Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Mối liên quan giữa tình trạng kháng insulin ở người rối loạn glucose máu lúc đói với chỉ số khối cơ thể (BMI) dư cân, béo phì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.25 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN
Ở NGƯỜI RỐI LOẠN GLUCOSE MÁU LÚC ĐÓI
VỚI CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ (BMI) DƯ CÂN, BÉO PHÌ
Hoàng Ngọc Vân*, Nguyễn Đức Công*, Nguyễn Bá Lương*, Hồ Thượng Dũng*

TÓM TẮT
Cơ sở: Các yếu tố nguy cơ cao của bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 bao gồm, thừa cân béo phì, rối loạn
lipid máu, tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành và tiền đái tháo đường …
Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng kháng insulin ở người rối loạn glucose máu lúc đói
(RLGMLĐ) với thừa cân, béo phì.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang.
Kết quả: Trong nghiên cứu này, 80 người RLGMLĐ có tuổi trung bình là 64,2 ± 11,1 và 80 người khỏe
mạnh có độ tuổi và phân bố về giới tương đương. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 58,8% đối tượng nghiên cứu có
thừa cân và béo phì, tình trạng kháng insulin ở người RLGMLĐ có liên quan với thừa cân và béo phì, HOMA
IR tương quan thuận mức độ vừa với BMI (r = 0,316, p <0,001).
Kết luận: Có mối liên quan giữa tình trạng kháng insulin ở người RLGMLĐ với BMI.
Từ khóa: Rối loạn glucose máu lúc đói, kháng insulin, liên quan, BMI.

ABSTRACT
RELATIONSHIP BETWEEN INSULIN RESISTANCE AND BMI OF OVERWEIGHT, OBESITY IN
HUMAN WITH IMPAIRED FASTING GLUCOSE

Hoang Ngọc Van, Nguyen Đuc Cong, Nguyen Ba Luong, Ho Thuong Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 315 - 320
Background: The risk factors of type 2 diabetes including overweight and obesity, dyslipoprotein, prediabetes, hypertension and coronary artery disease...
Objective: To investigate relationship between insulin resistance and BMI (body mass index) of
overweight, obesity in human with impaired fasting glucose.


Study methods: A prospective descriptive cross - section.
Results: In this study, the mean age of 80 patients with impaired fasting glucose is 64.2 ± 11.1, the mean age
of 80 healthy controls is 61.9 ± 11.9 and the gender distributions of two previous groups are equal. The results of
the study showed that: The rate was 58.8% overweight, obesity. Insulin resistance in human with impaired
fasting glucose associated with BMI of overweight, obesity (p <0.027). HOMA IR correlated with BMI
moderate agreement (r = 0.316, p <0.001).
Conclusion: The result of this study indicates that BMI of overweight, obesity is strictly associated with
insulin resistance in human with impaired fasting glucose.
Key words: impaired fasting glucose (IFG), insulin resistance (IR), HOMA IR, BMI overweight, obesity.
* Bệnh viện Thống Nhất TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. CKII. Hoàng Ngọc Vân

ĐT: 0988881789

Email:

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012

315


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

ĐẶT VẤN ĐỀ
Kháng insulin là yếu tố nguy cơ chính trong
một số bệnh lý, bao gồm ĐTĐ týp 2, béo phì,
tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và những bệnh
lý tim mạch khác. Trong thời gian gần đây

kháng insulin đang là vấn đề thời sự không
những trên thế giới mà cả ở Việt Nam.

Nhóm chứng: bao gồm những người khỏe
mạnh đến khám sức khỏe tại khoa cùng
thời điểm.

Tiêu chuẩn loại trừ của nhóm RLGMLĐ
Người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ).
Người bị suy tim, suy gan, suy thận nặng,
suy kiệt nặng, đang mắc các bệnh ác tính.

Rối loạn glucose máu lúc đói là tình trạng
glucose máu cao hơn bình thường nhưng chưa
đủ ngưỡng để chẩn đoán ĐTĐ. Những người
rối loạn glucose máu lúc đói hàng năm có có
một tỷ lệ cao tiến triển thành ĐTĐ týp 2. Nhiều
nghiên cứu đã chứng minh rằng sự kháng
insulin là nguyên nhân chính và được xem như
là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh ĐTĐ týp
2. Do đó việc đánh giá chính xác kháng insulin
là một việc rất quan trọng. Cụ thể là kháng
insulin ở những người có yếu tố nguy cơ cao
của bệnh ĐTĐ týp 2. Một trong những yếu tố
nguy cơ chính của bệnh đái tháo đường týp 2 đó
là tình trạng thừa cân và béo phì.. Xuất phát từ
những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên
cứu “ mối liên quan giữa tình trạng kháng
insulin ở người rối loạn glucose máu lúc đói với
BMI thừa cân, béo phì”.


Đang trong bệnh cảnh cấp tính như nhiễm
khuẩn huyết, hôn mê do chuyển hóa hay do
một nguyên nhân khác (ví dụ như nhồi máu cơ
tim, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu...).

Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu mối liên quan
giữa tình trạng kháng insulin ở người rối loạn
glucose máu lúc đói với BMI thừa cân và béo phì.

Phụ nữ mang thai, phụ nữ có tiền sử sản
khoa đặc biệt: thai chết lưu, sẩy thai, ĐTĐ thai
kỳ,sinh con to (≥4.000g) hoặc có tiền sử sinh
con <2.500g.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu: gồm 80 người rối loạn
glucose máu lúc đói (RLGMLĐ).
Nhóm chứng: Bao gồm 80 người khỏe
mạnh.

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Nhóm RLGMLĐ: những người được chẩn
đoán RLGMLĐ đến khám và điều trị nội trú tại
khoa nội Tổng hợp B1 bệnh viện Thống Nhất,
thời gian từ tháng 01/2010 - 01/2011

Phụ nữ mang thai.
Đang sử dụng một số thuốc ảnh hưởng đến

chức năng tế bào β, độ nhạy insulin như
corticoid, thuốc ức chế beta, thuốc tránh thai
trong vòng một tháng gần đây...
Bệnh nhân mắc các bệnh: to đầu chi,
Cushing do thuốc, cường chức năng tuyến giáp.

Tiêu chuẩn loại trừ của nhóm chứng
Có người thân thế hệ cận kề (bố, mẹ đẻ, con,
anh chị em ruột) mắc bệnh ĐTĐ.
Các bệnh nhân mắc các bệnh nội tiết, phụ nữ
đã được xác định có hội chứng buồng trứng đa
nang.

Phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai trong
vòng một tháng gần đây.

Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn glucose
máu lúc đói (RLGMLĐ)
Chẩn đoán rối loạn glucose máu lúc đói dựa
theo tiêu chuẩn của liên đoàn đái tháo đường
quốc tế (IDF) năm 2005(1).
Chẩn đoán rối loạn glucose máu lúc đói khi
glucose huyết tương lúc đói ≥5,6 mmol/L
(100mg/dL) và <7 mmol/L (126mg/dL), phải dựa
vào 2 lần thử trong vòng 3 ngày và tối đa là 1
tuần kể từ lần xét nghiệm đầu tiên.
Xác định tình trạng kháng insulin dựa vào

316


Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

phương pháp HOMA IR.
HOMA IR = [insulin (µU/ml) × glucose
(mmol/L)]/22,5.
Năm 1998 Tổ chức Y tế thế giới quy ước
kháng insulin khi chỉ số HOMA IR lớn hơn tứ
phân vị trên của nhóm chứng(9).
Đánh giá BMI dựa theo tiêu chuẩn của hiệp
hội ĐTĐ Đông Nam Á năm 2001 người trưởng
thành(11).
Gầy: < 18 kg/m2
Bình thường: 18 - 22,9 kg/m2
Thừa cân: 23 - 24,9 kg/m2
Béo độ 1: 25 - 29,9 kg/m2
Béo độ 2: ≥ 30 kg/m2

Phương pháp nghiên cứu

Tìm hiểu mối liên quan dựa trên phép kiểm
chi bình phương, mối tương quan dựa vào
phương trình hồi quy tuyến tính.
Ngưỡng giá trị p <0,05.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm đối tương nghiên cứu
Bảng 1: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu

Nhóm Nhóm RLGMLĐ Nhóm chứng
Tuổi
(n = 80)
(n = 80)
Toàn bộ (năm) 64,2 ± 11,1
61,9 ± 11,9
Nam (năm)
63,1 ± 11,8
60,1 ± 13,0
Nữ (năm)
64,8 ± 10,9
62,7 ± 11,3
p
0,531
0,353

Nội dung nghiên cứu
Hỏi tiền sử, khám lâm sàng, đo chiều cao,
cân nặng, chỉ số khối cơ thể (BMI)

Trongluong cothe( kg )
BMI 
[Chieucao ( m)] 2

p
0,182
0,172
0,069

Nhận xét: Tuổi trung bình giữa 2 nhóm, giữa

nam và nữ 2 nhóm và trong mỗi nhóm là tương
đương
Bảng 2: Đặc điểm BMI của đói tượng nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu, mô tả cắt ngang.

Nghiên cứu Y học

X

BMI
2

BMI toàn nhóm (kg/m )
Tăng, n (%)

± SD).
(n = 80)
23,6 ± 3,1
47/80 (58,8)

2

23,3 ± 3,0
13/24 (54,2)

BMI nữ (kg/m )
Tăng, n (%)


23,8 ± 3,2
34/56 (60,7)

BMI nam (kg/m )
Tăng, n (%)
2

Xét nghiệm glucose máu lúc đói, HbA1c,

Nhận xét: BMI chung của đối tượng nghiên
cứu, của nam và nữ đều có tỷ lệ tăng cao

cholesterol toàn phần, triglyceid, LDL – C, HDL

Bảng 3: Phân bố đối tượng nghiên cứu dựa theo BMI

– C. Định lượng insulin máu lúc đói (Sử dụng

Tỷ lệ (%) (100,0)

máy ELECSYSE - 170 của hãng ROCHE. Đơn vị

< 18,5
18,5 – 22,9

Tần số
(n = 80)
4
29


đo nồng độ insulin là µU/mL, giá trị trung bình

23 – 24,9

27

33,8

là 2,6 - 24,9 µU/mL), tính chỉ số HOMA IR.

25 – 29,9
≥30

19
1

23,7
1,3

phương pháp miễn dịch hóa phát quang bằng

Xử lý thống kê
Các thông số nghiên cứu được xử lý theo
thuật toán thống kê ứng dụng trong y sinh học
trên phần mềm SPSS version 16.0.
So sánh sự khác biệt giữa các biến định tính
bằng phép kiểm chi bình phương, với các biến
định lượng bằng phép kiểm t - test.

2


BMI (kg/m )

5,0
36,3

Nhận xét: Đối tượng có BMI ở mức bình
thường và thừa cân trong nhóm nghiên cứu
chiếm tỷ lệ cao nhất, nhóm béo phì độ 2 và
nhóm thiếu cân chiếm tỷ lệ thấp nhất.
Bảng 4. Đặc điểm bệnh nền của nhóm RLGMLĐ
Bệnh nền
Tăng HA

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012

Tần số (n = 80)
54

Tỷ lệ (%)
67,5

317


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

Bệnh nền

Tần số (n = 80)
Thiếu máu cơ tim
38
Thừa cân, béo phì
47
Rối loạn chuyển hóa lipid
47
Đột quỵ
13
Bệnh lý dạ dày
8

Tỷ lệ (%)
47,5
58,8
58,8
16,3
10,0

Nhận xét: Trong nhóm RLGMLĐ: bệnh nền
chủ yếu là thừa cân béo phì (58,8%), tăng huyết
áp, tiếp theo là RLCHLP… và thấp nhất là bệnh
lý về dạ dày (10%).

Mối liên quan giữa tình trạng kháng
insulin máu ở người RLGMLĐ với BMI
Bảng 5. Mối liên quan giữa tình trạng kháng insulin
với BMI.
HOMA IR
Kháng

Không kháng
(n=44)
(n = 36)

BMI
Tăng, n(%)
Không tăng n (%)

26/47 (55,3) 21/47 (44,7)
10/33 (30,3) 23/33 (69,7)

p

0,027

Nhận xét: Kháng insulin có liên quan với
BMI có ý nghĩa thông kê (p < 0,05).
Bảng 6: Tương quan tuyến tính giữa HOMA IR với
BMI.
Phương trình hồi quy
-5,72 + 0,428 x BMI

HOMA IR

r
0,316

p
< 0,001


Nhận xét: HOMA IR có tương quan thuận
mức độ vừa với BMI.




HOMA IR

3.00


 

2.00


 




 


15.00

 
 
  





 
  




  





 
 








20.00

25.00

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu bao gồm 160 người,
được chia làm 2 nhóm: nhóm chứng là nhóm
chứng gồm 80 người lớn khỏe mạnh. Nhóm
RLGMLĐ gồm 80 người. Với số lượng đối
tượng nghiên cứu trên có điều kiện để so sánh
về các chỉ số kháng insulin.

Tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu
Trong bảng 1 cho thấy: tuổi trung bình của
nhóm RLGMLĐ là 64,3 ± 11,1 năm. Phân bố về
nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu: Trong
nghiên cứu của chúng tôi người RLGMLĐ trên
60 tuổi cao hơn số người dưới 60 tuổi.
Tuổi trung bình của người RLGMLĐ trong
một số nghiên cứu: Theo Lương Văn Một,
Nguyễn Văn Quýnh (2003) nghiên cứu tình
trạng rối loạn lipid máu ở những người có rối
loạn glucose máu lúc đói và rối loạn dung nạp
glucose, tuổi trung bình của người rối loạn
glucose máu lúc đói là 56,5 ± 4,3(7). Theo Nathan
MD và cộng sự (2007), tuổi trung bình của người
rối loạn glucose máu lúc đói là 57 tuổi(10). Như
vậy tuổi trung bình của người rối loạn glucose
máu lúc đói trong nghiên cứu của chúng tôi cao
hơn các tác giả trên. Có lẽ do những đối tượng
phục vụ của bệnh viện Thống Nhất chủ yếu là
người cao tuổi do đó những người được chọn
vào nghiên cứu có tuổi trung bình cũng cao hơn
các nghiên cứu khác. Các tác giả nghiên cứu rối
loạn glucose máu lúc đói trên các đối tượng có

bệnh nền khác nhau.

Đặc điểm bệnh nền của đối tượng nghiên cứu


30.00

35.00

BMI (kg/m2)

Biểu đồ 1. Mối tương quan tuyến tính giữa G120/G0

318

BÀN LUẬN

Trong nhóm nghiên cứu đều bao gồm cả
nam và nữ, nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam.



 




1.00

với BMI


Trong nghiên cứu của chúng tôi những bệnh
nhân RLGMLĐ có các bệnh nền khác nhau,
trong đó thừa cân và béo phì chiếm tỷ lệ cao
(58,8%), lần lượt tiếp theo là THA, và các bệnh lý
về mạch vành, rối loạn lipid máu, và thấp nhất
là bệnh lý về dạ dày ruột. Điều này cũng phù

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

hợp với y văn cũng như nhiều các nghiên cứu
của các tác giả trên thế giới và các tác giả trong
nước. Bởi vì đó cũng là những yếu tố nguy cơ
cao của bệnh đái tháo đường týp 2 và được cho
rằng có chung cơ chế bệnh sinh đó là kháng
insulin.

BMI
Trong bảng 2 BMI của nhóm RLGMLĐ là
23,63 ± 3,10, BMI ở nhóm RLGMLĐ tăng 58,8%.
Bảng 3 cho thấy tỷ lể phân bố đối tượng dựa vào
các mức BMI. Nhóm RLGMLĐ có BMI phân bố
đều ở các mức độ từ thiếu cân cho đến béo phì.
Trong nhóm rối loạn glucose máu lúc đói, kết
quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với
nghiên cứu của Hoàng Trung Vinh năm 2006(8)
BMI trung bình là 22,8 ± 4,8 và Trần Thị Thanh

Hóa năm 2009(12) BMI trung bình là 23,15 ± 2,73.
Kết quả của chúng tôi không phù hợp với
Muhammad A và cộng sự năm 2006, BMI của
người rối loạn glucose máu lúc đói trung bình
của người Mỹ gốc Mexico 32,6 ± 7(1). Ervin R.
Fox, Daniel F. Sarpong và cộng sự (2011)
nghiên cứu mối liên quan giữa rối loạn
glucose máu lúc đói với cấu trúc và chức năng
thất trái ở người Mỹ gốc Phi cho thấy BMI
trung bình của nam rối loạn glucose máu lúc
đói là 30,5 ± 5, BMI trung bình của nữ rối loạn
glucose máu lúc đói là 34,2 ± 6(4).
BMI trong nghiên cứu của chúng tôi khác
với các tác giả trên có lẽ do các nghiên cứu
đươc thực hiện ở những đối tượng khác nhau
và đặc biệt cả 2 nghiên cứu trên được thực
hiện ở người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc
Mexico, phần lớn những người này đều thừa
cân và béo phì, khác chúng ta về chủng tộc,
màu da và thói quen sinh hoạt.

Mối liên quan giữa tình trạng kháng
insulin ở người rối loạn glucose máu lúc
đói với chỉ số khối cơ thể (BMI)
Mối liên quan giữa tình trạng kháng insulin
với BMI

Nghiên cứu Y học

Các quốc gia Âu, Mỹ coi BMI vượt qua

con số 25 là có thừa cân, vấn đề BMI sẽ được
thay đổi theo từng khu vực, địa lý, chủng tộc,
gen… nhưng ở Việt Nam và một số nước châu
Á lại hoàn toàn khác, BMI thường thấp hơn
nhiều so với người châu Âu và châu Mỹ. Các
nước châu Á nói chung đưa ra con số 24,4 ±
4,1, nghĩa là sự dao động khá lớn. Trong
nhiều hội thảo khoa học các nước ASEAN đề
nghị lấy chỉ số BMI bình thường là < 23 và đã
được WHO chấp nhận, vậy người có BMI ≥23
là có yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo
đường, tim mạch…Chúng tôi sử dụng tiêu
chuẩn này trong nghiên cứu để dễ dàng so
sánh kết quả với các công trình nghiên cứu
trong nước và trong khu vực. Ở Việt Nam các
công trình điều tra trong nước cho thấy BMI
trung bình là 21,9 ± 3,6(11). Trong bảng 6 cho
thấy: Người kháng insulin có dư cân và béo là
26 (55,3%) và BMI không tăng là 10 (30,3%).
Như vậy kháng insulin có liên quan với tăng
BMI
(p = 0,027).

Tương quan tuyến tính giữa tình trạng kháng
insulin ở người rối loạn glucose máu lúc đói
với chỉ số nhân trắc
Trong bảng 6 cho thấy: Trong nghiên cứu
của chúng tôi tương quan tuyến tính giữa tình
trạng kháng insulin ở người RLGMLĐ. HOMA
IR có tương quan thuận mức độ vừa với BMI (r

= 0,316, p < 0,001). Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu của: Lưu
Cảnh Toàn, Hoàng Trung Vinh năm 2006 nghiên
cứu kháng insulin trên bệnh nhân đái tháo
đường týp 2 có tăng huyết áp nhận thấy HOMA
IR có mối tương quan thuận với BMI mức độ
vừa (r = 0,40, p < 0,05)(8). Lê Văn Hiệp, Vũ Điện
Biên năm 2006 cho thấy chỉ số HOMA IR ở bệnh
nhân bị bệnh động mạch vành tương quan
thuận rất chặt chẽ với BMI (r = 0,784, p < 0,001)(6).
Đỗ Đình Tùng, Tạ Văn Bình năm 2008 nghiên
cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái
tháo đường týp 2 theo HOMA 2 thấy có sự
tương quan thuận giữa BMI với tình trạng

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012

319


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

kháng insulin(3). Kholdun Al – Mahmood và
cộng sự nghiên cứu ở 128 người khoẻ mạnh
không béo phì trong cộng đồng người Malayxia
sống ở Singapore có cho thấy có sự tương quan
thuận giữa tình trạng kháng insulin với BMI (r =
- 0,246, p = 0,005)(2).


KẾT LUẬN

3.

4.

5.

Qua nghiên cứu 80 người rối loạn glucose
máu lúc đói, tìm hiểu mối liên quan giữa tình
tạng kháng insulin và chỉ số khối cơ thể chúng
tôi rút ra kết luận sau:
Tình trạng kháng insulin ở người rối loạn
glucose máu lúc đói có liên quan với tình trạng
thừa cân và béo phì và có tương quan thuận
mức độ vừa với BMI, BMI càng tăng thì tình
trạng kháng insulin càng tăng.

6.

7.

8.

9.

KIẾN NGHỊ
Để hạn chế được sự gia tăng bệnh đái tháo
đường týp 2 cần phải kiểm soát tốt các yếu tố

nguy cơ cao của bệnh đái tháo đường týp 2, đặc
biệt là tình trạng thừa cân và béo phì.

10.

11.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

320

Abdul-Ghani MA. et al (2006), “Insulin Secretion and Action in
Subjects With Impaired Fasting Glucose and Impaired Glucose
Tolerance”, Diabetes, Vol. 55, 1430-1435.
Al -Mahmood AK, Al-Safi Ismail A, Rashid FA et al (2006),
“Insulin sensitivity and secretory status of a healthy Malay
population”, Malaysian Journal of Medical Sciences, Vol. 13,

12.

(suppl.2), p. 37- 44.
Đỗ Đình Tùng, Tạ Văn Bình (2008), Nghiên cứu chức năng tế bào
β, độ nhạy insulin qua computer Homeostatic Model Assessment ở
bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được chẩn đoán lần đầu, Luận văn
thạc sỹ y học, Học Viện Quân Y.
Fox ER, Sarpong DF. et al (2011), “The Relation of Diabetes,
Impaired Fasting Blood Glucose, and Insulin Resistance to Left

Ventricular Structure and Function in African Americans”,
Diabetes care, Volume 34, 507-509.
International Diabetes Federations (2005), “Global Guideline for
type 2 diabetes”, pages 8-9.
Lê Văn Hiệp, Vũ Điện Biên (2006), Nghiên cứu về kháng insulin ở
bệnh nhân bệnh động mạch vành, Luận văn Thạc sỹ Y học. Học
Viện Quân Y.
Lương Văn Một, Nguyễn Văn Quýnh (2003), “Tình trạng rối loạn
lipid máu ở những người có rối loạn glucose máu lúc đói và rối loạn
dung nạp glucose”, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 2 chuyên
ngành nội tiết và đái tháo đường, tr 272-276.
Lưu Cảnh Toàn, Hoàng Trung Vinh (2006), Nghiên cứu tình
trạng kháng insulin và chức năng tế bào β ở bệnh nhân đái tháo
đường týp 2 có tăng huyết áp, Luận văn Thạc sỹ Y học. Học viện
Quân Y.
Mattthews DR, Hosker JR, Rudenski AS et al (1985),
“Homeostasis model assessment: insulin resistance and β cell
funtion from fasting plasma glucse and insulin concentrations in
man”, Diabetologie, 28: 412-419.
Nathan DM, Davidson MB, DeFronzo RA et al (2007),
“Impaired fasting glucose and impaired glucose tolerance:
implications for care”, Diabetes Care, 30(3): 753.
Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo
đường tăng glucose máu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 706 –
723.
Trần Thị Thanh Hoá, Tạ Văn Bình (2009), Nghiên cứu kháng
insulin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có gan nhiễm mỡ phát hiện lần đầu ở
Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường
Đại học Y Hà Nội.


Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012



×