Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh của nhồi máu não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.44 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014

Nghiên cứu Y học

NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
VÀ HÌNH ẢNH CỦA NHỒI MÁU NÃO
Lê Trần Thắng*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và hình ảnh của nhồi máu não.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả cắt ngang. Gồm 61 bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Thần kinh
từ tháng 3/2013-8/2013 được chẩn đoán NMN có tổn thương trên CT hoặc / và MRI sọ não.
Kết quả: Rối loạn ý thức có tỷ lệ 34% với các biểu hiện tê bì, giảm cảm giác, lơ mơ, ngất, hôn mê. Yếu nửa
người 52%. Liệt nửa người 28%. Rối loạn ngôn ngữ 51%. Các yếu tố nguy cơ thường gặp là THA 90%, bệnh
tim mạch 47%, tiểu đường 24,5%, TBMMN cũ 19,6%. Hình ảnh CT, MRI sọ não cho thấy có 79 tổn thương
trên lều chiếm 85%, 14 tổn thương dưới lều chiếm 15% với tổng số 93 tổn thương trên 61 bệnh nhân.
Kết luận: Có sự tương quan phù hợp giữa biểu hiện lâm sàng và tổn thương trên hình ảnh CT, MRI sọ não.
MRI chứng tỏ ưu thế hơn trong chẩn đoán NMN cấp, đặc biệt với kỹ thuật MRI khuyếch tán.
Từ khóa: Nhồi máu não, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ khuyếch tán

ABSTRACT
CLINICAL FEATURES AND IMAGING OF CEREBRAL INFARCTION
Le Tran Thang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 53-56
Objectives: To describe the clinical features and imaging of cerebral infarction.
Methods: Retrospective, cross-sectional descriptive study. Studying 61 patients admitted and diagnosed
cerebral infarction to Neurology Department from March, 2013 to August, 2013.
Results: Conscious disorder 34%: Numb, loss of sensory, vagus, unconscious, coma. Pure motor stroke
52%, hemiplegia 28%, aphasia 51%. Major risk factors were: Hypertention 90%, heart diseases 47%, diabetes
24.5%, history of strokes 19.6%. We recognized 93 ischemic infarction lesions in 61 patients, including 79
supratentorial and 14 infratentorial lesions on CT and MR imagings.
Conclusion: The determined correlation between clinical features and the location of cerebral infarctions on


CT and MR imaging. MRI has key role in diagnosing acute ischemic infarction, especially with diffusion
weighted MR sequences.
Keywords: Cerebral infarction, Computered tomography, Diffusion-weighted magnetic resonance imaging.
sống người bệnh. Các di chứng gây tàn phế,
ĐẶT VẤN ĐỀ
để lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, trở
Tai biến mạch máu não (TBMMN) hay đột
thành gánh nặng cho gia đình và xã hội (Theo
quỵ là bệnh lý thường gặp, là một trong 10
TCYTTG – 1990).
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại nhiều
Tai biến mạch máu não có hai loại tổn
nước trên thế giới, chỉ đứng sau bệnh tim
thương chính là nhồi máu não và xuất huyết
mạch và ung thư. Ngay tại các nước phát
não, trong đó tỷ lệ nhồi máu não (NMN) chiếm
triển, TBMMN vẫn là một biến chứng nặng,
tới khoảng 80%. Ở Việt nam trong những năm
ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tâm thần và đời
* Khoa Chẩn đoán hình ảnh – BV. Thống Nhất
Tác giả liên lạc: BS. Lê Trần Thắng ĐT: 0912373287 Email:

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014

53


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014

Nghiên cứu Y học

gần đây, với việc đưa các phương tiện chẩn đoán
hình ảnh hiện đại vào thực tế khám, chữa bệnh
như siêu âm Doppler mạch, chụp cắt lớp đa lát
cắt (MSCT), chụp cộng hưởng từ (MRI)... việc
chẩn đoán và điều trị TBMMN đã đạt nhiều tiến
bộ, cho phép chẩn đoán sớm và xác định được vị
trí tổn thương. Đã có nhiều nghiên cứu về
TBMMN, tuy nhiên còn ít những báo cáo đề cập
đến đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nhồi máu
não, đặc biệt là hình ảnh nhồi máu não trên cộng
hưởng từ. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh
của nhồi máu não” với mục tiêu sau: Mô tả một
số đặc điểm lâm sàng và hình ảnh của nhồi máu
não ở bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Thần
kinh Bệnh viện Thống Nhất trong thời gian từ
tháng 3/2013 đến tháng 8/2013.

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU

- Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng
mẫu bệnh án nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu được trình bày bằng
các bảng, tính tỷ lệ %.
- Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y
học.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tuổi
Tuổi trung bình: 69,1.

Tuổi nhỏ nhất: 32 tuổi.
Tuổi lớn nhất: 93 tuổi.

Giới
Có 38 bệnh nhân nam (chiếm 62%) và 23
bệnh nhân nữ (chiếm 38%) trong tổng số 61 bệnh
nhân.
Tỷ lệ nam:nữ = 1,65:1

Đối tượng nghiên cứu

Bảng 1. Triệu chứng lúc nhập viện

Các bệnh nhân được chẩn đoán là nhồi máu
não, nhập viện tại khoa Nội thần kinh Bệnh viện
Thống Nhất, TP HCM từ tháng 3/2013 đến tháng
8/ 2013.

Triệu chứng nhập viện Số bệnh nhân (n=61) Tỷ lệ (%)
Rối loạn ý thức
21
34
Rối loạn - Yếu nửa người
32
52
vận
- Liệt nửa người
17
28
động

- Liệt dây VII TW
17
28
Rối loạn ngôn ngữ
31
51
Co giật kiểu động kinh
1
1,6

Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang.

Bảng 2. Diễn tiến lâm sàng

- Thu thập số liệu từ 79 bệnh nhân điều trị
tại khoa Nội thần kinh, được chẩn đoán là
nhồi máu não, có chụp CT, MRI sọ não trong
quá trình điều trị. 61 bệnh nhân được chọn
nghiên cứu do có các biểu hiện lâm sàng và
tổn thương trên CT, MRI.

- Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng nhưng
không thấy tổn thương trên hình ảnh CT và
MRI.

- Nội dung nghiên cứu
+ Đặc điểm chung: Giới, tuổi. Thời gian xảy
ra TBMMN đến khi nhập viện.

+ Các biểu hiện lâm sàng. Các yếu tố liên
quan.
+ Kết quả phim chụp CT, MRI.

54

Diễn tiến lâm sàng
Đột ngột
Từ từ
Tổng cộng

Số bệnh nhân
52
9
61

Tỷ lệ (%)
85
15
100

Bảng 3. Thời gian từ lúc khởi phát bệnh đến khi nhập
viện
Thời gian từ lúc khởi phát bệnh Số bệnh nhân
đến khi nhập viện
Dưới 6 giờ
18
Từ 6 giờ đến 3 ngày
31
Từ 3 ngày đến 1 tuần

8
Trên 1 tuần
4
Tổng cộng
61

Tỷ lệ
(%)
29,5
51
13
6,5
100

Bảng 4. Các yếu tố nguy cơ thường gặp:
Các yếu tố nguy cơ thường gặp Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Tăng huyết áp
55
90
Tiểu đường
15
24,5
Bệnh tim mạch
29
47
Tai biến MMN cũ
12
19,6

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014
Các yếu tố nguy cơ thường gặp Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Thiếu máu não thoảng qua
2
3,25
Tăng glucoza, RLCH lipid
3
4,9
Hen PQ, viêm phổi
7
11,3
Cường giáp
2
3,25
Suy thận mạn
3
4,9

Bảng 5. Phân bố theo vị trí tổn thương trên CT và
MRI:
Phân bố theo vị trí tổn Số tổn thương
thương
Trên lều
79
Dưới lều
14
Cộng
93


Tỷ lệ (%)
85
15
100

Bảng 6. Vị trí tổn thương trên CT và MRI:
Vị trí tổn thương trên CT và
MRI
Thùy trán
Thùy đỉnh
Thùy thái dương
Thùy chẩm
Cuống não
Cầu não
Tiểu não
Bao trong
Bao ngoài
Đồi thị
Hạch nền
Não thất bên, cạnh NT

Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
6
9
19
8
1
7
6

7
2
3
15
10

9,8
14,7
31,1
13
1,6
11,4
9,8
11,4
3,25
4,9
24,5
16,4

BÀN LUẬN
Tai biến mạch máu não thường xảy ra ở
tuổi trung niên trên 40 tuổi, trong đó có đến
2/3 số ca TBMMN xảy ra ở tuổi trên 65. Tuổi
trung bình của bệnh nhân theo nghiên cứu của
chúng tôi là 69,1 (thấp nhất : 32, cao nhất : 93),
cao hơn so với kết quả nghiên cứu khác: 63,5
tuổi (thấp nhất : 39, cao nhất : 84(, có thể do
đối tượng bệnh nhân của chúng tôi phần lớn
là người cao tuổi. Tỷ lệ nam:nữ trong kết quả
của chúng tôi là 1,65:1 dựa trên số bệnh nhân

nghiên cứu. Tỷ lệ này cũng phù hợp với nhiều
nghiên cứu là nam giới thường có nguy cơ bị
NMN cao hơn so với nữ giới(9).

Triệu chứng lúc nhập viện (Bảng 1)
Rối loạn ý thức chiếm tỷ lệ 34 %. Mức độ từ
tê bì, giảm cảm giác đến lơ mơ, ngủ gà, choáng
ngất, hôn mê. Có 1 trường hợp (1,65 %) có cơn co
giật kiểu động kinh lúc phát bệnh. Hôn mê có 3

Nghiên cứu Y học
trường hợp (4,9%), là trên những bệnh nhân
nhồi máu diện rộng ½ bán cầu não, hạch nền
hoặc thân não. Yếu nửa người có 31 trường hợp
(52%). Liệt nửa người chiếm 28%. Liệt dây VII
TW 28%. Rối loạn ngôn ngữ với tỷ lệ 51%. Kết
quả trên cũng tương tự với kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Công Hoan trên các bệnh nhân nhồi
máu não(3,2).
Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện trong 6 giờ đầu
là khá cao với 18 bệnh nhân, tỷ lệ là 29,6% (Bảng
3). Có 6 bệnh nhân đến viện trong 3 giờ đầu.
Trong vòng 3 ngày số lượng bệnh nhân đến viện
chiếm tới 80,5% và trong vòng 1 tuần là 93,5%.
Tỷ lệ đến viện cao được lý giải có thể do bệnh
nhân đã được theo dõi, điều trị khá thường
xuyên nên ít nhiều có hiểu biết về bệnh tật, đến
viện sớm ngay khi khởi phát bệnh.

Các yếu tố nguy cơ thường gặp (Bảng 4).

Tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất 90%
trong tổng số bệnh nhân. Kết quả này cũng phù
hợp với các nghiên cứu trước đây, với người
bệnh tăng huyết áp nguy cơ bị TBMMN cao hơn
nhiều so với người không tăng huyết áp.
Đái tháo đường có tỷ lệ là 24,5%. Tỷ lệ là
tương đương khi so sánh với các nghiên cứu
khác(3). Tỷ lệ của bệnh tim mạch là 47% bao gồm
các bệnh xơ vữa động mạch, hẹp ĐM cảnh 6,5%,
rung nhĩ 16%, thiếu máu cơ tim 13%, bệnh van
tim, suy tim 10%, loạn nhịp hoàn toàn 1,6%. Số
bệnh nhân có TBMMN cũ là 12, chiếm tỷ lệ
19,6%. Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của
Lê Văn Thính 24,55%.
Thiếu máu não thoảng qua (TMNTQ) là yếu
tố nguy cơ cao gây NMN, trong nghiên cứu của
chúng tôi có tỷ lệ là 3,25%. Tỷ lệ này thấp hơn so
với nghiên cứu của Nguyễn Công Hoan 4,7% (3).
Các nghiên cứu cũng chỉ ra TMNTQ đặc biệt liên
quan đến hẹp động mạch cảnh. Trong nghiên
cứu của chúng tôi có 43 bệnh nhân được siêu âm
Doppler động mạch cảnh - động mạch sống nền,
có 7 trường hợp (11,2%) hẹp ĐMC trong # 7080%, 3 trường hợp (4,9%) hẹp ĐMC ngoài # 4060%, 7 trường hợp (11,2%) hẹp ĐMC chung # 3050%. Kết quả này xác nhận xơ vữa mạch máu là

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014

55


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014


Nghiên cứu Y học
một trong các nguyên nhân thường gặp của
NMN (1,3(.
Kết quả chụp CT, MRI sọ não cho thấy có
79 tổn thương trên lều chiếm 85%, 14 tổn
thương dưới lều chiếm 15% trong tổng số 93
tổn thương trên 61 bệnh nhân. Số lượng ổ nhồi
máu cao nhất là 4 trên một bệnh nhân. Kích
thước ổ lớn nhất chiếm gần ½ bán cầu, ổ nhỏ
nhất khoảng 10 x10 mm. Kết quả đối chiếu cho
thấy sự tương quan phù hợp giữa biểu hiện
lâm sàng và tổn thương trên hình ảnh CT,
MRI. Hình ảnh NMN điển hình với vùng giảm
tỷ trọng trên CT tương ứng với vùng cấp máu
động mạch não và vùng tăng tín hiệu trên ảnh
T2W, FLAIR; tăng tín hiệu rõ trên ảnh DWI và
giảm trên ảnh map ADC trên MRI (5).
Chụp CT sọ não là lựa chọn đầu tiên để phát
hiện NMN, giúp phân biệt với các bệnh lý khác
như xuất huyết não, thiếu máu não thoáng qua,
u não hay các bất thường có thể gây triệu chứng
giống TBMMN. Tuy nhiên CT sọ não có thể bỏ
sót tổn thương nếu chụp trong 6-12 giờ đầu ở
bệnh nhân NMN(5,10,8).
Chụp MRI sọ não có độ nhạy cao hơn hẳn so
với chụp CT trong những giờ đầu < 6 giờ (giai
đoạn cấp - tối cấp) đặc biệt là với nhồi máu ổ
nhỏ, tổn thương ở vùng thân não hay hố sau(8,7,5).
Nghiên cứu của chúng tôi có 20 trường hợp

được khảo sát trên cả CT, MRI. Có 11 kết quả
(55%) không thấy bất thường trên CT. Hình ảnh
MRI ghi nhận tổn thương NMN ở tất cả 20 bệnh
nhân này.
Hình ảnh MRI thường qui với xung T1W,
T2W, FLAIR không phải lúc nào cũng phát hiện
được các ổ NMN. Có thể tạo hình ảnh âm tính
giả trên xung T2W và FLAIR trong những giờ
đầu (8,6). Các tác giả đã nêu lên vai trò của kỹ
thuật MRI khuyếch tán (diffusion weighted
image-DWI) và map ADC (hệ số khuyếch tán
biểu kiến) trong xác định NMN(6,8,9,10). Kỹ thuật
MRI khuyếch tán còn để xác định, phân biệt với
các tổn thương khác như ap-xe não, viêm nãomàng não, u não dạng hang, u não hoại tử (5,6,10).
Tất cả bệnh nhân của chúng tôi nghiên cứu có
MRI sọ não đều được chụp xung DWI và map

56

ADC, tỷ lệ phát hiện tổn thương là 39/39 (100%).
MRI khuyếch tán còn giúp cho xác định ổ NMN
cấp tính hay mạn tính, dựa trên sự thay đổi tín
hiệu trên ảnh DWI và map ADC theo thời gian:
Tăng trên ảnh DWI, giảm trên map ADC giai
đoạn cấp và ngược lại ở giai đoạn mạn tính(5,8,6,1).
(Hình 1). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có
37/39 trường hợp là NMN cấp-bán cấp, chỉ có
2/39 trường hợp là NMN mạn tính.

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương
quan phù hợp giữa đặc điểm lâm sàng và tổn
thương NMN trên hình ảnh CT, MRI thu được.
MRI có vai trò quan trọng trong phát hiện NMN
cấp, đặc biệt với kỹ thuật MRI khuyếch tán.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.
6.

7.
8.
9.

10.

Engelter ST, Wetzel SG et al (2008) The clinical significance of
diffusion-weighted MR imaging in stroke and TIA patients.
Swiss med wkly;138(49-50):729-740.
Nguyễn Công Hoan (2010). Lâm sàng nhồi máu não do xơ
vữa mạch thuộc hệ thống động mạch cảnh trong. Tạp chí Y
học thực hành. Số 5;715:84-87

Nguyễn Công Hoan (2010). Một số yếu tố nguy cơ và nguyên
nhân gây nhồi máu não ở người dưới 50 tuổi. Tạp chí Y học
thực hành. Số 3;708:64-66.
Nguyễn Trí Dũng, Phạm Ngọc Hoa, Cao Thiên Tượng(2010).
Vai trò của cộng hưởng từ khuyếch tán trong chẩn đoán phân
biệt áp xe não với u não hoại tử hoặc dạng nang. Tạp chí Y
học TP Hồ Chí Minh.Tập 14; Supplement of No1:57-62.
Nguyễn Văn Chương (2008).Thực hành lâm sàng thần kinh
học. NXB Y học. Tập IV.
Rajeshkannan R, Moorthy S et al (2006).Clinical applications
of Diffusion Weighted MR imaging: A Review. Ind J Radiol
Imag ; 16:4:705-710.
Reimer P, Pariel PM et al (2010) Clinical MRI Imaging.
Springer. 3rd Edition:151-159.
Schaefer PW (2000). Diffusion-weighted MR imaging of the
brain, Radiology; 217:331-345.
Thân Thị Minh Trung, Nguyễn Thi Hùng (2010).Nghiên cứu
lâm sàng hình ảnh học của nhồi máu lỗ khuyết. Tạp chí Y học
Thành phố Hồ Chí Minh. Tập 14; 2:20-24.
Trịnh Viết Thắng, Nguyễn Văn Vỹ(2006). Nhận xét một số đặc
điểm lâm sàng và hình ảnh CT của bệnh nhân nhồi máu não
trên lều tại khoa thần kinh bệnh viện 87. Tạp chí Y học thực
hành. Số 6; 547:49-51.

Ngày nhận bài báo:

03-04-2014

Ngày phản biện nhận xét bài báo:


11-04-2014

Ngày bài báo được đăng:

20 – 05 - 2014

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014



×