Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Làm dày dính màng phổi bằng bột TALC trong điều trị tràn khí màng phổi tự phát tái phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.64 KB, 8 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

LÀM DÀY DÍNH MÀNG PHỔI BẰNG BỘT TALC
TRONG ĐIỀU TRỊ TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI TỰ PHÁT TÁI PHÁT
Ngô Thanh Bình*, Phạm Long Trung*

TÓM TẮT
Từ tháng 01/2002 đến 03/2004, 124 trường hợp tràn khí màng phổi tự phát tái phát nhập viện tại
bệnh viện Phạm Ngọc Thạch và được bơm bột talc làm dày dính màng phổi qua ống dẫn lưu màng phổi.
Có 110 nam và 14 nữ. Tỉ lệ mắc bệnh giữa nam:nữ là 7,86:1. Lứa tuổi thường gặp nhất là trên 40 tuổi
(74,19%). Tuổi trung bình là 52,6 (từ 17 – 85 tuổi). 84 trường hợp có tiền căn bệnh lý phổi cơ bản (lao
phổi cũ và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) và 36 trường hợp không có tiền bệnh lý phổi cơ bản. Đa số các
trường hợp nhập viện vì khó thở (100%) và đau ngực (98,39%). Tất cả trường hợp đều được xác đònh bằng
chụp X-quang phổi thẳng sau-trước. Có 109 trường hợp (87,9%) tràn khí màng phổi lượng nhiều. 123
trường hợp (99,19%) xảy ra ở một bên phổi. Tràn khí màng phổi bên phải gặp nhiều hơn bên trái (60,48%
so với 30,71%). Tỉ lệ thành công của bơm talc màng phổi là 96,77% (120 trường hợp) vớiø thời gian trung
bình lưu ống dẫn lưu sau bơm talc màng phổi là 2,94 ngày (giới hạn từ 1 – 26 ngày). Hai biến chứng sớm
là đau ngực cấp (55,65%) và sốt (15,33%) xảy ra ngay trong vòng 4 giờ đầu tiên sau bơm talc màng phổi,
và đáp ứng nhanh với paracetamol trong vòng 3 – 5 ngày. Sau thời gian theo dõi từ 6 – 30 tháng, có
10/120 trường hợp tái phát (8,06%), xảy ra chủ yếu ở bệnh nhân có tiền căn bệnh lý phổi cơ bản (p=
0,00148).

SUMMARY
PLEURODESIS BY TALC POWDER IN THE TREATMENT OF RECURRENT
SPONTANEOUS PNEUMOTHORAX
Ngo Thanh Binh, Pham Long Trung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 231 – 238

From 01/2002 to 03/2004, 124 cases of recurrent spontaneous pneumothorax were admited at Pham


Ngoc Thach Hospital and performed instillation of talc for pleurodesis through drainage chest tube. There
were 110 male and 14 female patients. The incidence ratio of male:femal was 7,86:1. Recurrent
spontaneous pneumothorax often occurred above age of 40 (74,19%). The average age was 52,6 (range,
17 to 85). 84 cases had spontaneous pneumothorax associated with underlying lung disease (previous
tuberculosis, chronic obstructive pulmonary disease) and 36 cases without underlying lung disease. Most
of them were suffered from respiratory failure (100%) and chest pain (98,39%). All cases were
determined by standard posterioanterior chest X-rays. There were 109 cases of large spontaneous
pneumothorax (87,9%). 123 cases took place at an unilateral lung (99,19%). Spontaneous pneumothorax
occurred more in right side than left side (60,48% versus 30,71%). 120 cases of recurrent spontaneous
pneumothorax (96,77%) were treated successfully by talc pleurodesis with an average duration of 2,94
days (range, 1 to 26) after instillation of talc. Two early complicated symptoms were acute chest pain
(55,65%) and fever (15,33%) immediately in first four hours after instillation of talc and were fastly
relieved by paracetamol in 3 – 5 days. A follow-up period of 6 – 30 months after talc pleurodesis, there
were 10/120 cases with recurrent pneumothorax (8,04%), occurred typically in patients with underlying
lung disease (p= 0,00148).
* Bộ môn Lao và Bệnh Phổi – Đại Học Y Dược TPHCM

231


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tràn khí màng phổi tự phát là tình trạng không
khí tràn vào khoang màng phổi gây xẹp một phần
hay toàn bộ nhu mô phổi, mà nguyên nhân có thể do
nguyên phát (không tìm thấy bệnh lý ở phổi) hoặc do
thứ phát (xảy ra sau một bệnh lý cơ bản ở
phổi)(1,4,6,8,10,13). Tính chất của tràn khí màng phổi tự
phát thường dễ tái phát (23 – 50%) sau lần bò tràn khí
màng phổi đầu tiên và tỉ lệ tái phát ở những lần tiếp
theo sẽ cao hơn(15,19). Vì vậy, đã có nhiều phương pháp

điều trò tràn khí màng phổi tự phát tái phát như dùng
hóa chất làm dày dính màng phổi, làm dày dính
màng phổi qua nội soi lồng ngực hoặc phẫu thuật cắt
màng phổi hoặc làm trầy xước màng phổi chủ
động...)(1,4,5,(6,8,9,10,13,14). Trong suốt nhiều thập kỷ qua,
nhiều hóa chất đã được nghiên cứu như thuốc kháng
sinh (Tetracyclines, Minocycline, Doxycycline),
thuốc kháng sốt rét (Quinacrine, Mepacrine), thuốc
kháng ung thư (Bleomycin, Mitomicin...), .... Trong
đó, bột talc (dùng dưới dạng phun hoặc dưới dạng
dung dòch bơm vào khoang màng phổi) được ưa
chuộng nhất hiện nay trong điều trò tràn khí màng
phổi tự phát tái phát vì hiệu quả, kinh tế, sẵn có và ít
tác dụng phụ nhất(1,6,13,14,17,20,24).
Trong y văn(21,22,27), bột talc được điều chế từ
những mỏ đá lộ thiên, và có nhiều ứng dụng trong
công nghiệp như là chất bôi trơn, chất hấp thu,
chất lọc ... Đồng thời, bột talc cũng có nhiều ứng
dụng trong ngành y tế như là thành phần trong
các mỹ phẩm, dược phẩm, ... Bột talc được dùng
trong y tế thì tương đối tinh khiết (90%) và an toàn
trong điều trò. Ở nhiều nước trên thế giới, bột talc
đã và đang được nghiên cứu nhiều trong điều trò
một số các bệnh lý màng phổi, trong đó có tràn khí
màng phổi tự phát tái phát. Tại Việt nam, chưa có
nhiều nghiên cứu rõ ràng làm nổi bật vai trò ứng
dụng của bột talc trong điều trò tràn khí màng phổi
tự phát. Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu để
xác đònh hiệu quả điều trò và độ an toàn của bột
talc dùng làm dày dính màng phổi trong điều trò

tràn khí màng phổi tự phát tái phát nhằm tránh
nguy cơ tái phát tràn khí màng phổi sau này.

232

ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân tràn khí màng phổi tự phát
tái phát từ lần thứ nhất trở lên đã được đặt ống dẫn
lưu màng phổi trong lần nhập viện này sẽ được bơm
bột talc qua ống dẫn lưu màng phổi để làm dày dính
màng phổi từ 01/2002 đến 03/2004 tại bệnh viện
Phạm Ngọc Thạch.
Loại hình nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang phân tích
Phương pháp tiến hành nghiên cứu:
Chuẩn bò bệnh nhân và dung dòch talc
trước khi tiến hành bơm vào khoang
màng phổi



Giải thích cho bệnh nhân rõ ràng về tình trạng
bệnh và phương pháp điều trò



Đo dấu hiệu sinh tồn (tri giác, mạch, huyết áp,
nhòp thở, nhiệt độ)




Chụp X-quang phổi thẳng kiểm tra và lấy khí
máu động mạch



Tiền mê (tiêm dưới da 0,25 – 0,5 mg Atropin; và
uống 5 – 10 mg Diazepam) 30 – 60 phút trước
khi thực hiện thủ thuật.



Bột talc được sử dụng có nguồn gốc sản xuất từ
Pháp có độ tinh khiết cao, không chứa amiăng,
được dùng trong ngành y tế. Liều dùng để bơm
talc làm dày dính màng phổi là 2g, được tiệt
trùng ở nhiệt độ cao 1360C trong 6 – 8 giờ, sau
đó pha loãng với 50 ml nước muối sinh lý vô
trùng thành dung dòch talc.

Các bước tiến hành bơm dung dòch talc
vào khoang màng phổi



Sau khi nhu mô phổi nở hoàn toàn, bệnh nhân
được tiêm 150 - 200 mg lidocaine qua ống dẫn
lưu vào trong khoang màng phổi trước.




15 phút sau, bơm từ từ 50 ml dung dòch talc qua
ống dẫn lưu vào khoang màng phổi.



Kẹp ống dẫn lưu khoảng 1 – 2 giờ, chỉ dẫn bệnh


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

nhân xoay đổi tư thế để dung dòch talc tráng đều
khắp bề mặt màng phổi.


Sau đó mở ống dẫn lưu trong 24 giờ.

Các bước theo dõi sau bơm talc làm dày
dính màng phổi



Ghi nhận các dấu hiệu của biến chứng sớm (đau
ngực, sốt, ho, khó thở), và dấu hiệu sinh tồn (tri
giác, mạch, huyết áp, nhòp thở, nhiệt độ) ngay
sau khi thực hiện thủ thuật, và các thời điểm kế

tiếp vòng 4 giờ, 12 giờ, 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ và
trên 72 giờ nếu thấy cần.



Theo dõi hoạt động của ống dẫn lưu, chụp Xquang phổi và đo khí máu kiểm tra 24 giờ sau.
Nếu nhu mô phổi nở hoàn toàn, ống dẫn lưu
ngưng hoạt động thì rút ống dẫn lưu.



24 giờ sau, kiểm tra lâm sàng, X-quang phổi,
nếu tiến triển thuận lợi thì cho bệnh nhân xuất
viện.



Nếu 7 – 14 ngày sau khi bơm bột talc màng
phổi, ống dẫn lưu vẫn còn thoát khí thì xem như
thủ thuật này thất bại cần phải chuyển sang
dùng phương pháp điều trò khác. Tuy nhiên việc
kéo dài thời gian lưu ống dẫn lưu sau bơm talc
còn tùy thuộc vào tổng trạng bệnh nhân.

Thống kê và xử lý số liệu
Dùng phần mềm EXCEL 2000, STATA version
6.0 để nhập, quản lý và xử lý số liệu. Các biến số được
phân tích bằng các test thống kê thích hợp, giá trò P
< 0,05 được đánh giá là có ý nghóa thống kê. Các mối
liên quan được xem xét bằng chỉ số nguy cơ tương đối

(RR: Relative Risk) với độ tin cậy 95%.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 01/2002 đến
03/2004, tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, chúng tôi
ghi nhận có 124 trường hợp tràn khí màng phổi tự
phát tái phát từ lần thứ nhất trở lên đã được đặt ống
dẫn lưu màng phổi trong lần nhập viện này và được
bơm bột talc qua ống dẫn lưu màng phổi.

phát tái phát, có 110 trường hợp (88,7%) là nam giới,
14 trường hợp (11,3%) là nữ giới. Tỉ lệ mắc bệnh
nam:nữ là 7,86:1. Tuổi trung bình là 52,6. Tuổi lớn
nhất là 85 và tuổi nhỏ nhất là 17.
Bảng 1: Phân bố lứa tuổi
Lứa tuổi

Số trường hợp

(%)

< 40 tuổi

32

25,81%

41 – 60 tuổi

36


29,03%

> 60 tuổi

56

45,16%

Có 73 trường hợp (58,87%) cư ngụ tại thành phố
Hồ Chí Minh, 50 trường hợp (40,32%) ở các tỉnh
khác, và 1 trường hợp (0,81%) cư ngụ tại Campuchia.
Về nghề nghiệp, có 66 trường hợp (53,23%) mất sức
lao động hoặc không có nghề nghiệp; 22 trường hợp
(17,74%) làm tài xế lái xe tải, xe khách, xe honda
ôm...; 19 trường hợp (15,32%) lao động chân tay; 17
trường hợp (13,71%) lao động trí óc.
Về thói quen hút thuốc lá, trong 124 trường hợp
tràn khí màng phổi tự phát tái phát có


30 trường hợp (24,19%) không hút thuốc,



27 trường hợp (21,77%) hút thuốc lá từ 1 – 20
gói/năm,




67 trường hợp (53,03%) hút thuốc lá > 20
gói/năm (chiếm tỉ lệ nhiều nhất).

Bảng 2: Tiền căn bệnh lý phổi cơ bản
Tiền căn bệnh lý phổi

Số trường hợp

(%)

Lao phổi đã điều trò khỏi

63

50,81%

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

21

16,94%

Không có bệnh lý phổi

36

32,26%

Bảng 3: Mối liên quan giữa lứa tuổi và tiền căn bệnh
lý phổi (p=0,0357) (Fisher’s exact test)

Lứa tuổi

Tiền căn bệnh lý phổi (N=124)

RR

Bệnh lý phổi Không có bệnh lý 95%CI
cơ bản
phổi
> 40 tuổi

78

14

5,27

≤ 40 tuổi

6

26

1,34-8,21

Đặc điểm dòch tễ học
Trong 124 trường hợp tràn khí màng phổi tự

233



Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
Bảng 4: Thời gian khởi bệnh
Thời gian khởi bệnh

Số trường hợp

(%)

< 3 ngày

88

70,97%

3 – 9 ngày

25

20,16%

≥ 10 ngày

11

8,87%

bệnh nhân nữ có tiền căn tràn khí màng phổi tự
phát nguyên phát một lần).
Bảng 9: Thời gian lưu ống dẫn lưu bơm bột talc màng

phổi
Thời gian lưu ống dẫn lưu
≤ 3 ngày
> 3 ngày

Bảng 5: Triệu chứng lâm sàng lúc nhập viện
Triệu chứng lâm sàng

Số trường hợp

(%)

Khó thở

124

100%

Đau ngực

122

98,39%

Ho khan và Ho khạc đàm

59

47,62%


Bảng 6: Các dạng tổn thương trên X-quang phổi
Các dạng tổn thương trên X-quang Số trường hợp
phổi

(%)

Tràn khí màng phổi

124

100%

Xẹp phổi

124

100%

Xơ mô kẽ phổi

83

66,94%

Khí phế thũng

64

51,61%


Số trường
hợp

(%)

Vò trí tràn khí màng phổi

Bên trái

48

30,71%

Bên phải

75

60,48%

Hai bên

1

0,81%

Mức độ tràn khí màng phổi

Lượng ít

15


12,1%

Lượng nhiều

109

87,9%

Kết quả điều trò, theo dõi và tỉ lệ tái phát:
Số trường hợp
(N=124)

(%)

Thành công

120

96,77%

Thất bại

4

3,23%

Trong 4 trường hợp thất bại, có 1 trường hợp xin
về sau khi đã bơm talc màng phổi được một ngày
không theo dõi được (đây là bệnh nhân nam, mắc

bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ nhiều năm nay và
đã một lần tràn khí màng phổi) và 3 trường hợp bơm
talc màng phổi thất bại, được chuyển sang phương
pháp phẫu thuật làm dày dính màng phổi (2 bệnh
nhân nam có tiền căn lao phổi đã điều trò khỏi, và 1

234

77,5%
22,5%

Bảng 10: Biến chứng sau bơm bột talc màng phổi
Biến chứng sau bơm bột talc màng Số trường hợp
phổi
Không

54

(%)
43,54%

Sốt đơn thuần

1

0,81%

Sốt và đau ngực

18


14,52%

Đau ngực đơn thuần

51

41,13%

Ho khan

29

23,39%



Trong 18 trường hợp sốt và đau ngực đều xảy ra
ngay trong vòng 4 giờ sau khi bơm talc, và 16/18
trường hợp đáp ứng tốt với thuốc giảm đau, hạ
sốt trong vòng dưới 3 ngày, chỉ có 2/18 trường
hợp sốt và đau ngực kéo dài trong vòng 5 ngày.



Trong 51 trường hợp đau ngực đơn thuần đều
xảy ra ngay trong vòng 4 giờ sau khi bơm talc, và
23/51 trường hợp đáp ứng tốt với thuốc giảm
đau trong vòng dưới 3 ngày, 19/51 trường hợp
kéo dài trong vòng 5 ngày và 9/51 trường hợp

kéo dài trong vòng 7 ngày.



Trong 69 trường hợp đau ngực, chỉ có 6 trường
hợp (chiếm 4,84%) là đau ngực nhiều phải dùng
kết hợp thuốc giảm đau và thuốc an thần (5 – 10
mg diazepam).



Trong 29 trường hợp xuất hiện từng cơn ho
khan đều xảy ra trong khoảng thời gian 4 – 12
giờ sau bơm talc màng phổi và đều đáp ứng tốt
với thuốc giảm ho trong vòng 3 ngày.



Không ghi nhận trường hợp nào suy hô hấp cấp,

Bảng 8: Kết quả bơm bột talc màng phổi
Kết quả bơm bột talc màng
phổi

(%)

Thời gian lưu ống dẫn lưu sau bơm talc màng
phổi là từ 1 ngày (65 trường hợp) đến 26 ngày (1
trường hợp). Có 6 trường hợp (5%) có thời gian lưu
ống dẫn lưu sau bơm talc màng phổi trên 7 ngày.

Thời gian trung bình lưu ống dẫn lưu sau bơm talc
màng phổi là2,94 ngày.

Bảng 7: Vò trí và mức độ tràn khí màng phổi trên Xquang phổi
Vò trí và mức độ tràn khí
màng phổi

Số trường hợp
(N=120)
93
27


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

Nghiên cứu Y học

hạ huyết áp, hạ oxy máu, mủ màng phổi xảy ra
sau bơm bột talc màng phổi.
Số trường hợp theo dõi từ 6 tháng đến
30 tháng
Trong 120 trường hợp theo dõi có 10 trường hợp
tái phát (8,06%), trong đó 8 trường hợp tái phát có
tiền căn bệnh lý phổi cơ bản (lao phổi cũ và bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính và trên X-quang phổi đều
có hình ảnh khí phế thũng ở hai bên) và 2 trường
hợp tái phát không có tiền căn bệnh lý phổi.
Mối liên quan giữa tiền căn bệnh lý
phổi với kết quả bơm bột talc màng
phổi

Bảng 11: Mối liên quan giữa tiền căn bệnh lý phổi và
kết quả bơm bột talc màng phổi
Tiền căn bệnh
lý phổi

Kết quả bơm talc màng
phổi (N=124)

Có bệnh lý phổi

Thành công
81

Thất bại
3

39

1

Không có bệnh
lý phổi

RR
95%CI

P

1,54
0,6788,45


0,852

Bảng 12: Mối liên quan giữa tiền căn bệnh lý phổi và
thời gian lưu ống dẫn lưu sau khi bơm bột talc màng
phổi (p= 0,0144) (Fisher’s exact test)
Tiền căn bệnh lý
phổi
Có bệnh lý phổi
Không có bệnh lý
phổi

Thời gian lưu ống dẫn lưu
(N=120)
> 3 ngày
21
6

≤ 3 ngày
60
33

RR
95%CI
2,47
1,39 –
7,43

Bảng 13: Mối liên quan giữa tiền căn bệnh lý phổi và
khả năng tái phát sau bơm bột talc màng phổi (p=

0,00148) (Fisher’s exact test)
Tiền căn bệnh lý phổi Khả năng tái phát (N=120)
Tái phát
Có hình ảnh bệnh lý phổi
8
Không có hình ảnh bệnh
2
lý phổi

RR
Không tái phát 95%CI
73
2, 027
3,55 –
37
14,29

BÀN LUẬN
Về dòch tễ học
Chúng tôi ghi nhận 124 trường hợp tràn khí
màng phổi tự phát tái phát xảy ra chủ yếu ở nam giới

nhiều hơn nữ giới (88,7% so với 11,3%), điều này
cũng phù hợp với trong y văn(6,10,13,18,19). Tỉ lệ giữa
nam: nữ là 7,86:1. So sánh với các nghiên cứu khác
như ở Singapore là 15:1 (Chan T. B. et al(18)), ở Mỹ là
3,2-6:1 (Melton L. J. III et al(19)).
Bệnh nhân có tiền căn bệnh lý phổi cơ bản (lao
phổi cũ và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) dễ bò tràn
khí màng phổi tái phát lần này nhiều hơn so với

không có tiền căn bệnh lý phổi (84 trường hợp
(67,74%) so với 36 trường hợp (32,26%)). Đồng thời,
tỉ lệ tràn khí màng phổi tự phát xảy ra chủ yếu là lứa
tuổi trên 40 chiếm 92/124 trường hợp (74,19%) và
tuổi trung bình là 52,6 (bảng 1). Nghiên cứu của
chúng tôi có sự khác biệt về lứa tuổi so với các tác giả
khác, chủ yếu xảy ra ở lứa tuổi dưới 40(6,10,13). Điều này
có thể lý giải trong kết quả nghiên cứu ở bảng 5, lứa
tuổi có liên quan ý nghóa thống kê với bệnh lý phổi cơ
bản (p=0,0357 < 0,05) và nguy cơ tràn khí màng
phổi tự phát tái phát xảy ra ở bệnh nhân có tiền căn
bệnh lý phổi gặp nhiều ở lứa tuổi trên 40 gấp 5,27 lần
so với dưới 40 tuổi (RR=5,27; 95%CI:1,34-8,21).
Về biểu hiện lâm sàng
Đa số các trường hợp nhập viện vì khó thở
(100%) và đau ngực (98,39%), một số trường hợp có
thể kèm ho khan hoặc ho khạc đàm, với thời gian từ
lúc xuất hiện triệu chứng cho đến khi nhập viện dưới
3 ngày (70,97%). Điều này cũng phù hợp với y
văn(1,10,13). Tất cả các trường hợp đều được chẩn đoán
xác đònh tràn khí màng phổi bằng chụp X-quang phổi
thẳng sau-trước qui ước. Chưa có trường hợp nào phải
cần sự hỗ trợ thêm của X-quang phổi nghiêng hoặc
CT can lồng ngực. Tuy nhiên, trong y văn(1), ghi nhận
có gần 14 trường hợp tràn khí màng phổi tự phát cần
sự hỗ trợ của X-quang phổi nghiêng để giúp chẩn
đoán. Trong đó, tràn khí màng phổi lượng nhiều gặp
nhiều hơn tràn khí màng phổi lượng ít (87,9% so với
12,1%) và hầu hết là tràn khí màng phổi một bên
(123 trường hợp; 99,19%), chỉ có 1 trường hợp

(0,81%) xảy ra hai bên. Tràn khí màng phổi bên phải
gặp nhiều hơn bên trái (60,48% so với 30,71%). Ngoài
hình ảnh tràn khí màng phổi và xẹp phổi trên Xquang phổi, tổn thương xơ mô kẽ và khí phế thũng

235


cũng nhiều (66,94% và 51,61%), và chỉ xuất hiện trên
bệnh nhân có bệnh lý phổi cơ bản. Không có trường
hợp nào có tràn dòch màng phổi kèm theo. Theo y
văn(10), ghi nhận 9 – 26% trường hợp có biểu hiện
tràn dòch màng phổi kèm theo, trong đó 1/3 trường
hợp là tràn máu màng phổi.
Về hiệu quả điều trò bơm bột talc
màng phổi
124 trường hợp tràn khí màng phổi tự phát tái
phát lần này đều được bơm bột talc làm dày dính
màng phổi. Tỉ lệ thành công là 96,77% (120/124
trường hợp) vớiø thời gian trung bình lưu ống dẫn lưu
sau bơm bột talc màng phổi là 2,94 ngày (giới hạn từ
1 – 26 ngày). So sánh với kết quả điều trò của các tác
giả khác. Theo tác giả Tschopp J. M. et al(15), tỉ lệ
thành công là 97% (90/93 trường hợp tràn khí màng
phổi tự phát được bơm bột talc màng phổi) và thời
gian trung bình lưu ống dẫn lưu sau bơm bột talc
màng phổi là 5 ngày (giới hạn từ 2 – 40 ngày). Theo
Kennedy L. và Sahn S. A.(17), tỉ lệ bơm bột talc màng
phổi thành công 91%. Theo Henry T. et al(1), tỉ lệ
thành công là 85% – 92%. Như vậy, kết quả nghiên
cứu của chúng tôi đã cho thấy hiệu quả điều trò bơm

talc làm dày dính màng phổi cũng tương tự như các
nghiên cứu khác. Mặt khác, chúng tôi chưa ghi nhận
có sự khác biệt có ý nghóa thống kê về mối liên quan
giữa tiền căn bệnh lý phổi cơ bản với kết quả bơm talc
làm dày dính màng phổi (p=0,852) (bảng 11). Tuy
nhiên, kết quả nghiên cứu ở bảng 12, cho thấy những
trường hợp có tiền căn bệnh lý phổi cơ bản có thời
gian lưu ống dẫn lưu (> 3 ngày) sau bơm talc làm dày
dính màng phổi gấp 2,47 lần so với trường hợp không
có tiền căn bệnh lý phổi cơ bản và mối liên quan này
có ý nghóa thống kê (p=0,0144; RR=2,47;
95%CI:1,39-7,43).
Về biến chứng sau bơm bột talc màng phổi
Theo kết quả bảng 10, chúng tôi ghi nhận các
biến chứng thường gặp xảy ra sau bơm talc dày dính
màng phổi, đó là đau ngực (69/124 trường hợp;
55,65%), sốt (19/124 trường hợp; 15,33%) và ho khan
(29/124 trường hợp; 23,39%). Trong đó, có 18 trường
hợp (14,52%) kết hợp cả hai triệu chứng trên (đau

236

ngực và sốt xảy ra cùng lúc). Đa số các biến chứng
đau và sốt đều xảy ra trong vòng 4 giờ sau bơm talc
màng phổi, và đáp ứng tốt với thuốc giảm đau, hạ sốt
thông thường trong vòng dưới 3 – 5 ngày.
Theo Kennedy L., Sahn S. A.(17), 16 – 69% trường
hợp sốt xảy ra trong vòng 4 – 12 giờ sau bơm bột talc
và kéo dài trong 3 ngày. Tác giả Rush V. W. et al(28),
có 46/73 trường hợp sốt (63%). Trong khi biến chứng

sốt trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn chỉ
15,33%. Trong 69 trường hợp đau ngực, chỉ có 6
trường hợp (chiếm 4,84%) là đau ngực nhiều phải
dùng kết hợp thuốc giảm đau và thuốc an thần (5 –
10 mg diazepam). Theo Walker-Renard P. B. et al(29),
cho thấy tỉ lệ đau ngực (từ ít đến nhiều) gây ra sau
bơm bột talc màng phổi khoảng 7% (9/131 trường
hợp) thấp hơn rất nhiều khi so sánh với tỉ lệ đau ngực
gây ra do Bleomycin là 28% (56/199 trường hợp) và
Doxycycline là 40% (24/60 trường hợp), chủ yếu là
đau ngực nhiều.
Đối với biến chứng suy hô hấp cấp, nghiên cứu
của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của
Wiessberg(25) (nghiên cứu 360 trường hợp) và
Rodriguez-Panadero and Antony(26) (nghiên cứu 299
trường hợp) là không có trường hợp nào suy hô hấp
cấp xảy ra sau bơm bột talc màng phổi. Trong khi các
tác giả khác có ghi nhận những trường hợp suy hô
hấp cấp như Rehse D. H. et al(24), (33% suy hô hấp
hoặc tử vong trong tổng số 78 bệnh nhân được bơm
talc màng phổi); hoặc Compos et al(2) (7/550 trường
hợp suy hô hấp cấp, trong đó có 4 trường hợp tử
vong sau bơm talc màng phổi). Tuy nhiên, cơ chế
suy hô hấp cấp xảy ra sau bơm talc màng phổi thì
chưa được biết rõ và có nhiều nguyên nhân đưa đến
suy hô hấp cấp xảy ra sau bơm bột talc(23).
Ngoài ra, các biến chứng khác cũng được ghi
nhận trong y văn như John L. Berk(13) có dưới 3 %
trường hợp mủ màng phổi và Richard W. Light(22) ghi
nhận 7/29 trường hợp hạ oxy máu và tụt huyết áp xảy

ra sau bơm bột talc màng phổi. Trong khi, kết quả
nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận trường hợp
nào hạ huyết áp, hạ oxy máu, hoặc mủ màng phổi
xảy ra sau bơm bột talc màng phổi.


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

Về tỉ lệ tái phát sau bơm bột talc màng phổi
Tất cả 120 trường hợp tràn khí màng phổi tự
phát tái phát lần này sau khi bơm bột talc màng phổi
được theo dõi trong thời gian từ 6 tháng đến hơn 2
năm, phát hiện có 10 trường hợp tái phát (8,06%),
trong đó 8 trường hợp tái phát có bệnh lý phổi cơ bản
(lao phổi cũ và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và
trên X-quang phổi đều có hình ảnh khí phế thũng ở
hai bên), và 2 trường hợp không có bệnh lý phổi cơ
bản. Đồng thời, theo kết quả nghiên cứu ở bảng 13,
giữa tiền căn bệnh lý phổi và khả năng tái phát sau
bơm bột talc màng phổi có mối liên quan mang ý
nghóa thống kê (p=0,00148). Nguy cơ tái phát tràn
khí màng phổi sau bơm bột talc màng phổi ở bệnh
nhân có bệnh lý phổi cơ bản cao gấp 2,027 lần so với
không có bệnh lý phổi cơ bản (RR=2,027;
95%CI:3,55-14,29).
Tham khảo các tài liệu trong y văn, cho đến nay
chúng tôi chưa ghi nhận có một nghiên cứu nào về tỉ
lệ tái phát tràn khí màng phổi sau bơm bột talc màng

phổi qua ống dẫn lưu màng phổi. Chúng tôi chỉ ghi
nhận được tỉ lệ tái phát của một số phương pháp khác
làm dày dính màng phổi như Micheal H. Bauman et
al(14), tỉ lệ tái phát tràn khí màng phổi sau làm dày
dính màng phổi bằng tetracycline là 25% so với
nhóm chứng là 41%; và John L. Berk(13) cũng ghi
nhận tỉ lệ tái phát sau làm dày dính màng phổi bằng
tetracycline ở những bệnh nhân có bệnh lý phổi cơ
bản là 28% so với 43% nhóm chứng và ở những bệnh
nhân không có bệnh lý phổi cơ bản là 11% so với 32%
nhóm chứng. Theo Henry T. et al(1), ghi nhận tỉ lệ tái
phát tràn khí màng phổi sau cắt màng phổi là 0,4%
(n=752) và 2,3% sau làm trầy xước màng phổi chủ
động (n=301). Trong khi tỉ lệ tái phát tràn khí màng
phổi sau phẫu thuật nội soi lồng ngực với sự trợ giúp
của màng hình vô tuyến (VATS) là 5 – 10%(1). Trong
khi tỉ lệ tái phát tràn khí màng phổi sau bơm bột talc
màng phổi trong nghiên cứu của chúng tôi là 8,06%
(n=124).
Về độ an toàn của bột talc
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng bột talc
được sản xuất từ Pháp chỉ dùng trong lónh vực y tế, có

độ tinh khiết cao, ít lẫn tạp chất và không chứa
amiang nên giảm thiểu tối đa các tác dụng không
mong muốn gây ra do các tạp chất trong bột talc.
Điều này cũng phù hợp với trong y văn(16,17,21,22,23). Bột
talc được tiệt trùng dưới nhiệt độ cao 1360C tối thiểu
trong 6 – 8 giờ trước khi sử dụng nên tránh được các
tai biến nhiễm trùng. Theo y văn(16), ngoài nhiệt độ

cao, có thể tiệt trùng hiệu quả bằng tia gamma, khí
ethylene oxide. Liều lượng bột talc chúng tôi sử dụng
là 2 gam nằm trong giới hạn cho phép (từ 2 – 10
gam) mà nhiều nghiên cứu(1,8,16,17,22,23) đã chấp nhận
trong điều trò làm dày dính màng phổi và đã cho thấy
hiệu quả của nó. Dùng liều cao hơn không cho thấy
hiệu quả nhiều hơn(1,8,16)...Theo ghi nhận của
Baumann M. H.(8) và Richard W. Light(22), nếu dùng
liều cao trên 5 gam talc sẽ làm tăng nguy cơ suy hô
hấp cấp.
Về kinh tế, hiện nay bột talc là hóa chất rẽ nhất,
sẵn có trên thò trường so với các hóa chất khác và
phương pháp bơm talc màng phổi là phương pháp
điều trò rẽ nhất so với các phương pháp khác trong
điều trò làm dày dính màng phổi. Sau đây là bảng giá
các loại hóa chất được dùng làm dày dính màng phổi
trên thò trường của Mỹ vào năm 1997, dựa theo thông
tin dược thuộc trung tâm Y khoa của đại học
Mississipi(14).
Tên gốc
Tên thò trường
Minocycline
Minocin
Doxycycline
Vibramycin
Bleomycin
Blenoxane
Talc Slurry
Talc
Talc

Talc
poudrage

Liều thường dùng
300 mg
500 mg
80 U
5 gam
5 gam

Giá
85 $
30 $
1300$
6 $ (*)
6$+
VAT (**)

KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã phần nào
cho thấy được hiệu quả điều trò, và độ an toàn của
phương pháp bơm bột talc làm dày dính màng phổi
trong điều trò tràn khí màng phổi tự phát tái phát. Tỉ
lệ thành công của bơm bột talc màng phổi là 96,77%
(120 trường hợp) vớiø thời gian trung bình lưu ống dẫn
lưu sau bơm bột talc là 2,94 ngày (giới hạn từ 1 – 26
ngày). Hai biến chứng sớm là đau ngực cấp (55,65%),
sốt (15,33%) xảy ra ngay trong vòng 4 giờ đầu tiên và

237



đáp ứng tốt với thuốc giảm đau, hạ sốt trong vòng 3 –
5 ngày; biến chứng ho khan (23,39%) đều xảy ra
trong khoảng 4 – 12 giờ sau bơm talc màng phổi và
đáp ứng tốt với thuốc giảm ho trong vòng 3 ngày.
Đồng thời chúng tôi không ghi nhận xảy ra những
biến chứng trầm trọng (suy hô hấp cấp, tụt huyết áp,
mủ màng phổi,... kể cả tử vong) sau bơm talc màng
phổi. Sau thời gian theo dõi từ 6 – 30 tháng, có
10/120 trường hợp tái phát (8,06%), xảy ra chủ yếu ở
bệnh nhân có tiền căn bệnh lý phổi cơ bản (p=
0,00148). Cùng với nhiều nghiên cứu khác, đã chứng
tỏ phương pháp bơm bột talc làm dày dính màng
phổi dễ thực hiện, đơn giản, đạt hiệu quả, an toàn.
Bột talc là một hóa chất rẻ tiền và sẵn có trên thò
trường. Chúng ta nên ứng dụng rộng rãi phương
pháp này trong điều trò tràn khí màng phổi tự phát tái
phát nói riêng và một số bệnh lý màng phổi nói
chung. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu nhiều hơn nữa
về vai trò điều trò của bột talc nhằm tìm ra phương
pháp tốt hơn trong điều trò làm dày dính màng phổi.

10.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

20.
21.


1.
2.
3.
4.
5.
6.

7.

8.

9.

238

Henry T. et al, BTS guidelines for the management of
spontaneous pneumothorax, Thorax, 2003, 58:ii39-52.
Compos JRM. et al, Respiratory failure due to talc,
Lancet 1997; 349: 251-252.
Manes N et al, Pneumothorax – Guidelines of Action,
Chest 2002;121:669.
Baumann MH. et al, Management of Spontaneous
Pneumothorax, Chest 2001;119:590-602.
Hart SP., Management of Spontaneous Pneumothorax,
Postgrad Med J 2001;77:215.
Kirchner JT., Diagnosis and Management of
spontaneous pneumothorax, Brief Article American
Family Physician, 15/09/2000.
Yeo JH. et al, Management of Spontaneous
Pneumothorax – a Welsh survey, Postgrad Med J

2000; 76: 496-499.
Baumann
MH.,
Treatment
of
Spontaneous
Pneumothorax, Curr Opin Pulm Med 2000 Jul; 6(4):
275-280.
Chan SSW., Current opinions and practices in the
treatment of spontaneous pneumothorax, Accid Emerg
Med 2000; 17:165-169.

11.

12.
13.
14.

15.

16.

17.

18.

19.

22.
23.

24.
25.
26.

27.

28.
29.

American Association for Respiratory Care and
American Lung Association, Pneumothorax, Gale
Encyclopedia of Medicine, Gale Research, 1999.
Light WR, Disorder of the Pleura, Mediastinum, and
Diaphragm, Harrison’s Principles of Internal Medicine
1998.
Fishman AP., Disorder of the Pleura, Pulmonary
Diseases and Disorders1998, 267-273.
Berk JL., Pneumothorax, A practical approach to
pulmonary medicine 1997; 206-223.
Bauman MH. et al, Treatment of spontaneous
pneumothorax: a more aggressive approach?, Chest
09/1997.
Tschopp JM. et al, Treatment of complicated
spontaneous pneumothorax by simple talc pleurodesis
under thoracoscopy and local anaesthesia, Thorax
1997; 52: 329-332.
Kennedy L., Sahn S. A. et al, Sterilization of talc for
pleurodesis. Available techniques, and cost analysis,
Chest 1995;107:1032-1034.
Kennedy L., Sahn S. A., Talc pleurodesis for the

treatment of pneumothorax and pleural effusion, Chest
1994; 106: 1215-1222.
Chan TB. et al, Spontaneous pneumothorax in medical
practice in a general hospital, Ann Acad Med
Singapore 1985; 14: 457.
Melton LJ. III et al, Incidence of spontaneous
pneumothorax in Olmsted County, Minnesota: 1950 to
1974, Am Rev Respir Dis 1979;120:1379-1382.
Bouros D. et al, Pleurodesis, Chest 09/2000.
Crofton J, Occupational Lung Disease, Respiratory
Diseases 1984, 575 – 630.
Light
RW.,
Talc
for
pleurodesis?,
Chest
2002;122:1506-1508.
Sahn S.A., Talc should be used for pleurodesis, Am J
Respir Crit Care Med 2000;162:2023-4.
Rehse DH. et al, Respiratory failure following talc
pleurodesis, Am J Surg 05/1999; 177(5):437-440.
Weissberg et al, Talc pleurodesis: experience with 360
patients, J Thorac Cardiovasc Surg 1993;106:689-695.
Rodriguez-Panadero and Antony, Talc pleurodesis for
treating
malignant
pleural
effusions,
Chest

1995;108:1178-1179.
Phạm Long Trung và cộng sự, Bệnh bụi phổi do bột talc
(talcosis) ở công nhân sản xuất sản phẩm từ cao su, Y học
thành phố Hồ Chí Minh 2001;5(4):tr.154-164.
Rush V. W., Kennedy L. et al, Pleurodesis using talc
slurry, Chest 1994;106:342-346.
Walker-Renard P. B. et al, Chemical pleurodesis for
malignant
pleural
effusion,
Ann
Inter
Med
1994;120:56-64.



×