Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu rối loạn nuốt ở bệnh nhân nhồi máu não bằng thang điểm của Mann và đánh giá các yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.91 KB, 6 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ®ét quþ-2016

NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN NUỐT Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO
BẰNG THANG ĐIỂM CỦA MANN VÀ ĐÁNH GIÁ
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nguyễn Đức Trung*; Nguyễn Văn Liệu**
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định tỷ lệ rối loạn nuốt bằng thang điểm của Mann và đánh giá mối liên quan
của rối loạn nuốt với các yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến của nhồi máu não (NMN). Đối tượng
và phương pháp: nghiên cứu 46 bệnh nhân (BN) NMN từ 09 - 2015 đến 09 - 2016, đánh giá rối
loạn nuốt theo thang điểm Mann. Kết quả: tỷ lệ rối loạn nuốt ở BN NMN là 47,83%. Trong đó
mức độ rối loạn nặng 31,8%, trung bình 50%, nhẹ 18,2%. Có mối liên quan giữa tỷ lệ rối loạn
nuốt với mức độ lan rộng của tổn thương và rối loạn ý thức. Tổn thương nhồi máu diện càng
rộng, kèm theo rối loạn ý thức thì nguy cơ rối loạn nuốt cao hơn. Kết luận: rối loạn nuốt thường
gặp ở BN NMN, liên quan chặt chẽ đến độ nặng của bệnh và ảnh hưởng đến toàn trạng của
BN. Cần áp dụng quy trình sàng lọc rối loạn nuốt ở BN NMN để có kế hoạch chăm sóc và áp
dụng hướng dẫn nuôi dưỡng theo phân độ rối loạn nuốt.
* Từ khóa: Rối loạn nuốt; Nhồi máu não; Thang điểm Mann.

Research on Dysphagia in Cerebral Infarction Patients by Using
MANN Scale and Evaluation of Related Factors
Summary
Objectives: To determine the rate of dysphagia in patients with cerebral infarction and
assess the relationship between dysphagia with the factors affecting the evolution of cerebral
infarction by which the proposed screening process dysphagia in patients. Methods: Study on
46 cases of cerebral infarction from September, 2015 to August, 2016, who were screened for
dysphagia by Mann’s scale. Results: The rate of dysphagia in cerebral infarction patients was
47.83%, including: severe dysphagia (31.8%), average dysphagia (50%), mild dysphagia
(18.2%). There was a relationship between the rate of dysphagia with the extent of brain
damage and level of consciousness disorders. The rate of dysphagia was higher in the patient
with infarction involved both hemisphere or brain stem. Conclusions: Dysphagia is common in


cerebral infarction patients, closely related to the severity of the stroke and affect outcome of
acute stroke patients. Therefore, necessary apply the dysphagia screening process in stroke
patients in order to plan care and apply the guidance according to the classification of dysphagia.
* Key words: Dysphagia; Cerebral infarction; Mann’s scale.
* Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội
** Đại học Y Hà Nội
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Văn Liệu ()
Ngày nhận bài: 20/08/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/09/2016
Ngày bài báo được đăng: 06/10/2016

63


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ®ét quþ-2016
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn nuốt xảy ra ở khoảng một nửa
số BN đột quỵ não (ĐQN), thường gây hít
sặc và nhiễm khuẩn đường hô hấp. Rối
loạn nuốt có thể gây tử vong, hoặc tình
trạng suy dinh dưỡng, mất nước, kéo dài
thời gian nằm viện và tiên lượng xấu. Do
vậy, cần phát hiện sớm rối loạn nuốt ở
BN ĐQN nói chung và BN NMN nói riêng,
nhằm phòng tránh các biến chứng trên
[1, 3].
Có nhiều phương pháp phát hiện rối
loạn nuốt ở BN ĐQN, trong đó thang điểm
của Mann và CS (MASA, 2002) là công
cụ hiệu quả và có giá trị trong chẩn đoán
và điều trị rối loạn nuốt. Phương pháp

này là tổng hợp đánh giá về tình trạng
nuốt của BN thông qua khai thác bệnh
sử, tiền sử, lượng giá về vận động và
cảm giác vùng miệng hầu, thử nghiệm với
đồ ăn và thức uống khác nhau để đánh
giá rối loạn nuốt tại pha thực quản. Đây là
nền tảng cho việc chẩn đoán và lựa chọn
phương pháp can thiệp, điều trị rối loạn
nuốt thích hợp [1, 3].
Ở Việt Nam, việc áp dụng phương
pháp lượng giá chi tiết xác định tình trạng
rối loạn nuốt ở BN NMN còn rất mới. Do
vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này với
mục tiêu:
- Xác định tình trạng rối loạn nuốt ở BN
NMN bằng thang điểm Mann.
- Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng
đến tình trạng rối loạn nuốt ở BN NMN.
64

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
BN được chẩn đoán xác định NMN giai
đoạn cấp, điều trị tại Khoa Thần kinh,
Bệnh viện Hữu Nghị từ tháng 9 - 2015
đến 8 - 2016.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- BN NMN có đủ tiêu chuẩn lâm sàng
và bằng chứng trên chụp cắt lớp vi tính

sọ não hoặc/và cộng hưởng từ sọ não.
- Tri giác: điểm Glasgow ≥ 08.
- Đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- BN NMN có suy hô hấp phải đặt nội
khí quản, mở khí quản, đặt ống thông dạ
dày.
- BN NMN có kèm các tổn thương não
khác.
- Những nguyên nhân gây rối loạn
nuốt khác như ung thư thực quản, hẹp
thực quản...
2. Phương pháp nghiên cứu.
- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô
tả cắt ngang.
- Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu
thuận tiện.
- Thời gian, địa điểm nghiên cứu: từ
tháng 9 - 2015 đến 8 - 2016 tại Khoa
Thần kinh, Bệnh viện Hữu Nghị.
- Thu thập và xử lý số liệu: thu thập số
liệu theo mẫu bệnh án nghiên cứu, đánh
giá theo thang điểm MASA. Xử lý số liệu
bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ®ét quþ-2016
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu.
Bảng 1: Phân bố BN theo nhóm tuổi.

Nhóm tuổi

Có rối loạn nuốt

Không rối loạn nuốt

Tổng

n

Tỷ lệ (%)

n

Tỷ lệ (%)

< 60

0

0,0

1

2,17

1

60 - 70


7

15,22

5

10,87

12

> 70

15

32,61

18

39,13

33

Tổng

22

47,83

24


52,17

46

Tuổi trung bình

76,59 ± 7,40
[62 - 88]

Tuổi thấp nhất trong nghiên cứu này là
57, cao nhất 88 tuổi, trung bình 75,07 ±
7,5 tuổi.
Tuổi trung bình trong nghiên cứu của
Nguyễn Thị Hương là 64,14 ± 12,14, của
Nguyễn Văn Tuấn là 65,79 ± 12,39 tuổi
[4], của Lim SH là 67,5 ± 12,14 tuổi [6],
của Judith A.Henchey 70,5 ± 14 tuổi [9].
Sự khác biệt này là do đối tượng nghiên
cứu của chúng tôi tại Bệnh viện Hữu Nghị
phần lớn là cán bộ cao cấp lớn tuổi. Tuổi
trung bình ở nhóm có rối loạn nuốt là
76,59, tuổi trung bình ở nhóm không có
rối loạn nuốt là 73,67. Số lượng BN ở
2 nhóm tương đương nhau.
Nam chiếm 3/4 số BN (76,1% so với
23,9%), kết quả này cũng phù hợp với tỷ
lệ chung của NMN. Kết quả này tương tự
các nghiên cứu khác trong nước: Trần
Văn Tuấn (2007) nghiên cứu trên BN
ĐQN ở Thái Nguyên, nam 65,9%, nữ

34,1% [6]. Ngoài ra, so sánh với nghiên
cứu của Judith A Hinchey hay Kidd D, tần
suất nam đều cao hơn nữ (lần lượt 56%
và 54%) [7, 8].

73,67 ± 7,48
[57 - 88]

75,07 ± 7,50
[57 - 88]

Tỷ lệ BN có rối loạn nuốt trong nghiên
cứu của chúng tôi là 47,83%, cao hơn
của Nguyễn Thị Hương (30,23%); nhưng
thấp hơn của Hoàng Thị Thu Trang
(72%), điều này phù hợp với nhiều tác giả
trên thế giới khi cho rằng tỷ lệ rối loạn
nuốt trong khoảng 35 - 60% ở BN không
nằm khu vực hồi sức [4, 5].
2. Hình thái NMN ở nhóm nghiên
cứu.
* Tỷ lệ NMN và bán cầu tổn thương:
Đa số BN có tổn thương ở bán cầu
não trái (45,7%). Tổn thương 2 bán cầu
19,6%. Tổn thương não trong 2 nhóm này
đều ảnh hưởng đến nhận thức và mức độ
tỉnh táo của người bệnh. Chúng tôi chưa
thấy mối liên quan giữa tổn thương bán
cầu não phải và trái với tần suất và mức
độ rối loạn nuốt. Tuy nhiên, tỷ lệ rối loạn

nuốt tăng cao ở trường hợp tổn thương
hai bên.
* Vị trí tổn thương:
Thùy trán: 9 BN (19,57%); thùy thái
dương: 6 BN (13,04%); thùy đỉnh chẩm:
65


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ®ét quþ-2016
3 BN (6,52%); vùng bao trong - nhân bèo:
17 BN (36,97%); vùng trung tâm bầu dục:
5 BN (10,87%); thân não: 5 BN (10,87%);
tiểu não: 1 BN (2,16%). Kết quả của
chúng tôi tương tự nghiên cứu của
Nguyễn Thế Dũng [2], Luise Brow [10]. Vị
trí ổ nhồi máu ở khu vực bán cầu không
ảnh hưởng đến tỷ lệ và mức độ rối loạn
nuốt. Tuy nhiên, tỷ lệ rối loạn nuốt tăng
cao ở nhóm BN có nhồi máu thân não.
* Kích thước của ổ nhồi máu:
Trong nghiên cứu của chúng tôi, NMN
diện rộng 19,6%, trung bình 34,8%, NMN
ổ khuyết chiếm đa số (45,7%). Tỷ lệ mức
độ lan rộng của tổn thương sẽ thay đổi
tùy theo nhóm nghiên cứu, nhóm tuổi và
các bệnh lý kèm theo.

* Số lần NMN:
8,7% BN có tiền sử tai biến > 2 lần,
30,4% BN có 2 lần tai biến, đa số BN

(60,9%) tai biến lần đầu tiên.
* Mức độ rối loạn nuốt:
BN trong nghiên cứu chủ yếu rối loạn
nuốt ở mức độ trung bình (50%), mức độ
nặng 31,8%; mức độ nhẹ 18,2%.
* Triệu chứng rối loạn nuốt:
Triệu chứng phổ biến nhất là thay đổi
giọng nói: 25 BN (54,3%); phản xạ nôn
giảm: 13 BN (28,3%); ho không hiệu quả:
8 BN (17,4%); ho/sặc khi ăn: 23 BN
(50,0%); rơi vãi thức ăn: 11 BN (23,9%);
chảy nước rãi: 11 BN (23,9%); tồn đọng
miệng: 15 BN (32,6%).

3. Các yếu tố liên quan đến rối loạn nuốt.
* Liên quan tuổi và rối loạn nuốt:
Bảng 2:
Rối loạn nuốt

Nhóm tuổi

Không rối loạn nuốt

n

Tỷ lệ (%)

n

Tỷ lệ (%)


< 60

0

0,0

1

2,17

60 - 70

7

15,22

5

10,87

> 70

15

32,61

18

39,13


p

0,61

Kiểm định chưa thấy mối tương quan giữa tỷ lệ rối loạn nuốt và nhóm tuổi.
* Liên quan giới tính và rối loạn nuốt:
Bảng 3:
Tình trạng rối loạn nuốt

Nam

Nữ

n

Tỷ lệ (%)

n

Tỷ lệ (%)

Rối loạn nuốt

17

36,96

5


10,87

Không rối loạn nuốt

18

39,13

6

13,04

p

p = 0,86

Khi tiến hành kiểm định, chưa thấy mối liên quan giữa tỷ lệ rối loạn nuốt và giới tính.
66


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ®ét quþ-2016
* Liên quan tiền sử nhồi máu và rối loạn nuốt:
Bảng 4:
Rối loạn nuốt

Số lần nhồi máu não

Không rối loạn nuốt

n


Tỷ lệ (%)

n

Tỷ lệ (%)

Lần 1

11

23,91

17

36,96

Lần 2

9

19,57

5

10,87

> 2 lần

2


4,35

2

4,35

p

0,15

Tiền sử nhồi máu không ảnh hưởng đến tỷ lệ và mức độ rối loạn nuốt.
* Liên quan bán cầu tổn thương và rối loạn nuốt:
Bảng 5: Liên quan giữa bán cầu tổn thương với rối loạn nuốt.
Vị trí tổn thương
NMN

Rối loạn nuốt
n

Không rối loạn nuốt

Tỷ lệ (%)

n

Tỷ lệ (%)

Bán cầu trái


11

23,91

10

21,74

Bán cầu phải

5

10,87

11

23,91

Hai bán cầu

6

13,04

3

6,52

p


0,2

Chưa thấy mối liên quan giữa nhồi máu bán cầu não phải và trái với tỷ lệ và mức độ
rối loạn nuốt.
* Liên quan mức độ lan rộng của tổn thương và rối loạn nuốt:
Bảng 6:
Mức độ lan rộng NMN

Rối loạn nuốt

Không rối loạn nuốt

n

Tỷ lệ (%)

n

Tỷ lệ (%)

NMN diện rộng

7

15,22

2

4,34


NMN giới hạn

11

23,91

5

10,87

NMN ổ khuyết

4

8,68

17

36,96

p

0,0015

Có mối liên quan chặt chẽ giữa mức độ lan rộng của tổn thương và tỷ lệ rối loạn
nuốt. NMN càng lan rộng, tỷ lệ rối loạn nuốt càng tăng (p = 0,0015).
* Liên quan mức độ rối loạn ý thức và rối loạn nuốt:
Bảng 7:
Mức độ rối loạn ý thức


Rối loạn nuốt

Không rối loạn nuốt

n

Tỷ lệ (%)

n

Tỷ lệ (%)

Có rối loạn ý thức

10

21,7

4

8,69

Không rối loạn ý thức

12

26,09

20


43,52

p
0,035

Có mối liên quan giữa mức độ rối loạn ý thức và tỷ lệ rối loạn nuốt. Cụ thể, tỷ lệ rối
loạn nuốt tăng ở BN có rối loạn ý thức (p = 0,0015) (mặc dù nghiên cứu này đã loại trừ
nhóm BN Glasgow < 8 điểm). Đây là một cảnh báo trên lâm sàng: với BN bắt đầu có
rối loạn nuốt, cần khám và áp dụng thang điểm đánh giá rối loạn nuốt để sàng lọc.
67


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ®ét quþ-2016
* Liên quan vị trí NMN và rối loạn nuốt:
Bảng 8:
Rối loạn nuốt

Vị trí NMN

Không rối loạn nuốt

n

Tỷ lệ (%)

n

Tỷ lệ (%)

Thùy trán


2

4,35

7

15,22

Bao trong - đồi thị bao ngoài

9

19,56

8

17,39

Thùy thái dương

3

6,52

3

6,52

Thân não


4

8,69

1

2,17

Các vùng khác

4

8,69

5

13,04

p

0,32

Vị trí ổ nhồi máu không ảnh hưởng đến tỷ lệ và mức độ rối loạn nuốt, trừ các trường
hợp nhồi máu thân não.
KẾT LUẬN
- Tỷ lệ rối loạn nuốt ở BN NMN là
47,83%. Trong đó, mức độ rối loạn nặng
31,8%, trung bình 50%, nhẹ 18,2%.
- Có mối liên quan giữa tỷ lệ rối loạn

nuốt với mức độ lan rộng của tổn thương
và mức độ rối loạn ý thức. Tổn thương
nhồi máu càng rộng, kèm theo rối loạn ý
thức thì nguy cơ rối loạn nuốt cao hơn.
- Chưa thấy rõ mối liên quan giữa tổn
thương bán cầu não phải và trái với rối
loạn nuốt nhưng thấy tỷ lệ rối loạn nuôt
tăng cao ở các trường hợp tổn thương
hai bên. Tỷ lệ rối loạn nuốt tăng cao ở
nhóm BN tổn thương thân não.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Sinh Lý, Đại học Y Hà Nội. Bài
giảng sinh lý. Nhà xuất bản Y học. tr.332-335.

68

2. Nguyễn Thế Dũng. Nghiên cứu đánh giá
tình trạng rối loạn nuốt ở BN tai biến mạch
máu não chưa đặt nội khí quản điều trị tại
Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn Thạc sỹ Y học.
Đại học Y Hà Nội. 2009.
3. Nguyễn Minh Hiện. Đột quỵ não. Nhà xuất
bản Y học. 2013, tr.11.
4. Nguyễn Thị Hương, Hoàng Khánh. Nuốt
khó ở người cao tuổi trong tai biến mạch máu
não giai đoạn cấp. 2008.
5. Hoàng Thị Thu Trang. Tìm hiểu đặc
điểm lâm sàng rối loạn nuốt ở BN tai biến
mạch máu não ở người cao tuổi tại Khoa Hồi
sức Cấp cứu, Bệnh viện Lão khoa Trung ương.

Luận văn Tốt nghiệp Bác sỹ Đa khoa. 2011.
6. Henchey et al. Formal dysphasia
screening protocols prevent pneumonia. Stroke.
2005, 36, pp.1972-1976.
7. Kidd D, Lawson J, Nesbitt R, MacMahon
J. Aspiration in acute stroke: a clinical study
with video-fluoroscopy. Q J Med. 1993, 86
(12), pp.825-829.



×