Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn dệt may việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VƯƠNG THỊ THANH TRÌ

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
THUỘC TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VƯƠNG THỊ THANH TRÌ

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
THUỘC TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH (Viện QTKD)
Mã số: 9340101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ THÀNH HƯNG

HÀ NỘI - 2019




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm yêu
cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Người thực hiện

Vương Thị Thanh Trì


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS Vũ Thành Hưng là thầy
giáo trực tiếp hướng dẫn cho em trong quá trình nghiên cứu thực hiện bản Luận án.
Thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình, cung cấp những tài liệu phục vụ nghiên cứu và
động viên khích lệ em trong suốt thời gian vừa qua.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
Viện sau đại học, Viện Quản trị kinh doanh và cùng các thầy cô, các cán bộ, nhân viên
trong trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu
sinh trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.

Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo, quản lý, các cán bộ nhân viên
thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cùng Ban lãnh đạo các Tổng công ty May 10, May
Việt Tiến, May Đức Giang đã sẵn sàng giúp đỡ trong quá trình cung cấp các tài liệu,
số liệu liên quan đến luận án.
Cuối cùng, Em muốn dành lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè, Ban
Giám hiệu Trường Đại học Thăng Long, khoa Kinh tế - Quản lý và đồng nghiệp đã
ủng hộ và tạo điều kiện cho em trong học tập và nghiên cứu, động viên em vượt qua
những khó khăn trong công việc và cuộc sống để em có thể yên tâm thực hiện ước mơ
của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC ……………………………………………………………………………iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................vii
DANH MỤC BẢNG ...............................................................................................viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. x
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ .................................................................................... xi
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 1
1.1. Lý do lựa chọn đề tài ....................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án .................................................................... 4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu chính của luận án ........................................................... 5
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5
1.5. Những đóng góp mới của nghiên cứu ............................................................. 6
1.6. Kết cấu của luận án ......................................................................................... 7

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, KHOẢNG TRỐNG VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU ........................................................................................................... 8
2.1. Một số vấn đề chung về thực hiện CSR .......................................................... 8
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của CSR............................................ 8
2.1.2. Lợi ích của thực hiện CSR ................................................................... 11
2.1.3. Các đối tượng thực hiện CSR của DN ................................................. 14
2.2. Tổng quan nghiên cứu về CSR trong các DN............................................... 17
2.2.1. Các khái niệm quan trọng....................................................................... 17
2.2.2. Các hướng nghiên cứu về thực hiện CSR trong các DN. ....................... 20
2.2.3. Lý thuyết được sử dụng trong các nghiên cứu về thực hiện TNXH ..... 20
2.2.3.1. Thuyết quản trị các bên liên quan (Stakeholder Managemant Theory)
của Freeman..................................................................................................... 20
2.2.3.2. Mô hình CSR kim tự tháp (CSR Pyramidal Model) của Carroll .......... 22
2.2.3.3. Kết hợp sử dụng cả hai lý thuyết Mô hình kim tự tháp của Carroll và
Quản trị các bên liên quan của Freeman ........................................................... 22
2.2.4. Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện CSR. ......................... 23


iv
2.2.4.1. Hoạch định chiến lược......................................................................... 23
2.2.4.2. Văn hóa doanh nghiệp ........................................................................ 24
2.2.4.3. Thời gian hoạt động, số lượng lao động, doanh thu ............................. 26
2.2.5. Khoảng trống nghiên cứu ....................................................................... 26
2.2.6. Mô hình, giả thuyết nghiên cứu và thang đo .......................................... 27
2.2.6.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ....................................................... 27
2.2.6.2. Thang đo sử dụng trong nghiên cứu .................................................... 28
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 32
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................... 33
3.1. Quy trình tiến hành nghiên cứu .................................................................... 33
3.2. Thiết kế nghiên cứu định tính ....................................................................... 35

3.2.1. Thiết kế phương pháp nghiên cứu.......................................................... 35
3.2.2. Mục tiêu của nghiên cứu định tính ......................................................... 36
3.2.3. Thu thập và xử lý thông tin .................................................................... 36
3.2.4. Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................. 37
3.2.4.1. Kiểm tra tính phù hợp của thang đo, xác định sơ bộ mối quan hệ giữa
các biến độc lập và phụ thuộc. ......................................................................... 37
3.2.4.2. Bổ sung thêm nhân tố mới ................................................................... 38
3.2.4.3. Bảng hỏi, mô hình nghiên cứu và giả thuyết chính thức ...................... 42
3.3. Thiết kế nghiên cứu định lượng .................................................................... 45
3.3.1. Xác định kích thước mẫu ........................................................................ 45
3.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu ...................................................................... 47
3.4. Phương pháp đánh giá thực trạng thực hiện TNXH và các nhân tố ảnh
hưởng tới thực hiện TNXH của các DN thuộc Vinatex ...................................... 48
3.4.1. Phương pháp đánh giá thực trạng thực hiện CSR của các DN thuộc
Vinatex ............................................................................................................... 48
3.4.2. Phương pháp đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện
CSR của các DN thuộc Vinatex ........................................................................ 49
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 50
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 51
4.1.1. Giới thiệu chung về Tập đoàn Dệt may Việt Nam .............................. 51
4.1.2. Quan điểm thực hiện CSR tại Vinatex ................................................ 53


v
4.1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR trong các DN thuộc Vinatex 55
4.1.4. Thực hiện CSR trong các DN thuộc Vinatex ...................................... 58
4.1.4.1. Thực hiện CSR tại Công ty May Việt Tiến .......................................... 60
4.1.4.2. Thực hiện CSR tại Tổng công ty Đức Giang – CTCP (DUGARCO) ... 64
4.1.4.3. Thực hiện CSR tại Tổng công ty May 10 – CTCP ............................... 68
4.1.5. Những kết luận rút ra .......................................................................... 71

4.2. Thực trạng thực hiện CSR và các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR
tại các DN thuộc Vinatex...................................................................................... 73
4.2.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các nhân tố ảnh hưởng đến
thực hiện TNXH các DN thuộc Vinatex ........................................................ 73
4.2.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện
CSR tại các DN thuộc Vinatex ...................................................................... 80
4.2.3. Thống kê mô tả về thực hiện TNXH và các nhân tố ảnh hưởng đến
thực hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex ...................................................... 82
4.2.3.1. Thống kê mô tả về thực hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex ............... 82
4.2.3.2. Thống kê nhân tố Hoạch định chiến lược định hướng bên ngoài.......... 84
4.2.3.3. Thống kê nhân tố Hoạch định chiến lược định hướng bên trong .......... 86
4.2.3.4. Thống kê nhân tố Luật và thực thi pháp luật ........................................ 87
4.2.3.5. Thống kê nhân tố Văn hóa nhân văn của DN ....................................... 88
4.3. Thực trạng mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng thực hiện CSR tại
các DN thuộc Vinatex ........................................................................................... 89
4.3.1. Kiểm định dữ liệu phân phối chuẩn .................................................... 89
4.3.2. Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy bội .............. 90
4.3.3. Xem xét ma trận hệ số tương quan ..................................................... 90
4.3.4. Dò tìm sự vi phạm giả định mô hình hồi quy ...................................... 91
4.3.5. Xây dựng mô hình nghiên cứu thực hiện CSR tại các DN thuộc
Vinatex bằng phương pháp hồi quy bội ........................................................ 91
4.3.6. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động tới thực hiện
CSR tại các DN thuộc Vinatex ...................................................................... 94
4.4. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........................................................... 95
4.5. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của đặc điểm DN tới thực hiện CSR của các DN
thuộc Vinatex ........................................................................................................ 97
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 100


vi

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 102
5.1. Kết quả chủ yếu của nghiên cứu ................................................................. 102
5.2. Hàm ý đề xuất cho các nhà quản trị trong các DN thuộc Vinatex ............ 104
5.2.1. Đánh giá đúng vai trò, tầm quan trọng của các nhân tố bên ngoài ảnh
hưởng đến hoạch định chiến lược phát triển DN .......................................... 105
5.2.2. Đánh giá đúng vai trò của văn hóa DN (văn hóa nhân văn của DN),
Luật và thực thi pháp luật đối với việc thực hiện CSR ................................. 106
5.2.3. Tập trung cải thiện thực hiện CSR theo hướng cân đối, hài hòa đảm
bảo đủ bù đắp cho các khoản phí phải bỏ ra khi DN thực hiện CSR ........... 107
5.3. Kiến nghị với Nhà nước nhằm thúc đẩy các DN thuộc Vinatex thực hiện
CSR ..................................................................................................................... 108
5.4. Hạn chế của nghiên cứu .............................................................................. 114
5.5. Hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................ 114
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ........................................................................................ 116
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 118
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ....................... 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 121
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………….129


vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CoC

Quy tắc ứng xử

CoE

Tiêu chuẩn đạo đức


CP

Cổ phần

CP-TPP

(Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership
– Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương)

CSR

Corporate Social Responsibility

DN

DN

GRI

Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn thế giới

ISO 14000

Tiêu chuẩn trách nhiệm môi trường


ISO 26000

Tiêu chuẩn hướng dẫn CSR

ISO 9000

Tiêu chuẩn quản lý chất lượng

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu



Lao động

NLĐ

Người lao động

NTD

Người tiêu dùng

SA8000

Tiêu chuẩn quốc tế CSR

TB


Trung bình

TNXH

Trách nhiệm xã hội

VCCI

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

VNR 500

Bảng xếp hạng top 500 DN hàng đầu

WRAP

Tổ chức công nhận CSR trong sản xuất toàn cầu


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Năng lực mới tăng thêm do đầu tư ............................................................. 53
Bảng 2.2: Bảng hỏi dự kiến ....................................................................................... 28
Bảng 3.1: Dự kiến thời gian nghiên cứu ..................................................................... 36
Bảng 3.2: Các biến quan sát cho nhân tố mới Luật và thực thi pháp luật .................... 40
Bảng 3.3: Bảng hỏi chính thức ................................................................................... 43
Bảng 3.4: Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng ...................... 49
Bảng 4.1: Bảng tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố lần 1 ..................................... 73
Bảng 4.2: Tổng phương sai được giải thích trong phân tích EFA lần 1 của 19 thang đo

trong nghiên cứu ........................................................................................................ 74
Bảng 4.3: Tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố lần 2 ............................................. 74
Bảng 4.4: Tổng phương sai được giải thích trong phân tích EFA lần 2 của 18 thang đo
trong nghiên cứu ........................................................................................................ 75
Bảng 4.5: Tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố lần 3 ............................................. 76
Bảng 4.6: Tổng phương sai được giải thích trong phân tích EFA lần 3 của 17 thang đo
trong nghiên cứu ........................................................................................................ 76
Bảng 4.7: Tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố lần 4 ............................................. 77
Bảng 4.8: Tổng phương sai được giải thích trong phân tích EFA lần 4 của 16 thang đo
nghiên cứu ................................................................................................................. 77
Bảng 4.9. Bảng mã hóa lại các khái niệm và thang đo nghiên cứu ............................. 78
Bảng 4.10: Bảng tóm tắt hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố ............................. 80
Bảng 4.11: Thống kê mô tả thực hiện CSR tại các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt
Nam ........................................................................................................................... 82
Bảng 4.12: Thống kê mô tả nhân tố Hoạch định chiến lược định hướng bên ngoài .... 84
Bảng 4.13: Thống kê mô tả nhân tố Hoạch định chiến lược định hướng bên trong ..... 86
Bảng 4.14: Thống kê mô tả nhân tố Luật và thực thi pháp luật................................... 87
Bảng 4.15: Thống kê mô tả nhân tố Văn hóa nhân văn của DN ................................. 88
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định dữ liệu phân phối chuẩn thang đo các nhân tố ảnh
hưởng đến thực hiện TNXH tại các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam .............. 89
Bảng 4.17. Ma trận hệ số tương quan ......................................................................... 90


ix
Bảng 4.18: Bảng kết quả hồi quy của mô hình thực hiện CSR tại các DN thuộc Tập đoàn Dệt
may Việt Nam ........................................................................................................... 92
Bảng 4.19: Kết quả phân tích phương sai ANOVA .................................................... 92
Bảng 4.20: Kết quả phân tích hồi quy đa biến ............................................................ 93
Bảng 4.21: Tầm quan trọng của các nhân tố............................................................... 95
Bảng 4.22: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết .................................................... 96

Bảng 4.23: Bảng kết quả hồi quy của mô hình thực hiện CSR tại các DN thuộc Tập
đoàn Dệt may Việt Nam phụ thuộc vào đặc điểm DN ................................................ 97
Bảng 4.25: Kết quả phân tích phương sai ANOVA .................................................... 98
Bảng 4.26: Kết quả phân tích hồi quy đa biến ............................................................ 99


x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Thực hiện CSR đối với NLĐ ................................................................. 61
Biểu đồ 4.2: Thực hiện CSR đối với NTD ................................................................. 62
Biểu đồ 4.3: Thực hiện CSR đối với môi trường ........................................................ 62
Biểu đồ 4.4: Thực hiện CSR đối với cộng đồng ......................................................... 63
Biểu đồ 4.5: Thực hiện CSR đối với NLĐ ................................................................. 65
Biểu đồ 4.6: Thực hiện CSR đối với NTD ................................................................. 66
Biểu đồ 4.7: Thực hiện CSR đối với môi trường ........................................................ 67
Biểu đồ 4.8: Thực hiện CSR đối với cộng đồng ......................................................... 68


xi

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Sự phát triển của CSR giai đoạn 1950 -2000 .............................................. 11
Hình 2.2: Tầm quan trọng của CSR đối với DN ......................................................... 12
Hình 2.3: Động lực thực hiện CSR trong DN ............................................................. 14
Hình 2.4: Mô hình quyền lực của các bên hữu quan ................................................... 21
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu dự kiến....................................................................... 27
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận án ............................................................... 33
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức .................................................................. 42


Sơ đồ 2.1: Mô hình kim tự tháp của Carroll ............................................................... 19
Sơ đồ 4.1: Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết ........................................................ 96


1

CHƯƠNG 1.
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Theo quan điểm của các nhà kinh tế, trách nhiệm cuối cùng của một doanh
nghiệp (DN) là tối đa hóa lợi nhuận và tạo ra giá trị cho cổ đông (Friedman, 1970).
Do vậy, tài chính là động lực duy nhất thúc đẩy các hoạt động của một DN. Ngày
nay, quan niệm đó đã nhường chỗ cho những quan điểm mở rộng hơn, đó là câu hỏi
về cách thức kinh doanh của DN ngoài việc sử dụng các nguồn lực của DN phục vụ
cho lợi ích của cổ đông còn cần quan tâm đến các bên liên quan cũng như cần được
điều hành từ một quan điểm đạo đức. Tư duy rộng mở hơn này, được gọi là “trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp” (Corporate Socail Responsibility - CSR) (Freeman,
1984). CSR của DN là khái niệm xuất hiện khá nhiều trong các hoạt động của xã hội,
từ giảng dạy lý thuyết cho đến thực hành trong thực tế. Tuy nhiên hiểu CSR của DN
như thế nào cho đầy đủ vẫn luôn là câu chuyện được đưa ra chia sẻ của nhiều nhà
nghiên cứu, học giả và của chính các doanh nhân.
“Các DN đang mong muốn thể hiện mình là công dân đáng tin cậy và lương
thiện, những người công dân luôn quan tâm đến hạnh phúc của toàn xã hội” (Gössling
and Vocht, 2007). Điều đó hướng CSR tập trung vào các giá trị và mục tiêu cơ bản có
ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của DN, bao gồm các vấn đề về môi trường quản
trị gồm: quản trị sản xuất, quản trị nguồn nhân lực, quản trị tài chính và quản trị
marketing… Cùng với các khái niệm liên quan đến tư cách “công dân DN” (corporate
citizen) và quản lý các bên liên quan, CSR cung cấp một góc nhìn mới cho các DN và
người quản lý như là sự tương tác của DN với nhiều đối tác trong xã hội, bao gồm cả
người tiêu dùng, các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ (NGOs), môi

trường, xã hội và cộng đồng. CSR đã trở thành một xu hướng của toàn cầu hoá và
ngày càng được các tập đoàn đa quốc gia lớn nhìn nhận nghiêm túc hơn. CSR được
xem không chỉ là “điều đúng đắn nên làm”, mà còn là “điều khôn ngoan nên làm”
(Smith, 2003).
Theo (Beurden and Gössling, 2008) trong thực tế, “CSR bao gồm rất nhiều yếu
tố từ nhận thức đến các hành động thực tiễn, từ đóng góp từ thiện cho đến các vấn đề
xã hội, đặc biệt là bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, cải thiện điều kiện làm việc,
nâng cao phúc lợi nhân viên, phát triển năng lực và phát triển cộng đồng”. Tuy nhiên,
“cách các DN có quan điểm về CSR và hành động như một công dân tốt có sự đa dạng
từ một ngành kinh tế này sang một ngành khác, từ một nước này sang một nước khác”


2
(Bui, 2010). Trong môi trường kinh doanh các DN có thể tập trung thực hiện CSR của
họ bằng cách được công nhận đạt một số chứng nhận quốc tế hoặc tuân thủ một số bộ
quy tắc ứng xử CoC- Code of Conduct, CoE- Code of Ethics. Các tập đoàn đa quốc gia
hay những DN có thương hiệu mạnh đều áp dụng một cách có hệ thống các bộ tiêu
chuẩn CSR như SA8000, WRAP, ISO 14000, ISO 26000, ISO 9000, GRI và các quy
tắc ứng xử CoC, CoE...
Mặc dù CSR ở Việt Nam còn tương đối mới, song tầm quan trọng của CSR
trong công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của DN Việt Nam đã tăng lên trong
nhiều năm gần đây. Nhiều doanh nhân chủ động thực hiện làm từ thiện gắn với sự nổi
tiếng của công ty. Vinamilk đã chủ động đưa CSR vào chiến lược kinh doanh của
mình như "chương trình việc làm bền vững". Năm 2014, Vinamilk vinh dự nhận kết
quả là "một trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam với vị trí thứ 2 trong tổng thể và
là thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất ở hai hạng mục chính là lương, thưởng,
bên cạnh đó còn phúc lợi, chất lượng công việc & cuộc sống" (Vinamilk, Phát triển
bền vững Báo cáo năm, 2014). Về phía Chính phủ cũng có nhiều giải thưởng cho các
DN có các hoạt động CSR tốt như giải thưởng "CSR hướng tới sự phát triển bền vững"
(VNR 500 và VCCI 2005, 2012). Trong Diễn đàn DN về giải thưởng CSR 2012, ông

Nguyễn Quang Vinh, giám đốc văn phòng DN vì sự Phát triển Bền vững – VCCI nhấn
mạnh "CSR không phải là đồ trang sức cho DN mà nó thực sự là sự sống còn của mỗi
DN. DN không nên nhìn nhận đây là một gánh nặng, là điều gì đó xa vời mà nó cần
được bắt đầu bằng những điều tưởng như đơn giản, ví dụ như quan tâm cải thiện điều
kiện làm việc của người lao động, đưa ra giải pháp tốt cho tiết kiệm năng lượng, bảo
vệ môi trường…đó là cách thực hiện CSR đơn giản mà không tốn kém". Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XI, với chủ trương "Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền
vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược". Đây là điều quan
trọng đối với các DN Việt Nam, CSR của các DN Việt Nam đang định hướng phát
triển bền vững.
Thực hiện CSR ở các DN Việt Nam còn đối mặt nhiều thách thức. Thứ nhất, đó
là sự hiểu biết, nhận thức của nhiều nhà quản trị về CSR chưa đúng và đầy đủ. DN
chưa hiểu rằng thực hiện CSR phải được đặt ra ngay trong kế hoạch sản xuất kinh
doanh hay đơn giản chỉ cần tuân thủ đúng các Luật. Thứ hai, do sự tác động của toàn
cầu hóa, các DN Việt Nam buộc phải áp dụng những hệ thống quy tắc ứng xử du nhập
từ quốc tế, nơi có mặt bằng vật chất cao hơn so với Việt Nam. Trong khi đó các DN
Việt thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực CSR, đặc biệt là các
DNNVV. Hơn nữa, triển khai thực hiện CSR còn thiếu các chính sách pháp luật đồng


3
bộ và hệ thống tiêu chuẩn phù hợp với kỹ thuật và xã hội. "Ở các nước phát triển, thực
hiện CSR là vấn đề tất yếu đi liền với các hoạt động kinh doanh, còn ở Việt Nam, các
DN phần lớn chỉ thực hiện do mang tính bắt buộc hay từ sự thiện tâm của người đứng
đầu DN. Rõ ràng đây là 2 quan niệm kinh doanh hoàn toàn khác nhau" (VBCSD,
2013, pp. 22-29).
Theo Báo cáo của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) năm 2018, Tập đoàn
có hơn 110 đơn vị thành viên, đơn vị liên kết và 120 nghìn lao động. Hiện tại Tập
đoàn Dệt may Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 400 tập đoàn, công ty đến
từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm hơn 20%

tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may cả nước. Lợi nhuận Công ty mẹ năm 2018
ước đạt 345 tỷ đồng bằng 113,1% kế hoạch năm 2017, tăng 35% so với cùng kỳ. Thu
nhập bình quân người lao động đạt 7.550 nghìn đồng/người/tháng, tăng 6,3% so cùng
kỳ. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của năm 2018 với mức đạt 5 tỷ USD,
được coi là con số đặc biệt, bằng 100% kim ngạch xuất khẩu của năm 2007. Xuất
khẩu hàng dệt may sang các thị trường lớn vẫn tăng trưởng ổn định, cụ thể, nhập
khẩu dệt may vào thị trường Mỹ giảm 0,5% nhưng nhập khẩu từ Việt Nam tăng hơn
9%. Nhập khẩu dệt may vào Nhật Bản tăng 8% nhưng nhập khẩu từ trong nước có
mức tăng hơn 19%. Thậm chí tại thị trường Hàn Quốc, trong khi nhập khẩu dệt may
vào thị trường này giảm 7% thì nhập khẩu từ Việt Nam vẫn tăng 9%. Điều này cho
thấy dệt may trong nước ngày càng có uy tín và có khả năng cạnh tranh cao trên thị
trường thế giới. Việc tiếp tục đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU
giúp ngành dệt may mở ra những cơ hội mới đối với thị trường đầy tiềm năng.
Ngành dệt may sẽ tận dụng cơ hội mới để đạt mức xuất khẩu cao nhất có thể.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam là một trong những Tập đoàn có đóng góp lớn cho
nền kinh tế. Với đặc thù là ngành sử dụng nhiều lao động (trong đó lao động nữ chiếm
70%); quá trình sản xuất của các DN dệt may tác động trực tiếp đến môi trường; mức
độ cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới cao, chịu nhiều rào cản khi xuất
khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác. Quá
trình hội nhập quốc tế đòi hỏi các DN dệt may Việt Nam phải thực hiện theo đúng các
quy định trong nước và quốc tế, trong đó thực hiện CSR trở thành một vấn đề cần
được quan tâm. Bên cạnh những đóng góp to lớn của các DN thuộc Tập đoàn Dệt may
Việt Nam, thì vẫn còn có những hạn chế cần phải khắc phục đó là: Thu nhập người lao
động trong ngành đã cải thiện nhưng vẫn còn thấp so với cường độ làm việc, thời gian
mà người lao động phải bỏ ra; Lãnh đạo một số DN Dệt May chưa thực hiện đầy đủ


4
Bộ Luật Lao động và Luật Công đoàn, chưa giải quyết kịp thời kiến nghị hợp pháp của
NLĐ, chưa đảm bảo việc làm, giảm tiền lương, giảm thu nhập dẫn đến người lao động

ở một số công ty đình công để đòi quyền lợi; Một số DN xả nước thải chưa qua xử lý
ra môi trường, tìm biện pháp giảm chi phí đầu vào, trong đó giảm những chi phí cho
môi trường tự nhiên - xã hội.
Để các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) chủ động thực hiện
CSR thì rất cần thiết phải xác định được nhân tố nào ảnh hưởng đến thực hiện CSR
của các DN. Nhu cầu thực hiện CSR trước hết xuất phát từ sức ép của môi trường bên
ngoài, sự thay đổi nhận thức và hành động của DN. Do đó, việc lựa chọn nghiên cứu
Luận án tiến sĩ với tên đề tài “Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội
của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam” là rất cần thiết và có ý
nghĩa.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Để hoàn thành các nội dung nghiên cứu, luận án tập trung vào 2 mục tiêu chính
là tổng quát và cụ thể gồm:
• Mục tiêu tổng quát:
- Xây dựng mô hình nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR của các DN
thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
- Kiểm định thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR của các DN
thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
- Kết luận về chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
thực hiện CSR của các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam để làm căn cứ cho
việc đề xuất hàm ý chính sách, giải pháp tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội tại
các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn.
• Mục tiêu cụ thể:
- Lựa chọn định nghĩa CSR và thực hiện CSR cho phù hợp với bối cảnh, điều
kiện kinh doanh ở các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng thực hiện CSR của các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt
Nam.
- Xây dựng mô hình lý thuyết và kiểm định nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện
CSR của các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam.

- Đưa ra hàm ý và đề xuất khuyến nghị đối với các DN thuộc Tập đoàn Dệt may
Việt Nam và Nhà nước trong quá trình xem xét, đánh giá, xác định thứ tự ưu tiên của


5
các nhân tố ảnh hưởng và nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng thực hiện
CSR.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu chính của luận án
Nghiên cứu đề tài này, thực chất là đi tìm câu trả lời cho 3 câu hỏi sau:


Câu hỏi 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến thực hiện CSR của các DN

thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam?


Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thực hiện CSR của các

DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam như thế nào?
• Câu hỏi 3: Khuyến nghị nào cần được đưa ra đối với các chủ thể khi đánh giá
nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR của các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt
Nam?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR
của các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về mặt không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại tất cả các DN thuộc

Tập đoàn Dệt may Việt Nam (110 DN).
Phạm vi về mặt thời gian: Các dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập
chủ yếu trong giai đoạn từ 2016 – 2018, trong đó các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ
các báo cáo của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, các báo cáo thường niên của VCCI, còn
các dữ liệu sơ cấp được thu thập tại tất cả các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
Phạm vi về mặt nội dung: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về CSR của DN, các nhân
tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR của DN, qua đó đánh giá thực trạng thực hiện CSR
của các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
tác động đến thực hiện CSR của các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Nội dung
đề xuất hàm ý chính sách và các khuyến nghị với Nhà nước gắn với thực tế thực hiện
CSR của các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Do hạn chế về mặt nguồn lực
nên nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát các nhà quản lý cấp cao và cấp trung
trong các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam mà chưa khảo sát được trên đối
tượng người lao động, người tiêu dùng, đối tác…về việc thực hiện CSR của các DN
thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam.


6
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
Trong đó, phương pháp định tính nhằm hỗ trợ việc kiểm chứng các dữ liệu phân tích
trong mô hình. Trước tiên là nghiên cứu tại bàn bằng việc lấy thông tin từ các bài báo,
tạp chí ngành, các tạp san, internet, bản tin và các số liệu từ tổng cục thống kê, trên
website của Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Số liệu về số lượng các DN thuộc Tập đoàn
Dệt May, về thị trường chủ yếu, về quy mô vốn, kết quả hoạt động SXKD 2013-2018.
Sau khi thu thập được thông tin, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp các dữ liệu để
xây dựng cơ sở lý thuyết, phát triển mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Sau đó, phỏng
vấn sâu các nhà quản lý để làm rõ các thông tin về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện
CSR của các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Phương pháp định lượng được
tiến hành thông qua phát phiếu điều tra khảo sát bằng bảng hỏi đối với quản lý các cấp

trong các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, với quy mô mẫu là 110 DN thuộc
Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 thông
qua phân tích thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy
tuyến tính. Như vậy, bằng việc kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng sẽ
giúp khắc phục hạn chế và tăng cường kết quả nghiên cứu của luận án (chi tiết ở
chương 3 của luận án).

1.5. Những đóng góp mới của nghiên cứu
Luận án có đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn cụ thể như sau:
Về lý luận: Mặc dù có nhiều nghiên cứu về CSR của DN nhưng trong nghiên
cứu này, tác giả có đóng góp về mặt lý luận, đó là:
- Luận án đã làm rõ được khái niệm CSR và thực hiện CSR của DN.
- Xác minh tính phù hợp, đặc thù của mô hình và đề xuất các nhân tố ảnh
hưởng gồm: (1) Hoạch định chiến lược định hướng bên ngoài, (2) Hoạch định
chiến lược định hướng bên trong, (3) Văn hóa nhân văn của DN, (4) Luật và thực
thi pháp luật. Trong đó, nhân tố “Luật và thực thi pháp luật” được tác giả xây
dựng mới trong mô hình.
- Là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam áp dụng nghiên cứu định lượng đối với 1
lĩnh vực khó lượng hóa như văn hóa nhân văn của DN với thực hiện CSR.
Về thực tiễn:
(1) Luận án đã đánh giá được thực trạng thực hiện CSR và thực trạng các nhân
tố ảnh hưởng tới thực hiện CSR của các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
Thông qua các kết quả chính của nghiên cứu, luận án đã đề xuất hàm ý chính sách góp


7
phần giúp nhà quản lý ở các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam xác định được
mức độ ưu tiên đối với từng nhân tố ảnh hưởng. Từ đó sẽ góp phần giúp nhà quản lý
cấp cao trong các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam xây dựng được các chiến
lược, kế hoạch và chính sách CSR sát với yêu cầu đòi hỏi của thực tế cũng như nâng

cao năng lực cạnh tranh, phát triển kinh tế bền vững và tăng khả năng hội nhập sâu vào
nền kinh tế toàn cầu. Ngoài ra căn cứ vào lợi ích thu được từ thực hiện CSR cũng như
mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến thực hiện CSR, các DN thuộc Tập đoàn Dệt
may Việt Nam sẽ cân đối mức độ tập trung trọng yếu vào từng nhân tố và khía cạnh
CSR. Các DN hiểu được các vấn đề liên quan đến CSR sẽ giúp họ tính toán được
những lợi ích thông qua thực hiện CSR.
(2) Luận án kiểm định được độ tin cậy của các khái niệm và thang đo nghiên
cứu trong mô hình.
(3) Luận án phát hiện nhân tố “Luật và thực thi pháp luật” có tác động thuận
chiều đến thực hiện CSR của các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
(4) Luận án đã đề xuất được một số hàm ý chính sách đối với các DN thuộc Tập
đoàn Dệt may Việt Nam và khuyến nghị với Nhà nước nhằm thúc đẩy các DN dệt may
thực hiện CSR ngày một tốt hơn.

1.6. Kết cấu của luận án
Để đảm bảo trình bày toàn bộ các nội dung nghiên cứu của mình, ngoài kết
luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận án được chia thành 5
chương chính như sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu, khoảng trống và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị


8

CHƯƠNG 2.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, KHOẢNG TRỐNG
VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Một số vấn đề chung về thực hiện CSR
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của CSR
* CSR trong những năm 1950
Những năm 1950 đánh dấu sự ra đời của một khái niệm mới – CSR của DN khi
Bowen xuất bản cuốn sách của mình với nhan đề "CSR của Doanh nhân" vào năm
1953. Ông định nghĩa "CSR đề cập đến nghĩa vụ của DN theo đuổi các chính sách,
để thực hiện những quyết định, hoặc theo đuổi các hành động đó là mong muốn về
các mục tiêu và các giá trị của xã hội" (Bowen, 1953). Các DN tham gia vào CSR
cần thực hiện một cách tự nguyện với sự can thiệp tối thiểu của chính phủ. Tuy
nhiên, một vài năm sau đó, ông đặt câu hỏi về suy nghĩ đầu tiên của mình bằng
cách lập luận rằng "tôi đã xem đó là CSR tự nguyện không thể dựa vào hình thức
quan trọng của việc kiểm soát DN. Sức mạnh của kinh doanh lấn át CSR tự
nguyện" (Frederick, 2006).
Sau nghiên cứu của Bowen, Theodore Levitt đã nghiên cứu về CSR với tuyên
bố "Công việc của chính phủ không phải là kinh doanh và công việc kinh doanh không
phải là của Chính phủ" (Levitt, 1958). Kế thừa từ lập luận trên của Levitt, Friedman
cho rằng "CSR duy nhất của một DN là theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho
các cổ đông trong ranh giới quy định bởi luật” (Friedman, 1970). Quan điểm này đã bị
chỉ trích nặng nề trong quá trình hình thành cơ sở lý thuyết về CSR và thậm chí ngày
nay nhiều học giả vẫn đưa ra lập luận nhằm mục đích để chứng minh rằng Friedman
sai. Cách tiếp cận của ông dựa trên lý thuyết đại lý và ngụ ý rằng các DN "chỉ có nghĩa
vụ đáp ứng lợi ích của các cổ đông, chính phủ là người chịu trách nhiệm chăm sóc các
khía cạnh xã hội và các khía cạnh môi trường thông qua áp dụng luật”. "Cách lập luận
này xem CSR là một sự lãng phí nguồn lực có thể được sử dụng như lợi nhuận cho các
cổ đông hoặc làm phương tiện đầu tư nội bộ” (McWilliams et al., 2006). Mặc dù
Bowen và Friedman có cách tiếp cận khác nhau đáng kể về CSR, nhưng giả định cơ
bản của họ là giống nhau. Cả hai đều quan tâm đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận để
cải thiện hoạt động tài chính. Sự khác biệt của 2 nghiên cứu đó là Bowen công nhận
CSR như một cơ hội cho các DN nhằm tăng cường lợi ích của chính họ, trong khi đó
Friedman xem CSR như là một mối đe dọa.



9
* CSR trong những năm 1960 và 1970
Davis (1960) cho rằng "CSR cần được phân tích từ một quan điểm khác, quan
điểm mới này bổ sung thêm nghĩa vụ đạo đức” (Davis, 1960). "Các DN nên tham gia
vào hoạt động CSR vì vừa là quyền, cũng là điều kiện cần” (Davis, 1973). Ủy ban phát
triển kinh tế (CED-Commission Economic Development, 1970) tuyên bố "các Tổng
công ty nên là tổ chức hoạt động trong toàn xã hội thay vì chỉ trên thị trường”
(Frederick, 2006). Sau này CED cho rằng CSR của DN không chỉ để sản xuất các sản
phẩm, dịch vụ và hành động từ thiện, mà thực hiện CSR cần hoạt động theo chiều
hướng thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của xã hội. CED đề cập rõ các khái niệm về khế
ước xã hội và cho rằng CSR là một yêu cầu bắt buộc chứ không phải là tự nguyện. Các
DN cần tập trung vào 10 lĩnh vực chủ yếu như tăng trưởng kinh tế và hiệu quả, giáo
dục, việc làm và đào tạo, dân quyền và cơ hội bình đẳng, đổi mới đô thị và phát triển,
ngăn chặn ô nhiễm, bảo tồn và vui chơi giải trí, văn hóa và nghệ thuật, chăm sóc y tế
và mối quan hệ với chính phủ (Frederick, 2006). Sự nổi bật trong báo cáo của CED về
CSR là đã đề xuất các DN nên hợp tác với chính phủ. Xu hướng này trùng với các tiếp
cận nhiều năm sau đó, "CSR cần được thực hiện bằng việc hợp tác với chính phủ
nhằm thể hiện một ưu tiên đối với việc bảo vệ quyền tự chủ của thị trường tự do”
(Eilbert and Parket, 1973).
Thời gian sau xuất hiện mô hình khái niệm ba chiều của Carroll (Carroll, 1979).
Trong mô hình này, tương tự như hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow, Carroll lập
luận "CSR của DN nên bao gồm bốn trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân
văn”. Các DN nên xác định các trách nhiệm CSR của mình, xác định các lĩnh vực CSR
và sau đó quyết định xem nên đáp ứng chủ động hoặc thụ động. Mặc dù mô hình có
thể đơn giản, nhưng lần đầu tiên vạch ra cho các DN một chiến lược cụ thể để làm
theo. Các đề xuất của Carroll tạo thành 3 chủ đề chính đến nay vẫn còn được tranh
luận trong tổng quan về CSR (Blowfield and Murray, 2008).
* CSR trong những năm 1990

Các yếu tố đạo đức bắt đầu được đề cập nhiều hơn nữa sau sự xuất hiện nhiều
vụ tai tiếng ở các công ty nổi tiếng như Bhopal, Chernobyl và Exxon Valdez. Chính vì
vậy, vào đầu những năm 1990 các học giả như (Donaldson and Davis, 1991) lập luận
rằng các DN nên tham gia vào hoạt động CSR vì đó là điều phải làm và không phải vì
bất kỳ mối quan hệ với hoạt động tài chính của DN. Trong một nhận thức tương tự,
Wood đề xuất tầm quan trọng của thực hiện CSR sẽ cho kết quả rõ rệt về cải thiện
kinh doanh, xây dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng và cho rằng trách nhiệm của DN


10
ngoài tài chính và pháp lý, thì các nhà quản lý cần quan tâm đến các hành động như
đạo đức và từ thiện. Các DN nên thay đổi để hướng đến "sản xuất ít gây hại và kết quả
mang lại lợi ích nhiều hơn cho xã hội và con người" (Wood, 1991). Nghiên cứu này đã
dẫn đến các khái niệm về quyền công dân DN mà sau này đã trở thành một hướng đi
riêng trong thực hiện CSR. Năm 1999 Archie Carroll đã phát triển một khái niệm khác
biệt về CSR, theo đó, CSR "là tất các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức, nhân văn và
những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở DN trong mỗi thời điểm nhất định"
(Carroll, 1999). Tuy nhiên cách diễn đạt này của Carroll khiến nhiều người hiểu lầm
rằng để phấn đấu thực hiện được nghĩa vụ cao hơn thì DN phải thỏa mãn được nghĩa
vụ thấp hơn trước và các nghĩa vụ này cũng có sự phân biệt khá rạch ròi giữa đạo đức
và từ thiện, giữa nghĩa vụ pháp lý và nghĩa vụ kinh tế. Trên thực tế khi thực hiện các
nghĩa vụ vẫn phải lồng ghép vào nhau và nhiều khi tồn tại song song trong cùng một
sự việc.
* CSR trong thế kỷ 21
Giai đoạn này các nhà nghiên cứu tập trung phân tích mối quan hệ giữa CSR
với chiến lược, sau đó kết luận rằng các DN thực hiện CSR theo hướng hợp nhất vào
chiến lược kinh doanh nhằm sử dụng CSR có lợi cho DN. Baron (2001) gọi cách làm
này là trách nhiệm DN chiến lược và phân biệt hai hình thức CSR vị tha và CSR
chiến lược (Baron, 2001). CSR vị tha đề cập đến hành động thực hiện bởi các DN
nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, trong khi CSR chiến lược đề cập đến việc DN sử

dụng CSR để nắm bắt giá trị. Castka và cộng sự đã tiết lộ rằng DN nhỏ có thể được
hưởng lợi từ CSR, cải thiện kết quả kinh doanh của họ và phát triển lợi thế cạnh
tranh, ISO 9001 được xem là một phương tiện để hội nhập vào các hoạt động CSR
của DN (Castka et al., 2004). Tương tự như vậy, Cambra-Fierro và cộng sự kết luận
rằng quy mô của DN không ảnh hưởng đến hành vi của DN đối với CSR (CambraFierro et al., 2008). Trong một suy nghĩ tương tự, Jenkins cho rằng DN nhỏ cần có sự
hỗ trợ trong việc áp dụng CSR và có thể tận dụng được các cơ hội do thực hiện CSR
cũng như tối đa hóa lợi ích kinh doanh từ các cơ hội như vậy (Jenkins, 2009). Tiếp
tục tập trung rà soát lại khái niệm CSR và các nhà quản lý cần thiết phải có kiến thức
về CSR (Lockett et al., 2006).


11

Kỷ nguyên
hiện đại về
trách nhiệm
xã hội
Bowen
(1953)
Các vấn đề
đạo đức
được đề cập
Trách nhiệm
xã hội của
những
người kinh
doanh

Những
năm 1950


Phát triển
CSR và tìm
kiếm sự hợp

Davis (1960)
McGuire
(1963)
Các phản
ứng bên
ngoài của tổ
chức được
xem là định
hướng
nghiên cứu

Những
năm 1960

Sự thay đổi
lớn trong
nghiên cứu
về CSR và
sự tự phát
triển về mặt
học thuật
CSR
Fredman
Milton
(1970)

Carroll
(1977, 1979,
1999)
Sự tranh
luận của 2
trường phái
đối lập. Nổi
bật là mô
hình thực
dụng
Những
năm 1970

Ít định nghĩa
hơn, tập trung
phân tích sâu
các khái niệm
CSR – kỷ
nguyên thực
hiện các vấn
đề xã hội của
DN
Freeman
(1984)
Warwick &
Cochran
(1985)
Xem xét các
bên liên quan
và sự kết hợp

chặt chẽ hơn
với hiệu quả
của DN

Nhiều chủ
đề về CSR
trong quản
lý chiến lược
Wood
(1991)
Carroll
(1991,1999)
Jones
(1995),
Suchman
(1995)
Hart (1997)
Quản lý các
bên liên
quan và lý
thuyết thể
chế. CSR
được xem
như một
công cụ
chiến lược

Các vụ bê
bối của DN
và vấn đề

toàn cầu.
Ảnh hưởng
của CSR đối
với các lĩnh
vực kinh
doanh
Margolis &
Walsh
(2001)
Porter &
Kramer
(2002)
Kotler &
Lee (2005)
Chiến lược
CSR là lợi
thế cạnh
tranh

Những
năm 2000
Những
năm 1980

Những
năm 1990

Hình 2.1: Sự phát triển của CSR giai đoạn 1950 -2000
Nguồn: Nada Kakabadse, Cécile Rozuel, Linda Lee-Davies (2005), "Corporate social
responsibility and stakeholder approach: a conceptual review", International Journal

of Business Governance and Ethics, Vol. 1 (4), pp. 277-302.

2.1.2. Lợi ích của thực hiện CSR
Theo nghiên cứu của McKensey vào năm 2007 cho thấy, 95% trong số 391 CEOs
tại Hoa Kỳ được phỏng vấn trả lời rằng xã hội mong đợi DN thực hiện hoạt động CSR
nhiều hơn so với 5 năm trước và 50% trong số họ khẳng định mong đợi này sẽ tăng rất
cao trong vòng 5 năm tới 2012. Người tiêu dùng ngày càng đặt ít niềm tin vào sản


12
phẩm và vào DN, điều này tạo nên áp lực cho các DN phải hành xử đúng mực để gây
dựng lòng tin. Môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt, nhân tài ngày
càng khó giữ, nguồn nguyên liệu tự nhiên ngày càng hạn hẹp thì áp lực từ người tiêu
dùng, xã hội và môi trường kinh doanh lên DN ngày càng nặng nề hơn. Cũng theo
nghiên cứu này, trong số những nhân tố ảnh hưởng tới yêu cầu hành xử CSR của DN
thì việc tăng mối quan tâm về môi trường sống dẫn đầu với tỷ lệ 61%, kế tiếp là yêu
cầu tăng cao của người tiêu dùng trong tình hình ngày càng khan hiếm nguyên liệu và
sản phẩm tự nhiên 38%. Ảnh hưởng chất lượng hàng hóa từ Trung Quốc, Ấn Độ cũng
gây áp lực không kém 37% và một thế giới phẳng về thông tin bắt buộc DN phải giữ
nguyên cam kết của mình trên mọi thị trường và thời điểm 33%. Hoạt động CSR là
một cam kết không thể tách rời trong chiến lược phát triển kinh doanh của DN trong
hiện tại và tương lai. Theo nghiên cứu của Brandsvietnam, tầm quan trọng của thực
hiện CSR trong các DN ngày càng tăng lên, với tỷ lệ 43% cho rằng rất quan trọng, hơi
quan trọng 29% và không quan trọng chỉ có 2%.

Hình 2.2: Tầm quan trọng của CSR đối với DN
Nguồn: />Thực hiện tốt CSR đem đến cho DN nhiều lợi ích hơn, lợi ích dài hạn chủ yếu
của CSR chính là giúp DN phát triển bền vững, giảm chi phí và tăng năng suất lao
động, cải thiện quan hệ lao động, tăng doanh thu và cơ hội tiếp cận thị trường mới, thu
hút và giữ chân nhân viên giỏi, có tay nghề cao, tạo sự trung thành và giảm bớt rủi ro,

nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của DN từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh,


×