Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm não do rubella ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.91 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ NHI KHOA 2015, 8, 2

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG,
CẬN LÂM SÀNG BỆNH VIÊM NÃO DO RUBELLA Ở TRẺ EM
Phạm Thị Minh Khoa, Lý Xuân An
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm não cấp là một quá trình bệnh lý xảy ra ở
tổ chức nhu mô não. Bệnh thường khởi phát cấp
tính với hội chứng não cấp và gây rối loạn chức
năng hệ thần kinh trung ương với nhiều mức độ
khác nhau.
Viêm não cấp có thể do nhiều tác nhân khác
nhau gây ra. Trong đó nguyên nhân do nhiễm
trùng vẫn là quan trọng và phổ biến nhất, đặc
biệt là virus. Theo y văn trên thế giới, virus đã
tạo thành dịch lớn lan rộng trong cộng đồng gây
ảnh hưởng trầm trọng đến vấn đề sức khỏe con
người. Ở trẻ em, viêm não cấp là bệnh hay gặp,
tỷ lệ tử vong cao và để lại nhiều di chứng nặng
nề gây ảnh hưởng rất lớn đến chức năng sống
của bệnh nhân.
Rubella là một bệnh truyền nhiễm cấp tính,
gây dịch, do virus Rubella gây nên. Biểu hiện lâm
sàng đặc trưng của bệnh là sốt, phát ban và sưng
hạch. Bệnh gây ra nhiều biến chứng, trong đó
biến chứng nguy hiểm và đáng sợ nhất là viêm
não cấp [9], [10].
Biến chứng viêm não cấp do virus Rubella có
tần suất thay đổi từ 1/3.000 đến 1/24.000 . Tử vong
ở bệnh nhân viêm não cấp do Rubella tuy có sự
khác nhau giữa các báo cáo, nhưng nhìn chung


khoảng 20% và dao động từ 0% đến 50% [7].
Hiện nay, ở nước ta sự hiểu biết về Rubella
trong cộng đồng còn rất hạn chế. Do đó, trong
mỗi đợt dịch người dân thường đi chủng ngừa
vì xem đây là phương pháp dự phòng hữu hiệu.
Tuy nhiên, việc chủng ngừa với tính chất cá nhân,
không đạt được độ bao phủ cao và không có
một chương trình giám sát đầy đủ sẽ có nguy cơ
chuyển lứa tuổi trung bình nhiễm Rubella sang
lứa tuổi lớn hơn và do đó có thể làm tăng tỷ lệ
bệnh nhân biến chứng viêm não cấp, tăng hội
chứng Rubella bẩm sinh.
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về các

10

dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh Rubella
cũng như các biến chứng của nó [6], [7], [11].
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây dịch
Rubella đang bùng phát rất mạnh và là vấn đề
đang được quan tâm của xã hội. Đã có nhiều công
trình nghiên cứu về bệnh Rubella. Tuy nhiên,
còn ít công trình nghiên cứu về viêm não cấp do
Rubella ở trẻ em.
Chính vì những lý do nêu trên, chúng tôi thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng
bệnh viêm não do Rubella ở trẻ em”.
Với các mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh viêm
não cấp do Rubella và viêm não cấp do virus khác

ở trẻ em.
2. Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng bệnh viêm
não cấp do Rubella và viêm não cấp do virus khác
ở trẻ em.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: trẻ em từ 1 tháng đến
15 tuổi, nhập viện điều trị với chẩn đoán là viêm
não cấp do virus, được phân làm hai nhóm:
* Nhóm I: Gồm 31 bệnh nhân được chẩn đoán
viêm não cấp do virus Rubella.
* Nhóm II: Gồm 65 bệnh nhân được chẩn đoán
viêm não cấp do virus khác.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2011 đến
hết tháng 5/2012.
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Nhi Bệnh viện
Trung ương Huế.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Chẩn đoán viêm não cấp do virus: Theo phác
đồ chẩn đoán và điều trị viêm não cấp Bộ Y tế và
WHO [1], [15]


PHẦN NGHIÊN CỨU
Chẩn đoán viêm não cấp do Rubella: Gồm 3
tiêu chuẩn sau:

- Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô
tả cắt ngang.


- Chẩn đoán viêm não cấp do virus

- Xử lý số liệu : Số liệu được xử lý và phân tích
bằng phần mềm Medcalc® 12.3. p < 0,05 là có ý
nghĩa thống kê.

- Bệnh sử của bệnh hiện tại hoặc gần đây phát
ban với sốt phù hợp với Rubella hoặc có ở trong
vùng đang có dịch Rubella.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

- Huyết thanh chẩn đoán Rubella IgM dương
tính và IgG dương tính [12], [13].

3.1. Đặc điểm lâm sàng viên não cấp do rubella

Tiêu chuẩn loại trừ: Bất thường thần kinh
trước đó (bại não, dị tật não). Những trường hợp
không đồng ý chọc dò DNT.

và viêm não cấp do virus khác
3.1.1. Đặc điểm dịch tễ
* Tuổi trung bình:

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Bảng 1. Tuổi trung bình của nhóm VNC do Rubella và VNC do nguyên nhân khác
Viêm não cấp do Rubella


Viêm não do
virus khác

n = 31

n = 65

Tuổi trung bình

8,58 ± 3,29

6,99 ± 4,16

> 0,05

Tuổi trung bình của nam

8,41 ± 3,24

7,33 ± 4,25

> 0,05

Tuổi trung bình của nữ

8,78 ± 3,46

6,09 ± 3,90


< 0,01

Lớn nhất

14

15

Nhỏ nhất

3

2 tháng

p

Nhận xét: Tuổi mắc bệnh nhỏ nhất của nhóm VNC do Rubella là 3 tuổi, tuổi mắc bệnh nhỏ nhất
nhóm VNC do nguyên nhân khác là 2 tháng, tuổi trung bình của nhóm VNC do Rubella cao hơn
nhóm VNC do NN khác, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Tuổi trung bình của nữ nhóm VNC do
Rubella cao hơn nhóm VNC khác, sự khác biệt có nghĩa thống kê với p < 0,01.
*Giới của nhóm viêm não cấp do Rubella so với VNC do NN khác:
Bảng 2. Giới của hai nhóm
Viêm não cấp Rubella

Viêm não cấp do virus khác
p

n

%


n

%

Nam

17

54,8

47

72,3

Nữ

14

45,2

18

27,7

Tổng

31

100


65

100

> 0,05

Nhận xét: Không có sự khác biệt giữa nam và nữ giữa 2 nhóm nghiên cứu.
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng
* Các lý do vào viện:

11


TẠP CHÍ NHI KHOA 2015, 8, 2
Bảng 3. Các lý do vào viện của hai nhóm
Viêm não cấp do Rubella

Lý do
vào viện

Viêm não cấp do virus khác

p

n = 31

%

n = 65


%

Sốt

2

6,5

7

10,8

Co giật

18

58

29

44,6

> 0,05

Đau đầu

2

6,5


7

10,8

> 0,05

Nôn

2

6,5

13

20

> 0,05

Hôn mê

7

22,5

9

13,8

> 0,05


> 0,05

Nhận xét: Lý do vào viện của nhóm VNC do Rubella chủ yếu là co giật 58% và hôn mê 22,5%. Trong
khi nhóm VNC do virus khác vào viện chủ yếu với lý do co giật 44,6%, nôn 20% và hôn mê 13,8%.
*Đặc điểm sốt:
Bảng 4. Nhiệt độ lúc vào viện của hai nhóm
Viêm não cấp do Rubella
< 37,50C
0

37,5 - < 38 C

Viêm não cấp do virus khác

p

n

%

n

%

7

22,6

13


20

> 0,05

14

45,2

12

18,5

< 0,05

0

7

22,6

18

27,7

> 0,05

0

39 - < 41 C


3

9,7

21

32,3

< 0,05

≥ 410C

0

0

1

1,5

> 0,05

38 - < 39 C

Nhận xét: Nhóm VNC do Rubella chủ yếu là sốt nhẹ 37,5 - < 380C và nhóm VNC do virus khác sốt cao
39 - < 410C chiếm đa số, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
*Đặc điểm lâm sàng toàn thân:
Bảng 5. Đặc điểm triệu chứng thần kinh của hai nhóm
Viêm não cấp do Rubella


Viêm não cấp do virus khác

Biểu hiên thần kinh
Nôn

p
n

%

n

%

21

67,7

34

52,3

> 0,05

Đau đầu

9

29


23

35,4

> 0,05

Cổ cứng

17

54,8

30

46,2

> 0,05

Kernig

12

38,7

14

21,5

> 0,05


Yếu, liệt chi

1

3,2

6

9,2

> 0,05

22

71

40

61,6

> 0,05

Tăng

8

25,8

19


29,2

> 0,05

Giảm

1

3,2

6

9,2

> 0,05

Bình thường
Trương
lực cơ

Co giật

Hôn mê



21

67,7


34

52,3

> 0,05

Không

10

32,3

31

47,7

> 0,05

Khu trú

7

33,3

10

29,4

> 0,05


Toàn thân

14

66,7

24

70,6

> 0,05

15

48,4

22

33,9

> 0,05

Nhận xét: Không có sự khác biệt giữa hai nhóm về các dấu hiệu thần kinh.

12


PHẦN NGHIÊN CỨU
Bảng 6. So sánh thời gian hôn mê trung bình của hai nhóm

Viêm não cấp
Rubella n = 15

Viêm não cấp do virus khác
n = 22

p

2,9 ± 1,3

4,5 ± 2,2

< 0,05

Cao nhất

5

9

Thấp nhất

1

2

Trung bình
Thời gian hôn mê

Nhận xét: Thời gian hôn mê ở nhóm VNC do Rubella ngắn hơn TB 2,9 ± 1,3 ngày so với nhóm VNC

do virus khác TB 4,5 ± 2,2 ngày. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
*Ngày điều trị của 2 nhóm nghiên cứu:
Bảng 7. Số ngày điều trị của 2 nhóm nghiên cứu
Ngày

Viêm não cấp do Rubella

Viêm não cấp do virus khác

p
> 0,05

Trung bình

11,1 ± 4,1

13,1 ± 11,3

Lớn nhất

23

66

Nhỏ nhất

5

2


Nhận xét: Thời gian điều trị nhóm VNC do Rubella là 11,1 ± 4,1ngày, ngắn hơn so với nhóm VNC do
virus khác 13,1 ± 11,3 ngày. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
*Tiến triển của 2 nhóm nghiên cứu:
Bảng 8. Tiến triển của hai nhóm
Viêm não cấp do Rubella
n

Viêm não cấp do virus khác

%

p

n

%
87,7

> 0,05

Khỏi

30

96,8

57

Di chứng


1

3,2

1

1,5

> 0,05

Tử vong

0

0

7

10,8

< 0,05

Tổng số

31

100

65


100

p

< 0,0001

< 0,0001

Nhận xét: Tỷ lệ khỏi hoàn toàn ở nhóm VNC do Rubella là 96,8%, có một di chứng, không có tử
vong. Trong khi tỷ lệ khỏi hoàn toàn ở nhóm VNC do VR khác thấp hơn là 87,7%, có một trường hợp
di chứng, có đến 7 trường hợp tử vong.
3.2. Đặc điểm cận lâm sàng viêm não cấp do Rubella và viêm não cấp do virus khác
3.2.1. Công thức máu

Bảng 9. Đặc điểm CTM của hai nhóm

Công thức máu
Hemoglobin
(g/dL)
Số lượng bạch cầu
(103/mm3)
Tiểu cầu
(103/mm3)

Trung bình
Cao nhất
Thấp nhất
Trung bình
Cao nhất
Thấp nhất

Trung bình
Cao nhất
Thấp nhất

Viêm não cấp do
Rubella

Viêm não cấp do
virus khác

12,3 ± 1,3
15,3
9,5
13,5 ± 6,1
32,1
4,5
267,3 ± 85,1
530
155

11,7 ± 1,6
16,3
8,8
12,2 ± 4,5
21,4
3,9
278,4 ± 97
537
135


p
> 0,05

> 0,05

> 0,05

Nhận xét: Không có sự khác biệt về đặc điểm công thức máu giữa hai nhóm.

13


TẠP CHÍ NHI KHOA 2015, 8, 2
3.2.2. Dấu sinh hóa máu của 2 nhóm nghiên cứu
Bảng 10. So sánh dấu sinh hóa máu của hai nhóm
Sinh hóa máu
Trung bình
Natri máu
(mmol/L)

Đường máu
(mmol/L)

CRP
(mg/L)

Viêm não cấp do Rubella

Viêm não cấp do
virus khác


p

132,4 ± 4,2

130,1 ± 4,7

< 0,05

Cao nhất

145

138

Thấp nhất

122

114,9

Trung bình

7,9 ± 3,4

6,2 ± 2,5

Cao nhất

18,5


17,8

Thấp nhất

3,1

2,6

Trung bình

10,2 ± 23

12,5 ± 16,5

Cao nhất

112,6

75

Thấp nhất

0,3

0,1

< 0,05

> 0,05


Nhận xét: Nồng độ natri máu và đường máu nhóm VNC do Rubella là 132,4 ± 4,2 mmol/L và 7,9 ±
3,4 mmol/L cao hơn so với nhóm VNC do virus khác 130,1 ± 4,7 mmol/L và 6,2 ± 2,5 mmol/L. Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
3.2.3. Xét nghiệm dịch não tủy của 2 nhóm nghiên cứu
Xét nghiệm tế bào dịch não tủy:
Bảng 11. So sánh xét nghiệm tế bào dịch não tủy của hai nhóm
Viêm não cấp do Rubella

Viêm não cấp do
virus khác

p

25,2 ± 18

36,4 ± 38,3

> 0,05

Cao nhất

90

151

Thấp nhất

7


2

Trung bình

Tế bào DNT
Trung bình
Bạch cầu DNT

Lym DNT
(%)
BCDNTT DNT
(%)

83,7 ± 19,2

81,3 ± 21,6

Cao nhất

100

100

Thấp nhất

23,33

6,67

Trung bình


16,3 ± 19,1

18,7 ± 21,6

Cao nhất

76,67

93,33

Thấp nhất

0

0

> 0,05

> 0,05

Nhận xét: Số lượng TBBC trong DNT ở nhóm VNC do virus khác cao hơn số lượng TBBC trong DNT
ở nhóm VNC do Rubella nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

14


PHẦN NGHIÊN CỨU
Bảng 12. So sánh xét nghiệm sinh hóa dịch não tủy của hai nhóm
Viêm não cấp do

Rubella

Viêm não cấp do
virus khác

p

0,83 ± 0,31

0,62 ± 0,49

< 0,05

Cao nhất

1,71

2,69

Thấp nhất

0,31

0,1

Trung bình

5,5 ± 1,8

3,8 ± 1,2


Cao nhất

12,1

7

Thấp nhất

3,2

0,4

Sinh hóa DNT
Trung bình
Protein DNT
(g/L)

Đường DNT
(mmol/L)

< 0,01

Nhận xét: Nồng độ protein trong DNT và đường trong DNT nhóm VNC do Rubella là 0,83 ± 0,31g/L
và 5,5 ± 1,8 mmol/L cao hơn so với nhóm VNC do virus khác 0,62 ± 0,49 g/L và 3,8 ± 1,2mmol/L. Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
4. BÀN LUẬN
Qua khảo sát 96 trường hợp viêm não cấp
điều trị tại Khoa Nhi - Bệnh viện Trung ương Huế
trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi có những

nhận xét sau:
4.1. Đặc điểm lâm sàng viêm não cấp do
Rubella và viêm não cấp do virus khác
4.1.1. Tuổi trung bình của hai nhóm
Theo NC của NV Huy, tuổi trung bình của bệnh
nhân (BN) VNC do enterovirus là 5,74 ± 3,88. LT
Dụng NC BN VNC Herpes, tuổi khá thấp, có đến
89,75% BN trong nhóm tuổi từ 1 tháng đến 5 tuổi
[2]. Tại Pháp, Mikaeloff (2007) nghiên cứu trên 132
bệnh nhi VNC đã ghi nhận độ tuổi TB là 6 ± 3,3 tuổi
[8]. Tại Thái Lan, Weng (2006) nghiên lứa tuổi mắc
bệnh từ 4 tháng đến 15 tuổi [14]. Như vậy chúng ta
nhận thấy tuổi trung bình VNC do Rubella thường
cao hơn tuổi trung bình VNC do virus khác.
4.1.2. Sự khác biệt về giới
Nhóm VNC do Rubella có tỷ lệ bệnh nhân nam
cao hơn tỷ lệ bệnh nhân nữ không đáng kể (54,8%
so với 45,2%) (p > 0,05). Không có sự khác biệt với
nhóm VNC do virus khác. NC của NV Kính (2011)
[4] cho thấy VNC rubella ở nữ lại cao hơn nam.
4.1.3. Đặc điểm lâm sàng của hai nhóm
- Lý do vào viện: Lý do vào viện thường gặp
nhất của VNC do Rubella và VNC do virus khác
là co giật chiếm tỷ lệ lần lượt là 58% và 44,6%.
Theo NC của LT Dụng lý do vào viện co giật cục bộ
và sốt cùng chiếm tỷ lệ là 69,23% [2]. Bệnh nhân

VNC do Rubella vào viện với lý do hôn mê chiếm
tỷ lệ cao hơn VNC do virus khác. Điều này chứng
tỏ BN do Rubella vào viện có tình trạng rối loạn tri

giác nặng hơn so với VNC do virus khác.
- Đặc điểm sốt:
96,8% bệnh nhân VNC do Rubella có sốt, nhiệt
độ vào viện từ 37,5 - < 380C. Trong nhóm VNC do
VR khác 92,3% là 39 - < 410C. Theo KK Lau NC VNC
do Rubella tại Hồng Kông, 100% BN đều được ghi
nhận có sốt [7]. LTK Vân NC trên 39 bệnh nhân VNC
hậu nhiễm có 76,9% BN sốt nhẹ [5]. Theo NC của
LT Dụng có 92,31% BN có sốt, NC của NV Huy có
69,44% VN do enterovirus sốt trên 38,50C.
Như vậy, đa số BN VNC do Rubella sốt nhẹ,
trong khi đó VNC do virus khác đa số sốt vừa và
cao, p < 0,05.
- Đặc điểm triệu chứng thần kinh ở hai nhóm:
Không có sự khác biệt giữa hai nhóm về các
dấu hiệu thần kinh. NC của LTK Vân, triệu chứng
TK thường gặp là nhức đầu, nôn (76,9%), rối loạn
tri giác (56,4%), Co giật (51,3%). Theo NV Huy,
biểu hiện TK của VNC do enterovirus hay gặp nhất
là: nôn 94,44%, rối loạn tri giác 97,22%, co giật
68,11%, đau đầu 66,67%, rối loạn trương lực cơ
72,22% [3]. Theo LT Dụng, biểu hiện triệu chứng
TK VNC do Herpes thường gặp là tăng trương lực
cơ 74,39%, hôn mê 58,97%, liệt khu trú 56,41%,
co giật 84,62% [2].
Thời gian hôn mê TB của VNC do Rubella là
2,9±1,3, thời gian hôn mê TB của VNC do virus

15



TẠP CHÍ NHI KHOA 2015, 8, 2
khác là 4,5 ± 2,2; p < 0,05. Theo NC của NV Kính,
thời gian hôn mê TB là 2,8 ± 1,2 [4]. Như vậy, thời
gian hôn mê TB của VNC do Rubella thấp hơn
VNC do virus khác.
- Số ngày điều trị: Theo NC của chúng tôi, thời
gian điều trị TB của VNC do Rubella là 11,1 ± 4,1
ngày, của VNC do virus khác là 13,1 ± 11,3 ngày.
Theo NV Kính, thời gian điều trị TB của VNC do
Rubella là 7,7 ± 4,7 ngày. Như vậy, thời gian điều
trị TB của VNC do virus khác cao hơn VNC do
Rubella.
- Tình trạng ra viện của bệnh nhân: VNC do
Rubella, hầu hết khỏi hoàn toàn sau khi ra viện,
không có tử vong, chỉ có duy nhất một trường hợp
để lại di chứng viêm tủy cắt ngang. VNC do virus
khác có tỷ lệ tử vong cao hơn VNC do Rubella
(10,8% so với 0%).
KK Lau, 1 bệnh nhân tử vong sau 15 ngày, 2 BN
khỏi hoàn toàn, 1 BN di chứng nhẹ [7].
NC LTK Vân, lúc ra viện, tỷ lệ phục hồi hoàn toàn
là 18/39 (46,15%) và phục hồi một phần là 19/39
(48,7%). Sau sáu tháng tỷ lệ phục hồi hoàn toàn
là 25/39 (64,1%) và phục hồi một phần là 12/39
(30,8%). Số ca thất bại là 2/39 chiếm 5,1%. Không
có tử vong trừ một trường hợp xin về trong tình
trạng xấu khi đang điều trị [5]. Theo NV Huy, tỷ lệ
khỏi hoàn toàn là 84%, di chứng 8%, tử vong 8%
[3]. Theo LT Dụng, phục hồi hoàn toàn 17,95%, di

chứng 76,92%, tử vong 5,13% [2]. Như vậy, hầu hết
các bệnh nhân VNC do Rubella có tiên lượng tốt
hơn viêm não cấp do virus khác.
4.2. Đặc điểm cận lâm sàng của hai nhóm
4.2.1. Công thức máu
Hemoglobin trong 2 nhóm không có sự khác
biệt giữa hai nhóm. Bạch cầu trong cả hai nhóm
đều tăng nhẹ, số lượng BCTB trong nhóm VNC do
Rubella tăng cao hơn VNC do virus khác, p > 0,05.
Tiểu cầu trong 2 nhóm không có sự khác biệt. NC
NV Kính, SLHC bình thường, BC tăng nhẹ, tiểu cầu
bình thường [4]. NV Huy có 44,45% bệnh nhân có
rối loạn BCTT chủ yếu là tăng bạch cầu [3]. Như
vậy, chúng ta nhận thấy đặc điểm XN CTM của
VNC ở 2 nhóm trong giới hạn bình thường hoặc
biến đổi nhẹ.
4.2.2. Biểu hiện sinh hóa máu
Natri máu của cả hai nhóm đều giảm, trong đó

16

nhóm VNC do virus khác giảm nhiểu hơn VNC do
Rubella, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Glucose máu của cả hai nhóm đều tăng, VNC
do Rubella tăng cao hơn nhóm VNC virus khác
(7,9 ± 3,4 so với 6,2 ± 2,5), p < 0,05.
CRP của nhóm VNC do Rubella và VNC do virus
khác đều tăng nhẹ và không có sự khác biệt giữa
hai nhóm. NV Kính, natri máu bình thường hoặc
giảm nhẹ, glucose máu bình thường hoặc tăng,

CRP tăng nhẹ. LT Dụng, natri máu giảm chiếm
12,82%, không có trường hợp nào tăng natri
máu [2]. NV Huy, giảm natri máu chiếm 22,2%,
trong khi đó tăng natri máu chỉ gặp ở 5,6% [3].
TTT Hương, tần suất hạ natri máu gặp ở BN VNC
là 15,5% [18]. Glucose trong VNC do Rubella và
VNC do virus khác đều tăng.
4.2.3. Đặc điểm xét nghiệm dịch não tủy
SLBCDNT trong VNC do Rubella thấp hơn
VNC do virus khác (25,2 ± 18 so với 36,4 ± 38,3),
p>0,05. Trong đó, BC lympho chiếm đa số. Protein
DNT nhóm VNC do Rubella cao hơn nhóm VNC do
VR khác (0,83 ± 0,31 so với 0,62 ± 0,49), p<0,05.
Glucose DNT VNC do Rubella cao hơn nhóm VNC
do virus khác (5,5±1,8 so với 3,8±1,2), p<0,01. NV
Kính, bạch cầu DNT TB là 77,6±60,1, chủ yếu là BC
lympho (63,9±27,9%). Protein DNT TB là 0,73±0,25
(g/L), glucose DNTTB là 4,8±0,9 (mmol/L). Theo
NV Huy, TB trong DNT bình thường 8.33%, tăng
nhẹ 69.44%. Protein DNT thay đổi rất đa dạng từ
mức BT(58,.83%), tăng nhẹ (>1g/L) 25% đến tăng
rất cao (>5g/L) 8.33% [3]. NC của LT Dụng, TB
DNT tủy tăng chiếm tỷ lệ rất cao 87.18%, chủ yếu
là tăng BC lympho (84.87%). Protein tăng trên
0,4g/L chiếm tỷ lệ 69.13% [2]. Như vậy, trong VNC
do Rubella có protein DNT, glucose DNT tăng cao
hơn so với VNC do virus khác. Trong cả hai nhóm
đều có sự tăng nhẹ số lượng bạch cầu, chủ yếu là
thành phần lympho.
5. KẾT LUẬN

5.1. Đặc điểm lâm sàng viêm não cấp do Rubella
và viêm não cấp do virus khác ở trẻ em
Tỷ lệ nam giới là 54,8%, tỷ lệ nữ giới là 45,2%.
Hầu hết bệnh nhân ≥ 5 tuổi (87,1%), tuổi trung
bình chung là 8,58 ± 3,29 tuổi. Tuổi trung bình
của nam giới thấp hơn tuổi trung bình của nữ giới
(8,41 ± 3,24 so với 8,78 ± 3,46).


PHẦN NGHIÊN CỨU
Không có sự khác biệt về tuổi, giới giữa hai
nhóm. Có 25,8% trẻ viêm não cấp do Rubella có
tiếp xúc với người phát ban. Tất cả bệnh nhân đều
ở trong vùng có dịch Rubella và chưa được chủng
ngừa vaccin Rubella. Lý do vào viện thường gặp
của viêm não cấp Rubella là co giật (58%). Hầu
hết bệnh nhân viêm não cấp do Rubella đều có
sốt. Đa phần trẻ sốt nhẹ hoặc không sốt vào thời
điểm đến khám (45,2% và 22,6%). Có sự khác biệt
về nhiệt độ vào viện giữa hai nhóm: nhóm viêm
não cấp do Rubella chủ yếu là sốt nhẹ , nhóm viêm
não cấp do virus khác sốt cao 39 - <410C chiếm đa
số. Hầu hết bệnh nhân đều có biểu hiện phát ban
(96,8%). Đặc điểm phát ban chủ yếu là phát ban
toàn thân 90,3%, dạng dát sẩn 86,7%, ngứa trong
phát ban chiếm tỷ lệ thấp 36,7%. Thời gian từ khi
phát ban đến khi xuất hiện triệu chứng thần kinh
trung bình là 3,5 ± 2,0 ngày.
Biểu hiện triệu chứng thần kinh thường gặp
nhất trong nghiên cứu là co giật 67,7%, nôn

67,7%, cổ cứng 54,8%, hôn mê 48,4%. Không
có sự khác biệt về triệu chứng thần kinh, Trương
lực cơ phần lớn là bình thường chiếm tỷ lệ 71%, có
25,8% bệnh nhân tăng trương lực cơ, giảm trương
lực cơ chỉ chiếm tỷ lệ 3,2%. Đặc điểm co giật chủ yếu
là co giật toàn thân chiếm tỷ lệ 66,7%.
Thời gian hôn mê trung bình của viêm não cấp
Rubella là 2,9 ± 1,3 ngày. Thời gian hôn mê trung
bình của viêm não cấp do virus khác cao hơn
viêm não cấp rubella (4,5 ± 2,2 so với 2,9 ± 1,3).
Thời gian điều trị trung bình là 11,1 ± 4,1 ngày.
96,8% bệnh nhân đều khỏi hoàn toàn sau khi ra
viện, không có trường hợp nào tử vong, chỉ duy
nhất có 1 trường hợp để lại di chứng.
Nhóm viêm não cấp do virus có tỷ lệ tử vong
cao hơn nhóm viêm não cấp do Rubella.
5.2. Đặc điểm cận lâm sàng viêm não cấp do
Rubella và viêm não cấp do virus khác ở trẻ em
Hemoglobin và tiểu cầu chủ yếu ở mức bình
thường.
Số lượng bạch cầu trung bình là 13,5±6,1(103
mm3), tỷ lệ BCDNTT trung bình là 70,4±16 (%).
Không có sự khác biệt về đặc điểm công thức máu,
CRP máu, số lượng bạch cầu DNT giữa hai nhóm.

Nồng độ natri máu trung bình là
132,4±4,21(mmol/L). Nồng độ glucose máu
trung bình là 7,9 ± 3,4 (mmol/L). Nồng độ CRP
máu trung bình là 10,2 ± 23 (mg/L). Nồng độ natri
máu, đường máu trong nhóm viêm não cấp do

Rubella cao hơn so với nhóm viêm não cấp do
virus khác.
Tất cả bệnh nhân đều có tế bào bạch cầu
dịch não tủy tăng, chủ yếu là bạch cầu lympho.
Số tế bào bạch cầu trung bình là 25,2±18 bạch
cầu/mm3. Nồng độ protein DNT trung bình là
0,83±0,31 (g/L). Nồng độ glucose DNT trung
bình là 5,5 ± 1,8 (mmol/L). Nồng độ protein DNT
và glucose DNT trong nhóm viêm não cấp do
Rubella cao hơn so với nhóm viêm não cấp do
virus khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2006), “Hướng dẫn chẩn đoán và
xử trí bệnh viêm não cấp do virus ở trẻ em”, Ban
hành kèm theo Quyết định số: 2322/QĐ-BYT
ngày 30-6-2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Lê Trọng Dụng (2008), Nghiên cứu một số
đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều
trị viêm não Herpes tại Khoa Truyền nhiễm Bệnh
viện Nhi Trung ương, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ
chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Ngô Văn Huy (2008), Nghiên cứu một số đặc
điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và diễn biến
bệnh viêm não do enterovirus ở trẻ em, Luận văn
tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 2, Trường Đại
học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Kính, Đinh Thị Thu Hương
(2012), “Bệnh nhân viêm não Rubella được điều
trị tại Bệnh viện Nhiệt Đới Trung ương”, Tạp chí
nghiên cứu khoa học, 79, tr. 89-93.

5. Lê Thị Khánh Vân (2008), “Đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và kết quả điều
trị bệnh viêm não tủy hậu nhiễm”, Tạp chí Y học
Thành phố Hồ Chí Minh, 12, tr. 8 – 13.
6. Cantwell R.J (1957), “Rubella encephalitis”,
Br Med J, 2 (5059), pp.1471-1473.
7. Lau K.K., Lai S.T., Lai J.Y., Yan W.W., So
T.M.K., Wong T.Y. (1998), “Acute encephalitis
complicating rubella”, HKMJ, 4, pp. 325-328.

17


TẠP CHÍ NHI KHOA 2015, 8, 2
8. Mikaeloff Y., Caridade G., Husson B., Suissa
S. (2007), “Acute disseminated encephalomyelitis
cohort study: prognostic factors for relapse”,
European Journal of Paediatric Neurology, 11(2),
pp. 90-95.

12. Steiner I., Budkac H. (2010), “Viral
meningoencephalitis: a review of diagnostic
methods and guidelines for management”,
European Journal of Neurology, 17, pp. 999–
1009.

9. Shafyi A., Shafiee M., Mirchamsy H.,
Mohammadi A. (2005), “Isolation of Rubella Virus
from Patients with Progressive Rubella PanEncephalitis”, Arch. Razi Ins, 59, pp.25-33.


13. Tunkel Allan R. (2008), “The Management
of Encephalitis: Clinical Practice Guidelines by
the Infectious Diseases Society of America”, IDSA
Guidelines for Management of Encephalitis,
Clinical Infectious Diseases, 47, pp. 303– 327.

10. 57. Sherman F.E., Michaels R.H., Kenny
V. (1965), “Acute Encephalopathy (Encephalitis)
Complicating Rubella. Report of Cases with
Virologic Studies, Cortisol - Production
Determinations, and Observationsat Autopsy”,
JAMA, 192, pp. 675-681.
11. Steen E., Torp K.H. (1956), “Encephalitis
and thrombocytopenic purpura after rubella”,
Arch Dis Child, 31(160), pp.470-473.

18

14. Weng W.C., Peng S.S., Lee W.T., Fan P.C.
(2006), “Acute disseminated encephalomyelitis
in children: one medical center experience”, Acta
Paediatrica Taiwanica 2006, 47(2), pp. 67-71.
15. World Health Organization (2003),
“Recommended standards for surveillance of
selected vaccine-preventable diseases”, Vaccines
and Biologicals.




×