Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kết quả phẫu thuật ghép giác mạc xuyên điều trị bệnh giác mạc hình chóp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GHÉP GIÁC MẠC XUYÊN
ĐIỀU TRỊ BỆNH GIÁC MẠC HÌNH CHÓP
Lê Xuân Cung1, Dương Mai Nga2, Phạm Ngọc Đông1
1

Bệnh viện Mắt Trung ương, 2Trường Đại học Y Hà Nội

Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả của phẫu thuật ghép giác mạc xuyên điều trị bệnh giác mạc hình
chóp. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 31 mắt bị bệnh giác mạc hình chóp đã được phẫu thuật ghép giác
mạc xuyên tại Khoa Kết - Giác mạc, Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 1 năm 2005 đến tháng 12 năm
2014. Kết quả thị lực không kính tại thời điểm khám là 0,86 ± 0,37 logMAR (20/145). Trong nhóm bệnh nhân
không bị nhược thị, có 75,9% số mắt đạt thị lực ≥ 20/60 với kính gọng và 93,1% số mắt đạt thị lực ≥ 20/40
với kính tiếp xúc cứng. Công suất khúc xạ giác mạc trung bình của 29 mắt chụp được bản đồ giác mạc là
43,8 ± 4,5D. Tỉ lệ loạn thị giác mạc không đều là 48,3%. Độ loạn thị giác mạc trung bình là 5,9 ± 2,7D. Có
94,6% số mắt có mảnh ghép trong sau phẫu thuật. Tỉ lệ đục thể thủy tinh dưới bao sau là 22,6%, thải ghép
giác mạc là 12,9%, glocom thứ phát là 6,5%. Ghép giác mạc xuyên điều trị bệnh giác mạc hình chóp mang
lại kết quả tốt về mặt thị lực và độ trong mảnh ghép sau mổ.
Từ khóa: bệnh giác mạc hình chóp, ghép giác mạc xuyên

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh giác mạc hình chóp là bệnh lý ít gặp,
có đặc điểm là nhu mô giác mạc ở vùng trung
tâm hoặc cạnh trung tâm mỏng đi làm cho
giác mạc lồi ra gây cận, loạn thị nặng mà
không kèm viêm nhiễm [1]. Cho đến nay, đã
có nhiều phương pháp điều trị bệnh giác mạc
hình chóp tùy thuộc vào giai đoạn bệnh như
đeo kính gọng, kính tiếp xúc cứng, đặt vòng
căng giác mạc, kĩ thuật collagen cross-linking,


ghép giác mạc [2]. Với những tiến bộ về kĩ

Trên Thế giới, rất nhiều báo cáo đã khẳng
định hiệu quả của phương pháp này và phẫu
thuật ghép giác mạc xuyên vẫn là một trong
những chỉ định chính để điều trị bệnh giác
mạc hình chóp. Có khoảng 10 - 20% số bệnh
nhân bị bệnh giác mạc hình chóp cần được
ghép giác mạc [1; 5]. Kết quả sau phẫu thuật
ghép giác mạc xuyên để điều trị bệnh giác
mạc hình chóp là tốt nhất so với các bệnh lý
giác mạc khác. Sau 5 - 12 năm, tỉ lệ sống của
mảnh ghép đạt trên 90% [6; 7; 8].

thuật, gần đây phương pháp ghép giác mạc

Ở Việt Nam, bệnh giác mạc hình chóp là

lớp trước sâu bắt đầu được một số phẫu thuật

một bệnh mắt ít gặp. Phẫu thuật ghép giác

viên lựa chọn [3; 4]. Tuy nhiên, ghép giác mạc

mạc xuyên đã được áp dụng để điều trị những

xuyên vẫn là phương pháp được sử dụng phổ

trường hợp bệnh giác mạc hình chóp giai


biến trong những trường hợp bệnh ở giai

đoạn nặng và chiếm tỉ lệ 1,4% trong số các chỉ

đoạn nặng, bệnh nhân không dùng được kính

định ghép giác mạc xuyên [9]. Nghiên cứu này

tiếp xúc hoặc giác mạc có sẹo trung tâm.

được thực hiện nhằm đánh giá kết quả của
phẫu thuật ghép giác mạc xuyên để điều trị
bệnh lý này.

Địa chỉ liên hệ: Lê Xuân Cung, Bệnh viện Mắt Trung ương
Email:

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

Ngày nhận: 17/8/2016
Ngày được chấp thuận: 08/12/2016

TCNCYH 102 (4) - 2016

1. Đối tượng

71


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Là những bệnh nhân bị bệnh giác mạc

mạc xuyên. Tuổi bệnh nhân trung bình là 20,4

hình chóp đã được phẫu thuật ghép giác mạc

± 8,4 (từ 8 đến 58 tuổi). Có 24 (85,7%) bệnh

xuyên tại Khoa Kết - Giác mạc Bệnh viện Mắt

nhân nam và 4 (14,3%) bệnh nhân nữ. Thị lực

Trung ương từ tháng 1 năm 2005 đến tháng

không kính trước mổ của tất cả các mắt đều

12 năm 2014.

≤ 20/200, trong đó có tới 28 mắt (90,3%) có thị

2. Phương pháp

lực ở mức mù lòa (< điểm nhìn thấy 3 m). Chỉ
định của phẫu thuật bao gồm sẹo giác mạc

Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.

trung tâm sau phù giác mạc cấp: 17 mắt

Quy trình nghiên cứu


(54,8%); phù giác mạc: 8 mắt (25,8%); bệnh

- Thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án của

nhân không hài lòng với thị lực chỉnh kính: 6

những bệnh nhân bị bệnh giác mạc hình chóp
đã được phẫu thuật
- Gửi thư mời bệnh nhân đến khám lại.
- Tiến hành khám và ghi nhận kết quả theo
mẫu bệnh án nghiên cứu:
• Khám lâm sàng: đo thị lực không kính, thị
lực tối ưu với kính gọng bằng bảng thị lực
Snellen. Với những mắt đã cắt chỉ hoàn toàn
hoặc những mắt chưa cắt hết chỉ nhưng độ
cong giác mạc tương đối đều, không có sẹo
giác mạc, bệnh nhân sẽ được thử kính tiếp
xúc cứng. Khám trên sinh hiển vi đánh giá tình

mắt (19,4%).
2. Kết quả thị lực và khúc xạ
2.1. Kết quả thị lực
Trong số 31 mắt đã được phẫu thuật, có 2
mắt bị nhược thị. Để không bị ảnh hưởng bởi
những bệnh lý trước mổ gây hạn chế khả
năng hồi phục thị lực sau mổ, chúng tôi loại
trừ 2 mắt bị nhược thị này. Thị lực không kính
trung bình của 29 mắt còn lại là 0,86 ± 0,37
logMAR (20/145), thị lực tối ưu với kính gọng

là 0,43 ± 0,18 logMAR (20/54). Có 27 mắt đã

trạng mảnh ghép và các thành phần khác của

được thử kính tiếp xúc cứng với mức thị lực

nhãn cầu.

trung bình là 0,09 ± 0,1 (20/25).

• Cận lâm sàng: chụp bản đồ giác mạc để
đo công suất khúc xạ giác mạc và độ loạn thị
giác mạc.

2.2. Kết quả khúc xạ
Có 2 mắt không chụp được bản đồ giác
mạc do 1 mắt bị rung giật nhãn cầu, 1 mắt sau

3. Đạo đức trong nghiên cứu

ghép 9 tháng nên giác mạc còn dẹt và có sẹo

Các đối tượng tự nguyện tham gia nghiên

giác mạc. Vì vậy, tình trạng khúc xạ giác mạc

cứu, thông tin được đảm bảo bí mật. Đối

chỉ đánh giá được trên 29 mắt còn lại. Công


tượng nghiên cứu có quyền kết thúc việc tham

suất khúc xạ giác mạc trung bình của 29 mắt

gia nghiên cứu bất cứ lúc nào.

tại thời điểm khám là 43,8 ± 4,5D (thấp nhất là

III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

32D, cao nhất là 52,25D). Có 15/29 mắt
(51,7%) có công suất khúc xạ giác mạc trung
bình trong giới hạn bình thường (40 - 44D).

Từ tháng 1 năm 2005 đến hết tháng 12

Độ loạn thị giác mạc sau mổ rất cao, có tới

năm 2014 có 31 mắt của 28 bệnh nhân bị

22/29 mắt (75,9%) có độ loạn thị giác mạc >

bệnh giác mạch hình chóp đã được ghép giác

4D. Đặc biệt trong số đó có 2 mắt có độ loạn

72

TCNCYH 102 (4) - 2016



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
thị giác mạc > 10D. Chỉ có 3/29 mắt (10,3%)

(chiếm 94,6%), chỉ có 1/31 mắt có mảnh ghép

có độ loạn thị giác mạc < 2D. Độ loạn thị giác

mờ tại thời điểm sau phẫu thuật 43 tháng. 1

mạc trung bình tại thời điểm khám là 5,9 ±

mắt có mảnh ghép bị đục do có sẹo giác mạc

2,7D (thấp nhất là 1D, cao nhất là 11,5D).

giác mạc trên mảnh ghép sau khi bị loét giác
mạc tại thời điểm sau phẫu thuật 1 tháng.

3. Độ trong của mảnh ghép
Tỉ lệ mảnh ghép trong sau mổ rất cao

Bảng 1. Thị lực tại thời điểm khám
Mức thị lực

Thị lực
không kính

Thị lực tối ưu

với kính gọng

Thị lực tối ưu với kính
tiếp xúc cứng

< điểm nhìn thấy

n

2

0

0

3m

%

6,9

0

0

Điểm nhìn thấy

n

5


0

0

3 m - < 20/200

%

17,2

0

0

n

15

7

0

%

51,7

24,1

0


n

7

12

0

%

24,1

41,4

0

n

0

10

27

%

0

34,5


93,1

n

29

29

29

20/200 - < 20/60

20/60 - < 20/40

≥ 20/40
Tổng

Thị lực không kính sau mổ chủ yếu từ 20/200 đến 20/60 với 15/29 mắt (51,7%). Có tới 27/29
mắt (75,9%) đạt thị lực ≥ 20/60 sau khi chỉnh kính gọng. Tất cả các mắt sau phẫu thuật đều đạt
thị lực ≥ 20/40 với kính tiếp xúc cứng, trong đó có 14/27 mắt đạt thị lực ≥ 20/25.
4. Biến chứng sau phẫu thuật
Bảng 2. Biến chứng sau phẫu thuật
Biến chứng

n

%

Lỏng chỉ, đứt chỉ khâu giác mạc


9

29,0

Tân mạch giác mạc

8

25,8

Đục thể thủy tinh

7

22,6

Thải ghép

4

12,9

Glocom thứ phát

2

6,5

Nhiễm trùng


1

3,2

TCNCYH 102 (4) - 2016

73


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Phản ứng thải ghép xảy ra ở 4/31 mắt (12,9%). Tuy nhiên, không có trường hợp nào dẫn đến
hỏng mảnh ghép. Tỉ lệ glocom thứ phát là 6,5% (2/31 mắt) và đều do biến chứng của việc sử
dụng corticosteroid để điều trị chống thải ghép, trong đó có 1 mắt phải phẫu thuật cắt bè sau
ghép giác mạc 10 tháng vì nhãn áp bán điều chỉnh với 4 loại thuốc tra. Có 1/31 mắt bị loét giác
mạc do vi khuẩn trên mảnh ghép sau phẫu thuật 1 tháng. Mặc dù đã được điều trị khỏi nhưng
vẫn để lại sẹo giác mạc trung tâm trên mảnh ghép dẫn đến thất bại ghép về mặt quang học.

IV. BÀN LUẬN
Giác mạc hình chóp là một bệnh lý thoái

đoạn nhẹ hoặc vừa bằng kính tiếp xúc cứng,

hoá giác mạc ít gặp, gây mỏng giác mạc

phương pháp collagen-crosslinking, đặt vòng

vùng trung tâm hoặc cạnh trung tâm, làm

căng giác mạc.... Ở Việt Nam, bệnh nhân


cho giác mạc bị giãn lồi gây cận loạn thị

thường đến khám khi bệnh đã ở giai đoạn

giác mạc rất nặng làm cho bệnh nhân bị

nặng, thường có sẹo giác mạc [14]. Do vậy,

giảm thị lực trầm trọng. Các bệnh nhân bị

số bệnh nhân bị sẹo giác mạc chiếm tỉ lệ cao

bệnh giác mạc hình chóp được ghép giác

nhất trong nghiên cứu.

mạc xuyên đều rất trẻ do đây là bệnh lý

Phẫu thuật ghép giác mạc điều trị bệnh lý

thường xuất hiện vào tuổi dậy thì. Trong

giác mạc hình chóp được thực hiện với mục

nghiên cứu của chúng tôi phần lớn bệnh

đích quang học. Do vậy, thị lực sau mổ là tiêu

nhân là nam giới, tương tự với kết quả


chí quan trọng nhất khi đánh giá sự thành

nghiên cứu của một số tác giả khác [10 -

công của phẫu thuật về phương diện chức

12]. Lý giải cho sự chênh lệch giới tính này,

năng. Trước mổ, hầu hết bệnh nhân có thị lực

những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng bệnh

dưới mức điểm nhìn thấy 1m, thị lực không

giác mạc hình chóp hay gặp ở nam nhiều

kính trung bình chỉ đạt mức 1,94 ± 0,14 log-

hơn nữ do bệnh hay phối hợp với bệnh viêm

MAR. Sau ghép giác mạc, thị lực của bệnh

kết mạc mùa xuân, là bệnh hay gặp ở nam

nhân đã có sự cải thiện rõ rệt với thị lực không

[13]. Bệnh cũng tiến triển nhanh hơn ở nam

kính trung bình tại thời điểm khám là 0,86 ±


giới nên những bệnh nhân nam có xu

0,37 logMAR (20/145). Thị lực chỉnh kính tối

hướng phẫu thuật nhiều hơn nữ.

ưu của 29 mắt không bị nhược thị trong

Trong số các chỉ định của phẫu thuật, tổn

nghiên cứu của chúng tôi là 20/27. Kết quả

thương sẹo giác mạc chiếm tỉ lệ cao nhất là

này cũng tương tự với kết quả của các nghiên

54,8%. Ngược lại, chỉ định chủ yếu của phẫu

cứu trước đây, với thị lực chỉnh kính tối ưu

thuật trong một nghiên cứu khác là do bệnh

khoảng từ 20/25 đến 20/32 [7; 8; 10; 12].

nhân khó chịu khi đeo kính tiếp xúc (51,6%)

Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều cải tiến

[8]. Như vậy, chỉ định phẫu thuật khác nhau


về dụng cụ và kĩ thuật khâu nhưng loạn thị

tùy từng nghiên cứu. Ở những nước có điều

giác mạc sau ghép giác mạc xuyên vẫn là vấn

kiện trang thiết bị tốt và khả năng thực hiện

đề lớn cần phải khắc phục. Tuy phẫu thuật đã

những phương pháp điều trị mới, bệnh giác

cho thấy có sự cải thiện rõ rệt về mặt thị lực,

mạc hình chóp thường được phát hiện sớm

nhưng nhìn chung đa số bệnh nhân vẫn cần

và bệnh nhân được điều trị từ khi bệnh ở giai

phải đeo kính vì đối tượng bị bệnh hầu hết

74

TCNCYH 102 (4) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
đều trẻ tuổi và cần thị lực tốt để học tập, làm


mảnh ghép trong sau phẫu thuật là 94,6%.

việc. Kính tiếp xúc là một phương pháp

Trên Thế giới, ghép giác mạc xuyên là một

không phẫu thuật thường được lựa chọn để

trong những phương pháp phẫu thuật chính

giúp bệnh nhân đạt được thị lực tốt sau mổ vì

để điều trị bệnh giác mạc hình chóp giai đoạn

giúp khắc phục được loạn thị giác mạc và

nặng. Nghiên cứu của các tác giả khác trên

lệch khúc xạ. Trong nghiên cứu này, có

Thế giới đều cho thấy đây là phương pháp

22/29 mắt không bị nhược thị (75,9%) đạt thị

điều trị mang lại kết quả thành công cao với tỉ

lực ≥ 20/60 sau khi chỉnh kính gọng tối ưu.

lệ mảnh ghép sống đạt khoảng 95% sau thời


Thị lực chỉnh kính tối ưu với kính tiếp xúc

gian 2 - 5 năm [8; 11; 16]. Mặc dù nguyên

cứng đạt kết quả rất tốt, 27/29 mắt không bị

nhân gây ra thất bại ghép khác nhau giữa

nhược thị đã được thử kính tiếp xúc cứng và

các nghiên cứu nhưng nhìn chung tỉ lệ sống

tất cả đều đạt thị lực ≥ 20/40, trong đó có

của mảnh ghép đều rất cao bởi vì phẫu thuật

14/27 mắt đạt thị lực ≥ 20/25.

được thực hiện trên mắt không có phản ứng

Giác mạc hình chóp được coi là một bệnh
lý về khúc xạ do giác mạc mỏng và giãn lồi ra
phía trước gây cận loạn thị không đều. Trong
các bệnh án hồi cứu chúng tôi chỉ thấy có 5
mắt có công suất khúc xạ giác mạc trước mổ
có thể do tình trạng phù giác mạc cấp, sẹo
giác mạc hoặc do bệnh ở giai đoạn nặng, giác
mạc quá chóp khiến công suất khúc xạ giác
mạc quá cao nên không thể đo được. Sau mổ,

chúng tôi đã đo được công suất khúc xạ của

viêm và tân mạch. Tỉ lệ thải ghép trong
nghiên cứu của chúng tôi là 12,9% (4/31
mắt), phù hợp với kết quả nghiên cứu của
các tác giả khác với tỉ lệ thải ghép dao động
từ 4,3 - 31% [6; 17; 18; 19]. Tuy nhiên, tất cả
các mắt bi thải ghép đều được phát hiện và
điều trị kịp thời bằng corticosteroid đường tra
tại chỗ và uống nên không có trường hợp nào
dẫn đến thất bại ghép.

V. KẾT LUẬN

29/31 mắt ngoại trừ 1 mắt bị rung giật nhãn
cầu và 1 mắt có sẹo giác mạc. Điều này

Nghiên cứu này cho phép đưa ra kết luận:

chứng tỏ phẫu thuật đã giúp kiến tạo lại bề

ghép giác mạc xuyên đem lại kết quả tốt với tỉ

mặt nhãn cầu, thay thế toàn bộ phần giác mạc

lệ mảnh ghép sống sau mổ rất cao và thị lực

chóp bệnh lý bằng giác mạc người hiến, giúp

cải thiện đáng kể sau phẫu thuật. Tuy nhiên,


làm giảm độ cong của bề mặt giác mạc. Công

một số bệnh nhân cần được chỉnh quang sau

suất khúc xạ giác mạc trung bình tại thời điểm

phẫu thuật để đạt mức thị lực tốt nhất.

khám của 29 mắt là 43,8 ± 4,5 D (dao động từ
32 D đến 52,25 D), phù hợp với kết quả của
một số nghiên cứu trước [10; 15].

Lời cảm ơn
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn

Sự trong suốt của mảnh ghép giác mạc

Ban Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương và

sau mổ là yếu tố rất quan trọng thể hiện sự

Khoa Kết - Giác mạc đã cho phép và tạo điều

sống sót của mảnh ghép, góp phần cải thiện

kiện thuận lợi cho tôi thực hiện nghiên cứu

thị lực và là một yếu tố đánh giá sự thành


này. Kết quả nghiên cứu là trung thực và

công của phẫu thuật. Với thời gian theo dõi

chưa từng được công bố trong bất cứ công

sau phẫu thuật trung bình 49,5 tháng, tỉ lệ

trình nghiên cứu nào khác.

TCNCYH 102 (4) - 2016

75


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Rabinowitz Y.S (1998). Keratoconus.
Survey of Ophthalmology, 42, 297 - 319.
2. Jayesh Vazirani,Sayan Basu (2013).
Keratoconus: current perspective. Clinical
Ophthalmology, 7, 2019 - 2030.

10. Javadi M.A, Motlagh B.F, Jafarinasab M.R et al (2005). Outcomes of penetrating keratoplasty in keratoconus. Cornea, 24
(8), 941 - 946.
11. Sharif K.W,Casey T.A (1991). Penetrating keratoplasty for keratoconus: complications and long-term success. Br J Ophthalmol.

3. Kubaloglu A, Sari E.S, Unal M (2011).
Long-term results of deep anterior lamellar

keratoplasty for the treatment of keratoconus.

75(3), 142 - 146.

Am J Ophathalmol, 151(5), 760 - 767.

toconus. Cornea, 19(3), 329 - 332.
13. Abu Ameerh M.A, Al Refai R.M, Al

4. MacIntyre R, Chow S. P, Chan E et al
(2014). Long-term outcomes of deep anterior
lamellar keratoplasty versus penetrating keratoplasty in Australian keratoconus patients".
Cornea, 33(1), 6 - 9.
5. Lass J.H., Lembach R.G., Park S.B et
al (1990). Clinical management of keratoconus. A multicenter analysis. Ophthalmology.
97(4), 433 - 445.
6. Niziol L.M, Musch D.C, Gillespie B.W,
et al (2013). Long-term outcomes in patients
who received a corneal graft for keratoconus
between 1980 and 1986. Am J Ophathalmol,
155(2), 213 - 219.
7. Mansour M. Al-Mohaimeed (2013).
Penetrating Keratoplasty for Keratoconua:
Visual and Graft Survival Outcomes. International Journal of Health Sciences, 7(1), 58 - 63.
8. Lim L, Pesudovs K, Coster D.J (2000).
Penetrating keratoplasty for keratoconus: visual outcome and success. Ophthalmology.
107(6), 1125 - 1131.
9. Phạm Ngọc Đông T.N.H., Lê Xuân

12. Brierly S.C, Izquierdo L.J, Mannis

M.J (2000). Penetrating keratoplasty for kera-

Bdour M.D (2012). Keratoconus patients at
Jordan University Hospital: a descriptive
study. Clin Ophthalmol, 6, 1895 - 1899.
14. Lê Xuân Cung, Trương Khánh Mỹ
Hằng, Phạm Ngọc Đông (2014). Đặc điểm
lâm sàng bệnh giác mạc hình chóp. Tạp chí
Nghiên cứu Y học, 88(3), 49 - 54.
15. Troutman Richard C,Lawless Michael A (1987). Penetrating Keratoplasty for
Keratoconus. Cornea, 6(4), 298 - 305.
16. Pramanik S, Musch D.C, Sutphin
J.E et al (2006). Extended long-term outcomes of penetrating keratoplasty for keratoconus. Ophthalmology, 113(9), 1633 - 8.
17. Olson R.J, Pingree M, Ridges R et al
(2000). Penetrating keratoplasty for keratoconus: a long-term review of result and complications. J Cataract Ref Surg, 26, 987 - 91.
18. Fukuoka S, Honda N, Ono K et al
(2010). Extended long-term results of penetrating keratoplasty for keratoconus. Cornea,
29(5), 528 - 530.

giai đoạn 2002 - 2011. Tạp chí Nghiên cứu Y

19. Duman F, Kosker M, Suri K et al
(2013). Indications and Outcomes of Corneal
transplantation in Geriatric Patients. Am J

học, 85(5), 24 - 30.

Ophathalmol, 156(3), 600 - 607.

Cung (2013). Đặc điểm bệnh nhân được ghép

giác mạc tại Bệnh viện Mắt Trung ương trong

76

TCNCYH 102 (4) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Summary
RESULTS OF PENETRATING KERATOPLASTY FOR KERATOCONUS
The aim of this study was to evaluate the results of penetrating keratoplasty in patients with
keratoconus. This was a descriptive cross-sectional study of 31 eyes with keratoconus who
underwent penetrating keratoplasty in the Corneal and External Disease Department, National
Institute of Ophthalmology from January 2005 to December 2014. The average visual acuity was
0.86 ± 0.37 logMAR (20/145). In the group of patients without amblyopia, best spectacle corrected visual acuity of 20/60 or better was recorded in 75.9% of eyes and 93.1% of eyes
achieved a best visual acuity with hard contact lenses of 20/40 or better. Mean postoperative
corneal power was 43.8 ± 4.5D. The rate of irregular corneal astigmatism was 48.3%. Mean
corneal astigmatism was 5.9 ± 2.7D. 94.6% of grafts remained clear. Posterior subcapsular
cataract developed in 22.6% of eyes. Graft rejection was recognized in 12.9% of eyes. The rate of
secondary glaucoma was 6.5%. In conclusion, penetrating keratoplasty is an effective procedure
with visual outcomes and graft survival for patients with keratoconus.
Keywords: keratoconus, penetrating keratoplasty

TCNCYH 102 (4) - 2016

77




×