Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu sự thay đổi chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân xơ gan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.98 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2014

NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CHỨC NĂNG TÂM TRƢƠNG THẤT
TRÁI Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN
Dương Quang Huy*; Hoàng Đình Anh*; Trần Việt Tú*
TÓM TẮT
Nghiên cứu chức năng tâm trương (CNTTr) thất trái qua phổ Doppler dòng chảy qua van hai
lá ở 145 bệnh nhân (BN) xơ gan, chúng tôi rút ra kết luận:
- Xơ gan gây rối loạn CNTTr thất trái thể hiện giảm tỷ lệ E/A và kéo dài thời thời gian giãn cơ
đồng thể tích so với người bình thường (1,01 ± 0,33 so với 1,12 ± 0,25, p = 0,02 và 92,43 ± 14,70
so với 83,73 ± 8,24 ms, p < 0,0001).
- Rối loạn CNTTr thất trái tiến triển nặng hơn khi mức độ xơ gan càng nặng (child C), hoặc
khi xuất hiện cổ trướng.
* Từ khóa: Xơ gan; Rối loạn chức năng tâm trương.

LEFT VENTRICULAR DIASTOLIC DYSFUNCTION
IN PATIENTS WITH CIRRHOSIS
SUMMARY
Study of left ventricular diastolic dysfunction by transmitral blood flow was carried out on
145 patients with cirrhosis without overt heart disease and 45 control subjects. The results
showed that:
- Cirrhosis caused left ventricular diastolic dysfunction with a decreased E/A ratio, prolonged
isovolume relaxation time as compared with controls (1.01 ± 0.33 versus 1.12 ± 0.25, p = 0.02;
92.43 ± 14.70 versus 83.73 ± 8.24 ms, p < 0.0001, respectively).
- Patients with ascitic and Child C cirrhosis was more likely to have left ventricular diastolic
dysfunction.
* Key words: Cirrhosis; Ventricular diastolic dysfunction.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xơ gan là bệnh lý khá phổ biến trên
thế giới, căn nguyên chủ yếu do nhiễm


virut viêm gan B, C và lạm dụng rượu quá
mức với tỷ lệ tử vong tương đối cao, do
nhiều biến chứng như xuất huyết tiêu hóa

do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, ung thư
hóa, hội chứng gan thận, hội chứng gan
phổi... Trong đó, biến chứng tim mạch như
thay đổi về hình thái, cấu trúc và chức năng
tim, biến đổi trên điện tâm đồ (bệnh cơ
tim do xơ gan - cirrhotic cardiomyopathy)...

* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Dương Quang Huy ()
Ngày nhận bài: 21/07/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/09/2014
Ngày bài báo được đăng: 24/09/2014

60


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2014

đang được quan tâm nghiên cứu nhiều, vì
nó có vai trò trong cơ chế sinh lý bệnh của
nhiều biến chứng khác (như hội chứng
gan thận) và cũng là một trong những yếu
tố góp phần gây tử vong ở BN xơ gan,
nhất là những BN được đặt shunt cửa
chủ trong gan hoặc ghép gan [4]. Một
trong những biểu hiện của bệnh cơ tim do
xơ gan là giảm khả năng thư giãn thất trái

để nhận máu có hiệu quả trong giai đoạn
tâm trương [1, 5]. Tuy nhiên, ở Việt Nam
chưa có tác giả nào đề cập về vấn đề này.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm
mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi chức năng
tâm trương thất trái ở BN xơ gan.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
- Nhóm nghiên cứu: 145 BN xơ gan,
điều trị nội trú tại Khoa Nội Tiêu hóa,
Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 03 - 2012
đến 09 - 2014. Chẩn đoán xơ gan khi lâm
sàng và xét nghiệm có đủ 2 hội chứng là
suy chức năng gan và tăng áp lực tĩnh
mạch cửa, cùng với thay đổi hình thái gan
trên siêu âm gan.
Loại khỏi nhóm nghiên cứu những
trường hợp xơ gan kèm theo ung thư
biểu mô tế bào gan, có huyết khối tĩnh
mạch cửa, đang có biến chứng nặng như
xuất huyết tiêu hóa, đang sử dụng một số
thuốc ảnh hưởng đến chức năng tim như
thuốc chẹn β hoặc có các bệnh lý tim
mạch, hô hấp kèm theo…
- Nhóm chứng: 45 người khỏe mạnh,
không có bệnh lý gan mật, tim mạch, hô hấp,

61


nội tiết; phân bố tuổi, giới tương đương với
nhóm bệnh.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả, cắt ngang.
Tất cả BN nghiên cứu được khám lâm
sàng và chỉ định làm xét nghiệm cần thiết
để xác định hội chức suy chức năng gan
và tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Phân loại
mức độ xơ gan theo thang điểm của Child Pugh (1973).
Siêu âm đánh giá CNTTr thất trái: thực
hiện trên máy siêu âm Doppler màu Envisor
(Hãng Phillips), đầu dò convex 3,5 MHz
có đủ chế độ Doppler màu và Doppler
xung. Chúng tôi sử dụng phổ siêu âm
Doppler dòng chảy qua van hai lá để
đánh giá CNTTr thất trái. Thông thường,
phổ dòng chảy qua van hai lá thu được
bằng Doppler xung với cửa sổ Doppler
đặt tại đầu mút bờ tự do của van hai lá
gồm một sóng E tương ứng với dòng đổ
đầy nhanh đầu tâm trương và sóng A
tương ứng với dòng đổ đầy cuối tâm
trương do nhĩ thu. Các thông số đánh giá
CNTTr thất trái bao gồm:
- Vận tốc tối đa của dòng đổ đầy nhanh
đầu tâm trương (VE).
- Thời gian tăng tốc độ của dòng đổ đầy
đầu tâm trương (AT).
- Thời gian giảm tốc độ của dòng đổ đầy
đầu tâm trương (DT).

- Vận tốc của sóng đổ đầy cuối tâm
trương (VA).
- Thời gian thư giãn đồng thể tích (IVRT).
- Tỷ lệ E/A.
* Xử lý số liệu : theo chương trình SPSS
16.0.


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2014

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1: Đặc điểm tuổi, giới của nhóm xơ gan và nhóm chứng.
Nhãm chøng (n = 45)

Giới

Nhãm x¬ gan (n = 145)

p

n

%

n

%

Nam


38

84,4

127

87,6

> 0,05

Nữ

7

15,6

18

12,4

> 0,05

Tuổi trung bình

50,93 ± 10,75

52,21 ± 11,84

Không có sự khác biệt về tuổi, giới giữa nhóm xơ gan và nhóm chứng (p > 0,05).
Bảng 2: Đặc điểm mức độ xơ gan và cổ trướng ở nhóm xơ gan.


Mức độ xơ gan
(Child - Pugh)

Cổ trướng

n

%

A

28

19,3

B

54

37,2

C

63

43,5

Không


65

44,8



80

55,2

BN xơ gan trong nghiên cứu chủ yếu ở giai đoạn Child B và Child C (37,2% và 43,5%).
55,2% BN xơ gan có cổ trướng.
Bảng 3: CNTTr thất trái ở nhóm xơ gan so với nhóm chứng.
Nhãm chøng (n = 45)

Nhãm x¬ gan (n = 145)

p

VE (cm/s)

69,61 ± 14,27

78,43 ± 21,20

0,002

VA (cm/s)

63,63 ± 13,78


80,78 ± 21,59

< 0,0001

1,12 ± 0,25

1,01 ± 0,33

0,02

DT (ms)

182,00 ± 18,68

182,63 ± 25,24

0,86

AT (ms)

70,22 ± 11,34

69,00 ± 12,94

0,57

IVRT (ms)

83,73 ± 8,24


92,43 ± 14,70

< 0,0001

chØ sè

E/A

Có sự thay đổi rõ các thông số của phổ Doppler dòng chảy qua van hai lá ở nhóm
xơ gan so với nhóm chứng, thể hiện tăng vận tốc sóng A (80,78 ± 21,59 so với 63,63 ±
13,78 cm/s, p < 0,0001) và giảm tỷ lệ E/A (1,01 ± 0,33 so với 1,12 ± 0,25, p = 0,02).
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Pozzi M và CS (1997). Đồng thời, xơ gan làm
kéo dài rõ thời gian giãn cơ đồng thể tích IVRT (92,43 ± 14,70 so với 83,73 ± 8,24 ms
ở nhóm chứng, p < 0,0001) [3]. Đây là khoảng thời gian thất trái giãn, áp lực buồng
thất giảm thấp hơn áp lực trong tâm nhĩ làm van hai lá hé mở để khởi đầu quá trình
làm đầy thất. Tuy nhiên, tình trạng cường aldosterone thứ phát ở BN xơ gan do giảm

62


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2014

quá trình chuyển hóa aldosterone tại gan bởi suy chức năng gan và hoạt hóa hệ RAA
dẫn đến phì đại, phù nề cơ tim, tăng sinh collagen, từ đó làm khả năng thư giãn thất
trái giảm (kéo dài IVRT) và góp phần làm tăng nhĩ đổ đầy vào thất trái muộn (tăng VA
và giảm tỷ lệ E/A). Nghiên cứu của Torregrose M và CS (2005) cũng cho kết quả
tương tự [4].
Bảng 4: CNTTr thất trái theo mức độ xơ gan.
Møc ®é x¬ gan

chØ sè

VE (cm/s)
VA (cm/s)
E/ A

1

2

p

3

Child A (n = 28)

Child B (n = 54)

Child C (n = 63)

74,03 ± 21,21

75,31 ± 18,21

83,04 ± 22,93

p1-2 = 0,74
p1-3 = 0,06
p2-3 = 0,06


80,35 ± 18,51

79,04 ± 20,72

82,48 ± 23,68

> 0,05

0,96 ± 0,34

1,00 ± 0,31

1,06 ± 0,35

> 0,05

DT (ms)

193,18 ± 23,59

187,96 ± 24,68

173,38 ± 23,56

p1-2 = 0,35
p1-3 < 0,0001
p2-3 = 0,001

AT (ms)


69,39 ± 12,97

70,81 ± 13,22

67,27 ± 12,65

> 0,05

IVRT (ms)

91,57 ± 16,24

94,93 ± 14,80

90,68 ± 13.83

> 0,05

Ở nhóm xơ gan Child C, vận tốc của sóng đổ đầy đầu cũng như cuối tâm trương tăng
và thời gian giảm tốc DT rút ngắn hơn so với nhóm xơ gan Child B và Child A. Điều này
cho thấy, khi xơ gan tiến triển, làm tình trạng rối loạn CNTTr nặng thêm. Kết quả này phù
hợp với nghiên cứu của Papastergiou V và CS (2012): khi xơ gan càng nặng sẽ càng
làm gia tăng quá trình xơ hóa tổ chức kẽ và thoái triển tế bào cơ tim do aldosterone cùng
với gia tăng các chất tác động tiêu cực đến tim (cardiac desspresant) [2].
Chúng tôi không nhận thấy sự khác biệt về tỷ lệ E/A và thời gian giãn cơ đồng thể tích
giữa các mức độ xơ gan. Nghiên cứu của Merli M và CS (2013) cũng ghi nhận các thông
số đánh giá CNTTr thất trái ở nhóm xơ gan Child B/C so với nhóm xơ gan Child A và
nhóm xơ gan có điểm MELD > 15 so với nhóm có điểm MELD < 15 tương đương nhau [1].
Bảng 5: CNTTr thất trái theo sự hiện diện cổ trướng.
X¬ gan kh«ng cæ tr-íng (n = 65)


X¬ gan cã cæ tr-íng (n = 80)

p

VE (cm/s)

74,19 ± 18,75

81,87 ± 22,53

0,03

VA (cm/s)

79,03 ± 17,01

82,22 ± 24,31

0,38

1,05 ± 0,36

0,97 ± 0,29

0,13

DT (ms)

186,80 ± 22,93


179,25 ± 26,65

0,07

AT (ms)

70,11 ± 12,92

68,10 ± 12,96

0,36

IVRT (ms)

93,28 ± 13,99

91,75 ± 15,31

0,54

chØ sè

E/A

63


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2014


Khi xuất hiện cổ trướng, CNTTr tiến triển
nặng nề hơn, thể hiện tỷ lệ E/A giảm và thời
gian DT ngắn hơn so với khi chưa có cổ
trướng. Vì cổ trướng đẩy cơ hoành lên cao,
dẫn tới tăng áp lực trong lồng ngực, từ đó
giảm khả năng giãn thất để nhận máu có
hiệu quả. Đồng thời, vai trò của các chất như
endotoxin, endothelin... ảnh hưởng tới khả
năng đàn hồi cơ tim cũng đã được đề cập ở
BN xơ gan có cổ trướng [3, 4].
Valeriano V và CS (2000) chỉ ra cổ
trướng là dấu hiệu chỉ báo CNTTr tiến triển
nặng hơn và cần có biện pháp điều trị, nếu
không sẽ làm gia tăng nguy cơ tử vong cho
BN xơ gan [5].
KẾT LUẬN
Nghiên cứu CNTTr thất trái qua phổ
Doppler dòng chảy qua van hai lá ở 145 BN
xơ gan, chúng tôi rút ra kết luận:
- Xơ gan gây rối loạn CNTTr thất trái thể
hiện giảm tỷ lệ E/A và thời gian giãn cơ
đồng thể tích so với người bình thường
(1,01 ± 0,33 so với 1,12 ± 0,25,
p=
0,02 và 92,43 ± 14,70 so với 83,73 ± 8,24
ms, p < 0,0001).

64

- CNTTr thất trái tiến triển nặng hơn khi

mức độ xơ gan càng nặng (child C), hoặc
khi xuất hiện cổ trướng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Merli M, Calicchia A, Ruffa A, Pellicori P et
al. Cardiac dysfunction in cirrhosis is not
associated with the severity of liver disease. Eur
J Intern Med. 2013, 24 (2), pp.172-176.
2. Papastergiou V, Skorda L, Lisgos P et al.
Ultrasonographic
prevalence
and
factors
predicting left ventricular diastolic dysfunction in
patients with liver cirrhosis: is there a correlation
between the grade of diastolic dysfunction and
the grade of the liver. The Scientific World
Journal. 2012, 61, pp.50-57.
3. Pozzi M, Carugo S, Boari G et al.
Evidence of functional and structural cardiac
abnormalities in cirrhotic patients with and
without ascites. Hepatology. 1997, 26, pp.11311137.
4. Torregrosa M, Aguade S, Dos L, Segura R,
Gonzalez A, Evangelista A et al. Cardiac
alterations in cirrhosis: reversibility after liver
transplantation. J Hepatol. 2005, 42, pp.68-74.

5. Valeriano V, Funaro S, Lionetti R et al.
Modification of cardiac function in cirrhotic
patients with and without ascites. Am J
Gastroenterol. 2000, 95, pp.3200-3205.




×