Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đánh giá kết quả của phẫu thuật ploambage trong điều trị biến chứng ho ra máu do u nấm phổi aspergillus

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.15 KB, 4 trang )

07 –
2009, tại Khoa Ngoại Bệnh viện Phạm Ngọc
Thạch chúng tôi đã thực hiện 33 ca phẫu thuật
Plombage trong điều trị ho ra máu do u nấm
phổi Aspergillus.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân ho ra máu được chẩn đoán
u nấm phổi Aspergillus và được phẫu thuật
theo phương pháp Plombage tại khoa Ngoại
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch trong thời gian 3
năm 2007 – 2009.

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Những bệnh nhân ho ra máu được chẩn
đoán u nấm phổi Aspergillus có chức năng hô
hấp thấp: FEV1, FVC dưới 40% hay có hình ảnh
tổn thương trên CT scanner ngực thuộc dạng
quá phức tạp.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu.

Phương pháp phẫu thuật
Qua đường mở ngực sau bên, sau khi bộc lộ
xương sườn tiến hành bóc tách màng xương,
tách màng xương và các cơ liên sườn ra khỏi
xương sườn. Mở hang nấm lấy hết nấm và khâu

Nghiên cứu Y học


kín thành hang lại. Đặt các quả bóng bàn vào
giữa xương sườn và các cơ liên sườn để ép hang
nấm xẹp hoàn toàn.
Theo dõi: bệnh nhân sau phẫu thuật sẽ
được theo dõi định kỳ 3 tháng 1 lần qua kiểm
tra phim xquang phổi. Sau 6 tháng khi các
màng xương sườn xuất hiện can xương tạo
thành bộ khung thì bệnh nhân sẽ được phẫu
thuật lại để lấy bóng bàn.

Đánh giá
Tiền sử bệnh, thời gian ho ra máu, mức độ
ho ra máu, hình ảnh Xquang, lượng máu mất,
thời gian phẫu thuật, biến chứng sau phẫu
thuật.
Ho ra máu tái diễn ngay sau phẫu thuật và
12 tháng sau.

KẾT QUẢ
Có 26 nam và 7 nữ. Tuổi trung bình là 53,5
tuổi (từ 30 đến 79 tuổi).

Lâm sàng
Bảng 1. Tiền sử bệnh hô hấp.
Tiền sử bệnh hô hấp
Lao phổi cũ
Áp xe phổi
Tổng số

n

32
1
31

%
96,9
3,1
100

Nhận xét: Tiền sử lao phổi cũ chiếm tới 96,8%.
Bảng 2. Thời gian ho ra máu.
Thời gian ho ra máu
< 6 tháng
6 tháng – 1 năm
Ho ra máu > 1 năm
Tổng số

n
9
3
21
33

%
27,2
9,2
63,6
100

Nhận xét: có tới 21 bệnh nhân (63,6%) ho ra máu

trên 1 năm.
Bảng 3. Mức độ ho ra máu.
Mức độ ho ra máu
Lượng ít
Lượng vừa
Lượng nhiều
Tổng số

n
9
17
7
33

%
27,3
51,5
21,2
100

Nhận xét: Có 7 bệnh nhân ho ra máu lượng nhiều, 9
bệnh nhân ho ra máu lượng ít.

Hình ảnh Xquang

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012

371



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

Kích thước khối u nấm trung bình: 5,3cm (từ
3cm đến 9cm). Có 6 trường hợp có hình ảnh lục
lạc trên phim Xquang và CT – Scanner, 23
trường hợp là khối u đặc có nhiều ổ khí bên
trong, 4 trường hợp kết hợp cả hai dạng hình
ảnh. Tất cả trường hợp đều có tổn thương xơ
hóa nhu mô phổi xung quanh và dày màng
phổi.

Kết quả sau 12 tháng
Bảng 8. Hình ảnh CT Scanner sau 12 tháng.
Hình ảnh CT scanner
Còn hang nấm
Hết hang nấm
Tổng số

n
4
28
32

%
12,5
87,5
100


Phẫu thuật

Nhận xét: Sau 12 tháng trên phim CT
scanner lồng ngực, có 4 bệnh nhân còn hình
ảnh hang nấm (12,5%).

Bảng 4. Thời gian phẫu thuật

Bảng 9. Tình trạng ho ra máu sau 12 tháng.

Thời gian phẫu thuật
< 2 giờ
2 giờ – 3 giờ
> 3 giờ
Tổng số

n
6
23
4
33

%
18,2
69,7
12,1
100

Nhận xét: Chỉ có 4 trường hợp có thời
gian phẫu thuật kéo dài trên 3 giờ.

Bảng 5. Lượng máu mất trong phẫu thuật.
Lượng máu mất trong phẫu thuật
< 200ml
200ml – 300ml
300ml – 500ml
Tổng số

n
13
12
8
33

%
39,4
36,4
24,2
100

Nhận xét: Có 25 trường hợp (75,8%) có lượng máu
mất trong mổ dưới 300ml.
Bảng 6. Thời gian hậu phẫu.
Thời gian hậu phẫu
2 ngày
3 ngày
> 3 ngày
Tổng số

n
16

14
3
33

%
50,0
44,0
6,0
100

Nhận xét: Chỉ có 3 bệnh nhân (6%) có thời
gian hậu phẫu trên 3 ngày. 16 bệnh nhân
(50%) nằm hậu phẫu 2 ngày.
Bảng 7. Biến chứng.
Biến chứng
Ho ra máu tiếp tục
Tử vong
Không
Tổng số

n
2
1
30
33

%
6,0
3,0
91,0

100

Nhận xét: Không có bệnh nhân nào có
biến chứng chảy máu sau phẫu thuật, 2 bệnh
nhân còn ho ra máu ngay sau phẫu thuật, 1
bệnh nhân tử vong.

372

Ho ra máu
Không còn ho ra máu
Còn ho ra máu
Tổng số

n
31
1
32

%
96,9
4,1
100

Nhận xét: Có 1 bệnh nhân còn ho ra máu.

BÀN LUẬN
Lâm sàng
Triệu chứng hay gặp nhất của u nấm phổi
là ho ra máu tái diễn nhiều lần, trong một số

trường hợp ho ra máu lượng nhiều đe dọa
tính mạng bệnh nhân. Trong nghiên cứu này
có tới 63,6% bệnh nhân có thời gian ho ra máu
trên 6 tháng và 21,2% bệnh nhân ho ra máu
lượng nhiều. Có 2 bệnh nhân có thời gian ho
ra máu trên 20 năm. Cơ chế của ho ra máu
trong u nấm phổi Aspergillus có thể do sự
bào mòn thành mạch máu do sự di chuyển
của u nấm, do nấm tiết ra nội độc tố(1). Không
thể tiên lượng được mức độ ho ra máu dựa
vào kích thước hay sự phức tạp của tổn
thương trên hình ảnh X quang(2).
Do những bệnh nhân nằm trong nghiên
cứu này đều có tiền sử bệnh hô hấp mạn tính
và có ho ra máu tái diễn nhiều lần nên đều có
thể trạng yếu, chức năng hô hấp FEV1, FVC
dưới 40%.

Hình ảnh Xquang
Dựa trên hình ảnh Xquang và CT Scanner
lồng ngực, dạng tổn thương phức tạp theo định
nghĩa của Daly và cộng sự là những khối u nấm
có thành hang dày trên 3mm, có tổn thương xơ
hóa nhu mô phổi xung quanh nhiều kèm theo
có dày màng phổi(4). Trong nghiên cứu của

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

chúng tôi tất cả các trường hợp đều có hình ảnh
tổn thương dạng phức tạp, tổn thương xơ hóa
nhu mô phổi nặng và màng phổi dày.

Phẫu thuật
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian
phẫu thuật trung bình là 2,3 giờ, chỉ có 4 trường
hợp có thời gian phẫu thuật kéo dài trên 3 giờ.
Lượng máu mất trung bình trong phẫu thuật là
230ml. Tại khoa Ngoại Bệnh viện Phạm Ngọc
Thạch, thời gian phẫu thuật trung bình đối với
phẫu thuật cắt bỏ u nấm phổi là 3,5 giờ, lượng
máu mất trung bình là 520ml(6).
Đối với những bệnh nhân ho ra máu do u
nấm phổi Aspergillus có thể trạng yếu, FEV1 và
FVC dưới 40% hay trên phim Xquang có hình
ảnh nấm thuộc dạng quá phức tạp, phẫu thuật
cắt bỏ u nấm thường có tỷ lệ biến chứng hậu
phẫu cao. Dương Thông (2002) gặp tỷ lệ chảy
máu sau mổ là 21,4%, G. Babatasi đưa ra tỷ lệ
chảy máu sau mổ là 7%(1,3). Đối với phẫu thuật
Plombage, trong nghiên cứu của chúng tôi
không có trường hợp nào chảy máu sau mổ.
Chỉ có 3 bệnh nhân (6%) có thời gian hậu
phẫu trên 3 ngày trong đó có 1 bệnh nhân phải
đặt ống dẫn lưu màng phổi và 1 bệnh nhân suy
hô hấp ngày thứ 3 sau mổ. Tỷ lệ này ở các tác
giả khác: Ismail C Kurul (2004) 33%; F.F
Regnard 19% đối với cắt phân thùy và 30% đối
với cắt thùy(5,7).

Trong 33 bệnh nhân phẫu thuật Plombage,
chúng tôi có 1 trường hợp tử vong do suy hô
hấp ngày thứ 10.

Kết quả
Trong số 2 bệnh nhân còn ho ra máu sau 6
tháng, có 1 bệnh nhân ho ra máu tiếp tục ngay
sau phẫu thuật do hang nấm chưa xẹp hoàn
toàn, chúng tôi đã phẫu thuật lại sau 6 tháng và
bệnh nhân hết ho ra máu. 1 bệnh nhân có tổn
thương bên đối diện còn lại ho ra máu lượng ít

Nghiên cứu Y học

sau 12 tháng.
Hình ảnh CT Scanner ngực sau 6 tháng chỉ
có 4 trường hợp (12,5%) còn thấy hình ảnh hang
nấm mặc dù kích thước hang nấm đã giảm so
với trước mổ.

KẾT LUẬN
Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam với
số lượng bệnh nhân chưa nhiều, thời gian theo
dõi còn ngắn nên chúng tôi chỉ đưa ra những
nhận xét bước đầu về hiệu quả điều trị biến
chứng ho ra máu do u nấm phổi Aspergillus của
phẫu thuật Plombage.
Phẫu thuật Plombage là phương pháp mổ
an toàn, ít biến chứng nên được lựa chọn đối với
những bệnh nhân có thể trạng yếu, chức năng

hô hấp kém hay hình ảnh tổn thương trên CT
Scanner thuộc dạng quá phức tạp.
Để có thể đánh giá đầy đủ hiệu quả và các
biến chứng lâu dài của phẫu thuật Plombage
cần có thời gian theo dõi dài hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

Babatsi G et al (2000), “Surgical treatment of pulmonary
aspergilloma”. Current outcome. J. Thorax & Cardiovasc. Surg,
119, N 5: 906-912.
Daly RC, Pairolero PC, Piehler JM, Trastek VF, Payne WS, Bernatz
PE (1986), “Pulmonary aspergilloma”. Results of surgical
treatment. J Thorac Cardiovasc Surg; 92: 981 – 988.
Dương Thông, Vũ Quang Việt, Nguyễn Hoài Nam, Lê Nữ Hòa
Hiệp, Nguyễn Thế Hiệp (2002), “Chẩn đoán và điều trị u nấm
phổi Aspergillus tại bệnh viện Nhân dân Gia Định”, Kỷ yếu Hội

thảo Pháp - Việt lần 3 về bệnh phổi và phẫu thuật lồng ngực: 128 –
135.
El Oakley R, Petrou M, Goldstraw P (1997), “Indications and
outcome of surgery for pulmonary aspergilloma”. Thorac; 52: 8135.
Kurul C, Demircan S., Yazici U., Altinok T., Topcu S., and Unlu M.
(2004), “Surgical management of pulmonary aspergilloma”. Asian
Cardiovasc Thorac Ann; 12(4): 320 – 323.
Nguyễn Thế Vũ, Lê Tiến Dũng, Nguyễn Thanh Hiền, Nguyễn
Đình Duy (2007), “Điều trị phẫu thuật u nấm phổi tại bệnh viện
Phạm Ngọc Thạch (2005 – 2006)”. Thời sự Y học: 5-7.
Regnard J, Icard P, Nicolosi M, Spagiarri L, Magdeleinat P, Jauffret
B, et al (2007), “Aspergilloma: a series of 89 surgical cases”. Ann
Thorac Surg; 69: 898 – 903.

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012

373



×