Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu tác dụng kích thích sinh tinh của bài thuốc y học cổ truyền VTT trên thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.14 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG KÍCH THÍCH SINH TINH CỦA
BÀI THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN VTT TRÊN THỰC NGHIỆM
Vũ Văn

m* và CS

TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu tác dụng kích thích sinh tinh của bài thuốc y học cổ truyền VTT trên
thực nghiệm. Đối tượng và phương pháp: 120 chuột đực được chia lô và sử dụng các nhóm
thuốc kích thích sinh tinh khác nhau, sau đó đánh giá so sánh cấu trúc ống sinh tinh và chất
lượng tinh trùng ở mỗi nhóm nghiên cứu. Kết quả và kết luận: thuốc VTT có tác dụng kích thích
sinh tinh tương đương với provironum và mediphylamin trên thực nghiệm và làm tăng số lượng
tinh trùng di động nhanh và tỷ lệ sống của tinh trùng, giảm số lượng tinh trùng di động chậm có
ý nghĩa thống kê.
* Từ khóa: Bài thuốc VTT; Tác dụng kích thích sinh tinh; Thực nghiệm.

Study of Effect of Traditional Medicine VTT on Stimulation of
Spermatogenesis in Experiment
Summary
Objectives: To study the effect of stimulation of traditional medicine VTT on spermatogenesis
in experiment. Materials and methods: 120 male rats were divided into plots group and use
different drugs, then be evaluated to compare the structure of seminiferous tubules and quality
sperm in each team. Results and conclusion: The drug VTT stimulates spermatogenesis
equivalent with mediphylamin provironum on experiment and increases the number of mobile
sperm and survival of sperm, decreased slow sperm count with significantly statistics.
* Key words: Traditional medicine VTT; Stimulation of spermatogenesis; Experiment.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế


giới (WHO): một cặp vợ chồng sau 12
tháng chung sống, không sử dụng bất kỳ
biện pháp tránh thai nào mà không có
con, được xếp loại vào nhóm bị mắc bệnh
vô sinh. Nhiều cặp vợ chồng không có con
có thể do chồng hoặc do vợ hay do cả hai,
cũng có nhiều trường hợp chưa rõ nguyên

nhân. Theo WHO, tỷ lệ vô sinh chiếm khoảng
10% các cặp vợ chồng [9]. Tại Việt Nam,
theo Nguyễn Viết Tiến và CS (2012), tỷ lệ
vô sinh trong cộng đồng chiếm 7,5%.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vô sinh,
một số nguyên nhân dẫn đến vô sinh như:
ô nhiễm môi trường, các hóa chất độc
hại, bệnh lây truyền qua đường tình dục,
dị tật bẩm sinh, yếu tố di truyền, lối sống
thiếu lành mạnh của người dân….

* Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Văn m ()
Ngày nhận bài: 20/08/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 12/01/2016
Ngày bài báo được đăng: 20/01/2016

53


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

Việc chữa bệnh vô sinh không chỉ

mang lại hạnh phúc cho những người
được làm cha, làm mẹ mà còn mang lại
hạnh phúc cho người thân trong gia đình,
bạn bè của họ, góp phần làm xã hội ổn
định và ngày càng phát triển hơn. Vì vậy,
vô sinh là một bệnh mang tính xã hội.
Hiện nay, vấn đề vô sinh rất được
quan tâm, đặc biệt là vô sinh ở nam giới.
Nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nam là
không có tinh trùng hoặc có tinh trùng
nhưng số lượng tinh trùng ít, yếu và dị
dạng. Có nhiều phương pháp hỗ trợ sinh
sản, điều trị vô sinh, trong đó có các thuốc
kích thích sự phát triển của dòng tinh,
ngoài các hormon như FSH, testosteron,
có nhiều bài thuốc đã được lưu truyền
trong dân gian có hoạt tính kích thích sinh
tinh song chưa được nghiên cứu một cách
cơ bản và chưa được áp dụng rộng rãi.

- Lô 1: nhóm động vật thực nghiệm uống
nước cất (nhóm chứng).
- Lô 2: nhóm động vật thực nghiệm uống
thuốc provironum.
- Lô 3: nhóm động vật thực nghiệm uống
thuốc mediphylamin.
- Lô 4: nhóm động vật thực nghiệm uống
thuốc VTT.
- Tất cả chuột được nuôi trong cùng
một điều kiện môi trường.

Động vật thực nghiệm được uống thuốc
với liều lượng cân đối theo cân nặng và
sử dụng tương đương với liều lượng thuốc
sử dụng trên người.
Bảng 1: Liều lượng thuốc cho chuột
uống.
Thuốc
Provironum

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Chuột nhắt trắng thuần chủng BALB/c
có độ tuổi 6 tuần, trọng lượng trung bình
30 ± 0,5 g/con, được chia lô và sử dụng
nhóm thuốc kích thích sinh tinh khác
nhau, sau đó đánh giá so sánh cấu trúc
ống sinh tinh và chất lượng tinh trùng ở
mỗi nhóm nghiên cứu.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Sử dụng nghiên cứu thống kê, mô tả
cắt ngang và có đối chứng.
* Phân lô nghiên cứu:
Theo nội dung, mục đích nghiên cứu,
120 chuột được chia ngẫu nhiên làm 4
nhóm, mỗi nhóm 30 con, đánh số ở mỗi
nhóm để tránh nhầm lẫn.
54

Cân

Liều
Lƣợng
thuốc
Liều ngƣời thuốc/kg nặng
chuột cho chuột
50 mg/ngày 1 mg/kg

30 g

0,3 mg

Mediphylamin 500 mg/ngày 10 mg/kg

30 g

3 mg

Thuốc nam

30 g

0,3 ml

50 ml/ngày

1 ml/kg

* Thời gian tiến hành:
Sử dụng thuốc kích thích sinh tinh trên
chuột theo từng đợt kéo dài 15 - 20 ngày.

* Thu thập số liệu:
Hết thời gian sử dụng thuốc, mổ chuột
thu thập tinh trùng từ ống dẫn tinh và tinh
hoàn theo từng lô nghiên cứu khác nhau.
Dùng bộ phẫu tích nhỏ cắt lọc lấy ống
dẫn tinh chuột 2,5 cm đều cho mỗi chuột
nghiên cứu từ sát mào tinh hoàn tới túi
tinh. Rửa bỏ mỡ, mạch máu ống dẫn tinh
bằng nước muối sinh lý, sau đó nặn ép
lấy tinh trùng qua kính hiển vi soi nổi.
Đánh giá lượng tinh trùng thu được theo
các chỉ tiêu nghiên cứu. Làm tiêu bản mô
học đối với phần mô tinh hoàn thu được


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

để so sánh đánh giá theo các chỉ tiêu
nghiên cứu: cố định tinh hoàn trong dung
dịch Bouin, chuyển đúc tinh hoàn, cắt và
nhuộm làm ba tiêu bản HE/1 tinh hoàn.
* Chỉ tiêu nghiên cứu:
- Một số chỉ tiêu về hình thái cấu trúc
tinh hoàn:
+ Thay đổi về số lượng TNB/1 thiết diện
cắt ngang.
+ Thay đổi về số lượng TBI/1 thiết diện
cắt ngang.
+ Thay đổi về số lượng tế bào Sertoli/
1 thiết diện cắt ngang.

+ Đánh giá những biến đổi về đường
kính ống sinh tinh.
+ Đánh giá những biến đổi về độ dày
biểu mô ống sinh tinh.
- Một số chỉ tiêu về mặt chức năng tinh
hoàn:
+ Số lượng tinh trùng (triệu/ml).
+ Tỷ lệ tiến tới nhanh (%).
+ Tỷ lệ tiến tới chậm (%).
+ Tỷ lệ di động tại chỗ (%).
+ Tỷ lệ bất động (%).
+ Tỷ lệ sống/chết (%).
+ Tỷ lệ các loại dị dạng (đầu, cổ, đuôi)
(%) (theo hướng dẫn của WHO, 2010).
* Phương pháp xử lý kết quả:
Số liệu nghiên cứu được thu thập và
phân tích bằng phần mềm SPSS.13.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
Trên cơ sở đối tượng và phương pháp
nghiên cứu nêu trên, chúng tôi tiến hành
thực nghiệm và thu được kết quả sau:

1. Một số chỉ tiêu (th y đổi) về hình
thái, cấu trúc tinh hoàn chuột.
* Số lượng trung bình tinh nguyên bào:
Bảng 2: Số lượng trung bình tinh nguyên
bào/1 thiết diện ngang ống sinh tinh.
Nhóm


n

X ± SD

p

Chứng (1)

30

49,50 ± 4,52

p1.3 < 0,05

Uống provironum (2)

30

52,52 ± 4,76

Uống medyphilamin (3)

30

50,35 ± 4,62

Uống VTT (4)

30


51,38 ± 4,55

p2.4 > 0,05
p3.4 > 0,05
p1.4 > 0,05

- Tất cả chuột uống thuốc đều tăng số
lượng tinh nguyên bào so với nhóm chứng
có nghĩa, tăng số lượng tinh nguyên bào
sẽ tăng số lượng tinh bào và số lượng
tinh trùng. Như vậy, thuốc đã ảnh hưởng
tốt tới số lượng tinh trùng.
- Số lượng tinh nguyên bào của chuột
uống VTT cũng tăng hơn so với nhóm
chứng và nhóm chuột uống mediphylamin
(p > 0,05) nhưng khác biệt không có ý nghĩa
thống kê.
* Số lượng trung bình tinh bào I:
Bảng 3: Bảng tính tinh bào I/1 thiết diện
ngang ống sinh tinh (quan sát dưới vật
kính phóng đại 400 lần).
n

X ± SD (µm)

p

Chứng (1)

30


42,34 ± 3,98

p1.3 < 0,05

Uống provironum (2)

30

45,91 ± 4,38

Uống mediphylamin (3)

30

43,59 ± 4,52

Uống VTT (4)

30

44,16 ± 4,50

Nhóm

p2.4 > 0,05
p3.4 > 0,05
p1.4 > 0,05

- Tương tự như thay đổi số lượng tinh

nguyên bào/1 thiết diện ngang của ống
sinh tinh, số lượng tinh bào I/1 thiết diện
ngang của ống sinh tinh các nhóm uống
thuốc lớn hơn nhóm chứng uống nước cất.
55


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

- Tương tự, nhóm uống thuốc VTT cũng
tăng nhẹ so với nhóm chứng và nhóm
chuột uống mediphylamin, nhưng không có
ý nghĩa thống kê.
* Kết quả số lượng tế bào Sertoli:
Bảng 4: Số lượng trung bình tế bào
Sertoli/1 thiết diện ngang ống sinh tinh
(quan sát dưới vật kính phóng đại 400 lần).
Nhóm

provironum có kết quả khả quan nhất, sau
đó đến nhóm uống VTT và mediphylamin,
khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
* Bề dày biểu mô ống sinh tinh giữa
các nhóm (µm) (quan sát dưới vật kính
phóng đại 400 lần):
Bảng 6: Độ dày của lớp biểu mô tinh/1
thiết diện ngang ống sinh tinh.

n


X ± SD

p

Chứng (1)

30

5,63 ± 0,92

p1.3 < 0,05

Chứng (1)

30

39,98 ± 3,56 p1.3 < 0,05

Uống provironum (2)

30

6,12 ± 0,98

p2.4 > 0,05

Uống provironum (2)

30


65,76 ± 3,85 p2.4 > 0,05

Uống mediphylamin (3)

30

5,83 ± 0,96

p3.4 > 0,05

Uống mediphylamin (3)

30

46,81 ± 3,97 p3.4 > 0,05

Uống VTT (4)

30

5,86 ± 1,10

p1.4 > 0,05

Uống VTT (4)

30

56,78 ± 3,92 p1.4 > 0,05


- Số lượng tế bào Sertoli thay đổi giữa
các nhóm với nhóm chứng và giữa các
nhóm với nhau. Cụ thể, nhóm uống
provironum, số lượng tế bào Sertoli nhiều
nhất, sau đó đến nhóm uống VTT và nhóm
uống mediphylamin.
- Việc uống VTT có cải thiện số lượng
tế bào Sertoli hơn so với nhóm chứng
và nhóm uống mediphylamin (p > 0,05),
khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
* Đường kính ống sinh tinh giữa các
nhóm (micromet) (quan sát dưới vật kính
phóng đại 400 lần):
Bảng 5: Đường kính ngang trung bình
một ống sinh tinh.
Nhóm

n

X ± SD

p

Chứng (1)

30

145,3 ± 7,15

p1.3 < 0,05


Uống provironum (2)

30

148,7 ± 6,98

p2.4 > 0,05

Uống mediphylamin (3)

30

146,3 ± 7,25

p3.4 > 0,05

Uống VTT (4)

30

147,1 ± 7,05

p1.4 > 0,05

Đường kính ngang ống sinh tinh đã cải
thiện sau uống thuốc. Cụ thể, nhóm uống
56

Nhóm


n

X ± SD

p

- Đo độ dày lớp biểu mô tinh cho thấy
nhóm chuột uống VTT, thành biểu mô tinh
được bảo vệ đáng kể so với nhóm chứng
(46,81 so với 39,98).
- So với nhóm chuột uống provironum
và VTT, độ dày biểu mô tinh chênh lệch
đáng kể so với nhóm uống mediphylamin.
2. Một số chỉ tiêu về chức năng tinh
hoàn.
* Đánh giá về số lượng tinh trùng
(triệu/ml):
Bảng 7: Kết quả đếm số lượng tinh
trùng giữa các nhóm.
n

X ± SD

p

Chứng (1)

30


84,92 ± 7,50

p1.3 < 0,05

Uống provironum (2)

30

87,35 ± 7,40

p2.4 > 0,05

Uống mediphylamin (3)

30

85,23 ± 7,90

p3.4 > 0,05

Uống VTT (4)

30

86,88 ± 7,60

p1.4 > 0,05

Nhóm


Số lượng tinh trùng của nhóm uống VTT
tương đương với nhóm uống provironum
và mediphylamin (p > 0,05) nhưng khác biệt
không có ý nghĩa thống kê.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

* Tỷ lệ tinh trùng di động nhanh:

- Giảm tỷ lệ % tinh trùng tại chỗ ở nhóm

Bảng 8: Tỷ lệ % tinh trùng tiến tới nhanh.
Nhóm

n

p

X ± SD

Chứng (1)

30

29,86 ± 3,64 p1.3 < 0,05

Uống provironum (2)

30


32,97 ± 4,60 p2.4 > 0,05

Uống mediphylamin (3)

30

30,38 ± 4,60 p3.4 < 0,05

Uống VTT (4)

30

31,68 ± 4,16 p1.4 < 0,01

Tỷ lệ % tinh trùng di động nhanh ở
nhóm uống VTT tăng rõ rệt so với nhóm
nước cất và nhóm uống mediphylamin có
ý nghĩa thống kê, p3.4 < 0,05 và p1.4 < 0,01.
* Tỷ lệ tinh trùng di động chậm:
Bảng 9: Tỷ lệ % tinh trùng tiến tới chậm.
Nhóm

uống TT so với nhóm uống nước cất không
có ý nghĩa thống kê.
- Tỷ lệ % tinh trùng tại chỗ nhóm uống
provironum giảm so với nhóm uống VTT
không có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
* Tỷ lệ tinh trùng bất động:
Bảng 11: Tỷ lệ % tinh trùng bất động.

Nhóm

n

X ± SD

p

Chứng (1)

30

36,01 ± 3,29

p1.3 < 0,05

Uống provironum (2)

30

34,68 ± 3,48

p2.4 > 0,05

Uống mediphylamin (3) 30

36,00 ± 3,18

p3.4 > 0,05


Uống VTT (4)

35,72 ± 3,19

p1.4 > 0,05

30

n

X ± SD

p

Chứng (1)

30

21,31 ± 4,10

p1.3 < 0,05

Uống provironum (2)

30

17,34 ± 3,29

p2.4 > 0,05


Uống mediphylamin (3) 30

19,82 ± 3,28

p3.4 < 0,05

- Mức giảm tỷ lệ này ở nhóm uống VTT

Uống VTT (4)

18,76 ± 3,56

p1.4 < 0,05

so với nhóm uống mediphylamin không có ý

30

- Giảm tỷ lệ % tinh trùng di động chậm
ở nhóm uống VTT so với nhóm uống nước
cất và mediphylamin có ý nghĩa thống kê,
p1.4 < 0,05 và p3.4 < 0,05.
- Tỷ lệ % tinh trùng di động chậm ở
nhóm uống provironum thấp nhất.

- Giảm tỷ lệ % tinh trùng bất động ở
nhóm uống provinorum so với nhóm uống
VTT không có ý nghĩa thống kê.

nghĩa thống kê (p > 0,05).

* Tỷ lệ tinh trùng dị dạng giữa các nhóm:
Bảng 12: So sánh tỷ lệ % tinh trùng dị
dạng giữa các nhóm.
Nhóm

n

X ± SD

p

* Tỷ lệ tinh trùng tại chỗ:

Chứng (1)

30

13,36 ± 3,29

p1.3 < 0,05

Bảng 10: Tỷ lệ % tinh trùng tại chỗ.

Uống provironum (2)

30

10.,9 ± 4,27

p2.4 > 0,05


Uống mediphylamin (3) 30

12,55 ± 3,92

p3.4 > 0,05

Uống VTT (4)

11,79 ± 3,77

p1.4 > 0,05

Nhóm

n

X ± SD

p

Chứng (1)

30

16,80 ± 3,26

p1.3 < 0,05

Uống provironum (2)


30

11,04 ± 2,76

p2.4 > 0,05

Tỷ lệ % tinh trùng dị dạng ở nhóm

Uống mediphylamin (3)

30

14,28 ± 2,98

p3.4 > 0,05

uống VTT giảm đi đáng kể (p < 0,05) so với

Uống VTT (4)

30

14,12 ± 3,01

p1.4 > 0,05

nhóm uống nước cất và mediphylamin.

30


57


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

* Tỷ lệ tinh trùng sống giữa các nhóm:
Bảng 13: So sánh tỷ lệ tinh trùng sống
giữa các nhóm.
n

X ± SD

p

Chứng (1)

Nhóm

30

74,09 ± 4,76

p1.3 < 0,05

Uống provironum (2)

30

80,86 ± 3,98


p2.4 > 0,05

Uống mediphylamin (3)

30

77,64 ± 4,32

p3.4 < 0,05

Uống VTT (4)

30

78,85 ± 3,83

p1.4 < 0,05

- Tỷ lệ % tinh trùng sống ở nhóm uống
VTT so với nhóm uống nước cất tăng
đáng kể (p < 0,05).
- Tỷ lệ này ở nhóm uống VTT so với nhóm
uống mediphylamin tăng lên với p < 0,05.
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu trên mô hình thực
nghiệm, chúng tôi đưa ra một số kết luận:
- Thuốc VTT có tác dụng kích thích
sinh tinh tương đương với provironum và
mediphylamin trên thực nghiệm.

- Thuốc VTT làm tăng số lượng tinh
trùng di động nhanh và tỷ lệ sống của tinh
trùng, giảm số lượng tinh trùng di động
chậm có ý nghĩa thống kê.

2. Nguyễn Thị Ngọc Phượng và CS. Báo cáo
hoạt động Khoa Hiếm muộn, Bệnh viện Phụ
sản Từ Dũ năm 2003. Thành phố Hồ Chí Minh.
2004.
3. Trịnh Thế Sơn. Nghiên cứu đặc điểm
hình thái ống sinh tinh của bệnh nhân không
có tinh trùng trong tinh dịch, đánh giá hiệu
quả một số phương pháp hỗ trợ sinh sản.
Luận án Tiến sỹ Y học. Học viện Quân y. 2011.
4. Boekelheide K, Johnson KJ. Sertoli cell
toxicants. Sertoli Cell Biology. Elsevier Academic
Press. 2005, pp.345-382.
5. Brandell RA, Schlegel PN. Evaluation of
male infertility. Handbook of the Assisted
Reproduction Laboratory. CRC Press. New York.
2000, pp.77-97.
6. Brehm R, Steger K. The Sertoli cell.
Regulation of Sertoli Cell and Germ Cell
Differentation. Springer-Verlag Berlin. Heidelberg.
2005, pp.7-36.
7. Buiatti E, Barchielli A, Geddes M,
Nastasi L, Kriebel D, Franchini M, Scarselli G.
Risk factors in male infertility: a case-control
study. Arch Environ Health. 1984, 39 (4),
pp.266-270.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

8. Camatini M, Faleri M, Franchi E.
Testicular biopsy of secretory azoospermia:
electron and light microscopic analysis. Arch
Androl. 1978, 1 (4), pp.281-289.

1. Tr n Quán nh, Tr n Thị Trung Chiến,
Lê Văn Vệ. Phẫu thuật ống dẫn tinh. Bệnh học
giới tính nam. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội.
2002, tr.303-378.

9. WHO. WHO laboratory manual for the
examination of human semen and spermcervical mucus interaction. Fourth edition.
Cambridge University Press. 2010.

58



×