Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Giá trị của các phân loại child-pugh, meld, okuda và barcelona trong đánh giá tiên lượng sống ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.47 KB, 8 trang )

ng đánh giá tiên lượng sống ở bệnh nhân
HCC (p<0,001).

So sánh giữa các thang điểm trong đánh
giá tình trạng sống
Bảng 7: So sánh các thang điểm trong đánh giá tình
trạng sống
Thang điểm
MELD
Child-Pugh
Okuda
Barcelona

AUR
0,687
0,774
0,864
0,939

LRχ2
68,0
153,5
247,1
319,7

Harrell’sC
0,686
0,747
0,815
0,861


AIC
1743
1657
1564
1491

AUR (Area under ROC curve): diện tích dưới đường
cong ROC
Nhận xét: Khi so sánh 4 thang điểm với
nhau thì thang điểm Barclona có LRχ2 cao nhất,
AIC thấp nhất và Harrell’s C cao nhất. Điều này
chứng tỏ đây là thang điểm có giá trị tốt nhất

Chuyên Đề Nội Khoa

Thời gian theo dõi bệnh nhân trong nghiên
cứu của chúng tôi là 24 tuần. Do có những hạn
chế về thời gian nghiên cứu nên thời gian theo
dõi bệnh nhân của chúng tôi tương đối ngắn
hơn so với các nghiên cứu khác.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian
sống trung bình là 18,2 ± 7,3 tuần. Kết quả này
cũng tương tự với một nghiên cứu tại Mexicô
(17,4 tuần)(11). Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi
thấp hơn so với các nghiên cứu khác tại Châu
Âu. Tại Ý, thời gian sống trung bình là 32
tháng(9). Tại Pháp, theo Collet S thì thời gian
sống trung bình là 5,3 tháng(6). Do trong các
nghiên cứu này, bệnh nhân HCC được phát hiện
ở giai đoạn sớm hơn nghiên cứu chúng tôi.

Phân loại Barcelona bao gồm các thông số
đánh giá chức năng gan, giai đoạn khối u, tình
trạng thể chất của bệnh nhân và bao gồm phân
loại Child-Pugh, Okuda. Phân loại Barcelona đã
được nghiên cứu nhiều tại Châu Âu và Mỹ và
đều chứng tỏ đây là phân loại có giá trị tốt trong
tiên lượng sống ở bệnh nhân HCC phẫu thuật
và không phẫu thuật, bệnh nhân giai đoạn sớm
và giai đoạn muộn(9,14,19). Mục tiêu của phân loại
này không chỉ để tiên lượng mà còn đề ra chiến
lược điều trị. Vì vậy rất thích hợp để áp dụng
cho bệnh nhân. Tuy nhiên, phân loại hơi phức
tạp về phương diện áp dụng nên có một số nơi
chưa sử dụng một cách thường qui. Nghiên cứu
của chúng tôi cũng nhận thấy phân loại
Barcelona có giá trị tốt nhất trong tiên lượng tình
trạng sống còn ở bệnh nhân HCC. Do vậy,
chúng tôi hy vọng phân loại này sẽ được các nhà
lâm sàng sớm áp dụng để đánh giá chính xác
bệnh nhân hơn.
Phân loại Okuda là phân loại đầu tiên có kết
hợp những thông số về chức năng gan và đặc
điểm khối u để tiên lượng bệnh nhân HCC.

281


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011


Nhiều nghiên cứu ở các nước Phương Tây đã
chứng minh đây là thang điểm có giá trị tốt
trong tiên lượng bệnh nhân HCC giai đoạn tiến
triển với thời gian sống trung bình là 4,1 tháng(3).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, phân loại
Okuda có giá trị tiên lượng tốt thứ hai sau phân
loại Barcelona. Phân loại Okuda có ưu điểm là
dễ nhớ, đơn giản và dễ áp dụng trên lâm sàng.
Vì vậy, trong một số trường hợp không thể áp
dụng phân loại Barcelona một cách nhanh
chóng trên lâm sàng, có thể tạm thời sử dụng
phân loại Okuda để tiên lượng cho bệnh nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phân loại Child-Pugh thường được sử dụng
nhất trên lâm sàng do ra đời từ rất lâu, dễ nhớ,
ngắn gọn. Tuy nhiên, các thông số trong phân
loại Child-Pugh chỉ dùng để đánh giá chức năng
gan, không đánh giá tình trạng khối u. Kết quả
của chúng tôi cho thấy, phân loại Child-Pugh
vẫn có giá trị trong đánh giá tiên lượng sống cho
bệnh nhân nhưng kém hơn so với phân loại
Barcelona và Okuda.

6.

Thang điểm MELD đã khắc phục những
khuyết điểm của phân loại Child-Pugh là đánh

giá khách quan. Tuy nhiên, thang điểm MELD
cũng chỉ đánh giá chức năng gan mà không xét
đến tình trạng khối u. Nghiên cứu của chúng tôi
cho thấy thang điểm MELD có giá trị kém nhất
để tiên lượng tình trạng sống của bệnh nhân
HCC. Do đó, chúng tôi không khuyến khích sử
dụng thang điểm này để đánh giá tiên lượng
sống trên bệnh nhân HCC người Việt Nam.

1.
2.

3.

4.

5.

7.

8.

9.

10.

11.

12.


KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thang
điểm Barcelona có giá trị tiên lượng tốt nhất
trong đánh giá tiên lượng sống ở bệnh nhân
HCC người Việt Nam, kế đến lần lượt là thang
điểm Okuda, Child-Pugh và MELD. Do đó,
chúng tôi khuyến khích nên áp dụng phân loại
Barcelona trong đánh giá tiên lượng sống cho tất
cả bệnh nhân HCC ngay thời điểm phát hiện
bệnh và trong suốt quá trình theo dõi và điều trị
bằng phương pháp khác nhau.

282

13.

14.

15.

16.

17.

Bosch F. X, et al., Primary liver cancer: worldwide incidence and
trends. Gastroenterology, 2004. 127(5 Suppl 1): p. S5-S16.
Chevret S, Trinchet JC, Mathieu D, et al, A new prognostic
classification for predicting survival in patients with hepatocellular
carcinoma. Groupe d'Etude et de Traitement du Carcinome
Hepatocellulaire. J Hepatol, 1999. 31: p. 133.

Cho YK, Chung JW, Kim JK, et al, Comparison of 7 staging
systems for patients with hepatocellular carcinoma undergoing
transarterial chemoembolization. Cancer 2008. 112: p. 352.
Cillo U, Bassanello M, Vitale A, et al, The critical issue of
hepatocellular carcinoma prognostic classification: Which is the best
tool available? J Hepatol 2004. 40: p. 124-131.
Cillo U, Vitale A, Grigoletto F et al, Prospective validation of the
Barcelona Clinic Liver Cancer staging system. J Hepatol, 2006. 44:
p. 723-731.
Collette S, Bonnetain F, Prognosis of advanced hepatocellular
carcinoma: comparison of three staging systems in two French
clinical trials. Annals of Oncology, 2008. 19: p. 1117-1126.
Dilou N, Patouillard B, Audigier JC, Les classifications de
prédiction de survie du carcinome hépatocellulaire. Gastroenterol
Clin Biol, 2004. 28: p. 359-366.
Farinati F, Rinaldi M, Gianni S, Naccarato R, How should
patients with hepatocellular carcinoma be staged? Validation of a
new prognostic system. Cancer, 2000. 89: p. 2266-2273.
Grieco A, Pompili M, Caminiti G, Prognostic factors for survival
in patients with early intermediate hepatocellular carcinoma
undergoing nonsurgical therapy: comparison of Okuda, CLIP, and
BCLC staging systems in a single Italian centre. Gut, 2005. 54: p.
411-418.
Kamath PS, Wiesner RH, Malinchoc M, Kremers W,
Therneau TM, Kosberg CL, et al. , A model to predict survival in
patients with end-stage liver disease. Hepatology, 2001. 33: p.
464-470.
Ladrin de Guevara L, Rojas-Macuil P, Snchez-Chvez X,
Rossano-Garcia A, , Hepatocellular carcinoma: Epidemiological
profile from a cohort of federal employees in Mexico. Ann Hepatol,

2009 8(3): p. 212-219.
Leung TW, Tang AM, Zee B et al., Construction of the Chinese
University Prognostic Index for hepatocellular carcinoma and
comparison with the TNM staging system, the Okuda staging
system, and the Cancer of the Liver Italian Program staging system:
a study based on 926 patients. Cancer 1985, 2002. 94: p. 17601769.
Llovet JM, Bru C, Bruix J, Prognosis of hepatocellular carcinoma:
the BCLC staging classification. Semin Liver Dis 1999. 19: p. 32938.
Marrero JA, Fontana RJ, Barrat A et al, Prognosis of
hepatocellular carcinoma: comparison of 7 staging systems in an
American cohort. Hepatology, 2005. 41: p. 707-716.
Nguyễn Chấn Hùng, Nguyễn Bá Đức (1997), "Xây dựng chiến
lược quốc gia phòng chống ung thư". Tạp chí y học TP.Hồ Chí
Minh, số đặc biệt chuyên đề ung thư, tr.1-10.
Okuda K, Ohtsuki T, Obata H, et al. , Natural history of
hepatocellular carcinoma and prognosis in relation to treatment.
Study of 850 patients. Cancer 1985. 56.
Parkin DM, Bray F, Ferlay J, Pisani P, Estimating the world
cancer burden. Globocan 2000. Int J Cancer, 2001. 94: p. 153156.

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
18.

19.

20.


Pugh RN, Murray-Lyon IM, Dawson JL, Pietroni MC,
Williams R, Transection of the oesophagus for bleeding
oesophageal varices. Br J Surg, 1973. 60: p. 646-649.
Sala M, Forner A, Varela M, et al, Prognostic prediction in
patients with hepatocellular carcinoma. Semin Liver Dis,
2005. 25: p. 171-180.
The Cancer of the Liver Italian Program (CLIP) Investigators,
Prospective validation of the CLIP score: a new prognostic

Chuyên Đề Nội Khoa

21.

Nghiên cứu Y học

system for patients with cirrhosis and hepatocellular
carcinoma. . Hepatology, 2000. 31: p. 840-845.
Wildi S, Pestalozzi BC, McCormack L, Clavien PA, Critical
evaluation of the different staging systems for hepatocellular
carcinoma. Br J Surg, 2004. 91: p. 400-408.

283



×