tên nơi mình được khám.
Kết quả của khảo sát với tỷ lệ trả lời đúng
cao cho từng kiến thức riêng lẻ, nhưng kết quả
tổng hợp kiến thức chung ngược lại, chỉ 39% các
em có kiến thức tổng hợp tốt, 61% các em có
kiến thức chưa tốt, cho thấy kiến thức rời rạc
chưa có hệ thống vì hiện tại chưa có chương
trình chuẩn nào đầu tư cho vấn đề này.
Nguồn thông tin mà các em học sinh tiếp
cận chủ yếu từ TV, đài phát thanh (68,4%), sách
báo (39,4%), internet và gia đình (khoảng 44%)
và từ bạn bè (23%). Từ những kết quả khảo sát
có hướng sử dụng phương tiện truyền thông
thích hợp cung cấp thông tin cho các em sau
này.
Tương tự khi khảo sát về nơi điều trị bệnh
da, đa phần các em chọn nơi điều trị mụn trứng

cá là Bệnh Viện Da Liễu hoặc những bệnh viện
công có khoa khám da. Một số ít chọn nơi khám
là nhà thuốc tây (10,5%) và 23,6% không biết nơi
nào điều trị mụn trứng cá tương tự như trường
hợp các bệnh da kể trên. Về kiến thức chung về
mụn trứng cá, tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng
cũng khá thấp (31,7%) so với số học sinh có kiến
thức chung chưa đúng (68,3%).
Qua khảo sát các kiến thức, cho thấy trong
công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, vấn
đề đặt ra không đơn thuần là độ chính xác của
thông tin mà còn phải chú ý đến việc cung cấp
kiến thức có hệ thống, cách tiếp cận dễ gần, dễ
hiểu, dễ tìm khi cần, giúp các em nhận thức
đúng, biết cách xoay sở với bệnh da của chính
mình, thậm chí giúp gia đình và cộng đồng.

Sự liên quan với sinh hoạt hằng ngày
Ăn uống hằng ngày: Có sự liên quan giữa
bệnh mụn trứng cá và chế độ ăn(p< 0,05) ở
nghiên cứu này với các loại thức ăn như; ngọt,
chất béo, trái cây, nước uống tương tự 1 số
nghiên cứu gần đây(6).
Trong NC này học sinh có tiền sử gia đình
có bệnh mụn trứng cá mắc bệnh gấp 2,13 lần so
với tiền sử gia đình không mắc bệnh.

Chuyên Đề Nội Khoa II



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Kết quả cho thấy, học sinh nữ chăm sóc da
đúng hằng ngày mắc bệnh chỉ bằng 0,86 lần so
với học sinh nữ chăm sóc da không đúng. Với
kiến thức và thực hiện chăm sóc da tốt có khả
năng góp phần dự phòng xuất hiện bệnh(10).

Hạn chế của đề tài
Khảo sát các yếu tố chỉ phát biểu ở mức ghi
nhận mối liên quan, không phát biểu mang tính
nhân quả. Mẫu là từ trường THCS Lê Văn Tám
là trường điểm lớn của quận Bình Thạnh, nhưng
cũng chưa thể đại diện cho TP HCM, chỉ có thể
ghi nhận được phần nào mô hình bệnh, khởi
đầu cho những dự kiến những chương trình
chăm sóc da ở học sinh và hướng nghiên cứu
sau này.

KẾT LUẬN
Nghiên cứu khảo sát trên 420 học sinh
trường phổ thông THCS Lê Văn Tám, quận Bình
Thạnh, TP.HCM, kết quả thu nhận đã trả lời
được cho câu hỏi nghiên cứu và thỏa mãn các
mục tiêu ban đầu đề ra:
Tỷ lệ hiện mắc mắc các bệnh ngoài da, chiếm
63,1%. Giới nữ 66,2%. Giới nam 59,3%.
Tỷ lệ và các thể bệnh da gồm; nấm da 0.4%,
nevus 0.4%, viêm nang lông 0.4%, viêm da tiết
bã 0.4%, rạn da 0.8%, lang ben 0,8%, chàm 2,6%,
mụn trứng cá 97,7%. Tỷ lệ hiện mắc bệnh mụn

trứng cá 61,6%, nữ 65,4%, nam là 57,1% (trong
tổng số bệnh da 63,1%). Bệnh da ưu thế được
xác định trong nghiên cứu này là bệnh mụn
trứng cá.
34,4% nữ sinh mắc bệnh mụn trứng cá trước
12 tuổi, thứ 2 là thời điểm 12 tuổi tỷ lệ 33,1% ở
nữ và 29,6% ở nam.
Thời gian bị mụn hơn 1 năm tính đến thời
điểm nghiên cứu, nữ 47,7%, nam 32,4%.
27,9% số học sinh có người thân từng bị
mụn trứng cá. 37% học sinh có sử dụng thuốc
điều trị mụn.
Tỷ lệ da nhờn vùng chữ T chiếm tỷ lệ cao
nhất (39,8%), nữ 37,1%, nam 42,5%.

Chuyên Đề Nội Khoa II

Nghiên cứu Y học

Mức độ lâm sàng mụn trứng cá; nhẹ 46,7%
trung bình 47,1%, nặng (6,2%), nam chiếm 11,1%
và nữ là 2,6%.
Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
giữa học sinh nam các khối lớp và mắc bệnh, kết
quả cho thấy học sinh nam các khối lớp càng
lớn (lớp 8, 9) thì càng mắc bệnh nhiều hơn so
với nhóm nam lớp 6.
Học sinh có tiền sử gia đình có bệnh mụn
trứng cá mắc bệnh gấp 2,13 lần so với tiền sử gia
đình không mắc bệnh.

Học sinh nữ có thực hành chăm sóc da tốt
hằng ngày mắc bệnh chỉ bằng 0,86 lần so với
học sinh nữ chăm sóc da chưa tốt.
Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
giữa ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, ăn rau, ăn trái
cây, dùng đồ ngọt, uống đủ nước và chăm sóc
da đúng cơ bản hằng ngày với mắc bệnh. Cụ thể
Học sinh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ mắc bệnh
gấp 1,37 lần so với học sinh không ăn nhiều.
Học sinh ăn rau hằng ngày mắc bệnh chỉ
bằng 0,78 lần so với học sinh không ăn hằng
ngày.
Học sinh ăn trái cây hằng ngày mắc bệnh chỉ
bằng 0,84 lần so với học sinh không ăn hằng
ngày.
Học sinh ăn đồ ngọt hằng ngày mắc bệnh
gấp 1,32 lần so với học sinh không ăn hằng
ngày.
Học sinh uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước hằng
ngày mắc bệnh chỉ bằng 0,78 lần so với học sinh
không uống đủ.
Học sinh nữ chăm sóc da đúng hằng ngày
mắc bệnh chỉ bằng 0,86 lần so với học sinh nữ
chăm sóc da không đúng.

ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ
- Cần có một đầu tư biên soạn những nội
dung chuẩn, truyền thông trên những kênh
thông tin chính thống một cách có hệ thống về
chăm sóc, dự phòng và hướng điều trị cho bệnh

da và mtc ở độ tuổi 12 – 15 và tuổi thanh thiếu
niên nói chung. Bổ xung kiến thức một số bệnh

335


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

da thông thường, nơi khám chữa bệnh đúng khi
cần. chú ý hơn vào một số nhóm nguy cơ cao
như nhóm nam sinh lớp 8.
- Chế độ ăn theo tháp dinh dưỡng của Viện
Dinh Dưỡng Quốc Gia, khuyến cáo không ăn
nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, dùng đủ rau xanh, trái
cây, uống nước đủ...
- Cung cấp thông tin trên các bản tin của nhà
trường, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề,
thảo luận nhóm về các vấn đề liên quan cho các
em học sinh.
- Cung cấp thêm thông tin về mạng lưới y tế,
nơi khám chữa bệnh cho nhân viên nhà thuốc,
các khóa huấn luyện dược tá bán thuốc, để họ
có thể hướng dẫn người dân đến đúng nơi
khám bệnh khi được tham vấn. và nhân viên y
tế nhà trường có thể hướng dẫn các em học sinh
và phụ huynh đi khám bệnh đúng nơi cần thiết.
Thực hiện những chương trình liên kết phụ
huynh, học sinh, nhà trường, cơ sở khám chữa

bệnh định kỳ, theo dõi khám, chăm sóc da cho
các em. Bổ xung cơ số thuốc bôi mtc cho tủ
thuốc y tế nhà trường.
- Cần có những nghiên cứu tương tự với
mức độ sâu rộng hơn để trong tương lai có thể
đề xuất những chương trình chăm sóc bệnh da
trẻ em tại học đường, đặc biệt là bệnh mụn
trứng cá trong độ tuổi này hướng tới chuẩn hóa
các biện pháp dự phòng, nâng cao ý thức về sự
cần thiết việc điều trị sớm, kịp thời các bệnh,
nhằm giảm mức độ nặng của bệnh, phòng tránh
di chứng bảo vệ làn da cho các em, góp phần
gìn giữ vẻ đẹp về thể chất và tinh thần cho thế
hệ trẻ trong tương lai.

336

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.
4.

5.

6.
7.

8.


9.

10.

11.
12.

13.

Aktans.et al. (2000), “Anxiety, depression and nature of acne
vulgaris in adolescents”, Int J Dermatol; pp.354-7.
Bộ Môn Nhi, Khoa Y, Đại Học Y Dược TP HCM (2006), “ Các
thời kỳ tuổi trẻ”, “sự tăng trưởng thể chất trẻ em”, Nhi khoa
chương trình đại học, NXB Y học, tr. 29 – 46.
Bộ Môn Phụ Sản, Đại Học Y dược TP HCM (2008), “Tuổi dậy
thì”, Sản phụ khoa, NXB Y Học, tr. 681 – 685.
Chi Keung Yeung et al. (2002), “A community-based
Epidemiological study of Acne Vulgaris in Hong Kong
Adolescents”, ActadermVenereol, Vol.82, pp.104 – 107.
Hoàng Văn Minh (2004), “một số vấn đề hiện nay về điều trị
mụn trứng cá”, Tạp chí Y học TP.HCM, tập 8, phụ bản số 1, nhà
xuất bản Y Học, tr.2-4.
Ferdowsian HR, MD, MPH; Levin S (2010) “Does Diet Really
Affect Acne?”, Skin Therapy Letter, Vol 15 Issue, 3, pp.1- 7.
Fung WK, Lo KK (2000), “Prevalence of skin disease among
school children and adolescents in a Student Health Service
Center in Hong Kong”, Pediatric Dermatology, Vol.17, Issue 6,
pp.440–446.
Purvis D. (2006), “Acne Anxiety, depression, and suicide in

teenagers: a cross sectional survey of New-Zealand secondary
school students”, J Paediatr Child Health, vol. 42, Issue 12,
pp.793-796.
Rigopoulos D et al. (2007), “Coping with acne: beliefs and
perceptions in a sample of secondary school Greek pupils”, J
EurDermatolVenereol, vol. 21, Issue 6, pp.806-810.
Dorga S, and Kumar B (2003), ‘’Epidemiology of skin diseases in
school
children:
a
study
from
norhten
India”,
PediatiricDeramatology, Vol.20, Issue 6, pp.470-473
UNFPA, State of world population 2003, website
/>Uslu G., Sendur N., Uslu M., Savk E., Karaman G., Eskin M.
(2008), “Acne: prevalence, perception and effects on
psychological health aming adolescent in Aydin, Turkey”,
Journal of the European Academy of Dermatology and
Venereology, Volume 22, Issue 4, pp.462–469.
World Health Organization (2005), “Epidemiology and
management of common skin diseases in Children in developing
countries”, Epidemiology and management of skin diseases,
pp.1-25.
/>ild_health/dp/whofch_cah_05.12.pdf, accessed March, 2007.

Chuyên Đề Nội Khoa II




×