Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu giá trị tiên lượng của procalcitonin huyết thanh ở bệnh nhân nhiễm khuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.91 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ TIÊN LƢỢNG CỦA PROCALCITONIN
HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN
Phạm Thái Dũng*; Đỗ Quyết**
TÓM TẮT
Nghiên cứu 141 bệnh nhân (BN) có triệu chứng nhiễm khuẩn (NK), điều trị tại Khoa Hồi sức Tích
cực, Bệnh viện 103 từ tháng 1 - 2011 đến 6 - 2013, đánh giá theo hướng dẫn điều trị NK quốc tế
(2012) bao gồm 3 nhóm. Nhóm 1: 17 BN sốc NK; nhóm 2: 26 BN NK nặng; nhóm 3: 98 BN có tình
trạng NK. Tất cả BN được khám lâm sàng ngay lúc nhập viện, cho điểm APACHE II, xác định nồng
độ procalcitonin (PCT) máu tại thời điểm nhập viện, sau 24 giờ và 48 giờ. So sánh PCT ở 3 nhóm tại
các thời điểm và đánh giá nồng độ PCT ở BN sống và tử vong do NK nặng và sốc NK. Kết quả cho
thấy: nồng độ PCT trung bình ở BN sốc NK (8,1  4,5 ng/ml) khác biệt không có ý nghĩa thống kê với
BN NK nặng (6,2  3,1 ng/ml), nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm sốc NK và nhóm NK
nặng với nhóm có tình trạng NK (1,1  0,3 ng/ml). Nồng độ PCT ở BN sống và tử vong khác biệt
không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Như vậy, PCT có khả năng tiên lượng sự tiến triển nặng
hơn của tình trạng NK, nhưng vai trò tiên lượng BN NK nặng và sốc NK còn hạn chế.
* Từ khoá: Nhiễm khuẩn; Procalcitonin; Sốc nhiễm khuẩn.

STUDY of PROGNOSIS VALUE OF PROCALCITONIN
IN SEVERE SEPSIS AND SEPTIC SHOCK PATIENTS
SUMMARY
Study of 141 patients with infectious symptom treated an Intensive care Unit, 103 Hospital from 1
- 2011 to 6 - 2013 and evaluation under the guidance of international import value in 2012, included 3
groups. Group 1: 17 patients with septic shock; group 2: 26 patients with severe infection; group 3:
98 patients with infection status. All patients underwent clinical examination at admission, the
APACHE II score, blood procalcitonin (PCT) concentrations determined at the time of admission,
after 24 hours and 48 hours. Comparison of PCT in 3 groups at the time of assessment and PCT
levels in patients with survival and death from severe infection and septic shock. Results showed that
the average concentration of PCT in patients with septic shock (8.1  4.5 ng/ml) was not statistically
significant difference in patients with severe infection (6.2  3.1 ng/ml) (p > 0.05). However, the PCT


level in septic shock and severe infection patients was higher than that in infection status patients
(1.1  0.3 ng/ml) (p < 0.05). PCT concentrations in patients with survival and death was not
statistically significant different with p > 0.05. Thus, PCT likely prognosis worse progression of
infection status, but the prognostic role of PCT in severe infection, septic shock patients is still
limited.
* Key words: Infections; Procalcitonin; Septic shock.
* Bệnh viện 103
** Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Phạm Thái Dũng ()
Ngày nhận bài: 23/8/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/9/2013
Ngày bài báo được đăng: 1/10/2013


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chăm sóc
tích cực và thuốc kháng sinh đối với BN
NK, nhưng tỷ lệ BN tử vong liên quan đến
NK vẫn chưa có cải thiện [4, 8]. Hội chứng
đáp ứng viêm toàn thân có thể tiến triển tốt
hoặc tiến triển thành NK nặng và sốc NK.
Diễn biến NK nặng lên thường diễn ra
nhanh và ngắn tại khoa hồi sức tích cực [9].
Do đó, theo dõi và phát hiện diễn biến
thành NK nặng và sốc NK ở BN có tình
trạng nhiễm trùng là vô cùng quan trọng.
Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân
(Systemic inflammatory response syndrome
- SIRS) do nhiều nguyên nhân. Để phân
biệt với nguyên nhân NK và nguyên nhân

khác, PCT là dấu ấn sinh học được khuyến
cáo sử dụng [7]. Ngoài ra, nồng độ PCT
cũng đã được ghi nhận tăng dần cùng với
độ nặng của tình trạng NK và rối loạn chức
năng các cơ quan. Điều này đặt ra cho bác
sỹ phải đánh giá nồng độ PCT như một dấu
ấn sinh học quan trọng để quá trình theo
dõi mức độ nặng của BN NK nặng và sốc
NK. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trong
điều trị chăm sóc BN NK, chúng tôi thực
hiện nghiên cứu này nhằm: Đánh giá giá trị
tiên lượng của PCT ở BN có tình trạng NK,
NK nặng và sốc NK.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
141 BN điều trị tại Khoa Hồi sức Tích
cực, Bệnh viện 103 từ tháng 1 - 2011 đến
6 - 2013, gồm 86 BN viêm phổi, 18 BN NK
tiết niệu, 13 BN NK tổ chức dưới da, 11 BN
NK ổ bụng, 4 BN NK dịch não tủy và 9 BN
NK huyết. 77 BN ngoại khoa và 64 BN nội

khoa. Chia BN thành 3 nhóm: nhóm 1: 17
BN sốc NK; nhóm 2: 26 BN NK nặng; nhóm
3: 98 BN có tình trạng NK không diễn biến
thành NK nặng hay sốc NK.
BN được chẩn đoán tình trạng NK, NK
nặng và sốc NK theo Hướng dẫn kiểm soát
NK nặng và sốc NK của Dellinger R.P và

CS [7].
- Tình trạng NK là SIRS kết hợp với
bằng chứng của NK. Xác định SIRS dựa
vào 2 trong 4 dấu hiệu sau: nhiệt độ < 36°C
hoặc > 38,3°C; tần số tim > 90 lần/phút; tần
số thở > 20 lần/phút hoặc PaCO2 <
32 mmHg; số lượng bạch cầu < 4 G/l hoặc
> 12 G/l. Như vậy, tình trạng NK = SIRS +
bằng chứng NK.
- NK nặng là tình trạng NK có thêm rối
loạn chức năng của một hoặc nhiều cơ
quan sau: huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc
huyết áp trung bình < 70 mmHg, nhưng còn
đáp ứng với dịch truyền; lượng nước tiểu
< 0,5 ml/kg/giờ mặc dù đã bù đủ khối lượng
tuần hoàn (khối lượng tuần hoàn vừa đủ
thể hiện bằng áp lực tĩnh mạch trung tâm
≥ 8 mmHg); tỷ lệ PaO2/FiO2 < 250 hoặc
phổi là cơ quan tổn thương duy nhất thì tỷ
lệ PaO2/FiO2 < 200; số lượng tiểu cầu < 80
G/l hoặc giảm 50% số lượng tiểu cầu so với
giá trị cao nhất được xét nghiệm trong 3
ngày trước đó; nhiễm toan chuyển hóa
không giải thích được với pH < 7,3, bazơ
dư ≥ 5,0 mEq/l và nồng độ lactate máu
> 1,5 lần giới hạn trên mức bình thường.
- Sốc NK là tình trạng BN NK kết hợp với
giảm huyết áp ít nhất một giờ mặc dù được
bổ sung đầy đủ khối lượng tuần hoàn hoặc
BN cần thuốc vận mạch để duy trì huyết áp



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013
tâm thu ≥ 90 mmHg hoặc huyết áp trung
bình ≥ 70 mmHg.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu mô tả tiến cứu.
- Khám lâm sàng đánh giá phổi:
+ Tuổi, giới, cơ quan NK của đối tượng
nghiên cứu.
+ Cho điểm đánh giá tình trạng sức khỏe
của bệnh cấp và mạn tính 2 (APACHE II Acute Physiology and Chronic Health
Evaluation II).

- Xét nghiệm nồng độ PCT máu tại các
thời điểm vào khoa (T1), sau 24 giờ (T2) và
sau 48 giờ (T3) trên máy Cobas e411. Định
lượng PCT theo phương pháp Elecsys
BRAHMS PCT. So sánh nồng độ PCT trung
bình ở 3 nhóm và biến đổi PCT ở 3 nhóm,
giữa BN sống và tử vong. Theo dõi tỷ lệ tử
vong sớm, so sánh nồng độ PCT trung bình
ở BN sống và tử vong, đánh giá độ nặng
dựa vào điểm APACHE II.
- Xử lý số liệu: xử lý và phân tích số liệu
bằng phần mềm SPSS 16.0 và Epi.info 6.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung của BN nghiên cứu.
Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.

TỔNG

BN SỐNG

BN TỬ VONG

(n = 141) (100%)

(n = 127) (90,1%)

(n = 14) (9,9%)

57,8  16,3

55,1  12,2

60,5  14,9

Nữ (n, %)

24 (17,1)

21 (16,5)

3 (21,4)

Nam (n, %)

117 (82,9)


106 (83,5)

11 (78,6)

Viêm phổi

86 (60,9)

82 (64,6)

4 (28,6)

NK tiết niệu

18 (12,7)

17 (13,4)

1 (7,1)

NK phần mềm

13 (9,2)

13 (10,2)

0 (0)

NK ổ bụng


11 (7,8)

9 (7,1)

2 (14,3)

NK dịch não tủy

4 (2,8)

3 (2,4)

1 (7,1)

NK huyết

9 (6,4)

3 (2,4)

6 (42,8)

ĐẶC ĐIỂM

Tuổi ( X  SD)
Giới


quan
NK


p
> 0,05
> 0,05

Tuổi trung bình của BN nghiên cứu 57,8  tương tự. Nghiên cứu tách riêng những BN
16,3, khác biệt không có ý nghĩa thống kê NK nặng và sốc NK của Choi SW và CS
(p > 0,05) giữa BN sống và tử vong. Tỷ lệ cho thấy tuổi trung bình cao hơn trong
nam/nữ: 4,8, khác biệt rõ rệt, nam 82,9%, nữ nghiên cứu của chúng tôi [6]. Cơ quan NK
17,1%, tuy nhiên, tỷ lệ nam/nữ giữa BN sống chủ yếu gặp ở BN viêm phổi (60,9%). BN NK
và tử vong khác biệt không có ý nghĩa thống huyết (kết quả cấy máu dương tính) có tỷ lệ
kê (p > 0,05). Do đặc thù là bệnh viện quân tử vong cao nhất (6 BN = 42,8%). Cơ quan NK
đội, tỷ lệ nam nhiều hơn nữ. Kết quả nghiên này là đặc thù cho từng bệnh viện, nhưng khi
cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên so sánh với nghiên cứu của Giang Thục Anh
cứu của Lê Thị Việt Hoa (2008) tại Bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai, cho kết quả phù hợp
viện TWQĐ 108 [2], Nguyễn Đức Thành tại [1].
Bệnh viện 175 [3] cũng cho tỷ lệ nam nữ
Bảng 2: Đặc điểm NK, điểm APACHE II và PCT lúc nhập viện.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013
BN SỐNG

BN TỬ VONG

TỔNG

(n = 127)

(n = 14)


(n = 141)

Nhóm 1

9 (52,9)

8 (57,2)

17 (12,1)

Nhóm 2

20 (76,9)

6 (42,8)

26 (18,4)

Nhóm 3

98 (77,1)

0

98 (69,5)

X  SD

9,7  5,7


27,5  11,6

15,7  6,8

< 0,05

2,59  0,5

8,4  3,2

3,1  0,7

< 0,05

ĐẶC ĐIỂM

Nhóm nghiên cứu
(n, %)

APACHE II
PCT (ng/ml)

69,5% BN nghiên cứu ở tình trạng NK, sốc
NK chiếm 12,1% và NK nặng 18,4%. 14 BN tử
vong (9,9%), chỉ gặp BN tử vong ở nhóm NK
nặng và sốc NK (14 BN = 32,5%). Điểm
APACHE II và nồng độ PCT máu lúc nhập
viện khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
giữa BN sống và tử vong. Điểm APACHE II

được sử dụng rộng rãi vì tính chính xác
cũng như thuận tiện trong đánh giá độ nặng
và có ý nghĩa tiên lượng tốt. Khoa Hồi sức
Tích cực, Bệnh viện 103 đã áp dụng bảng
điểm này khá toàn diện cho các đối tượng
BN được điều trị tại khoa. Điểm APACHE II
chung trong nghiên cứu của chúng tôi là
15,7  6,8 điểm, khác biệt rõ rệt ở nhóm BN
sống (9,7  5,7) và tử vong (27,5  11,6).
Tuy nhiên, đánh giá chung này cũng chưa
thực sự ý nghĩa khi số đối tượng nghiên cứu

p

của chúng tôi chủ yếu là những BN có tình
trạng NK. Khi so sánh với nghiên cứu của
Choi và CS [6] thấy điểm APACHE II của
chúng tôi cao hơn, nhưng thấp hơn của
Azevedo và CS [5], có thể nghiên cứu bao
gồm cả BN có tình trạng NK. Điểm APACHE
II và nồng độ PCT máu có sự khác biệt ở
BN sống và tử vong. Tuy nhiên, vì nhóm BN
có tình trạng NK nặng nên việc đánh giá vai
trò tiên lượng của APACHE II và PCT chưa
thật sự rõ ràng. Do vậy, chúng tôi đã thống
kê riêng điểm APACHE II ở BN sống và tử
vong của nhóm BN có NK nặng và sốc NK.
Kết quả cho thấy điểm APACHE II vẫn khác
biệt ở BN sống và tử vong. Như vậy, điểm
APACHE II có ý nghĩa trong tiên lượng tử

vong ở BN NK nặng và sốc NK.

Bảng 3: Biến đổi nồng độ PCT ở các nhóm BN.
NỒNG ĐỘ PCT (ng/ml)

TèNH TRẠNG NK

NK NẶNG

SỐC NK

p

PCT nhập viện ( X  SD)

1,1  0,3

6,2  3,1

8,1  4,5

< 0,05

PCT sau 24 giờ ( X  SD)

1,3  0,4

10,3  6,4

18,7  9,8


< 0,05

PCT sau 48 giờ ( X  SD)

0,8  0,3

8,2  4,1

12,6  5,7

< 0,05

Nồng độ PCT trung bình tại các thời điểm nhập viện, sau 24 giờ và sau 48 giờ khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 giữa tình trạng NK với NK nặng và sốc NK. Chúng tôi


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013
không chỉ quan tâm đến nồng độ PCT lúc nhập viện mà còn theo dõi diễn biến sau 24 giờ
và 48 giờ. Điều này cho thấy, khi theo dõi BN có tình trạng NK, nếu nồng độ PCT máu
tăng lên đó là dấu hiệu cần đề phòng tình trạng NK nặng hơn hoặc nguy cơ sốc NK.
Các nghiên cứu về PCT đối với BN NK phổi [7] hay NK tiết niệu hoặc NK tổ chức dưới
da, hay viêm phúc mạc đều cho mức PCT máu ở mức thấp. Trong khi đó, những nghiên
cứu về PCT ở BN NK nặng và sốc NK đều cho thấy nồng PCT cao hơn [7]. Như vậy, theo
dõi tiến triển của PCT có thể tiên lượng được độ nặng của tình trạng NK. Nhận xét này
được thể hiện rõ hơn ở biểu đồ 1: nồng độ PCT trung bình ở BN có tình trạng NK thấp hơn
BN có NK nặng và sốc NK với p < 0,05.

10


8,1

8

P C T (ng/ml)

10

PCT (ng/ml)

12

p<0,05

8

6.8

p>0,05

6,2

6

6
4

4

2


2

1.1

0

0
Sốc NK

NK nặng

Tình trạng NK

Sốc NK+NK nặng

Biểu đồ 1: So sánh nồng độ PCT giữa BN sốc NK, NK nặng và tình trạng NK.
Nồng độ PCT trung bình ở BN sốc NK và NK nặng khác biệt không có ý nghĩa thống kê
tại các thời điểm (p > 0,05), nhưng nồng độ PCT ở BN sốc NK và NK nặng cao hơn rõ rệt
BN chỉ có tình trạng NK có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 4: Nồng độ PCT trung bình giữa BN sống và tử vong trong nhóm NK nặng và sốc
NK khi nhập viện.
PCT
(ng/ml)

BN SỐNG ( X  SD), (n)

BN TỬ VONG ( X  SD), (n)

NK nặng


5,8  1,5

7,1  2,2

(n = 26)

(n = 20)

(n = 6)

Sốc NK

6,9  0,9

9,5  2,0

(n = 17)

(n = 9)

(n = 8)

p

> 0,05

> 0,05

Nồng độ PCT trung bình giữa nhóm sống và tử vong ở hai nhóm NK nặng và sốc NK

khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013
PCT (ng/ml)

12
10

8,4

8

APACHE II

35

p>0,05

30
6,1

6

27,5

p<0,05

25


20,6

20

4

15

2

10

0
Tử vong

Sống

Tử vong

Sống

Biểu đồ 2: Nồng độ PCT và điểm APACHE II trung bình giữa BN sống, tử vong ở hai nhóm
NK nặng và sốc NK.
Nồng độ PCT trung bình ở BN tử vong
và sống của BN NK nặng, sốc NK khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Điểm
APACHE II trung bình ở BN sống và tử
vong của BN NK nặng và sốc NK khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Về nồng
độ PCT ở BN sống và tử vong có NK nặng

và sốc NK, chúng tôi ghi nhận sự khác biệt
về PCT máu không có ý nghĩa thống kê.
Ngoài ra, nồng độ PCT trung bình ở BN NK
nặng và sốc NK khác biệt không có ý nghĩa
thống kê.
Kết quả của chúng tôi phù hợp với
nghiên cứu vừa được công bố gần đây của
Azevedo JR và CS [5] cho rằng theo dõi sự
thay đổi của PCT có ý nghĩa trong chẩn
đoán sốc NK và NK nặng, nhưng nồng độ
PCT không có ý nghĩa tiên lượng, Choi và
CS [6] cho rằng nồng độ PCT ít có giá trị
trong việc theo dõi BN NK nặng và sốc NK.
Trong khi đó, một số nghiên cứu trước đó
khẳng định PCT có ý nghĩa nhất định trong
tiên lượng BN NK nặng và sốc NK. PCT
không có ý nghĩa tiên lượng BN tử vong khi
NK nặng và sốc NK như điểm APACHE II
(biểu đồ 2). PCT có khả năng tiên lượng
quá trình tiến triển của BN có tình trạng NK
thành NK nặng hoặc sốc NK. Vai trò trong

tiên lượng BN có NK nặng và sốc NK còn
hạn chế hơn so với điểm APACHE II.
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu giá trị PCT
huyết thanh ở 141 BN NK tại Khoa Hồi sức
Tích cực, Bệnh viện 103, chúng tôi rút ra
kết luận sau:
- Có sự khác biệt rõ rệt giữa nồng độ

PCT trung bình ở BN sốc NK (8,1  4,5
ng/ml) và NK nặng (6,2  3,1 ng/ml), với BN
có tình trạng NK (1,1  0,3 ng/ml), tuy nhiên
không có khác biệt giữa BN sốc NK với các
BN NK nặng.
- Không có sự khác biệt về nồng độ PCT
ở BN sống và tử vong.
Như vậy, PCT có khả năng tiên lượng
tiến triển nặng hơn của tình trạng NK,
nhưng vai trò tiên lượng của PCT giữa NK
nặng và sốc NK còn hạn chế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giang Thục Anh, Vũ Văn Đính. Đánh giá
sử dụng kháng sinh điều trị NK bệnh viện tại
Khoa Điều trị Tích cực, Bệnh viện Bạch Mai
2003 - 2004. Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc về Hồi
sức cấp cứu và Chống độc. 2005, tr.36-40.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013
2. Lê Thị Việt Hoa. Nghiên cứu đặc điểm
viêm phổi liên quan đến thở máy tại Khoa Hồi
sức Cấp cứu, Bệnh viện TWQĐ 108. Tạp chí Y
Dược lâm sàng 108. 2009, tập 4, số 2, tr.43-49.

6. Choi SW, Kim H, Kim KH et al.
Procalcitonin as a prognosis marker for the
severe sepsis and septic shock patients in
Emergency Department. J Korean Soc Emerg
Med. 2011, 22, pp.50-58.


3. Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Hồng Sơn.
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và điều trị BN viêm phổi liên quan thở máy
tại Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện 175. Luận
văn Tốt nghiệp Bác sỹ Chuyên khoa 2. Học viện
Quân y. 2009.

7. Dellinger RP, Levy MM, Rhodes A et al.
Surviving sepsis campaign: international guidelines
for management of severe sepsis and septic
shock: 2012. Crit Care Med. 2013, Feb, 41 (2),
pp.580-637.

4. Angus DC, Linde-Zwirble WT, Lidicker J et
al. Epidemiology of severe sepsis in the United
States: analysis of incidence, outcome, and
associated costs of care. Crit Care Med. 2001,
29 (7), pp.1303-1310.
5. Azevedo JR, Torres OJ, Czeczko NG et al.
Procalcitonin as a prognostic biomarker of
severe sepsis and septic shock. Rev Col Bras
Cir. 2012, 39 (6), pp.456-461.

8. Friedman G, Silva E, Vincent JL. Has the
mortality of septicshock changed with time. Crit
Care Med. 1998, 26, pp.2078-2086.
9. Nguyen HB, Rivers EP, Havstad S et al.
Critical care in the emergency department:
Aphysiologic assessment and outcome evaluation.

Acad Emerg Med. 2000, 7, pp.1354-1361.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013



×